Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ ở các trường mẫu giáo tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm học 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.67 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015

Nghiên cứu Y học

TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC 2013 – 2014
Trần Quang Dư*, Tạ Văn Trầm*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân và thể thấp còi của trẻ ở các trường mẫu giáo tại
thành phố Mỹ Tho.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ là 2,5%, SDD nhẹ cân đều ở mức độ trung bình. Tỉ lệ SDD thể thấp
còi là 4,6%, SDD thấp còi mức độ trung bình là 3,9% và mức độ nặng là 0,7%.
Kết luận: Tỉ lệ SDD ở trẻ không quá cao.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng.

ABSTRACT
SITUATION OF MALNUTRITION IN CHILDREN IN NURSERY SCHOOL IN MY THO CITY, TIEN
GIANG PROVINCE IN 2013 - 2014
Tran Quang Du, Ta Van Tram
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 118 - 122
Objectives: Determine the ratio malnutrition of children in nursery school in My Tho city.
Methods: Cross-sectional descriptive.
Results: The ratio of children were underweight was 2.5%, underweight malnutrition are at medium level.
Stunting rate is 4.6%, stunting average rate of 3.9% and 0.7% severe.
Conclusion: The rate of malnutrition in children is not too high.
Key words: Malnutrition.
5 tuổi.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu
dinh dưỡng kéo dài, thường kèm theo tác động
của nhiễm khuẩn, không những ảnh hưởng đến
sự phát triển về thể chất, tâm thần, vận động, trí
tuệ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tiềm năng
phát triển kinh tế xã hội(2,3,4).
Trong những năm qua, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế xã hội, sự triển khai có hiệu
quả của nhiều chương trình phòng chống SDD
trẻ em, sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực
hành của các bậc cha mẹ trong vấn đề nuôi
dưỡng con trẻ, tỉ lệ trẻ SDD đã giảm nhiều
nhưng vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là ở trẻ dưới
* Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
Tác giả liên hệ: PGS.TS Tạ Văn Trầm

118

Hiện nay SDD vẫn là vấn đề sức khỏe toàn
cầu. Năm 2011 theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế
giới (TCYTTG) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(QNĐLHQ), số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp
còi là 165 triệu, SDD thể nhẹ cân là 101 triệu và
trong khoảng 3 triệu trẻ tử vong trên toàn thế
giới thì hơn một phần ba số trường hợp liên
quan đến SDD(6). Do đó TCYTTG đã đưa ra mục
tiêu giảm tỉ lệ SDD trẻ em xuống dưới 15% vào
năm 2015(7,9). Tuy nhiên, mục tiêu này khó có thể
đạt được một cách dễ dàng vì giảm tỉ lệ SDD
không chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế,

giảm bớt đói nghèo mà còn phụ thuộc nhiều vào

ĐT: 0913771779

Email:

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
những nỗ lực làm thay đổi nhận thức và hành vi
của cộng đồng.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện
Dinh dưỡng từ năm 1999 đến năm 2011 về tình
trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi của cả nước thì
tỉ lệ SDD thể nhẹ cân giảm từ 36,7% xuống 16,8%
và thể thấp còi từ 38,7% xuống còn 27,5%. Trước
tình hình này, ngày 22 tháng 2 năm 2012, Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc
gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030” với mục tiêu giảm tỉ lệ SDD
thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 26%, tỉ
lệ SDD thể nhẹ cân dưới 15% vào năm 2015 và
tiếp tục giảm các tỉ lệ này lần lượt còn dưới 23%
và dưới 12,5% vào năm 2020(1). Năm 2030 phấn
đấu giảm SDD trẻ em xuống dưới mức có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng (SDD thể thấp còi
dưới 20% và SDD thể nhẹ cân dưới 10%). Một
trong những giải pháp của chiến lược này là tập
trung giảm tỉ lệ SDD thể nhẹ cân, sớm đưa chỉ

tiêu giảm SDD thể thấp còi thành một chỉ tiêu
phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và
của quốc gia. Đồng thời tăng cường nghiên cứu
đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường
trước hết là ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. Đặc
biệt là lứa tuổi mầm non, một trong những giai
đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng, làm
nền tảng cho sự phát triển của trẻ về sau(1).
Theo nhiều y văn, một trong những nguyên
nhân hàng đầu của SDD là do kiến thức và
phương pháp nuôi con của các bà mẹ chưa
đúng(5,8). Mục tiêu của “Chiến lược Quốc gia về
Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020” là nâng cao
hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng
hợp lý, trong đó nâng cao tỉ lệ nữ thanh niên
được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ
bản về làm mẹ đạt 60% vào năm 2015(1). Vì vậy
trong những năm qua, kế hoạch dinh dưỡng
quốc gia tập trung nhiều vào việc tuyên truyền,
giáo dục kiến thức, thực hành về dinh dưỡng mà
người dân có thể thực hiện được bằng khả năng
và phương tiện sẵn có tại gia đình.
Mỹ Tho là thành phố trung tâm của tỉnh Tiền
Giang, có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển và

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

được tập trung đầu tư nhiều nhất của tỉnh. Năm

2013, thành phố Mỹ Tho hoàn thành chỉ tiêu phổ
cập giáo dục mầm non. Đây là một điều kiện rất
tốt để thành phố triển khai các chương trình giáo
dục, chăm sóc sức khỏe trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
có hiệu quả hơn. Đồng thời đó cũng là điều kiện
thuận lợi để việc tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về y tế cho các bà mẹ được tốt hơn.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp
còi của trẻ ở các trường mẫu giáo tại thành phố
Mỹ Tho.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Dân số chọn mẫu
Trẻ đang học ở các trường mẫu giáo tại
thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm học
2013 - 2014 và bà mẹ của những trẻ này.

Tiêu chí chọn mẫu
Trẻ đang học ở các lớp được chọn trong các
trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền
Giang năm 2014 và các bà mẹ có con được chọn.
Tiêu chí loại trừ
Trẻ có tên trong các lớp được chọn nhưng
không đi học vào thời điểm thực hiện nghiên
cứu; Bà mẹ không biết chữ; Bà mẹ không đồng ý
tham gia vào nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Xử lý và phân tích dữ liệu
Phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ
Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi và giới
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi và giới tính của trẻ (n =
1063)
Đặc tính
Tuổi (tháng)
Từ 37 – 48
Từ 49 – 60
Từ 61 – 72
Từ 73 – 84

Tần số

Tỉ lệ (%)

111
358
480
114

10,4
33,7
45,2
10,7


119


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015

Nghiên cứu Y học
Đặc tính
Giới
Nam
Nữ

Tần số

Tỉ lệ (%)

572
491

53,8
46,2

Bảng 2: Phân bố giới tính của trẻ theo nhóm tuổi (n =
1063)
Tuổi
(Tháng)
37 – 48
49 – 60
61 – 72
73 – 84

Chung

Số trẻ
(N)
111
358
480
114
1063

Nam
n (%)
52 (46,8)
188 (52,5)
267 (55,6)
65 (57,0)
572 (53,8)

Nữ
n (%)
59 (53,2)
170 (47,5)
213 (44,4)
49 (43,0)
491 (46,2)

(2 = 3,515; p = 0,319)
Bảng 3: Đặc điểm dân số, xã hội của bà mẹ (n = 1063)
Biến số
Tuổi

Dưới 25
25 – 35
Trên 35
Trình độ học vấn
Cấp I – II
Cấp III
Trung cấp, cao đẳng, đại học,
sau đại học
Nghề nghiệp
Nông dân, công nhân, buôn bán
Nhân viên, viên chức
Nội trợ

Tần số

Tỉ lệ (%)

26
682
355

2,4
64,2
33,4

422
297
344

39,7

27,9
32,4

471

44,3

328
264

30,9
24,8

586
477

55,1
44,9

29
931
103

2,7
87,6
9,7

Bảng 4: Tỉ lệ các thể SDD của trẻ (n = 1063)
Tần số
27

49

Tỉ lệ (%)
2,5
4,6

Bảng 5: Tỉ lệ các thể SDD của trẻ theo mức độ (n =
1063)
Mức độ SDD
SDD thể nhẹ cân
Trung bình
Nặng

120

Tỉ lệ (%)

42
7

3,9
0,7

Bảng 6: SDD thể nhẹ cân theo tuổi và giới (n = 1063)
Biến số

Tần số

SDD nhẹ cân
n (%)


p

469
480
114

8 (1,7)
14 (2,9)
5 (4,4)

 = 3,163
p = 0,206

572
491

12 (2,3)
15 (3,1)

 = 0,938
p = 0,333

Tuổi (tháng)
37 – 60
61 – 72
73 – 84
Giới
Nam
Nữ


2

2

Biến số
Tuổi (tháng)
37 – 48
49 – 60
61 – 72
73 – 84
Giới
Nam
Nữ

Tần số

SDD thấp còi n (%)

p

111
358
480
114

5 (4,5)
25 (7,0)
14 (2,9)
5 (4,4)


 = 7,732
p = 0,052

572
491

19 (3,3)
30 (6,1)

 = 4,553
p = 0,033

2

2

BÀN LUẬN
Đặc tính chung mẫu nghiên cứu

Tỉ lệ suy dinh dưỡng
Biến số
SDD thể nhẹ cân
SDD thể thấp còi

Tần số

Bảng 7: SDD thể thấp còi theo tuổi và giới (n = 1063)

Đặc điểm dân số, xã hội của bà mẹ


Nơi cư trú
Nội thành
Ngoại thành
Tình trạng kinh tế
Hộ nghèo
Trung bình
Khá – giàu

Mức độ SDD
SDD thể thấp còi
Trung bình
Nặng

Tần số

Tỉ lệ (%)

27
0

2,5
0

Nghiên cứu được tiến hành với cỡ mẫu là
1298 học sinh của 30 lớp mẫu giáo ở 25 trường
tại thành phố Mỹ Tho từ tháng 2 đến tháng 6
năm 2014 theo phương pháp chọn mẫu như đã
trình bày. Nhưng khi thực hiện chúng tôi chỉ tiến
hành cân trọng lượng, đo chiều cao 1225 trẻ (trẻ

có mặt tại lớp) và gửi phiếu câu hỏi đến mẹ của
trẻ. Khi thu lại chúng tôi thu lại được 1159 phiếu.
Sau khi kiểm tra thông tin và cố gắng liên lạc với
các bà mẹ để bổ sung, chúng tôi loại ra 96 phiếu
không đạt tiêu chuẩn như không đồng ý tham
gia nghiên cứu, không có thông tin, thông tin
không đầy đủ. Cuối cùng chúng tôi đưa vào
phân tích thông tin của 1063 phiếu đủ điều kiện
cùng với cân nặng và chiều cao của 1063 trẻ
tương ứng.
Trong số 1063 trẻ trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ
nam nữ lần lượt là 53,8% và 46,2%. Sự phân bố
giới tính trong từng nhóm tuổi là tương đối

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
đồng đều và không có sự khác biệt về mặt thống
kê (p = 0,319).
Các bà mẹ tham gia nghiên cứu là các bà mẹ
của trẻ đã được chọn. Đa số các bà mẹ có độ tuổi
từ 25 đến 35 tuổi (64,2%), có trình độ học vấn từ
cấp 3 trở lên là trên 60%. Có thể thấy các bà mẹ
phần lớn nằm trong độ tuổi sinh đẻ rất cần được
trang bị thêm các kiến thức nuôi con đúng khoa
học và cũng sẽ là những đối tượng chính của các
chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu
biết về kiến thức làm mẹ. Với trình độ học vấn
phần lớn là trên mức phổ cập giáo dục thì đây sẽ

là một thuận lợi rất lớn để các bà mẹ có thể tiếp
thu và tự tìm hiểu thêm về cách nuôi con khỏe
mạnh. Đặc điểm này cần được lưu ý vì đó sẽ là
cơ sở để có thể đề xuất nhiều chương trình,
nhiều hình thức phổ biến kiến thức nuôi con cho
các bà mẹ có con học ở các trường mẫu giáo tại
thành phố Mỹ Tho một cách phù hợp và hiệu
quả hơn.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng
Do mẫu nghiên cứu thực hiện ở trẻ từ 3 - 6
tuổi nên chúng tôi chỉ đánh giá SDD thể nhẹ cân
của trẻ (thông qua chỉ số WAZ) và SDD thể thấp
còi (thông qua chỉ số HAZ). Tỉ lệ SDD thể nhẹ
cân được sử dụng rộng rãi để tính tỉ lệ chung của
SDD. Trong khi đó tỉ lệ SDD thể thấp còi được
xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương hay một
quốc gia. Mục tiêu của các chương trình phòng
chống SDD cũng là hạ thấp các tỉ lệ SDD này.
Kết quả nghiên cứu trên 1063 trẻ học ở các
trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho cho thấy
tỉ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ là 2,5% và toàn bộ
đều ở mức độ trung bình (độ I). Trong khi đó tỉ
lệ SDD thể thấp còi là 4,6%, mức độ trung bình
(độ I) là 3,9% và mức độ nặng (độ II) là 0,7%.
Theo bảng đánh giá mức độ SDD trẻ em ở cộng
đồng của TCYTTG thì các tỉ lệ này đều thấp dưới
mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và đạt được
mục tiêu đặt ra của “Chiến lược Quốc gia về

Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020” vào năm
2015(1,8).

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

Do đó có thể nói theo nghiên cứu này thì tỉ lệ
SDD của trẻ đang học ở các trường mẫu giáo tại
thành phố Mỹ Tho năm 2013 - 2014 là thấp và
hầu hết ở mức độ trung bình. Đó là tín hiệu rất
đáng mừng. Bên cạnh những lý do có thể ảnh
hưởng đến kết quả điều tra như thời điểm
nghiên cứu, đặc điểm của mẫu nghiên cứu, cũng
như những đặc điểm về điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội của thành phố Mỹ Tho, thì hiệu quả
của các chương trình giáo dục, chương trình
chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe
trẻ em, chương trình phòng chống SDD trẻ em
của thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung
cũng cần được đề cập đến. Tuy nhiên cần phải
duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các chương trình
này để có thể giảm tỉ lệ SDD trẻ em đến mức
thấp nhất.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ là 2,5%. Toàn
bộ SDD nhẹ cân đều ở mức độ trung bình.
Tỉ lệ SDD thể thấp còi là 4,6%. Trong đó SDD
thấp còi mức độ trung bình là 3,9% và mức độ

nặng là 0,7%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.
5.

6.

7.

Bộ Y Tế (2012), Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản Y Học,
Hà Nội.
Hà Huy Khôi, Từ Giấy (2005), Dinh dưỡng hợp lý và sức
khỏe, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.84 - 307.
Huỳnh Văn Dũng, Phạm Thị Thúy Hoa, Nguyễn Thị Vân
Anh (2012), "Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại các
trường mầm non và kiến thức thực hành nuôi con của các bà
mẹ tại xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên", Tạp chí Dinh
dưỡng và Thực phẩm, tập 8(số 2), tr.62-67.
Lê Thị Hợp (2012), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho
người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Saadeh RJ, Labbok MH, Cooney KA (1993), Breast-feeding:
The technical basis and recommendations for action, WHO,
Geneva, Switzerland, pp.1-14.

UNICEF, WHO, The World Bank (2012), UNICEF - WHO The World Bank joint child malnutrition estimates: Levels and
trends in child malnutrition, UNICEF, New York; WHO,
Geneva; The World Bank, Washington, DC.
Wagstaff A, Claeson M, Hecht RM (2006),“Millennium
Development Goals for Health: What Will It Take to
Accelerate Progress?”, Disease Control Priorities in
Developing Countries, The International Bank for
Reconstruction and Development/The World Bank Group,
Washington DC.

121


Nghiên cứu Y học
8.

9.

122

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015

WHO (1995), "Physical status: the use and interpretation of
anthropometry - Report of a WHO expert committee", WHO
Technical Report Series, No 854, WHO, Geneva, Switzerland,
pp.161-208.
WHO (2008), Millennium development goals, WHO, Regional
office for South-East Asia, Newdelhi, pp.2-18.

Ngày nhận bài báo:


05/03/15.

Ngày phản biện đánh giá bài báo:

13/03/15.

Ngày bài báo được đăng:

22/06/15

Chuyên Đề Nhi Khoa



×