Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu một số thông số điện tâm đồ của phức bộ thất ở trẻ em bình thường từ 7 đến 15 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.41 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÔNG SỐ ĐIỆN TÂM ĐỒ
CỦA PHỨC BỘ THẤT Ở TRẺ EM BÌNH THƯỜNG TỪ 7 ĐẾN 15 TUỔI
Phạm Hữu Hoà*, Lê Ngọc Lan**
Mục tiêu: Đánh giá một số thông số điện tâm đồ (ĐTĐ) phức bộ QRS ở trẻ em bình thường từ 7-15 tuổi
như: Biên độ các sóng Q, R, S, T và thời gian khoảng QT và QTc.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: 386 học sinh tiểu
học và trung học tuổi từ 7-15 tuổi và được xác định là có sức khỏe bình thường.
Kết quả: Tại các chuyển đạo ngoại biên: Biên độ sóng Q tối đa ở D1 là 2,8mm; ở aVL và aVF là 3,7 mm.
Biên độ sóng R lớn nhất ở D2. Biên độ sóng T lớn nhất ở ngoại biên là 6,5 mm.Tại các chuyển đạo trước tim:
biên độ Q tối đa là 3,5 mm, biên độ R lớn nhất ở V4, V5, biên độ sóng T lớn nhất là 12 mm. Tỷ lệ R/S giảm dần ở
các chuyển đạo trước tim phải và tăng dần ở các chuyển đạo trước tim trái. Tổng giá trị RV6 + SV1 tối đa là 45,5
mm. Tại các chuyển đạo chuyển tiếp (V3,V4) tổng đại số R+S tối đa là 53,0 mm. Khoảng QT trung bình từ 0,33

 0,02s đến 0,35  0,02 s. Khoảng QTc dao động từ 0,34 đến 0,48 s.
Kết Luận: Nghiên cứu đã cung cấp một số thông số ĐTĐ phức bộ thất ở trẻ em bình thường 7-15 tuổi. Việc
tiếp tục nghiên cứu những thông số ĐTĐ khác ở các lứa tuổi trong quá trình phát triển của trẻ là cần thiết.
Từ khóa: Điện tâm đồ, Phức bộ QRS, Trẻ em 7 – 15 tuổi.

ABSTRACT
STUDY ON SOME ELECTROCARDIOGRAPHIC PARAMETERS OF THE VENTRICULAR COMPLEX
IN HEALTHY CHILDREN AGED FROM 7 TO 15 YEARS OLD
Pham Huu Hoa, Le Ngoc Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 184 190
Objective: The aim of the study was to evaluate some electrocardiographic parameters of the ventricular
complex in healthy children aged from 7 to 15 years including: amplitude of Q, R, S and T waves and QT, QTc
duration according to age groups.
Method: cross-sectional descriptive study.
Result: There were 386 healthy children including 198 males and 188 females divided into 4 age groups. The


ECG rerults showed that in the peripheral leads: maximum amplitute Q wave in D1 was 2.8 mm; in aVF and
aVL: 3.7 mm, maximum amplitute of T wave was 6.5 mm; R wave was tallest in D2. In precordial leads, tallest P
was 3.5 mm; Tallest R in V4, V5; maximum amplitute of T wave was 12 mm. R/S ratio was decreased in the
right precordial leads and increased gradually in the left precordial leads. Sum of RV6 and SV1 was 45.5 mm and
sum of R and S was 53 mm in V3 or V4. Mean QT interval was from 0.33 ± 0.02 s to 0.35 ± 0.02s and QTc from
0.34s ± 0.48s.
Conclusion: some ECG parameters are gained from the study. Continual study on other ECG parameters
for other pediatric subjects is needed.
Key words: electrocardiographic parameters, QRS complex, healthy children 7-15 year old.
rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên ở
ĐẶT VẤN ĐỀ
nước ta, các thông số ĐTĐ bình thường, đặc biệt
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là một trong những
ở trẻ em còn rất ít được nghiên cứu. Việc xác
phương tiện thăm dò đã được ứng dụng rộng
* Bệnh viện Nhi Trung ương
** Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Hữu Hoà,
ĐT: 01692309350,

184

Email: hoa_nhp@y ahoo.com

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
định các thông số ĐTĐ bình thường có giá trị
quan trọng để đánh giá ĐTĐ bệnh lý. Nghiên

cứu này nhằm đánh giá về biên độ các sóng
Q,R,S,T và thời gian QT và QTc ở trẻ em bình
thường từ 7 đến 15 tuổi theo từng nhóm tuổi.

đọc ĐTĐ đều do các bác sĩ chuyên khoa tim
mạch thực hiện. Đọc ĐTĐ dựa theo Code
Minnesota và tiêu chuẩn khảo sát ĐTĐ của Nhật
Bản(6).

Phương pháp

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Là các trẻ em từ 7 đến 15 tuổi học tại trường
tiểu học K.L và trường trung học P.M (quận
Đống Đa, Hà Nội).

Tiêu chuẩn lựa chọn
Các trẻ có cân nặng và chiều cao phù hợp
với lứa tuổi và được xác định là sức khỏe bình
thường qua khám toàn diện và khám chuyên
khoa tim mạch.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trẻ có các bệnh lý tim mạch hoặc các
bệnh lý khác ảnh hưởng đến tim mạch(như
bướu cổ, thiếu máu, các bệnh nhiễm trùng cấp,
mãn tính) tại thời điểm ghi điện tim. Các trẻ
không chịu hợp tác và không được sự chấp
thuận của gia đình.


Nghiên cứu Y học

Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Các số liệu được xử lý theo phương pháp
thống kê y học. Sử dụng test t-student để so
sánh 2 trị số trung bình cộng. Khi P < 0,05 sự
khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê.

KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Qua khám và sàng lọc theo các tiêu chuẩn
lựa chọn và loại trừ, có 386 trẻ em từ 7 đến 15
tuổi được chọn là đối tượng nghiên cứu,
trong đó nam 198 trẻ, nữ 188 trẻ và được chia
làm 4 nhóm tuổi: 7-8 tuổi; 9-11 tuổi; 12-13
tuổi;
14-15 tuổi.
Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm
tuổi và giới
Nhóm tuổi

Giới

Tổng số

Nam
Nữ
Cách tiến hành
54
52,9%

48
47,1%
102
7  8 tuổi
Tất cả các trẻ đều được khám lâm sàng toàn
50 50%
50 50 %
100
9  11 tuổi
diện, làm các xét nghiệm cơ bản và khám các
50 50,5%
99
chuyên khoa. Khám tim mạch bao gồm nghe
12  13 tuổi 49 49,5%
tiếng tim, đo huyết áp, siêu âm tim và ĐTĐ. Ghi
40 47,1%
85
14  15 tuổi 45 52,9%
điện tim bằng máy ĐTĐ của hãng Fukuda
Tổng số
198 51,3%
188 48,7%
386
Denshi và Nihon Kolden (Nhật bản). Các điện
Nhận xét: Số lượng đối tượng và tỷ lệ nam,
cực trước tim có đường kính phù hợp với lứa
nữ giữa các nhóm tuổi không có sự khác biệt.
tuổi. ĐTĐ được ghi trong trạng thái trẻ nằm
yên, không sợ hãi.Tất cả các trẻ đều được ghi đủ
12 chuyển đạo. Quá trình mắc điện cực, ghi và

Bảng 2: Biên độ sóng Q (mm) ở một số chuyển đạo trước tim
Nhóm tuổi
TB  

V3
min --> max

1,6  0,8

0,5 -2,6

7 -8
9 -11

TB  

V4
min --> max

V5
min --> max

TB  

0,7  0,4

0,2 2,0

0,8  0,4


0,2 2,0

0,9  0,5

1,0 2,5

TB  

V6
min --> max

1,2  0,6

0,2 2,8

1,1  0,6

0,3 2,6

1  0,5

0,2 3,5

12 -13

0,7  0,3

0,6 1,3

1,0  0,5


0,3 3,3

1,0  0,2

0,3 3,3

14 -15

0,4  0,2

0,2 1,0

0,8  0,5

0,1 2,7

0,7  0,4

0,2 3,2

Chuyên Đề Nhi Khoa

185


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học


lớn nhất là 3,5 mm.

Nhận xét: ở tất cả các nhóm, tại chuyển đạo
trước tim biên độ sóng Q lớn nhất ở V6, giá trị

Bảng 3: Biên độ sóng Q (mm) ở một số chuyển đạo ngoại biên
Nhóm tuổi

D1

D3
Min --> max

AVL
min --> max

AVF
min --> max

TB  

min-->
max

TB  

78

0,6  0,3


0,2  2

1,3  0,6

0,2  3

0,9  0,5

0,3  3,0

0,9  0,4

0,2  2

9  11

0,9  0,4

0,2  2,8

1,4  0,7

0,2 5

1,2  0,6

0,3  2,8

1,1  0,5


0,2  3

12 13

0,7  0,3

0,3  1,4

1,3  0,6

0,3  4,6

0,7  0,3

0,2  1,3

0,9  0,4

0,2 3,6

14 15

0,6  0,3

0,2  1,5

1,0  0,5

0,2  3,2


TB  

TB  

1,6  1,1
0,2  3,7
0,8  0,4
0,2 3,7
trị lớn nhất ở D1 là 2,8 mm, ở D3 là 4,6 mm, và là
3,7 mm ở avL và avF.

Nhận xét: ở tất cả các nhóm, tại chuyển đạo
ngoại biên: biên độ sóng Q lớn nhất ở avR. Giá
Bảng 4: Biên độ sóng R (mm) ở các chuyển đạo ngoại biên
Nhóm tuổi

D1

D2

D3

AVR

AVL

AVF

78
(1)


5,4  1,8

11,8  2,6

8,3  3,3

1,7  0,7

2,0  1,2

9,0  2,4

1,0 11,8

4,8 20,3

1,0 17,5

0,5  3,9

0,5  11,0

3,0  18,0

5,7  1,8

12 3,2

8,5  3,6


2,1  1,0

2,5  1,0

9,9  3,3

2,2  12,5

3,5 23,5

1,0 24,0

0,5  5,0

0,5  6,2

2,0  25,0

12  13
(3)

5,7  1,7

12,1  2,9

8  3,3

1,5  0,8


2,2  1,2

9,9  3,1

2 11,4

5,5 20,8

1,0 25,4

0,3  5,0

0,5  7,5

2,8  23,6

14  15
(4)

5,1  1,7

11,1  2,3

7,3  2,9

1,7  0,7

2,1  1,2

9,0  2,4


0,7  16,0

5,7 20,2

1,0 19,0

0,5  3,9

0,5  11,0

3,0  18,0

9  11
(2)

Nhận xét: Ở các chuyển đạo ngoại biên, đối
với tất cả các nhóm tuổi, biên độ sóng R ở D2 lớn
nhất (P<0,05). Trong cùng một chuyển đạo, giữa
các nhóm kế tiếp sự khác biệt không có ý nghĩa

thống kê, trừ giữa nhóm 1 và 2, 2 và 3 ở avR,
giữa nhóm 3 và 4 ở D1.

Bảng 5: Biên độ sóng R (mm) ở các chuyển đạo trước tim
Nhóm tuổi

V1

78

(1)

5,7  2,3

11,3  4,4

17,9  6,6

20,0  5,3

15,9  4,0

12,3 3,3

0,5  15,8

1,0  25,0

4,0 35,0

7,5  39,0

6,4  32,6

5,0  22,0

9  11
(2)

4,6  2,1


9,8  3,9

15,1  5,7

20,3  5,5

16,1  3,6

12,8  2,8

0,5  12

1,0  27,5

2,2  35

5,2  45,0

6,0  40,0

6,0  25,0

3,7  1,4

9,0  2,7

11,7  3,1

15,8  3,9


17,0  4,0

14,7  3,6

0,5  9,4

2,5  18,0

4,4  22,0

6,5  27,0

2,2  30,0

4,8  25,6

3,3  1,3

8,4  3,1

10,4  3,9

13,8  4,3

13,9  4,3

12,3  3,7

0,5  10,0


1,8  21,5

3,0  24,0

4,7  33,0

4,9  26,5

3,0  26,0

12  13
(3)
14  15
(4)

V2

V3

Nhận xét: Ở chuyển đạo V1, V2, V4 biên độ
sóng R giữa các nhóm kế tiếp giảm dần có ý
nghĩa thống kê (P<0,05) trừ giữa nhóm 3 và 4. Ở
chuyển đạo V5, V6 sự khác biệt về biên độ sóng R

V4

V5

V6


giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05) trừ giữa nhóm 3 và 4 ở V5 và giữa nhóm
2 và 3 ở V6.

Bảng 6: (R + S) ở V3 và V4 (mm)
Nhóm tuổi

186

N

(R + S) ở V3

(R + S) ở V4

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

TB  

Min --> max

TB  

min --> max


78

102

27,4  6,0

10,5  47,0

25,0  5,8

10,5  47,5

9  11

100

25,1  6,5

9,8  46,5

25,9  5,5

9,0  53,0

12  13

99

23,6  6,4


8,0  42,0

23,6  5,5

8,2  41,5

14  15

85

23,4  7,3

15,8  44,0

21,3  6,2

6,0  44,0

không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) trừ giữa
nhóm 1 và 2 ở V3 và giữa nhóm 2 và 3 ở V4.

Nhận xét: tổng (R + S) ở V3 và V4 có xu
hướng giảm dần giữa các nhóm kế tiếp nhưng

Bảng 7: Biên độ sóng T(mm) ở các chuyển đạo trước tim
Nhóm tuổi

V1


V2

V3

V4

V5

V6

78

3,0  0,8

2,3  0,9

4,4  2,1

5,2  1,6

4,7  1,3

3,8  0,9

0,5  6,2

0,5  6,0

1,0 12,0


1,5 11,0

1,510,0

1,5  6,8

2,6  0,8

2,6  1,4

4,2  1,7

5,5  1,7

4,4  1,1

3,6  0,9

0,5  5,0

0,510,0

1,0  9,2

1,0 10,0

1,8  9,5

1,8 7,0


2,4  0,8

2,3  1,1

3,1  1,2

4,6  1,7

5,0  1,7

4,3  1,6

0,8  5,0

0,5  8,0

0,8  7,6

1,0 10,0

1,011,0

1,0 10,0

2,1  0,8

2,8  1,5

4,1  1,8


5,2  1,8

4,8  1,6

4,0 1,4

0,3  4,0

0,5  8,0

0,410,0

0,611

0,410,5

0,410,5

9 11
1213
1415

Bảng 8: Biên độ sóng T(mm) ở các chuyển đạo ngoại biên
Nhóm tuổi

D1

D2

D3


AVR

AVL

AVF

78

2,8  0,7

3,6  0,9

1,3  0,5

3,2  0,7

1,2  0,5

2,3  0,7

1,0  5,2

1,2  6,5

0,2  3,0

1,5  5,0

0,2  2,9


0,5  4,2

2,8  0,7

3,2  0,8

1,1  0,4

3,1  0,6

1,3  0,4

1,9  0,6

0,5 6,0

1,5  5,2

0,5  5,0

1,0  5,2

0,2  3,2

0,5  4,0

2,6  0,6

3,2  0,8


1,3  0,5

3,1  0,6

1,2  0,4

2,0  0,8

1,0 5,0

0,9 5,0

0,4  4,2

1,0 5,0

0,4  3,5

0,5  4,0

2,6  0,6

3,1  0,9

1,2  0,6

2,7  0,6

1,3  0,6


1,9  0,8

1,0 4,8

0,2  5,6

0,2  3,2

0,7  5,2

0,2  3,0

0,2  4,5

9  11
1213

1415

Bảng 9: Khoảng QT và QTc (giây) theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

QT

P

TB 
>0,05
>0,05

>0,05

QTc

P

TB  

min --> max

0,42  0,02

0,37 0,47

0,41  0,02

0,35 0,47

78

0,34  0,02

9  11

0,33  0,02

12 13

0,34  0,02


0,40  0,02

0,34 0,48

14 15

0,35  0,02

0,41  0,02

0,37 0,48

Nhận xét: Nói chung không có sự khác biệt
về QT và QTc giữa các nhóm tuổi.

Chuyên Đề Nhi Khoa

<0,05
>0,05
>0,05

BÀN LUẬN
Nghiên cứu biên độ các sóng trong phức bộ
khử cực thất QRS, chúng tôi thấy:

187


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Biên độ sóng Q khác nhau giữa các
chuyển đạo và giữa các nhóm tuổi: Ở các
chuyển đạo ngoại biên, trong mọi lứa tuổi,
biên độ sóng Q tối đa ở D1 là 2,8 mm (dao
động từ 0,6  0,3 đến 0,9  0,4); ở avL tối đa là
3,7 mm (dao động từ 0,7  0,3 đến 1,6  1,1); ở
avF tối đa là 3,7 mm (dao động từ 0,8  0,4
đến 1,1 0,5). Kết quả này phù hợp với nhận
định của Arthur.G và Davignon cho rằng ở
bất cứ lứa tuổi nào Q ở aVF phải < 4mm,
nhưng không phù hợp với nhận định của
chính các tác giả này là Q ở aVL phải <
2mm(0,2). Ở D3, chúng tôi thấy giá trị sóng Q
tối đa ở các trẻ bình thường lứa tuổi 7 đến 15
tuổi là 4,6 mm. Ở các chuyển đạo trước tim,
biên độ sóng Q lớn nhất chúng tôi đo được ở
V5 là 3,3 mm và 3,5 mm ở V6. Theo Park M.K,
giới hạn Q bình thường ở lứa tuổi 5 đến 15
tuổi là 4,7 mm tại các chuyển đạo trước tim
trái(8); còn theo Davignon giới hạn này là 4,6
mm(2). Theo chúng tôi giới hạn biên độ sóng Q
bình thường dưới 5 mm là hợp lý.
Biên độ R và S theo các nhóm tuổi tại một số
chuyển đạo được trình bày trong các bảng 4,5,6.
Kết quả cho thấy biên độ R khác nhau tuỳ từng
chuyển đạo và lứa tuổi. Tại các chuyển đạo
ngoại biên trong cùng nhóm tuổi, biên độ sóng
R cao nhất ở chuyển đạo D 2 và cao hơn có ý

nghĩa so với các chuyển đạo ngoại biên khác (P
< 0,05). Tại các chuyển đạo trước tim phải, sóng
R có biên độ cao nhất là 7 mm ở V1. Biên độ
sóng R ở V1 giảm dần theo lứa tuổi từ 5,5  2,3
mm ở nhóm 7 - 8 tuổi đến 3,3  1,3 mm ở nhóm
14 - 15 tuổi. Sự khác biệt giữa các nhóm kế tiếp
có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Biên độ sóng S
cũng có xu hướng càng giảm dần ở nhóm tuổi
càng lớn từ 10,0  3,3 mm ở nhóm từ 7 - 11 tuổi
đến 7,6  2,9 mm ở nhóm 14 -15 tuổi. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ R/S ở
V1,V2 cũng có xu hướng giảm dần.Kết quả này
phù hợp với Arthur. G và một số các tác giả
khác(0,2,8,7). Tại các chuyển đạo trước tim trái (V5,
V6) sự khác biệt về biên độ sóng R giữa các
nhóm không có ý nghĩa (trừ giữa nhóm 12 -13

188

tuổi với nhóm 14 -15 tuổi ở V5 và giữa nhóm 9 11 tuổi và nhóm 12 -13 tuổi ở V6).Tuy nhiên dễ
dàng nhận thấy trong cùng nhóm tuổi biên độ
sóng R thường lớn nhất ở V4, V5. Biên độ sóng
R tối đa chúng tôi gặp ở V4 là 45mm, ở V5 là
40mm và 26mm ở V6. Biên độ sóng S giữa các
nhóm không theo chiều hướng giảm rõ rệt ở các
chuyển đạo trước tim trái. So sánh với tác giả
Arthur.G kết quả của chúng tôi tương đối phù
hợp(4). Ở chuyển đạo trước tim phải thì ngược
lại: Giá trị RV6+ SV1 trong nghiên cứu này dao
động từ 7, 8--> 43,4 mm, giá trị RV5 + SV1 dao

động từ 9,1 --> 54 mm. Giữa các nhóm kế tiếp
tổng giá trị (R V6 + S V1) và tổng giá trị (R V1 + S
V5) không có sự khác biệt có ý nghĩa (trừ tổng
giá trị (R V1 + S V5) ở nhóm 9 -11 tuổi so với
nhóm12 -13 tuổi). Kết quả này của chúng tôi
phù hợp với tác giả Arthur.G(4). Bảng 6 cũng chỉ
ra tổng giá trị biên độ trung bình của (R + S) ở
các chuyển đạo chuyển tiếp (V3,V4). Chúng tôi
nhận thấy: tổng (R+S) ở V3, V4 có xu hướng
giảm dần giữa các nhóm kế tiếp nhưng không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) trừ giữa nhóm 1
và 2 ở V3 và giữa nhóm 2 và 3 ở V4. Trong 4
nhóm trẻ từ 7 đến 15 tuổi, tổng các trị số tuyệt
đối biên độ (R + S) tối đa chúng tôi gặp ở các
chuyển đạo chuyển tiếp là 53 mm. Kết quả của
chúng tôi phù hợp với tác giả Arthur.G(4)
Điều này cũng dễ hiểu vì ở người bình
thường với liên quan giữa 2 thất bình thường,
thì lực của thất phải hướng về phía trước và
sang phải. Lực hướng về phía trước thể hiện
bằng chiều cao của sóng R ở V1, lực hướng về
phía bên phải được thể hiện bằng chiều cao
sóng S ở v6. Ngược lại lực của thất trái hướng
về trái và ra sau biểu hiện bằng sóng R ở V6
và S ở V1. Lực của thất trái cũng biểu hiện
bằng tổng trị số tuyệt đối của RV6 + SV1 và
RV5 + SV1. Tại các chuyển đạo chuyển tiếp
(V3,V4) biên độ R và S tương đương nhau ghi
nhận sự hoạt động của cả 2 thất. Khi tổng giá
trị tuyệt đối của biên độ R và S ở các chuyển

đạo này tăng cao là biểu hiện của dày 2
thất.Theo Katz – Wachtel, khi (R + S) ở chuyển
đạo chuyển tiếp lớn hơn 50mm là bất thường.

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Nhưng với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi
tán thành quan điểm cho rằng do thành ngực
trẻ em mỏng hơn người lớn nên biên độ các
sóng cao. Vì thế tổng đại số (R + S) ở các
chuyển đạo chuyển tiếp > 60 mm ở lứa tuổi 7
đến 15 mới được coi là bất thường. Do đó để
đánh giá dầy 2 thất không chỉ dựa vào chỉ số
Katz - Wachtel mà còn dựa vào các bất thường
khác kết hợp trên điện tâm đồ như: trục QRS,
tư thế tim, tỷ lệ R/S ở các chuyển đạo trước
tim, vị trí các chuyển đạo chuyển tiếp, chiều
xoay của mỏm tim vv…Việc áp dụng các chỉ
số chẩn đoán dầy thất ở người lớn và chỉ xét
riêng tiêu chuẩn về biên độ các sóng cho trẻ
em là hoàn toàn không chính xác(9,3,8).
Trên ĐTĐ, sóng T biểu hiện quá trình tái cực
của thất. Bình thường sóng T là một sóng mềm
mại, đầu tù, có 2 sườn không đối xứng với sườn
lên thoai thoải và sườn xuống hơi dốc hơn. Thời
gian sóng T được đo từ đầu đến cuối sóng và
thường dài nhất trong các sóng ĐTĐ, vì thế T
thường được coi là sóng chậm. Các tác giả cũng

nhận thấy, đánh giá T bình thường hay bệnh lý
chủ yếu dựa vào biên độ và hình dáng sóng T
còn thời gian sóng T ít giá trị hơn(9,4,3,2,5,7). Vì thế
chúng tôi không đề cập đến thời gian của sóng
T trong nghiên cứu này. Biên độ sóng T rất khác
nhau tuỳ theo lứa tuổi và chuyển đạo. Tại
chuyển đạo ngoại biên, biên độ sóng T tối đa
chúng tôi đo được là 6,5 mm và ở chuyển đạo
trước tim là 12 mm. Các tác giả Arthur.G và
Davignon cho rằng T cao bất thường khi >7 mm
ở ngoại biên và > 10 mm ở chuyển đạo trước
tim(4,2). Theo chúng tôi, trẻ em Việt nam thành
ngực mỏng hơn nên biên độ sóng R,S ở các
chuyển đạo trước tim lớn hơn so với trẻ em các
nước Âu - Mỹ chính vì thế biên độ sóng T ở các
chuyển đạo trước tim cũng cao hơn so với các
kết quả nghiên cứu của nước ngoài. Tuy vậy
biên độ sóng T tối thiểu của chúng tôi ở chuyển
đạo trước tim là 0,3 mm, thấp hơn nhiều so với
các tác giả kể trên mà chúng tôi chưa giải thích
được. Chúng tôi cũng nhận thấy: trong cùng
một nhóm tuổi, biên độ sóng T ở chuyển đạo
ngoại biên thường nhỏ hơn ở chuyển đạo trước

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

tim. Trong 12 chuyển đạo, biên độ sóng T
thường lớn nhất ở V5 nơi sóng R cũng thường

có biên độ lớn nhất. Nói chung trong đa số
trường hợp biên độ sóng T tương đương1/4
1/3 biên độ sóng R.
Khoảng QT biểu hiện thời gian hoạt động
hay thời gian tâm thu điện học của thất, cần
được đo ở chuyển đạo nào có QT dài nhất.
Nhưng trên thực tế không phải mọi trường
hợp đều dễ dàng xác định điểm kết thúc của
sóng T. Trong nghiên cứu này chúng tôi đo và
lấy QT ở chuyển đạo nào mà có sóng T rõ
nhất và khoảng QT này lớn nhất. Thường thì
ở các chuyển đạo D2, D3, V4, V5 thấy hình
ảnh sóng Q, T rõ nhất nên cho giá trị cao nhất.
Kết quả cho thấy ở nhóm tuổi 7 đến 15,
khoảng QT trung bình từ 0,33

 0,02

s đến

0,35  0,02 s và sự khác biệt giữa các nhóm
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy
nhiên so sánh với các nhóm từ sơ sinh đến 6
tuổi thì thời gian QT có xu hướng tăng dần
theo tuổi do nhịp tim của trẻ chậm dần và đạt
giá trị gần như người lớn khi trẻ 14 - 15 tuổi.
Khoảng QT thay đổi theo nhịp tim. Do đó
người ta tính QTc (QT đã điều chỉnh theo nhịp
tim). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, ở
nhóm7 đến 15 tuổi QTc dao động từ 0,34 0,48

s. Kết quả này của chúng tôi hơi cao hơn so với
một số nghiên cứu khác. Theo Myung.K.P và
Guntheroth ở trẻ em bình thường QTc tối đa là
0,44s(8). Sự khác nhau trong đánh giá khoảng QTc
ở trẻ em có thể do vấn đề kỹ thuật đo còn chưa
thống nhất hoặc một số tác giả tính QTc theo
công thức khác nhau (ví dụ công thức Hegglin
và Holsman QTc= 0,39. RR ). Giá trị QT tối đa
trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm 7 đến 15
tuổi là 0,48s.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ĐTĐ ở 386 trẻ bình thường,
khoẻ mạnh từ 7 đến 15 tuổi, chúng tôi nhận
thấy:
- Tại các chuyển đạo ngoại biên, biên độ
sóng Q tối đa ở D1 là 2,8mm, ở aVL và aVF là

189


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

3,7 mm. Tại các chuyển đạo trước tim biên độ Q
tối đa là 3,5 mm.
- Ở các chuyển đạo ngoại biên, biên độ sóng
R lớn nhất ở chuyển đạo D2; còn đối với chuyển
đạo trước tim biên độ R lớn nhất ở V4, V5. Tỷ lệ

R/S giảm dần ở các chuyển đạo trước tim phải
và tăng dần ở các chuyển đạo trước tim trái.
Tổng giá trị RV6 + SV1 tối đa là 45,5 mm. Tại các
chuyển đạo chuyển tiếp (V3,V4) tổng đại số R+S
tối đa là 53,0 mm.
- Biên độ sóng T lớn nhất ở ngoại biên là 6,5
mm, ở trước tim là 12mm.
- Khoảng QT trung bình từ 0,33  0,02s đến
0,35  0,02 s. Khoảng QTc dao động từ 0,34
0,48 s.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

5.

6.

7.
8.
9.

190

Bộ môn Nhi. (2000) Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em. Nhi khoa; tập
3; Nhà xuất bản Y học,Trg 106-123.

Davignon A, Rautaharju P et al (1979): Normal ECG standards for
infants and children. Pedtr. Cardiol. 1, 123-152.
Fish C.(1984) Electrocardiography, Heart disease. A text book of
Cardiovascular medicine. Second edition.Braunwald, WB.
Sauder company, 195-257.
Garson JrA. (1983) The normal electrocardiogram.The ECG in
infants and children: A systematic Approach; Lea- Febiger.
Philadelphia, 61-82.
Liebman J; Plonsy R(1983) Electrocardiography. Moss' Heart
disease in Infant, Children and Adolescents, 3rd edit. William &
Wilkins, Baltimore- London, 18-57.
Okuni M et al (1986). Electrocardiographic studies in normal
children and adolescents; International business machine Corp.;
1986.
Park MK (1997); Electrocardiography, Ped. cardiology handbook
3rd edit; Mosby,1997,34- 51.
Park MK; Guntheroth WG (1990) How to read Pediatric ECG's,
3rd edit. Saint Louis Mosby- year book
Trần Đỗ Trinh, Trần văn Đồng (2000) Hướng dẫn đọc điện tim
(Tái bản lần thứ 7). Nhà xuất bản Y học.

Chuyên Đề Nhi Khoa



×