Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chẩn đoán và điều trị bệnh mô bào langerhans ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.69 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÔ BÀO LANGERHANS Ở TRẺ EM
Võ Thị Phương Mai*, Quách Vĩnh Phúc*, Đoàn Minh Trông*, Trần Chánh Khương*,
Ngô Thị Thanh Thuỷ*

TÓM TẮT
Tổng quan: Bệnh mô bào là bệnh hiếm gặp ở trẻ em và có thể ảnh hưởng lên bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh
được đặc trưng bởi sự tăng sinh và tích tụ bất thường của loại tế bào duy nhất của hệ thống bạch cầu đơn
nhân: tế bào Langerhans. Bệnh nhi mắc bệnh này thường có biểu hiện lâm sàng đa dạng do bệnh ảnh
hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau. Hoá trị và corticoids có vai trò đáng kể trong các trường hợp bệnh ảnh
hưởng lên nhiều cơ quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát hồi cứu qua hồ sơ bệnh án của 20 bệnh nhi được điều
trị tại Khoa Nội 3 Bệnh viện Ung Bướu từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2004. Các bệnh nhi được chẩn đoán
bệnh chủ yếu dựa trên các kết quả Giải phẫu bệnh và các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Tất cả các ca đều
được phân nhóm nguy cơ trước điều trị và sau đó được điều trị và đánh giá theo phác đồ hoá trị của LCH-II.
Kết quả: Tỉ lệ nam: nữ là 1,5:1. Tuổi mắc bệnh trung bình là 3,5 tuổi. Đa số các bệnh nhi có biểu hiện bệnh
ở nhiều cơ quan và số ca xếp nhóm nguy cơ cao nhiều gấp 3 lần nhóm nguy cơ thấp. 80% các ca có đáp ứng tốt
với điều trị tấn công. 13/16 ca (81,2%) được đánh giá là đáp ứng tốt sau khi hoàn tất điều trị. Độc tính thường
gặp nhất là giảm bạch cầu hạt và giảm hồng cầu độ 3-4 (45%) nhưng tất cả đều hồi phục. Thời gian theo dõi bệnh
trung bình là 22,5 tháng.
Kết luận: LCH là bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Đa số các trường hợp được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Tỉ lệ đáp
ứng tốt với điều trị là > 80%.
Từ khóa: Bệnh mô bào Langerhans, bệnh Hand-Schüller-Christian, bệnh Letterer-Siwe, u hạt ái toan.

ABSTRACT
DIAGNOSIS AND TREATMENT OF CHILDREN WITH LANGERHANS’ CELL HISTIOCYTOSIS
Vo Thi Phuong Mai, Quach Vinh Phuc, Doan Minh Trong, Tran Chanh Khuong, Ngo Thi Thanh
Thuy


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 215 - 223
Background: Langerhans’ cell histiocytosis (LCH) is a rare disease that may affect any age group. It is
regarded as a clonal accumulation and proliferation of abnormal bone marrow derived Langerhans’ cells. LCH
includes a wide range of clinical presentations which reflect different extents of disease. Patients with multisystem disease appear to benefit from therapy with cytotoxic drugs and/or steroids, either alone or in combination.
Objective: This study was to have an overview the clinical aspects of LCH in HCMC and to assess the
results of LCH-II treatment protocol in Vietnam.
Patients and methods: - 20 childrens with LCH were treated from Jan. 2000 to Dec. 2004. - Retrospective
study. - The diagnosis was based on clinical presentations, pathology and immunohisto-chemical staining
patterns. - All patients could be further stratified into low-risk and high-risk groups. If the age was over 2 years
and there was no involvement of the hematopoietic system, liver, lung or spleen, the children were classified as
low-risk, ortherwise, they were classified as high-risk. And the LCH-II treatment protocol has been applied.

* Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKII. Võ Thị Phương Mai

216

ĐT: 0918734898

Email:

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

Results: 20 childrens were enrolled to the survey. 12 boys and 8 girls; the boy/girl ratio: 1.5/1. The median
age was 3.5 years (range from 4 months to 14 years). Clinical features: anemia (7 cases), liver involvement (12

cases), lymphadenopathies (12 cases), spleen involvement (12 cases), skin and scalp rashes (7 cases). Grouping:
high-risk (15 cases - 75%), low-risk (5 cases - 25%). Assessement of treatment response: after the initial therapy:
Better (16 cases), Worse (4 cases). 16 cases (80%) got the continuation therapy: Beter (13 cases) and Worse (3
cases). The major side-effects were neutropenia and anemia G 3-4 (09 cases # 45%). The duration of folow-up
ranged from 02 months to 66 months (median = 22.50 months).
Conclusions: LCH is a rare disease of childhood in HCMC, VN. 75% cases were in high-risk group. 81.2%
cases got good response to the treatment. The medial duration of follow-up were 22.50 months. The LCH-II
treatment protocol is low cost, feasible and efficiency for children with LCH.
Key words: Langerhans cell histiocytosis (LCH), Hand-Schüller-Christian disease, Letterer-Siwe disease,
eosinophilic granuloma.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mô bào Langerhans (LCH Langerhans’cell histiocytosis) là một bệnh lý đặc
trưng bởi sự tăng sinh và tích tụ bất thường của
một loại tế bào thuộc hệ thống bạch cầu đơn
nhân đại thực bào, đó là tế bào Langerhans. Đây
là một bệnh hiếm gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa
tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em hơn. Hàng
năm, ước tính có khoảng 5,4 triệu trẻ bị mắc
bệnh này trên toàn thế giới. Bệnh có biểu hiện
lâm sàng rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác
nhau. Tuy nhiên, chẩn đoán xác định bệnh còn
khó khăn và khá tốn kém. Ngoài ra, người ta
còn đang tranh cãi nhiều về bản chất của bệnh:
LCH là do rối loạn điều hòa miễn dịch hay là 1
tình trạng tăng sinh ác tính. Hiện nay, có nhiều
cách điều trị được áp dụng cho bệnh lý này và
người ta nhận thấy các bệnh nhân bị tổn thương
nhiều cơ quan dường như sẽ có kết quả tốt hơn
khi được điều trị với các thuốc gây độc tế bào

và/ hay Steroid, hoặc đơn thuần hoặc kết hợp.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi lục lại hồ sơ của tất cả bệnh nhi (
15 tuổi) được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu
với chẩn đoán bệnh mô bào Langerhans từ
tháng 01/2000 đến tháng 12/2004.

Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Tiêu chuẩn chẩn đoán
Dựa trên kết quả giải phẫu bệnh.
Phân nhóm nguy cơ: các bệnh nhi được chia
làm 2 nhóm nguy cơ thấp và nguy cơ cao.
Nguy cơ thấp gồm các bệnh nhi trên 2 tuổi và
bệnh không ảnh hưởng tới các cơ quan khác
như: hệ tạo máu, gan, lách hay phổi.
Nguy cơ cao gồm các bệnh nhi  2 tuổi hay
bệnh có ảnh hưởng đến một trong các cơ quan:
hệ tạo máu, gan, lách hay phổi.

Phác đồ điều trị
Tấn công: dùng chung cho cả hai nhóm nguy cơ.
Prednisone
ngày (N1 – N28)


40 mg/m2/ ngày,
uống

trong 28

30 mg/m2/ngày, trong 7 ngày (N29 - N35) uống
20 mg/m2/ngày, trong 7 ngày (N36 - N42) uống
Vinblastin 06 mg/m2/ngày TTM vào các ngày
N1, N8, N15, N22, N29, N36
Duy trì:
* Nhóm nguy cơ thấp:
Prednisone
40 mg/m2 /ngày, uống trong 5
ngày (N1 – N5) của các tuần thứ 7, 10, 13, 16, 19, 22.
Vinblastine
06 mg/m2/ngày, TTM ngày
N1 của các tuần thứ 7, 10, 13, 16, 19, 22.
* Nhóm nguy cơ cao:
Prednisone 40 mg/m2 /ngày, uống trong 5 ngày
(N1 – N5) của các tuần thứ 7, 10, 13, 16, 19, 22.
Vinblastine 06 mg/m2/ngày, TTM ngày N1
của các tuần thứ 7, 10, 13, 16, 19, 22.

217


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011


6-Mercaptopurine 50 mg/m2/ngày, uống liên
tục mỗi ngày từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 24.

Đánh giá đáp ứng
Có 3 loại đáp ứng:
- Tốt: bệnh nhân không còn triệu chứng, dấu
chứng gì của bệnh hay có sự thuyên giảm các
dấu chứng, triệu chứng ban đầu và không xuất
hiện thêm các sang thương mới.
- Trung bình: các triệu chứng không thay
đổi hay có sự thuyên giảm sang thương ở vị
trí này nhưng lại xuất hiện sang thương mới ở
vị trí khác.
- Xấu: bệnh tiến triển thêm.

KẾT QUẢ

Triệu chứng đầu tiên
5/20 ca (25%) có triệu chứng đầu tiên là bướu
phần mềm. Các triệu chứng thường gặp kế tiếp
là hạch to (4 ca), gan-lách to (3 ca), triệu chứng ở
da (3 ca) và sốt (2 ca).
Bảng 1: Triệu chứng đầu tiên
Triệu chứng
Bướu phần mềm
Hạch to
Gan - lách to
Triệu chứng ở da
Xanh xao
Sốt

Đái tháo nhạt
Khác
Tổng cộng

Số ca
5
4
3
3
2
1
1
1
20

%
25
20
15
15
10
5
5
5
100

Tuổi

Triệu chứng lâm sàng


Nhỏ nhất: 4 tháng. Lớn nhất: 14 tuổi. Trung
bình: 3,5 tuổi. 90% ca nhỏ dưới 6 tuổi. 13
ca
(65%) nhỏ dưới 3 tuổi.

Hơn 1/2 số bệnh nhi có biểu hiện tổn thương
ở nhiều cơ quan vào thời điểm chẩn đoán:

7
6
5
4
Số ca

3
2

Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng
Số ca
Thiếu máu + xuất huyết + gan-lách to + t/c
4
da
Bướu phần mềm
4
Hạch to
4
Sốt + thiếu máu + gan-lách-hạch to
3
Gan – lách - hạch to + t/c da

3
Gan – lách - hạch to + h/c đái tháo nhạt
2

%
20
20
20
15
15
10

1

Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi

0
1

2

3

4

5

11

14


Tuổi

Biểu đồ 1: Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu

Giới

12/20 bệnh nhi (60%) có
Hemoglobin/máu ngoại vi < 10g/dl.

Nữ: 8 ca (40%).

Số lượng tiểu cầu/máu ngoại vi

Tỉ lệ nam/nữ = 1,5/1.

4/20 (20%) bệnh nhi có số lượng tiểu
cầu/máu ngoại vi < 100000/L.

Ngắn nhất: 2 tuần.
Dài nhất: 4 năm.
Trung bình: 22 tuần (4,5 tháng).
50% ca có thời gian khởi bệnh dưới 2

218

Nồng độ Hemoglobin/máu ngoại vi

Nam: 12 ca (60%).


Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên
đến lúc chẩn đoán

tháng.

100% các bệnh nhi có số lượng bạch cầu
trong máu ngoại vi ≥ 4000/L.
nồng

độ

Tủy đồ
Tất cả 20 bệnh nhi đều được làm tủy đồ và
kết quả bất thường được ghi nhận ở 6 trường
hợp (30%). Sự giảm sinh hồng cầu là hiện tượng
được ghi nhận ở cả 6 trường hợp này. Có 2
trường hợp có sự hiện diện của các mô bào
trong tủy xương.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

Siêu âm bụng

Hóa trị duy trì


Siêu âm bụng cho thấy 11 ca (55%) có gan,
lách to và/hoặc hạch ổ bụng.

16 bệnh nhi được tiếp tục hóa trị duy trì.
Trong đó, 3 ca có bệnh diễn tiến xấu hơn và
bệnh nhi bỏ điều trị. 13 ca (81,2%) có đáp ứng tốt
với điều trị, 8/13 ca có đáp ứng hoàn toàn.

X quang ngực
X quang ngực thẳng là xét nghiệm thường
quy được thực hiện cho tất cả bệnh nhi. 2/20
(10%) trường hợp có hình ảnh đa nốt nhỏ ở cả
2 phổi.

X quang xương
Tất cả các bệnh nhi đều được chụp phim sọ
thẳng và nghiêng để khảo sát tổn thương ở sọ.
Những bệnh nhi có tổn thương ở phần mềm
cũng được chỉ định chụp x quang các xương ở
vùng tương ứng để đánh giá có tổn thương đi
kèm hay không.
14/20 (70%) các bệnh nhi có tổn thương
khuyết xương trên phim x quang. Trong đó,
13/14 (93%) bệnh nhi có tổn thương đa ổ và 7
(50%) ca có tổn thương ở nhiều xương. Tất cả
đều có tổn thương ở vòm sọ, kế đến là tổn
thương xương đùi (4 ca), xương cánh tay (4 ca),
xương hàm dưới (3 ca), xương sống (1 ca),
xương đòn (1 ca), xương sườn (1 ca).


Hóa mô miễn dịch
Chỉ có 4 bệnh nhi được làm hóa mô miễn
dịch với S100 (+).

Xếp nhóm nguy cơ
Nguy cơ thấp: 5 ca (25%). Nguy cơ cao: 15 ca
(75%).

Điều trị tấn công
2 ca có bệnh tiếp tục tiến triển sau khi được
hóa trị tấn công trong 4 tuần: 1 ca tử vong và 1
ca bỏ điều trị.
Đánh giá đáp ứng sau 6 tuần tấn công ở 18
ca còn lại:
16 ca (80%) có đáp ứng tốt với điều trị.
Trong đó, 5 ca có bệnh đáp ứng hoàn toàn, 11 ca
có bệnh đáp ứng tốt nhưng vẫn còn tổn thương.
2 ca có bệnh tiếp tục tiến triển: 1 ca tử vong
và 1 ca bỏ điều trị.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Giảm bạch cầu hạt
Sau hóa trị tấn công, 11/20 ca (55%) có tình
trạng giảm bạch cầu hạt từ độ 2 đến độ 4. Trong
đó, 9 ca (45%) giảm bạch cầu hạt ở độ 3 – 4.
Bảng 3: Tình trạng giảm bạch cầu hạt sau hóa trị
Giảm bạch
cầu
Số ca

%

Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng số
9
45

0
0

2
10

5
25

4
20

20
100

Giảm nồng độ Hemoglobin
Chúng tôi ghi nhận 16/20 ca (80%) có tình
trạng giảm Hb sau hóa trị tấn công. Trong đó,
50% bệnh nhi giảm ở mức độ 3 – 4.
Bảng 4: Tình trạng giảm nồng độ Hemoglobin sau
hóa trị
Giảm Hb
Số ca
%


Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng số
4
20

2
10

6
30

6
35

2
10

20
100

Giảm tiểu cầu sau HT lấn 1.
Giảm tiểu cầu.
Giảm tiểu cầu sau hóa trị tấn công được
ghi nhận ở 11/20 ca (55%). Trong đó, 4 ca giảm ở
mức độ 3 và không có ca nào giảm ở mức độ 4.
Bảng 5: Tình trạng giảm tiểu cầu sau hóa trị
Giảm tiểu cầu Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Tổng số
Số ca
9
3

4
4
0
20
%
45
15
20
20
0
100

Theo dõi
Vào ngày kết thúc nghiên cứu, chúng tôi có
được thông tin của 12 bệnh nhi (60%) và mất
dấu 8 ca (40%). Trong đó, 2 ca tử vong do bệnh
và 10 ca vẫn đang sống khỏe mạnh.
Thời gian theo dõi ngắn nhất: 2 tháng; dài
nhất: 66 tháng; trung bình: 22,5 tháng.

219


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học và chẩn đoán
Đặc điểm dịch tễ học

Tuổi: Bệnh mô bào Langerhans có thể xảy ra
ở mọi lứa tuổi, nhưng > 50% ca bệnh xảy ra ở trẻ
em < 15 tuổi(5,11). Tùy theo mỗi dạng bệnh mà
nhóm tuổi bị ảnh hưởng sẽ khác nhau(1,14,20). Tuổi
trung bình chúng tôi ghi nhận được là 3,5. Đa số
các tác giả nước ngoài ghi nhận tuổi trung bình
của bệnh nhân lúc được chẩn đoán bệnh thay
đổi từ 3 đến 5 tuổi(22,25,26). Trong loạt nghiên cứu
của chúng tôi, 65% trẻ bị bệnh ≤ 3 tuổi. Kết quả
này phù hợp với y văn và kết quả của đa số các
nghiên cứu của các tác giả khác(1,5,10,20).
Giới: Theo kết quả nghiên cứu của chúng
tôi, trẻ nam bị mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ với tỉ
lệ nam/nữ là 1,5/1. Y văn và các công trình
nghiên cứu khác đều ghi nhận trẻ nam mắc
bệnh nhiều hơn trẻ nữ và tỉ lệ nam/nữ thay đổi
tùy theo từng công trình nghiên cứu(5,10,11,13,17,21,25).

Chẩn đoán
* Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên
đến lúc được chẩn đoán.
Trong loạt nghiên cứu này, chúng tôi ghi
nhận bệnh nhân được chẩn đoán sớm nhất là
2 tuần và dài nhất là 4 năm kể từ khi bệnh
nhân có biểu hiện triệu chứng đầu tiên. Theo
Yasko và cộng sự, bệnh nhân có thời gian
trung bình từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến
lúc được chẩn đoán là 1 tháng(17). Trong khi
đó khoảng thời gian này chúng tôi ghi nhận
được là 4,5 tháng. Do bệnh ảnh hưởng chủ

yếu lên xương và phần lớn các ca này không
có triệu chứng rầm rộ nên bệnh nhân thường
được chẩn đoán bệnh trễ. Hơn nữa, các bệnh
nhân có biểu hiện ban đầu bằng các triệu
chứng ở tai (chảy dịch lỗ tai) thường được
chẩn đoán và điều trị như một ca viêm tai
xương chủm, điều này cũng làm cho bệnh
được chẩn đoán trễ hơn(3,7,8,9).

Triệu chứng lâm sàng
Hơn 50% số bệnh nhi có biểu hiện tổn
thương và rối loạn chức năng đa cơ quan: gan

220

lách to, thiếu máu, xuất huyết da niêm. Theo
Glotzbecker và cộng sự, số bệnh nhi có tổn
thương và rối loạn chức năng đa cơ quan
chiếm tỉ lệ 51,6%(3).
Theo kết quả ghi nhận được của chúng tôi,
có 12 ca có biểu hiện gan to trên lâm sàng,
chiếm tỉ lệ 60%. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với
kết quả ghi nhận được của tác giả Glotzbecker
(4%)(3). Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhi của
chúng tôi ít nên cần có thêm nghiên cứu để
đánh giá chính xác hơn.
Tương tự, tỉ lệ bệnh nhân của chúng tôi có
hạch trên lâm sàng chiếm tỉ lệ 40% và kết quả
này cũng cao hơn so với kết quả của
Glotzbecker (< 10%)(3).

Có 7/20 (35%) bệnh nhi có triệu chứng ở
da trong loạt nghiên cứu này. Trong số 123
bệnh nhi được Braier khảo sát, chỉ có 30 ca
(24,4%) có tổn thương da(6). Nếu chỉ xét ở các
bệnh nhi có tổn thương đa cơ quan thì tỉ lệ
bệnh nhi có biểu hiện bệnh ở da là 58,33%, so
với kết quả nghiên cứu của tác giả
Glotzbecker là 50%(3).
Vào thời điểm chẩn đoán, có 2 (10%) ca có
biểu hiện của chứng đái tháo nhạt. Bệnh nhân
không được chụp CT scan sọ não nên không
thể ghi nhận có tổn thương vùng tuyến yên
hay không. Braier khảo sát 123 bệnh nhi LCH
và ghi nhận có 9 ca (7%) có chứng đái tháo
nhạt vào thời điểm chẩn đoán(26). Theo
Glotzbecker, tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện
chứng đái tháo nhạt thay đổi từ 5 – 50% ca tùy
theo từng công trình nghiên cứu(3).

Cận lâm sàng.
Tổn thương và rối loạn chức năng hệ tạo
huyết
Khảo sát huyết đồ cho thấy 100% bệnh nhi
không bị giảm số lượng bạch cầu. Nồng độ
Hemoglobin < 10g/dl xảy ra ở 12 bệnh nhi (60%)
và 4 (20%) ca có số lượng tiểu cầu < 100000/L.
Như vậy, các bệnh nhi có rối loạn chức năng của
hệ tạo huyết biểu hiện qua tình trạng thiếu máu
và hoặc giảm tiểu cầu; điều này phù hợp với ghi


Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
nhận của tác giả Donadieu(5). Ngoài ra, theo
Miller và cộng sự, khoảng 50% các ca có lách to
sẽ có số lượng tiểu cầu < 100000/L(6). Trong loạt
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này là 33,33%.
Tất cả 20 bệnh nhi đều được chọc hút tủy
xương để khảo sát. Có 6 (30%) ca ghi nhận có
thay đổi bất thường là sự giảm sinh hồng cầu
và trong đó có 2 ca có đi kèm với sự hiện diện
của các mô bào trong tủy xương. Theo y văn,
để chẩn đoán bệnh LCH ảnh hưởng lên tủy
xương, người ta phải xác định được các tế bào
Langerhans (+) với CD1a trên lame phết tủy
xương(1,2,3,5,6). Tuy nhiên, tại Bệnh viện Ung
Bướu hiện chưa làm được xét nghiệm này nên
chúng tôi chỉ đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh
lên tủy xương dựa vào các triệu chứng gián
tiếp như đã nêu.

Tổn thương phổi
X quang phổi thẳng là 1 trong xét nghiệm
thường quy được thực hiện ngay từ đầu. Chúng
tôi ghi nhận 2 ca (10%) có hình ảnh đa nốt nhỏ ở
2 phế trường trên phim x quang. Cả 2 bệnh nhi
này đều không có biểu hiện rối loạn chức năng
hô hấp trên lâm sàng. Khảo sát 123 ca trẻ LCH,
Braier nhận thấy có 14 ca (11,38%) bị tổn thương

phổi(6). Theo Glotzbecker và cộng sự, khoảng <
5% các bệnh nhân LCH sẽ bị ảnh hưởng lên
phổi(3), đối tượng thường bị là các bệnh nhân
nam, lớn tuổi, hút thuốc lá; trẻ em rất hiếm khi
bị tổn thương phổi(2,3).
Để chẩn đoán bệnh LCH ở phổi, hiện nay
người ta dựa trên việc xét nghiệm dịch rửa
phế quản-phế nang để tìm các tế bào
Langerhans dương tính với CD1a(1,3,5,11). Tuy
nhiên, chúng tôi cũng chẩn đoán chỉ dựa trên
các biểu hiện tổn thương trên phim X quang
vì không thực hiện được nhuộm hóa mô miễn
dịch với CD1a.

Tổn thương xương
Chúng tôi cho chụp X quang sọ thường quy
cho tất cả bệnh nhi được chẩn đoán LCH. Ngoài
ra, các bệnh nhi có tổn thương phần mềm cũng
sẽ được chụp X quang các xương ở vùng tương
ứng để đánh giá tổn thương nếu có. Do tổn

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Nghiên cứu Y học

thương trong bệnh LCH chủ yếu là tổn thương
hủy xương và xạ hình xương hầu như chỉ nhạy
với các tổn thương xương dạng sinh xương nên
chúng tôi không chỉ định xạ hình xương cho các
bệnh nhi LCH(2).

Trong loạt nghiên cứu này, 14/20 bệnh nhi
(70%) có các tổn thương khuyết xương trên
phim x quang. Sullivan ghi nhận vào thời điểm
chẩn đoán bệnh sẽ có khoảng 80% bệnh nhi có
tổn thương xương trên phim X quang(1). Không
có ca nào được ghi nhận là chỉ có tổn thương
xương đơn độc. 13/14 (93%) ca có tổn thương
xương đa ổ và 7/14 (50%) ca có tổn thương
nhiều xương. Theo y văn, đa số các bệnh nhi
LCH có tổn thương xương thường chỉ bị 1
xương(1,3).
Thứ tự các xương bị ảnh hưởng từ nhiều đến
ít là: xương vòm sọ, xương đùi, xương cánh tay,
xương hàm dưới, xương sống, xương đòn,
xương sườn. Kết quả này tương tự như kết quả
của y văn và các tác giả khác là xương vòm sọ
thường bị ảnh hưởng nhiều nhất; kế đến là các
xương dài và các xương dẹt khác(1,3,7,11).

Hóa mô miễn dịch
Chúng tôi chỉ có 4 bệnh nhi được làm hóa
mô miễn dịch với S-100 và cả 4 đều cho kết quả
(+). Hầu hết các bệnh nhi của chúng tôi được
sinh thiết sang thương để chẩn đoán tại các
bệnh viện Nhi đồng và khó khăn chung của
chúng tôi là chưa có kháng thể CD1a để đạt
được tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh LCH như
khuyến cáo của Hội Mô bào(1,13,14,20).

* Chẩn đoán xác định

Để chẩn đoán xác định LCH, Hội Mô bào
đặt ra tiêu chuẩn phải có hình ảnh mô bệnh học
đăc trưng, kết hợp với bằng chứng của hạt
Birbeck hoặc CD1a dương tính(1,13,14,20).
Tuy nhiên, chúng tôi gặp khó khăn khi áp
dụng tiêu chuẩn này vì chưa có kháng thể đối
với CD1a cũng như kính hiển vi điện tử. Theo
nhiều tác giả khác như Warnke(28) (Viện Bệnh
học Quân lực Hoa kỳ), Burgdorf(29), Donadieu(5),
Looi(1) và Boston(7), bệnh nhân vẫn có thể được

221


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

chẩn đoán xác định LCH khi ta tìm thấy hình
ảnh mô bệnh học đặc trưng mà không nhất thiết
phải có CD1a dương tính hay tìm được hạt
Birbeck. Vì vậy, tất cả các bệnh nhi trong loạt
nghiên cứu của chúng tôi đều được chẩn đoán
xác định dựa trên hình ảnh mô bệnh học đặc
trưng của mẫu mô sinh thiết và bệnh cảnh lâm
sàng phù hợp với LCH.

* Xếp nhóm nguy cơ
75% số bệnh nhi được xếp vào nhóm nguy
cơ cao. Tương tự, LCH-II có 73% bệnh nhi thuộc

nhóm nguy cơ cao(30).
Dựa theo y văn và nhiều công trình nghiên
cứu xác nhận một số các yếu tố nguy cơ thất bại
với điều trị như trẻ ≤ 2 tuổi hay có tổn thương
hay rối loạn các cơ quan quan trọng (hệ tạo
huyết, gan, lách phổi), chúng tôi cũng xếp các
bệnh nhi thành 2 nhóm nguy cơ thấp hay
cao(4,13,14,23,24,27).

Điều trị và đáp ứng điều trị
* Hóa trị tấn công
Cả 2 nhóm đều được điều trị tấn công trong
khoảng thời gian là 6 tuần lễ với sự kết hợp 2
thứ thuốc là Vinblastine và Prednisone. Sau tấn
công 4 tuần, có 2 ca bệnh tiến triển thêm: 1 bệnh
nhi tử vong và 1 bỏ điều trị. Cả 2 ca này đều
thuộc nhóm nguy cơ cao. Chấm dứt 6 tuần lễ
hóa trị tấn công, có 2 ca bệnh tiếp tục tiến triển:
1 tử vong và 1 bỏ điều trị. Như vậy, chúng tôi có
16 ca (80%) có đáp ứng tốt với điều trị. Trong đó
5 ca đáp ứng hoàn toàn và 11 ca còn lại có đáp
ứng tốt nhưng vẫn còn tổn thương.
Một trong số 4 ca bệnh tiến triển thuộc
nhóm nguy cơ thấp.

điều trị tùy theo nhóm nguy cơ. Nhóm nguy cơ
thấp vẫn được điều trị với 2 thứ thuốc là
Vinblastine và Prednisone. Nhóm nguy cơ cao
được điều trị kết hợp 3 thứ thuốc là Vinblastine,
Prednisone và 6-Mercaptopurine. Thời gian điều

trị duy trì là 18 tuần.
Trong quá trình điều trị duy trì, có 3 ca bệnh
diễn tiến xấu hơn và cả 3 đều bỏ điều trị. 13
(81,2%) bệnh nhi còn lại đều có đáp ứng tốt với
điều trị sau khi chấm dứt 18 tuần điều trị duy
trì; trong đó có 4 bệnh nhi nguy cơ thấp và 12
bệnh nhi nhóm nguy cơ cao.
Như vậy, vào thời điểm chấm dứt điều trị, tỉ
lệ đáp ứng với điều trị của nhóm nguy cơ thấp
và cao lần lượt là 80% (4/5) và 60% (9/15). Theo
kết quả của LCH-II thì tỉ lệ này là 84% và 57%(30).

* Độc tính
Độc tính chúng tôi ghi nhận được trong suốt
quá trình điều trị chủ yếu ảnh hưởng trên hệ
huyết học.
Tình trạng giảm bạch cầu hạt xảy ra trong
55% số bệnh nhi và giảm Hemoglobin là 80%
và đa số các ca giảm ở mức độ 3 hay 4. Giảm
tiểu cầu chiếm 55% và phân bố đều từ độ 1 –
3. Không có ca nào tử vong do độc tính của
điều trị.
Trong nghiên cứu LCH-I, khoảng 50% các
bệnh nhi tổn thương đa cơ quan bị các độc tính
trên hệ tạo huyết và chủ yếu là giảm bạch cầu
hạt (34%) ở mức độ nhẹ đến vừa. Giảm hồng
cầu hay tiểu cầu nặng thường chỉ xảy ra ở các
bệnh đã có tình trạng rối loạn chức năng hệ tạo
huyết trước đó(4,30).


Theo dõi

Xét theo nhóm nguy cơ, chúng tôi nhận thấy
cả 2 nhóm bệnh nhi đều có tỉ lệ đáp ứng sớm
với điều trị tấn công là 80% (3/4 ca và 12/15 ca).
Theo kết quả của LCH-II, tỉ lệ đáp ứng sớm với
6 tuần lễ điều trị tấn công lần lượt là 89% và
66%(30).

Chúng tôi có được thông tin cuối của 12
bệnh nhi vào ngày kết thúc nghiên cứu: 2 ca tử
vong do bệnh và 10 ca còn lại vẫn đang sống
khỏe mạnh.

* Hóa trị duy trì
Tất cả 16 bệnh nhi có đáp ứng sớm với điều
trị tấn công đều được hóa trị duy trì với phác đồ

Trong hoàn cảnh hiện tại của chúng tôi, các
bệnh nhi không được theo dõi và đánh giá trực
tiếp bởi các bác sĩ Ung bướu Nhi. Vì vậy, chúng

222

Thời gian theo dõi trung bình là 22,5 tháng
(ngắn nhất là 2 tháng và dài nhất là 5,5 năm).

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
tôi không có đủ dữ liệu để phân tích kỹ hơn về
kết quả sống còn cũng như các di chứng lâu dài
do điều trị ở bệnh nhi.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát 20 ca bệnh nhi được chẩn đoán
và điều trị bệnh mô bào Langerhans tại Khoa
Nội 3 – Bệnh viện Ung Bướu Tp HCM, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:

9.

10.

11.

Đây là loại bệnh lý hiếm gặp. Phần lớn các
trường hợp bệnh xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi và bé
trai có khả năng mắc bệnh cao hơn các bé gái.
Triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo từng thể
bệnh khác nhau nhưng tất cả đều có biểu hiện
tổn thương đa cơ quan. 3/4 các trường hợp
thuộc nhóm nguy cơ cao thất bại với điều trị.

12.

Bệnh nhi có đáp ứng tốt với hóa trị theo
LCH-II với tỉ lệ đáp ứng của nhóm nguy cơ thấp
là 80% và nhóm nguy cơ cao là 60%. Độc tính

điều trị xảy ra chủ yếu trên hệ huyết học.

15.

50% số bệnh nhi vẫn đang sống mạnh khỏe
không triệu chứng với thời gian theo dõi trung
bình là 22,5 tháng.

13.

14.

16.

17.

Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhi trong loạt
nghiên cứu này ít nên rất cần thiết có thêm
nghiên cứu khác với số lượng bệnh nhi lớn hơn
để đạt được các kết quả có tính thuyết phục hơn.

18.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.
8.

Arceci RJ. New treatment approaches for patients with
LCHwww.histio.org > Disease information > LCH in children >
Related articles.
Arceci RJ. The histiocytoses: the fall of the tower of babel.
European Journal of Cancer 1999 35(5): 747-69.
Azouz EM, Saigal G, Rodriguez MM, Podda A. Langerhans’ cell
histiocytosis: pathology, imaging and treatment of skeletal
involvement. Pediatr Radiol 2005 35: 103-15.
Boston M and Derkay CS. Langerhans’ cell Histiocytosis of the
temporal bone and skull base. Americal Journal of
Otolaryngology 2002; 23 (4):246-8.
Braier J, Chantada G, Rosso D, Bernaldez P, Amaral D, Latella A,
Balancini B, Masautis A, Golderg J. Pediatr Hematol Oncol,
1999;16(5):377-85.
Burgdorf WHC, Zelger B (2005), “The Histiocytoses”. In: Lever’s
Histopathology of the skin. Lippincott Williams & Wilkins, 9th
Edition. pp: 681-6.
Donadieu J. Langerhans’ cell histiocytosis. Orphaned
Encyclopedia 2003 May.

Egeler RM. LCH: the symptoms, diagnosis and treatment.
www.histio.org > Disease information > LCH in children >
Related articles.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

19.

21.

22.
23.

24.
25.

26.

Nghiên cứu Y học

Gadner H, Grois N, Arico M, Broadbent V, Ceci A, Jakobson A,
Komp D, Michaelis J, Nicholson S, Pưtschger U, Pritchard J, and
ladisch S. A randominzed trial of treatment for multisystem
Langerhans’ cell histiocytosis. J Pediatr 2001; 138: 728-34.
Geissmann F, Lepelletier Y, Fraitag S, Valladeau J, Bodemer C,
Debré M, Leborgne M, Saeland S, Brousse N. Differentiation of
Langerhans’ cells Histiocytosis. Blood, 2001;97:1241-8.
Glotzbecker MP, Carpentieri DF, and Dormans JP. Langerhans
cell histiocytosis: clinical presentation, pathogenesis, and
treatment from the LCH etiology research group at the

Children’s Hospital of Philadelphia. The University of
Pennsylvania Orthopaedic Journal 2002; 15:67-73.
Gramatovici R, D’Angio GJ. Radiation therapy in soft-tissue
lesions in histiocytosis X (Langerhans’ cell histiocytosis). Med
Pediatr Oncol, 1988;16(4):259-62.
Helmut G, Nicole G, Milen M, Ulrike P. “LCH (2nd Version:
January 2002): Treatment Protocol of Third International Study
for Langerhans cell Histiocytosis”. Histiocyte Society. Pp: 1-55.
Hindman BW, Thomas RD, Young LW, Yu L. langerhans cell
Histiocytosis: unusual skeletal manifestations observed in thirtyfour cases. Skeletal Radiol, 1998;27(4):177-81.
Jaffe R. The Histiocytoses. Clinics in laboratory medicine,
1999;19(1).
Key SJ, O’Brien CJ, Silvester KC, Crean St-John. Eosinophilic
granuloma: resolution of maxillofacial bony lesions following
minimal intervention. Report of three cases and a review of the
literature. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery 2004;32:170-5.
Kilpatrick SE, Wenger De, Gilchrist GS, Shives TC, Wollan PC,
Unni KK. Langerhans’ cell histiocytosis (histiocytosis X) of bone.
A clinicopathologic analysis of 263 pediatric and adult cases.
Cancer, 1995;76(12):2471-84.
Kleinjung T, Woenckhaus M, Bachthaler M, Wolff JEA and Wolf
SR. Langerhans’ cell histiocytosis with bilateral temporal bone
involvement.
American
Journal
of
otolaryngology
2003;24(4):265-70.
Kusumakumary P, Krishnan NM. Langerhans’ cell histiocytosis
with organ dysfunction. Indian Pediatrics 2000;37:758-63.

Ladisch S, Jaffe ES: Histiocytoses. Principles and practice of
pediatric oncology edited by Pizzo PA and Poplack DG.
Lippincott Williams & Wilkins publisher 4th edition 2002: 733750.
Latorre FF, Serrano FM, Charterina SA, Jiménez JA. Langerhans’
cell histiocytosis of the temporal bone in pediatric patients:
imaging and follow-up. AJR 2000; 174: 217-21.
Leavey P, varughese M, Breatnach F, O’Meara A. langerhans cell
histiocytosis – a 31 year review. Ir J Med Sci, 1991; 160(9): 271-4.
Lichtman MA: Inflammatory and malignant histiocytosis.
Williams Hematology edited by Lichtman MA, Beutler E, Kipps
TJ, Seligsohn U, Kaushansky K and Prchal J. McGraw-Hill
Medical companies 7th edition 2006: 993-1008.
Looi ALG, Choo CT, Poh WT, Hong A. An unusual orbital bone
lesion. Singapore Med J 2001 vol 42(1):038-040.
Meyer JS, Harty MP, Mahboubi S, Heyman S, Zimmerman RA,
Womer RB, Dormans JP, D’Angio GJ. Langerhans cell
Histiocytosis: presentation and evolution of radiologic findings
with clinical correlation. Radiographics, 1995;15(5):1135-46.
Miller DR and Ladisch S. Disorders of the spleen and the
monocyte-macrophage system. Blood diseases of infancy and
childhood edited by Miller DR and Baehner RL. Mosby 7th
edition 1995:805-45.

223


Nghiên cứu Y học
27.

28.


29.

224

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Minkov M, Grois N, Heitger A, Pötschger U, Westermeier T,
Gadner H. Response to initial treatment of multisystem
Langerhans’ cell Histiocytosis: an important prognostic indicator.
Med Pediatr Oncol 2002;39:581-5.
Sullivan JL, Woda BA: Lymphohistiocytic disorders. Nathan and
Oski’s Hematology of infancy and childhood edited by Nathan
DG, Orkin SH, Ginsburg D and Look AT. Sauders publisher 6th
edition 2003, Vol. 2: 1375-1396.
Vassallo R, Ryu JH, Colby TV, Hartman T, Limper AH.
Pulmonary Langerhans’ cell Histiocytosis. The New England
Journal of Medicine, 2000;29:1969-78.

30.

31.

Warnke RA, Weiss LM, Chan JKC, Cleary ML, Dorfman RF
(1995), “Histiocytic and dendritic cell proliferations”. In: Atlas of
tumor pathology. Armed Forces Institute of Pathology;
Washington D.C. pp: 341-84.
Yasko AW, Fanning CV, Ayala AG, Carrasco CH, Murray JA.
Percutaneous techniques for the diagnosis and treatment of
localied Langerhans’ cell Histiocytosis (Eosinophilic Granuloma

of bone). The journal of bone and joint surgery, 1998; 80A(2):
219-28.

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học



×