Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát các yếu tố liên quan đến khả năng sống sau 05 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng được chẩn đoán - điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2002 được theo dõi đến năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.98 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG SỐNG
SAU 05 NĂM CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN - ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ NĂM 2002 ĐƯỢC
THEO DÕI ĐẾN NĂM 2007
Võ Hoàng Nhân*, Nguyễn Thị Ngọc Phượng**
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Ung thư buồng trứng là một vấn ñề sức khỏe quan trọng tại các quốc gia phát triển và ñang phát
triển. Kết quả ñiều trị thường rất xấu và có hơn 60% bệnh nhân tử vong trong thời gian 5 năm. Do ñó chúng tôi tiến
hành khào sát này nhằm tìm hiểu vấn ñề trên.
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan ñến khả năng sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng
ñược chẩn ñoán và ñiều trị tại bệnh viện Từ Dũ năm 2002 ñược theo dõi ñến năm 2007.
Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Đa số bệnh nhân ñều ở Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 33,33%. Độ tuổi mắc bệnh thường gặp từ 41
ñến 50, chiếm 49,50%. Tỉ lệ bệnh nhân chưa sinh con và sinh con từ 2 lần trở xuống chiếm ñến 71%. Triệu chúng lâm
sàng thường gặp nhất là sờ thấy khối u hạ vị, chiếm ñến 60%. Đa số ñược chẩn ñoán theo FIGO ở giai ñoạn II và III,
chiếm gần 50%. Chỉ có khoảng 59,42% các trường hợp có tái khám ñịnh kỳ tại Viện sau ñiều trị. Ghi nhận khoảng
1,5% trường hợp tái phát và có 3% trường hợp tử vong sau 05 năm ñiều trị.
Kết luận: Bệnh nhân thường ñến khám bệnh khi khả năng “chịu ñựng” của cơ thể bắt ñầu thấy mệt mỏi. Nên
thường bệnh ñã vào giai ñoạn bệnh tiến xa. Việc ñiều trị vì vậy rất khó khăn và tốn kém. Bệnh nhân thường không tuân
thủ ñiều trị do ñó việc ñánh giá kết quả ñiều trị và tiên lượng bệnh rất khó khăn. Nguyên nhân chính mà chúng tôi gặp
là do vấn ñề về kinh tế.
Từ khóa: Ung thư buồng trứng, khối u hạ vị, FIGO.
ABSTRACT

EVALUATING RELATED FACTORS OF SURVIVING ABILITY AFTER 05 YEARS OF
PATIENTS SUFFERING FROM OVARIAN CANCER TREATED AT TU DU HOSPITAL
FROM 2002 TO 2007


Vo Hoang Nhan, Nguyen Thi Ngoc Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 60 - 68
Introduction: Ovarian cancer is an important health problem in developed countries and developing countries.
Treatment results are often very bad and there are more than 60% of patients die within 5 years. Therefore, we
conducted this survey to find out problems.
Objective: Evaluating related factors of surviving ability after 5 years of patients suffering from ovarian cancer
treated at Tu Du hospital from 2002 to 2007.
Methods: Cross-sectional Study
Results: Most patients in Ho Chi Minh City, about 33.33%. The age of infection is from 41 to 50, about 49.50%.
The rate of patients unborn children and below two children is 71%. Most common clinical symptoms are pelvic tumor,
about 60%. Most are diagnosed by FIGO in Stage II, III, about 50%. Only about 59.42% of cases are periodically reexamined at hospital after treatment. Recorded 1.5% of recurrent cases and 3% of deaths in 05 years after treatment.
Conclusion: Patients often come to the doctor when they can not to tolerate by themselves. So that the stage of
disease is usually too late. Consequently, the treatment is very difficult and ineffective. Patients often do not comply
with the treatment so we have a lot of obstacles when we do assessment or prognosis. The main reason is due to
economic problems.
Key words: Ovarian cancer, Pelvic tumor, International Federation of Gynecology and Obstetrics.

* Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.Hồ Chí Minh
** Hội Nội Tiết Sinh Sản và Vô Sinh Tp.Hồ Chí Minh (HOSREM)
Liên hệ tác giả: Bác sĩ Võ Hoàng Nhân. ĐT: 093210 9888. Email:

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010

60


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng là một vấn ñề sức khỏe cực kỳ quan trọng tại các quốc gia phát triển và ñang phát triển trên
toàn thế giới hiện nay(4).
Ở phương Tây, trong một nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng ung thư buồng trứng hiện ñứng hàng thứ VI trong tất
cả các lọai ung thư ở phụ nữ và ñứng hàng thứ III trong các ung thư phụ khoa. Nhưng lại là lọai ung thư gây tử vong
hàng ñầu trong nhóm này(17). Tại Pháp vào năm 1982, trong một nghiên cứu cho thấy 6/100.000 phụ nữ trong ñộ tuổi
36 – 64 mắc bệnh này(5). Trong khi ñó, tại Mỹ thì số trường hợp mới mỗi năm là 14,2/100.000 phụ nữ da trắng và
9,3/100.000 phụ nữ da màu(2). Chỉ riêng năm 1999, ñã có hơn 25.200 trường hợp mới ñược phát hiện và hơn 14.500
phụ nữ ñã chết vì căn bệnh ung thư này(9).
Sự gia tăng xuất ñộ mắc bệnh và tử vong của bệnh ung thư buồng trứng ñã ñược khảo sát trên 30 năm qua
tại rất nhiều quốc gia của Châu Âu và Châu Á cho thấy xuất ñộ cao nhất ở các nước phương Tây và thấp nhất là
tại Nhật Bản(17).
Riêng tại Việt Nam, trong một nghiên cứu ñược tiến hành từ năm 1991 ñến 1995 tại Bệnh viện Ung Thư Hà Nội
ñã xác ñịnh xuất ñộ của Ung thư buồng trứng là 3,6/100.000 dân và chiếm hơn 4% tổng số Ung thư của phụ nữ(10).
Do các ñặc ñiểm ñặc thù về cấu trúc giải phẫu học – buồng trứng nằm ở vị trí rất kín ñáo – diễn tiến bệnh thường
rất âm thầm nên ña số bệnh nhân khi phát hiện hay ñến khám thường rất rất trễ(8). Đã có hơn 70% bệnh nhân ung thư
buồng trứng ñược phát hiện và chẩn ñoán ở giai ñoạn III và IV của bệnh. Nên do ñó, tiên lượng bệnh và kết quả ñiều trị
thường rất hạn chế(12).
Tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, ung thư buồng trứng ñứng hàng thứ IV, chiếm hơn 5% tổng
số các Ung thư của phụ nữ(7). Trong các loại ung thư buồng trứng thì: ung thư biểu mô là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao
nhất với hơn 90% các trường hợp bệnh. Và ña số bệnh nhân ñến khám ñều ở giai ñoạn muộn, do vậy có hơn 60% các
trường hợp ñã tử vong sau 05 năm(16). Ung thư buồng trứng loại biểu mô là ñáng chú ý nhất vì sự lan tràn xuyên phúc
mạc và trong ổ bụng. Di căn ñầu tiên có thể ñến buồng trứng bên còn lại, gieo rắc nỗi sợ hãi cho phúc mạc vùng chậu,
bàng quang, túi cùng sau và dọc theo rãnh ñại tràng hai bên mạc nối lớn, vòm hoành dẫn ñến khả năng sống sót của
những trường hợp giai ñọan muộn là rất kém khả quan(11).
Việc khảo sát các yếu tố liên quan ñến khả năng sống sót sau 05 năm ở bệnh nhân Ung thư buồng trứng sẽ giúp
ích phần nào trong việc phát huy tối ña những yếu tố tích cực ñể tăng tỷ lệ sống sót sau 05 năm ñược chẩn ñoán, ñiều
trị và qua ñó cũng hạn chế phần nào những tác nhân tiêu cực có ảnh hưởng ñến tiên lượng và kết quả ñiều trị của bệnh
nhân. Từ ñó giảm bớt chi phí, gánh nặng cho toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân.

Do vậy, chúng tôi quyết ñịnh chọn ñề tài “Khảo sát các yếu tố liên quan ñến khả năng sống sót sau 05 năm của
bệnh nhân ,60
17,39
5,80
23,20
100

Nhận xét:
Rất ít trường hợp ñược phát hiện và chẩn ñoán ở giai ñoạn sớm của bênh. Trong mẫu nghiên cứu này chỉ có
khoảng hơn 15% trường hợp ñược chẩn ñoán ở giai ñoạn I.
Trong khi ñó lại có gần 60% trường hợp ñược phát hiện và chẩn ñoán ở các giai ñoạn muộn của bệnh (giai ñoạn

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010

64


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học

II, III và IV).
Về vị trí di căn
Bảng 8: Phân bố mẫu theo vị trí di căn.
Vị trí
Trường hợp
Không di căn
49
Mạc nối lớn

16
Tử cung
07
Xâm nhập vỏ bao
01
Hạch
01
Thanh mạc
03
Vòi trứng
02
Mô thần kinh
01
Phúc mạc
01
Ruột thừa
01
69

Tỷ lệ (%)
71,00
23,20
10,14
1,45
1,45
4,35
2,90
1,45
1,45
1,45

100

Nhận xét:
- Đa số các trường hợp trong mẫu nghiên cứu này chúng tôi không ghi nhận nhiều về sự di căn của bệnh với tỷ lệ
không di căn lên ñến trên 70%.
- Tuy nhiên, tỷ lệ di căn mạc nối lơn khá cao, chiếm hơn 20% tổng số 69 trường hợp.
Về phương pháp, phác ñồ và kết quả ñiều trị
Phương pháp
Phẫu I – Hóa – Phẫu II (±) – Hóa (±).
- Tất cả 69 bệnh nhân ñều ñược phẫu trị, trong ñó: (1) phẫu thuật triệt ñể (cắt tử cung + 2 phần phụ) ngay tại lần
thứ nhất là 11 trường hợp, chiếm gần 16% và (2) phẫu thuật lần thứ hai sau hóa trị chiếm hơn 65%.
- Trong ñó có 1 trường hợp (ñã ñược chẩn ñoán Ung thư buồng trứng IIIc, U xoang nội bì có di căn vòi
trứng + mạc nối lớn) chuyển sang ñiều trị và theo dõi tại Bệnh viện Ung Bướu Tp.Hồ Chí Minh.
Phác ñồ Hóa trị
- Có tổng cộng 66 trường hợp ñược hóa trị sau Phẫu thuật, chiếm hơn 95%.
- Trong ñó, có một số trường hợp ñã ñược bác sĩ ñiều trị cho sử dụng nhiều hơn 1 phác ñồ khi ñiều trị cho bệnh
nhân. Do ñó chúng tôi ghi nhận ñến 76 lượt phác ñồ ñã ñược thực hiện cho 66 trường hợp thưc hiện hóa trị nêu trên.
- Sau ñây là bảng phân bố mẫu theo phác ñồ ñiều trị:
Bảng 9: Phân bố mẫu theo phác ñồ ñiều trị
Phác ñồ
Trường hợp
Tỷ lệ (%)
BEP
11
14,47
BEP-TAXOLCARBO
15
19,74
BEP-PCE07
9,21

TAXOLCARBO
PCE/A-BEP
13
17,10
CP
10
13,16
CP-PCE
02
2,63
PCE/A
03
3,95
VAC
05
6,58
TOXOLCARBO
10
13,16
76
100
Nhận xét:
- Có ñến 46 lượt phác ñồ BEP (chiếm hơn 60%) ñược các bác sĩ ñiều trị ñã sử dụng cho bệnh nhân.
- Có 03 trường hợp không ñồng ý hóa trị do sợ tác dụng phụ của thuốc.
Kết quả ñiều trị
- Về tái phát: Chúng tôi ghi nhận ñược 01 trường hợp tái phát có di căn vùng chậu, chiếm 1,50%. Tuy nhiên ca

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010


65


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học

này, trước ñây ñược chẩn ñoán là Ung thư buồng trứng thứ phát do Ung thư dạ dày di căn xuống.
- Về bỏ dỡ ñiều trị: Trong tổng số 66 trường hợp của mẫu nghiên cứu trên, chúng tôi ghi nhận ñược có 25 trường
hợp (chiếm 37,88%) ñược ñiều trị theo phác ñồ không liên tục và có ñến 15 trường hợp trong số này (chiếm 60%) ñã tự
ý ngưng ñiều trị hoặc mất dấu sau lần tái khám ñầu tiên. Và như trên ñã nói, có 03 trường hợp không ñồng ý hóa trị vì
sợ tác dụng phụ của hóa chất, chiếm hơn 4,34%.
- Về theo dõi sau ñiều trị: Như vậy, chỉ có 41 trường hợp, chỉ chiếm gần 60% tổng số các trường hợp ñược chẩn
ñoán là có tái khám ñịnh kỳ và thường xuyên tại Bệnh viện.
- Về kết quả ñiều trị và tỷ lệ sống còn sau 5 năm: Thực hiện ghi nhận kết quả qua thư phúc ñáp, ñiện thọai trưc
tiếp và ñiều tra tại gia, chúng tôi ghi nhận như sau: (1) Trong tổng số các trường hợp có tái khám ñịnh kỳ tại viện thì
không có trường hợp tử vong nào ñược ghi nhận. (2) Trong số 15 trường hợp mất dấu, bỏ dỡ ñiều trị sau lần ñầu tiên,
có 02 trường hợp, chiếm 13,33% (2/15) ñã tử vong sau 5 năm. Với các chẩn ñoán ban ñầu lần lượt là Ung thư buồng
trứng giai ñoạn IIIb và IIIc.
BÀN LUẬN
Về mục tiêu nghiên cứu
Phù hợp vá xác thực với thực trạng Ung thư phụ khoa ở Việt Nam nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng vì
trước ñây tần suất Ung thư buồng trứng ở khu vực Châu Á thường thấp hơn các nước thuộc khu vực Châu Âu hay Bắc
Mỹ (1). Tuy nhiên, tỷ lệ này ngày càng có chiều hướng ngược lại (9). Và ñiều ñó ñặt ra cho chúng ta mối quan tâm lớn
cho việc phòng chống các loại Ung thư phụ khoa và ñặc biệt là hiệu quả của việc ñiều trị Ung thư buồng trứng cần phải
ñược cải thiện (13).
Về phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi chọn phương pháp và thiết kế nghiên cứu này vì các lợi ích của nó như: cỡ mẫu rõ ràng, thuận lợi cho
việc thu thập số liệu từ ñó số liệu hết sức trung thực vì dễ kiểm tra và ñối chiếu,…Tuy nhiên, chúng tôi cũng ñã rất bị
ñộng về dữ liệu do phải hối cứu hồ sơ trong thời gian dài, mà hồ sơ bệnh án lại phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm

cũng như trách nhiệm của người viết bệnh án ban ñầu. Hơn nữa, công tác liên hệ với bệnh nhân cũng vô cùng khó khăn
trở ngại.
Về ñặc ñiểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
Dịch tễ học
Ung thư buồng trứng nói chung và ung thư biểu mô buồng trứng nói riêng là mối nguy hiểm hàng ñầu trong ung
thư sinh dục nữ (6).
Dân số học
Kết quả nghiên cứu cho thấy ung thư buồng trứng có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, trải dài trên diện rộng
có tuổi nhỏ nhất là 13 và lớn nhất là 70 tuổi với xuất ñộ thường gặp nhất là 41 ñến 60. Điều này phù hợp với ña số các
kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước (1,17).
Bên cạnh ñó, về phân bố nơi cư ngụ, ta thấy nếu tính theo ñịa giới hành chính thì Tp.Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao
nhất, nhưng nếu tính theo mật ñộ dân cư thì tỷ lệ này chưa mang lại ý nghĩa vì với khu vực Miền Tây hay Miền Đông
thì xuất ñộ lại gấp nhiều lần so với thành phố. Kết quả này cũng khá phù hợp với các nghiên cứu của Vũ Thị Kim Chi
và Nguyễn Đình Tường Lân trước ñây(9).
Chúng tôi vẫn chưa ghi nhận ñược bất kỳ một nghiên cứu trên thế giới nào cho thấy sự tương quan giữa nghề
nghiệp và Ung thư buồng trứng.
Về ñặc ñiểm lâm sàng và cận lâm sàng
Dấu hiệu khởi bệnh
Diễn tiến của khối U buồng trứng thường rất âm thầm. Đa phần bệnh nhân ñến vì phát hiện thấy có một khối u ở
hạ vị, chiếm gần 60% các trường hợp. Do ñó, bệnh nhân thường ñến khám ñều ở những giai ñoạn khá trễ. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có ghi nhận ñối với dấu hiệu ñau bụng chỉ chiếm khoảng gần 16%, tuy nhiên trong những
nghiên cứu khác cho ta kết quả ña số bệnh nhân có khởi phát bệnh là dấu chứng ñau bụng và sau ñó mới là dấu hiệu có
khối u ở vùng hạ vị. Ở ñây có một ñiều cần phải nhấn mạnh và ñặc biệt chú ý hơn nữa là có ñến hơn 15% bệnh nhân
không có triệu chứng gì bất thường và chỉ ñược tình cờ phát hiện qua việc khám bệnh ñịnh kỳ. Điều này cho thấy vai
trò hết sức quan trọng của việc khám ñịnh kỳ trong việc tầm soát các ung thư phụ khoa, ñặc biệt là việc tầm soát ung
thư buồng trứng và làm ngay các bước cơ bản khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ(14).
Tiền căn bản thân và gia ñình
Tình trạng hôn nhân, tuổi có kinh ñầu tiên và kể cả tiền căn của gia ñình ñến thời ñiểm hiện tại vẫn chưa có một
nghiên cứu nào cho thấy có sự liên quan ñến tình trạng của bệnh Ung thư buồng trứng. Trong lọat nghiên cứu này,
chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp có chị ruột bị ung thư ñường tiêu hóa nhưng ñiều này cũng chưa thể phản ánh ñược sự

liên hệ của bệnh. Có một ñiểm mà chúng ta nên cùng nhau bàn luận thêm ở ñây là chúng tôi ghi nhận ñược rằng tỷ lệ

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010

66


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học

bệnh nhân chưa sinh con lần nào hoặc sinh từ 2 con trở xuống chiếm tỷ lệ ñặc biệt rất cao, hơn 75%. Phải chăng ñiều
này có liên quan ñến tình trạng giảm yếu tố bảo vệ của buồng trứng trước các nguy cơ. Và thực tế cho thấy ñiều này
cũng rất phù hợp với tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho rằng sinh nhiều con cũng có thể là một yếu tố
tích cực nhằm bảo vệ buồng trứng (3). Tuy vậy, kết quả này không phù hợp với các tác giả trong nước mà ñiển hình ở
ñây là các kết quả của Nguyễn Đình Tường Lân, tác giả cho rằng tỷ lệ sinh 2 con trở xuống chỉ chiếm một tỷ lệ rất
thấp. Sở dĩ có tình trạng này có lẽ vì tác giả thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Ung Bướu, nơi có nhiều bệnh nhân ở
Tỉnh nên tỷ lệ sinh ñẻ thường cao. Trong khi ñó theo Nguyễn Huy Bạo và nghiên cứu của Nguyễn Đình Tường Lân
thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ thì kết quả của chúng tôi là tương ñồng.
Đặc ñiểm mô học
Ung thư biểu mô buồng trứng loại Carcinôm tuyến dịch trong chiếm một tỷ lệ rất cao, với hơn 26% các trường
hợp. Trong khi ñó, Carcinôm tuyến bọc dịch nhầy cũng chiếm hơn 20%. Điều này rất phù hợp với ña số các nghiên
cứu của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam chúng ta(15,7,18). Có một ñiểm cần lưu ý là ñối với nhóm tuổi dưới 20,
chúng tôi ghi nhận ñược ñặc ñiểm mô học của nhóm tuổi này ña số là U tế bào mầm, chiếm trên 71%. Còn ñối với
nhóm trên 20 tuổi thì kết quả mô học như ta ñã ñề cập phía trên.
Đặc ñiểm ñánh giá giai ñoạn theo FIGO
Việc ñánh giá giai ñoạn thường rất khó khăn và phức tạp. Trong loạt nghiên cứu này, chúng tôi ñã ghi nhận
ña phần là Ung thư buồng trứng ở giai ñoạn III và IV, chiếm hơn 35% tổng số các trường hợp. Tuy kết quả này
thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu trước ñây tại Việt Nam, ñặc biệt là nghiên cứu của Bệnh viện Ung

Bướu năm 2002 cho thấy có hơn 67% bệnh ñược chẩn ñoán ở giai ñoạn III và IV(7). Điều này cũng có thể lý giải
ñược là nằm ở nguyên nhân khách quan chính là do ý thức về bệnh tật, ý thức về khám bệnh ñịnh kỳ, ñến cơ sở y
tế khi thấy có bất thường của người dân ngày càng ñược nâng cao cũng như sự hiệu quả của các chương trình
chăm sóc sức khỏe nhân dân trên diện rộng(12). Tuy nhiên, những ñiều này cần phải ñược phát huy liên tục, tập
trung hơn nữa ñể có thể phát hiện bệnh ở những giai ñoạn ban ñầu nhằm nâng cao khả năng sống cũng như cắt
giảm chi phí của cá nhân và xã hội.
Kết quả ñiều trị
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ lâm sàng sẽ chọn phương án ñiều trị sao cho hiệu quả nhất.
Ở ñây tất cả các trường hợp ñiều ñược phẫu trị triệt ñể trong lần phẫu thuật thứ I hoặc thứ II, tùy theo từng
trường hợp cụ thể. Và sau ñó cũng ñều ñược thực hiện hóa trị bằng các phác ñồ khác nhau, tuy nhiên vẫn còn có
ñến 03 trường hợp, chiếm gần 4% ñã không ñồng ý thực hiện hóa trị chỉ vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc. Điều
này ñặt ra cho các nhà chuyên môn, quản lý Ung thư cần phải có biện pháp, phác ñồ cụ thể rõ ràng hoặc các bác
sĩ ñiều trị cần phải ñược trang bị ñầy ñủ hơn nữa kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân có trình ñộ chưa cao, sao cho tất
cả những trường hợp ñã phát hiện ñều ñuợc ñiều trị ñúng theo phác ñồ một cách triệt ñể nhất. Cũng chính vì sự
hạn chế trong công tác này nên ñã có hơn 9 loại phác ñồ hóa trị khác nhau với hơn 76 lượt sử dụng chỉ cho với
66 trường hợp. Mà trong ñó phác ñồ BEP ñược sử dụng nhiều nhất với hơn 65% lượt sử dụng. Và ñã có ñến 25
trường hợp (chiếm 37,88%) ñược ñiều trị theo phác ñồ không liên tục và có ñến 15 trường hợp trong số này
(chiếm 60%) ñã tự ý ngưng ñiều trị hoặc mất dấu sau lần tái khám ñầu tiên. Với 41 trường hợp còn lại, chiếm
gần 60% có sự tái khám ñịnh kỳ và thường xuyên tại viện sau ñiều trị, chúng tôi không ghi nhận ñược trường
hợp tử vong nào trong thời gian thực hiện nghiên cứu trên. Tuy nhiên vì cỡ mẫu nhỏ và số lượng bệnh nhân theo
dõi thấp cộng với các ñiều kiện khác nhau nên chúng tôi chưa thể khẳng ñịnh việc tái khám ñịnh kỳ có tương
quan ñến khả năng sống còn của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong số 15 trường hợp mà chúng tôi mất dấu sau lần
ñiều trị ñầu tiên, chúng tôi ñã liên lạc lại ñược với tất cả những trường hợp này và ñã ghi nhận ñược 02 trường
hợp tử vong trong hơn 3 năm sau ñợt ñiều trị ñầu tiên ñó. Điều này cũng nói lên công tác theo dõi và quản lý
bệnh nhân sau chẩn ñoán, ñiều trị còn nhiều bất cập và hạn chế của ngành.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân thường ñến khám và ñược phát hiện khi khả năng chịu ñựng của cơ thể bắt ñầu mệt mỏi và quá
sức. Do ñó, bệnh ñược phát hiện thường ở những giai ñoạn muộn và tình trạng của bệnh ñã tiến xa. Nên việc ñiều
trị vì vậy thật sự rất khó khăn và tốn kém. Điều này ñã ảnh hưởng vô cùng to lớn ñến khả năng sống của bệnh
nhân sau ñiều trị dẫn ñến rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho cá nhân, gia ñình bệnh nhân nói riêng và xã hội nói chung.

Tất cả mọi người ñều biết, nếu bệnh Ung thư ñược tầm soát ñầy ñủ và ñược phát hiện sớm, kịp thời thì tiên lượng
của bệnh và công tác ñiều trị sẽ tốt hơn rất rất nhiều kéo theo vô số ñiều tích cực cho ngành và xã hội.
Bệnh nhân thường rất hay không tuân thủ ñầy ñủ chế ñộ ñiều trị. Do ñó, việc ñánh giá, lượng giá và nghiên cứu
tiên lượng lẫn các kết quả của ñiều trị là vô cùng trở ngại, khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu mà chúng tôi ghi nhận ñược
ñó chính là yếu tố về kinh tế. Điều này lại ñặt ra cho chính phủ về công tác bảo hiểm xã hội toàn dân trong công tác
chăm sóc sức khỏe người dân.
Đề xuất
Đối với chính phủ: Cần phải xây dựng ñược một chính sách bảo hiểm xã hội toàn dân ñể tất cả mọi người dân dù

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010

67


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010

Nghiên cứu Y học

giàu dù nghèo ñều phải có ñược cơ hội ngang bằng nhau trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Đặc biệt là chi
phí ñiều trị các bệnh về Ung thư, không phải người dân nào cũng có thể tiếp cận ñược.
Đối với ngành y tế: Cần phải nhanh chóng triển khai các nghiên cứu mang tính ứng dụng cao ñể ñưa ra các giải
pháp cụ thể, hiệu quả trong công tác tầm soát, phát hiện, ñiều trị và theo dõi cho các bệnh Ung thư nói chung và Ung
thư phụ khoa nói riêng nhằm thống nhất chung lẫn tiết kiệm chi phí ñến mức tối ña nhất có thể.
Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân cần phải tiếp tục phát huy và ngày càng ñẩy mạnh,
tập trung hơn nữa lẫn chiều rộng và chiều sâu, ñặc biệt là nhóm ñối tượng có nguy cơ cao bằng việc kết hợp với
các phương tiện thông tin tuyên truyền như báo chí, phát thanh, truyền hình,...ñể người dân ngày càng nâng cao ý
thức về bảo vệ sức khỏe bản thân.
Đối với lâm sàng: Cần thiết phải sử dụng các phương tiện cũng như thực hiện ñầy ñủ các xét nghiệm cần
thiết ñể ñánh giá xếp loại giai ñoạn ung thư ngay khi phát hiện các yếu tố nghi ngờ.

Trong công tác khám bệnh ñịnh kỳ nên sử dụng thêm các kết quả của Siêu âm nhằm hỗ trợ công tác tầm soát nguy
cơ Ung thư buồng trứng.
Nên thu thập thêm yếu tố về việc sủ dụng thuốc viên ngừa thai của bệnh nhân trong lần khám ñầu tiên và ghi nhận
lại trong các bệnh án nhằm nghiên cứu thêm về yếu tố nguy cơ này trong tương lai.
Bên cạnh ñó, trong ngắn hạn, cần kết hợp với các tổ chức xã hội, phi chính phủ,...nhằm mục ñích tạo ra kinh phí
cho ñiều trị cho những trường hợp khó khăn không thể theo ñúng và ñủ các phác ñồ ñiều trị. Từ ñó, việc ñánh giá ñiều
trị và tiên lượng của bệnh sẽ tốt hơn ñồng thời bệnh nhân cũng thấy vơi ñi phần nào nỗi ñau của bản thân qua sự quan
tâm chăm sóc của xã hội, cộng ñồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Berek J.S. (1996) Ovarian cancer, Novak’s Gynecology, 12th Edition
2.
Burdette W.J. (1998) Cancer: Etiology, Diagnosis and Treatment. Mac Graw Hill
3.
Czernobilsky B. (1983) The Ovary and Fallopian tube, Principles and practice of Surgical pathology. Edition:
Silverberg S.G. Volume 2
4.
Gusberg S.B. (1991) Gynecology Cancer, Clinical Oncology, American Cacer Society
5.
Holland J.F. (1982) Carcinoma of the Ovary and fallopian tube, Cancer Medicine, 2nd Edition
6.
Knapp R.C. and Young R.C. (1993) Cancer of the Ovary, In Cancer Principles and Practice of Oncology. Edited
by De Vita V.T., J.B Lippincott Company, 4th Edition
7.
Lê Văn Xuân (1990) Giải phẫu bệnh các Ung bướu thông thường. Tài liệu nội bộ của Bệnh viện Ung Bướu
Tp.Hồ Chí Minh
8.
Nguyễn Chấn Hùng (1986) Ung thư học lâm sàng, Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
9.
Nguyễn Đình Tường Lân (1999) Ung thư Buồng trứng, dịch tễ học, chẩn ñoán, ñiều trị - Nhà xuất bản Y học

10. Nguyễn Huy Bạo (1979) U quái Buồng trứng - Luận văn Bác sĩ chuyên khoa I, Đại Học Y Hà Nội
11. Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Chấn Hùng (1992) Bệnh học ung bướu cơ bản - Tài liệu giảng dạy của Trường Đại
Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.Hồ Chí Minh
12. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (1998) Điều trị Ung thư Buồng trứng tại Bệnh viện Từ Dũ 1995-1998, Tạp chí Y học
Tp.Hồ Chí Minh, Phụ bản số 3, Tập 2
13. Phạm Hoàng Anh và Cs (1998) Ung thư ở người Hà Nội 1991-1995, Hội nghị Quốc tế về Ung thư: Chẩn ñoán,
ñiều trị và quản lý, năm 1998
14. Scully R.E. (1998) Tumors of Ovary, Meldeveloped gonads, fallopian tube and broad ligamnet. Atlas of Tumor
pathology
15. Talerman A. (1994) Germ cell tumors of the Ovary. Blaustein’s Pathology of the female genital tract
16. Trần Quang Thuận (1999) Ung thư buồng trứng, dịch tễ học, chẩn ñoán, ñiều trị. Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh.
Phụ bản số 4, Tập 3
17. Yancik R. (1993) Ovarian Cancer: Age contrasts in incidence, histology, disease satge at diagnosis amd mortality
18. Young R.H. (1989) The Ovary, Diagnostic Surgical pathology. Volume 2. Edtion: Sternberg S.S. Raven Press.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010

68



×