Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiệu quả của tác động gây nhiễu khi đâm kim trong điều trị răng trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.57 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG GÂY NHIỄU KHI ĐÂM KIM
TRONG ĐIỀU TRỊ RĂNG TRẺ EM
Phan Ái Hùng*, Phan Thị Thanh Yên*, Nguyễn Bá Hiền*, Nguyễn Thúy Lan*

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phương pháp đâm kim có gây nhiễu nhằm làm giảm
cảm giác khó chịu trong quá trình gây tê trong điều trị răng trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng cộng 102 trẻ (3-14 tuổi) có yêu cầu gây tê trong điều trị
nha khoa được chia thành 2 nhóm: (1) 68 trẻ đâm kim theo phương pháp cải tiến và (2) 34 trẻ đâm kim theo
phương pháp cổ điển. Trẻ trong nhóm (1) được yêu cầu cắn chặt gòn cuộn ở vùng chuẩn bị gây tê. Sau đó căng,
kéo mô mềm ngập vào đầu kim. Một đánh giá viên độc lập ghi nhận phản ứng khó chịu khi đầu kim xuyên niêm
mạc theo thang đo cảm giác dựa trên tiếng kêu, phản ứng của mắt và vận động (Sound, Eyes, Motor scale).
Trong nghiên cứu này, sử dụng kim gây tê cỡ 27, chiều dài 21 mm và không dùng thuốc tê bôi.
Kết quả cho thấy phản ứng không khó chịu của nhóm cải tiến (94,12%) khác biệt có ý nghĩa so với nhóm cổ
điển (23,5%), (Chi bình phương, p<.000).
Kết luận: đâm kim có gây nhiễu có thể làm giảm khó chịu khi gây tê trong điều trị nha khoa cho trẻ em.
Từ khóa: phản ứng đau, gây tê trong miệng, gây nhiễu.

ABSTRACT
THE EFFICACY OF DISTRACTION IN THE REDUCTION OF PAIN REACTION TO INTRAORAL
ANESTHESIA
Phan Ai Hung, Phan Thi Thanh Yen, Nguyen Ba Hien, Nguyen Thuy Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 103 - 107
The aim of this clinical investigation was to determine the efficacy of distraction in the reduction of pain of
dental needle insertion.
Material and method: a total of 102 children, aged between 3 and 14, undergoing dental treament in the
pediatric dental clinic were assigned into two groups: sixty eight subjects received the alternative procedure (1)


and 34 the conventional one (2). In both groups, needle insertion was given, using a 27-gauge short dental
needle. In the group 1, children was asked to continuous firmly biting (active distraction) on the cotton roll at the
injection site during the administration of intraoral injection. The mucosa at the injection site was stretched,
quickly and gently placed onto the obliquely beveled edge of the needle. Topical anesthetic gel was not used in this
study. Pain-related behavior on needle insertion was rated by an independent evaluator, using the Sound, Eyes
and Motor scale.
The results, as analysed by Chi-square test, showed that the alternative procedure was able to reduce
significantly pain-related behavior as compared to the conventional one, with a percentage of 94.12% and 23.5%
pain-free insertion, respectively (p<.000).
Conclusion: It is, therefore, concluded that the alternative technique for needle insertion should be
considered for use in order to reduce pain and fear-related to local anesthesia in children.
Key words: pain reaction, intraoral anesthesia, distraction
*: Khoa RHM, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS. Phan Ái Hùng, ĐT: 0903856184,

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Email:

103


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây tê tại chỗ trong nha khoa là 1 trong
những thủ thuật gây lo sợ cho trẻ em, nhất là
động tác đâm kim. Tác động này làm tổn

thương mô đưa đến cảm giác khó chịu hoặc đau
đớn. Đã có nhiều giải pháp và kỹ thuật được đề
nghị nhằm làm giảm đau khi gây tê để giúp trẻ
em dễ chấp nhận hơn thủ thuật nha khoa. Tuy
nhiên quá trình gây tê gồm nhiều giai đoạn và
yếu tố khác nhau, mà mỗi thành phần đều có
nguy cơ gây đau. Phản ứng đau đầu tiên trong
quá trình gây tê là cảm giác đau do đâm kim.
Biện pháp thông thường để giảm đau khi đâm
kim là thuốc tê bôi. Tuy nhiên hiệu quả của
thuốc tê bôi cho đến nay cũng chưa được khẳng
định và cần nhiều cải tiến(1,3,4,5,7,8,9,13,). Các biện
pháp như làm ấm dung dịch thuốc tê, dùng kim
nhỏ, đâm kim chậm, kéo môi má, bơm chậm
dung dịch thuốc tê, sử dụng loại thuốc tê tác
dụng kéo dài… được đề nghị nhằm góp phần
giảm đau(12). Bên cạnh việc cải tiến trang thiết bị
và thuốc sử dụng, các thủ thuật không dùng
thuốc cũng được nghiên cứu. Ví dụ kỹ thuật thôi
miên. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải
được huấn luyện đặc biệt. Kích thích xúc giác
(vd giật giật mô mềm kế cận vùng gây tê) cũng
được cho là có hiệu quả. Ngoài ra kỹ thuật phản
kích thích (counterstimulation), cũng đạt hiệu
quả dương tính cho bệnh nhân(12).
Gây nhiễu là 1 thủ thuật nhằm lôi kéo sự chú
ý của đối tượng về 1 hướng khác so với tình
trạng hiện tại. Nhiều nghiên cứu trong nhi khoa
cho thấy gây nhiễu góp phần làm giảm khó chịu
và đau đớn khi tiến hành các thủ thuật y khoa.

Mặc dù vậy hiệu quả của kỹ thuật này nhằm
giảm đau khi gây tê răng miệng cho trẻ em chưa
được nghiên cứu đầy đủ, chủ yếu là dựa vào
đánh giá chủ quan và kinh nghiệm(8,7,16,17). Vài
báo cáo đề cập đến hướng nghiên cứu này,
nhưng người ta chỉ đánh giá hiệu quả của gây
nhiễu trong giai đoạn tiêm thuốc tê cho trẻ(12,15,10).
Nghiên cứu trước đây đã chứng minh hiệu
quả giảm khó chịu khi gây tê nếu giới hạn độ
sâu khi đâm kim đồng thời với động tác kéo

104

ngập mô mềm lên đầu kim. Tuy nhiên, kỹ thuật
này đòi hỏi thời gian, mức độ thành thục và chỉ
mới dựa trên đáp ứng của sinh lý thần kinh với
động tác “nắm, căng kéo” lên mô mềm(16). Để gia
tăng và phát huy hiệu quả giảm đau khi gây tê,
phương pháp đâm kim nói trên cần được kết
hợp với 1 số yếu tố khác, trong đó việc kết hợp
với đáp ứng sinh lý khi gây nhiễu đối tượng là 1
chọn lựa dễ thực hiện và không tốn kém.
Mục đích của nghiên cứu này trên lâm sàng
là đánh giá sơ bộ hiệu quả giảm đau của sự gây
nhiễu khi đâm kim trong gây tê so với phương
pháp truyền thống.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tổng cộng 102 trẻ (3-14 tuổi) có yêu cầu

gây tê trong điều trị nha khoa tại khoa RHM
được chọn thuận tiện không xác suất trong giai
đoạn thực hiện nghiên cứu và chia ngẫu nhiên
thành 2 nhóm: 1) 68 trẻ đâm kim theo phương
pháp cải tiến và 2) 34 trẻ đâm kim theo
phương pháp cổ điển.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Trẻ khỏe mạnh về mặt thể chất và tinh
thần.
- Tiền sử y khoa bình thường.
- Chỉ có yêu cầu điều trị nha khoa.
- Có thể hợp tác theo yêu cầu điều trị.

Phương pháp gây tê
- Trẻ trong nhóm 1 được yêu cầu cắn chặt
gòn cuộn ở vùng chuẩn bị gây tê. Lau khô niêm
mạc vùng định đâm kim. Để kiểm soát sự rung
động có thể gây khó chịu cho trẻ, người thực
hiện tựa đốc kim lên cuộn gòn. Đầu kim được
định vị và đặt sát niêm mạc vùng đáy hành
lang. Sau đó căng kéo và giật mô mềm ngập vào
đầu kim. Không để ý đến độ sâu ngập mô mềm
của đầu kim (hình 1).
- Trẻ nhóm 2, được đâm kim theo phương
pháp cổ điển.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

Cả 2 nhóm, được thực hiện bởi các bác sĩ
có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị
răng trẻ em.
Trong nghiên cứu này, sử dụng kim cỡ 27,
chiều dài 21mm. Không sử dụng thuốc tê bề
mặt.

Hình 1. Trẻ cắn chặt cuộn gòn, đốc kim tựa lên gòn
sao cho đầu kim đặt sát niêm mạc đã làm khô. Căng
kéo và giật mô mềm ngập đầu kim.

Phương pháp đánh giá
Một đánh giá viên độc lập ghi nhận phản
ứng khó chịu ngay khi đầu kim xuyên niêm
mạc theo thang đo cảm giác dựa trên tiếng
kêu, phản ứng của mắt và vận động (Sound,
Eye, Motor scale)( 11).

Bảng 1. Thang do cảm giác dựa trên tiếng kêu, phản ứng ở mắt và vận động (SEM*)

Tiếng kêu
Mắt
Vận động

Mức độ khó chịu
Không khó chịu

Ít khó chịu
Khó chịu vừa phải
Rất đau
không
Kêu lên do đau nhưng Kêu đau, cao giọng… “Oh”
Thét lên, thổn thức…
không đặc hiệu
Không
Mắt mở to, không nước
Đẫm nước mắt,
Khóc, mặt đầy nước mắt
mắt
nhắm nghiền
2 tay thoải mái, 2 tay có vẽ căng thẳng, Cựa quậy, co rút tay chân Vùng vẫy, chống đối, quay đầu né
thư giãn
bám mép ghế
nhưng không có ý chống đối
tránh

* SEM: sound, eye, motor scale
Số liệu thu thập được phân tích thống kê
với phần mềm SPSS 15 nhằm so sánh sự khác
biệt trong phản ứng của trẻ khi đâm kim theo
2 phương pháp kể trên (so sánh 2).

KẾT QUẢ
Bảng 2 trình bày tổng quát về số trường hợp
trong mẫu nghiên cứu của cả 2 nhóm: Không có
sự khác biệt về tỉ lệ nam, nữ giữa 2 nhóm.
Bảng 2. Trẻ trong 2 nhóm nghiên cứu theo phái

Nam*

Nữ*

Nhóm có gây nhiễu 32 (47,1 %)
36
(52,9 %)
(n=68)
Nhóm cổ điển
19 (55,9 %)
15
(44,1 %)
(n=34)

Tuổi trung
bình (SD)
6,4
(1,92)
5,79
(1,32)

*: Không có khác biệt về tỉ lệ nam, nữ giữa 2 nhóm (Chi bình
phương, p=0,40)

Bảng 3 trình bày số trẻ được chia theo 2 lứa
tuổi (chưa đến trường và lớn hơn) trong mẫu
nghiên cứu của cả 2 nhóm: không có khác biệt
của 2 nhóm trẻ.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Bảng 3. Trẻ trong nhóm nghiên cứu theo 2 độ tuổi
(chưa đến trường và lớn hơn)
3-6 tuổi*
Nhóm có gây nhiễu (n=68) 44 (64,7 %)
Nhóm cổ điển (n=34)
28 (82,4 %)

>6 tuổi*
24 (35,3 %)
6 (17,6 %)

*: Không có khác biệt về tỉ lệ 2 độ tuổi 2 nhóm (Chi bình phương,
p=0,06)

Kết quả về phản ứng khó chịu của phương
pháp đâm kim có gây nhiễu và cổ điển
Bảng 4 so sánh phản ứng khó chịu của trẻ
khi đâm kim theo 2 phương pháp: Có sự khác
biệt có ý nghĩa (p<0,000) giữa 2 phương pháp.
Tỉ lệ không khó chịu của nhóm cải tiến là
88,9% so với của nhóm cổ điển là 11,1%. Trong
khi đó, tỉ lệ khó chịu (bao gồm các mức độ đau
còn lại - ít khó chịu, đau vừa và rất đau theo
thang đo SEM) của nhóm 1 là 13,3% so với của
nhóm 2 là 85,7%.

105



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Phản ứng của trẻ khi đâm kim có gây nhiễu
và cổ điển
Phản ứng
Không khó chịu
Khó chịu**

có gây nhiễu
(n=68)

Cổ điển
(n=34)

64 (88,9%)
4 (13,3%)

8 (11,1%)
26 (85,7%)

P*
0.000

* Chi square, ** bao gồm: ít khó chịu, đau vừa và rất đau (thang
đo SEM).

Các nhận xét phụ rút ra từ kết quả nghiên cứu
của nhóm có gây nhiễu

Bảng 5 cho thấy không có khác biệt khi so
sánh các yếu tố phụ như về phái (nam, nữ), về
đâm kim vùng tam giác hậu hàm trong nhóm
gây nhiễu.
Bảng 5. So sánh phản ứng của trẻ nam và nữ và
phản ứng khi đâm kim vùng tam giác hậu hàm
Phản ứng
Không khó chịu
Khó chịu
Gây tê gai Spix
Không khó chịu
Khó chịu

Nam

Nữ

29 (45,3%)
3 (75%)

35 (54,7%)
1 (25%)

P*
0,24

0.39
12 (57,1%)
1 (100%)


9 (42,9%)
0

* Chi bình phương.

Bảng 6 trình bày về phản ứng đau theo hàm
trên hoặc hàm dưới (không khác biệt).
Bảng 6. Phản ứng khi so sánh theo hàm trên hoặc
hàm dưới trong nhóm có gây nhiễu
Có gây nhiễu
Phản ứng
Không khó chịu
Khó chịu **

Hàm trên
32 (50%)

Hàm dưới
32 (50%)

1 (25%)

3 (75%)

P*
0,33

* Chi bình phương.
** bao gồm: ít khó chịu, đau vừa và rất đau (thang đo SEM)


BÀN LUẬN
Kết quả chứng minh sự gây nhiễu đã làm
giảm cảm giác khó chịu khi đâm kim trong gây
tê khi điều trị răng miệng cho trẻ em so với
phương pháp gây tê cổ điển (Bảng 4).
Xử lý đau ở trẻ con theo phương pháp
không dùng thuốc (can thiệp trên hành vi-nhận
thức) là kỹ thuật gây ít tác hại, rẻ tiền và dễ áp
dụng. Các phương pháp này bao gồm: tập thở,
thư giãn, tưởng tượng, luyện tập kỹ năng đối

106

phó, và tái gia cố hành vi(2,10). Tuy nhiên các
phương pháp này đôi khi phải đòi hỏi khả năng
nhận thức của trẻ, điều mà với trẻ đôi khi khó
đáp ứng như mong đợi. Ngược lại thủ thuật gây
nhiễu hứa hẹn có hiệu quả và không đòi hỏi
phải hoàn thiện kỹ năng của trẻ. Thủ thuật này
là công cụ tiềm năng để xử trí đau và lo âu ở trẻ
nhưng lại chưa được chú ý nhiều trong điều trị
răng trẻ em(12). Mục đích của kỹ thuật gây nhiễu
là lôi kéo sự chú ý của trẻ đang tập trung về
phía kích thích gây khó chịu nhằm làm giảm
cảm giác đau của kích thích đo. Có 2 dạng: gây
nhiễu thụ động (tái định hướng sự chú ý của
đối tượng) và gây nhiễu chủ động (có sự tham
gia của đối tương). Kỹ thuật gây nhiễu rất đa
dạng và phức tạp, bao gồm sử dụng âm nhạc,
đồ chơi, trò chuyện, hoạt hình… đã được ứng

dụng khi tiêm chích, điều trị bỏng, châm cứu,
chọc dò tủy xương…
Trong nghiên cứu này, sự chọn lựa phương
pháp gây nhiễu chủ động (cắn chặt lên cuộn
gòn) đã ảnh hưởng lên kết quả giảm đau khi so
sánh với các nghiên cứu khác sử dụng phương
pháp gây nhiễu thụ động (âm nhạc) không
mang lại kết quả mong đợi(6).
Peret và cs(15) đề nghị phương pháp gây
nhiễu chủ động (hít thở liên tục khi gây tê), tuy
nhiên kỹ thuật này không tạo điều kiện thuận
lợi cho người thực hiện kỹ thuật gây tê. Trong
nghiên cứu này, để dễ dàng thực hiện đâm kim
trong tư thế cắn chặt, đốc kim được tựa lên cuộn
gòn. Sự vững ổn này có thể góp phần giảm khó
chịu do các chất gây đau khi tổn thương mô do
kim xuyên mô mềm có thể ít hơn nếu đầu kim
không được cố định như trong gây tê cổ điển.
Một yếu tố khác góp phần làm giảm khó
chịu cho trẻ có thể được giải thích do động tác
kích thích xúc giác (tiếp xúc và co kéo mô
mềm). Các yếu tố gây nhiễu và kích thích xúc
giác thực hiện trong nhóm 1 mang lại kết quả
dương tính có thể được giải thích dựa theo
thuyết cổng của Melzack và Wall(10): sự kích
thích sợi thần kinh đường kính lớn (ví dụ: áp
lực, rung, chạm….) có thể đóng cổng thần kinh

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

làm giảm cảm nhận đau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt
trong phản ứng giữa trẻ nam và trẻ nữ trong
nhóm có gây nhiễu (bảng 5). Các báo cáo trước
đây cho thấy trẻ gái có phản ứng đau cao hơn so
với trẻ trai(14). Tuy nhiên có thể do cỡ mẫu chưa
đủ lớn và do 1 người thực hiện (nhóm có gây
nhiễu) nên có thể chưa phát hiện được sự khác
biệt. Phản ứng đau của các trường hợp thất bại
của nhóm có gây nhiễu chủ yếu do trẻ không tin
tưởng và cử động bất ngờ khi đầu kim áp sát
niêm mạc. Cũng không có sự khác biệt giữa hàm
trên và hàm dưới khi đánh giá phản ứng khó
chịu trong nhóm có gây nhiễu (bảng 6).

1.

Tỉ lệ không khó chịu của nhóm gây tê có gây
nhiễu khi đâm kim vùng tam giác hậu hàm
(bảng 5) là khá thấp so với y văn(11). Mặc dù
thuốc tê bề mặt không dùng trong nghiên cứu
này, nhưng điều này không có nghĩa loại bỏ

hiệu quả của thuốc tê bề mặt cũng như tác dụng
tâm lý cho cả binh nhân và thầy thuốc.

6.

Trong nghiên cứu này chỉ sử dụng thang đo
cảm giác SEM, có thể không phản ảnh hết cảm
giác đau và nhận biết đau của trẻ em. Cần thiết
phải sử dụng phối hợp nhiều thang đo hơn để
có kết luận chính xác hơn. Thiếu yếu tố mù
trong nghiên cứu, do khó khăn trong đánh giá
của người đánh giá cũng là vấn đề đáng quan
tâm trong nghiên cứu trong tương lai. Mặc dù
người thực hiện kỹ thuật cổ điển có nhiều năm
kinh nghiệm trong điều trị răng trẻ em, tuy
nhiên do thói quen khác nhau khi gây tê cũng có
thể làm kết quả bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích khảo sát
sơ bộ hiệu quả của gây nhiễu trên cảm giác đau
khi đâm kim nên đã áp dụng cho khoảng tuổi
khá rộng trong mẫu nghiên cứu. Vấn đề này sẽ
được thực hiện trên các nhóm tuổi khác nhau.

2.

3.

4.

5.


7.

8.
9.
10.
11.

12.

13.

14.
15.

16.

KẾT LUẬN
Gây nhiễu chủ động có thể làm giảm khó
chịu khi đâm kim trong gây tê trong điều trị
răng trẻ em.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

17.

Alqareer A, Alyahya A, Andersson L (2006). The effect of
clove and benzocaine versus placebo as topical anesthetics. J
Dentistry. Nov;34(10):747-50
Cohen LL, MacLaren JE, Fortson BL, et al (2006). Randomized

clinical trial of distraction for infant immunization pain.
Pain.;125(1-2):165-171
Fukayama H, Suzuki N, Umino M (2002). Comparison of
topical anesthesia of 20% benzocaine and 60% lidocaine gel.
Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 94(2):15761.
Karhryn AK, Robin GS, Michael M, Fracesca GA and Mark M
(2001). Reducing children’s injection pain: lidocaine patches
versus topical benzocaien gel. Pediatr Dent 23:19-23.
Kohli K, Ngan P, Crout R, Linscott CC (2001). A survey of
local and topical anesthesia use by pediatric dentists in the
United States. Pediatr Dent 23(3):265-9.
Marwah N, Prabhakar AR, Raju OS (2005). Music distraction its efficacy in management of anxious pediatric dental
patients. J Indian Soc Pedod Prev Dent;23:168-70
Mcdonald, RE and Avery, D (2000). Local anesthesia for the
Child and Adolescents. In Dentistry for The Child and
Adolescent. 7th Ed., RE McDonald and D Avery, St. Louis: CV
Mosby Co.,.
Meechan JG (2000). Intra-oral topical anaesthetics: a review. J
Dent. Jan;28(1):3–14.
Meechan JG (2002). Effective topical anesthetic agents and
techniques. Dent Clin North Am 46(4):759-66, Oct.
Melzack R, Wall PD (1965). Pain mechanisms: a new theory.
Science. Nov 19;150(699):971-9
Nakanishi O, Haas D, Ishikawa T, Kameyama S. and Nishi M
(1996). Efficacy of mandibular topical anesthesia varies with
the site of administration. Anesth Prog 43(1):14-9.
Naser Asl Aminabadi, Ramin Mostofi Zadeh Farahani, Esrafil
Balayi Gajan (2008). The efficacy of distraction and
counterstimulation in the reduction of pain reaction to
intraoral injection by pediatric patients J Contemp Dent Pract

33-40
Nayak R, Sudha P (2006). Evaluation of three topical
anaesthetic agents against pain : A clinical study. Indian J
Dent Res;17:155-60
Peretz B, and Efrat (2000). Dental anxiety among young
adolescent patients in Israel. Int J Pediatr Dent 10: 126-132,.
Peretz B; Gluck G M (1999). Assessing an active distracting
technique for local anesthetic injection in pediatric dental
patients: repeated deep breathing and blowing out air. The
Journal of clinical pediatric dentistry;24(1):5-8
Phan Ai Hung (2003). Reducing Pain on Needle Insertion:
Proposal for an Alternative Technique IADR SEA Division
Annual Meeting.
Wright GZ, Weinberger SJ, Marti R. and Plotzke O (1991). The
effectiveness of infiltration anesthesia in the mandibular
primary molar region. Pediatr Dent 13: 278-83.

107



×