Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giá trị của Glycosylated Hemoglobin A1C (HBA1C) trong sàng lọc đái tháo đường ở thai phụ 3 tháng cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.09 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

GIÁ TRỊ CỦA GLYCOSYLATED HEMOGLOBIN A1C (HbA1C)  
TRONG SÀNG LỌC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở THAI PHỤ 3 THÁNG CUỐI 
Lê Xuân Trường*, Lâm Thùy Như*, Nguyễn Thị Vân Trang** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là sự giảm dung nạp đường huyết bất lợi cho thai phụ gây nên nhiều 
hậu quả nghiêm trọng cho sản phụ và thai nhi. Vì thế việc tầm soát đái tháo đường cho thai phụ là rất cần thiết. 
Ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào dùng A1C kết hợp nghiệm pháp dung nạp đường huyết 
dùng cho việc xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán đái tháo đường cho thai phụ ba tháng cuối thai kỳ. Đó là lý do 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, phân tích. Nghiên cứu được thực hiện trên thai 
phụ ba tháng cuối tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 7/2011 đến tháng 09/2012 
(n=1417). 
Kết  quả:  Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm 294 người bình thường và 1123 thai phụ ba tháng cuối. 
Theo OGTT‐TCM và OGTT‐TCC, thì tuổi mẹ trung bình của nhóm thai phụ có ĐTĐTTK cao hơn nhóm thai 
phụ không ĐTĐTTK có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tuổi thai trung bình của nhóm thai phụ có ĐTĐTTK cao 
hơn nhóm thai phụ không ĐTĐTTK có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Cân nặng trung bình của nhóm thai phụ có 
ĐTĐTTK cao hơn nhóm thai phụ không có ĐTĐTTK có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nhóm tuổi thai >28 tuần 
có số lượng thai phụ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (68,8%) có tỷ lệ mắc ĐTĐTTK cao nhất theo TCM (27,7%) và theo 
TCC (13,9%). Nhóm tuổi thai 24‐28 tuần chiếm tỷ lệ thấp nhất (31,3%) và có tỷ lệ mắc ĐTĐTTK thấp nhất 
theo TCM (23,1%), theo TCC (7,4%). Ngưỡng A1C ≥5,15% (độ nhạy 63,95%, độ đặc hiệu 81,30%) là ngưỡng 
sàng lọc ĐTĐTTK vì có độ nhạy giảm ít, độ đặc hiệu tăng lên rất nhiều. Đây là ngưỡng A1C tối ưu dựa trên 
đường cong ROC cho hầu hết các nhóm tuổi thai theo OGTT‐TCM. Ngưỡng ≥5,35% là ngưỡng chẩn đoán của 
test A1C trên nhóm ĐTĐTTK theo OGTT‐TCM (độ nhạy 44,9%, độ đặc hiệu 93,24%). 
Kết luận: Chúng tôi xác định được khoảng đối chiếu A1C ở thai phụ ba tháng cuối không ĐTĐTTK thấp 
hơn nhóm phụ nữ bình thường. Với ngưỡng sàng lọc của test A1C trên nhóm ĐTĐTTK theo OGTT‐TCM là 
≥5,15% với độ nhạy 63,95%, độ đặc hiệu 81,30%. Ngưỡng chẩn đoán của test A1C trên nhóm ĐTĐTTK theo 


OGTT‐TCM là ≥5,35% với độ nhạy 44,9%, độ đặc hiệu 93,24%. 
Từ khóa: HbA1C, đái tháo đường. 

ABSTRACT 
THE VALUE OF GLYCOSYLATED HEMOGLOBIN (HbA1C) SCREENING IN GESTATIONAL 
DIABETES IN LATE PREGNANCY 
Le Xuan Truong, Lam Thuy Nhu, Nguyen Thi Van Trang 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 435 ‐ 442 
Background: Gestational diabetes is status which decreases glucose intolerance during pregnancy adversely 
causing  by  more  serious  consequences  for  pregnancy  and  fetus.  Therefore,  the  screening  for  diabetes  mellitus 
during pregnancy is essential. In Vietnam, there is no research that combines glycosylated hemoglobin and blood 

* Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh Viện Ngoại Khoa và CTCH STO Phương Đông 
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Xuân Trường 

Nội tiết

 ĐT: 01269872057 Email:  

435


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

glucose tolerance test for screening of diabetes diagnosed during third trimester pregnancy. That is the reason 
why we conducted this research topic. 
Material and method: Prospective, cross‐sectional, and descriptive analysis. This study was carried out on 
pregnant women in the third trimester at University Medical Center of Ho Chi Minh City from July 2011 to 

September 2012 (n = 1417). 
Result: In our study, we use 294 normal persons and 1123 pregnant women in third trisemester. According 
to OGTT‐TCM and OGTT‐TCC criteria, the mean of age of gestational diabetes is significant higher than non 
gestational  diabetes  (p<0.001).  There  were  significant  higher  in  mean  age  of  fetus  between  non‐gestational 
diabetes  group  and  gestational  diabetes  group  (p<0.001).  There  were  significant  lower  in  weight  of  pregnant 
between non‐gestational diabetes group and gestational diabetes group (p<0.001). The age of fetus group more 
than  28  weeks,  which  have  more  number  of  pregnant  proportion  (68.8%)  and  highest  gestational  diabetes 
prevalence  following  by  TCM  (27.7%)  and  TCC  (13.9%).  The  age  of  fetus  from  24  to  28  weeks  have  low 
proportion (31.3%) and lowest gestational diabetes incidence by TCM (23.1%) and TCC (7.4%).  
The  glycosylated  hemoglobin  A1C  level  is  higher  5.15%  (the  sensitivity  is  63.95%  and  the  specificity  is 
81.30%)  which  is  the  threshold  for  screening  gestational  diabetes  due  to  the  low  sensitivity,  specificity,  and 
increasing tremendously. This is the optimal A1C threshold based on the ROC curve for most fetus age groups 
following  by  OGTT‐TCM  criteria.  The  value  of  A1C  is  higher  5.35  %  is  threshold  diagnostic  in  gestational 
diabetes groups according to OGTT‐TCM (the sensitivity is 44.9% and the specificity is 93.24%). 
Conclusion: We identified the value of A1C of third trimester pregnant in non‐gestational diabetes lower 
than the normal group. The screening threshold of A1C test in non‐gestational diabetes is 5.15% (sensitivity is 
63.95%  and  specificity  is  81.30%)  according  to  OCTT‐TCM.  The  diagnostic  threshold  of  A1C  test  in  non‐
gestational diabetes of OCTT‐TCM is 5.35% (sensitivity is 44.90% and specificity is 93.24%). 
Keywords: HbA1C, diabetes mellitus. 

MỞ ĐẦU 
Nhiều nghiên cứu cho thấy theo dõi đái tháo 
đường thai kỳ là rất cần thiết để phòng và làm 
giảm  các  biến  chứng  cho  mẹ  và  con  như  biến 
chứng tiền sản giật, rau bong non, bệnh lý võng 
mạc,  bệnh  lý  tim(16).  Những  biến  chứng  này  đã 
được chứng minh có thể giảm thiểu đáng kể nếu 
thai phụ được phát hiện và điều trị sớm đái tháo 
đường thai kỳ(15). Do đó cần thiết phải kiểm soát 
tốt  đái  tháo  đường  thai  kỳ  cho  các  thai  phụ 

trong  suốt  quá  trình  mang  thai.  Bằng  cách  sử 
dụng  test  A1C  và  nghiệm  pháp  dung  nạp 
đường uống như là một bộ xét nghiệm sàng lọc 
và  chẩn  đoán  đái  tháo  đường  thai  kỳ.  Trên  thế 
giới đã có nhiều nghiên cứu về A1C ở thai phụ 
dựa trên nhiều kỹ thuật khác nhau không đúng 
chuẩn  của  Liên  Đoàn  Quốc  Tế  Hóa  Học  Lâm 
Sàng và Phòng Thí Nghiệm Y Học (IFCC)(10,11). Ở 
Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về A1C ở 
thai  phụ,  cho  nên  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên 

436

cứu đề tài “Giá trị của glycosylated hemoglobin 
A1C (HbA1C) trong sàng lọc đái tháo đường ở 
thai  phụ  ba  tháng  cuối”  theo  khuyến  cáo  mới 
của Hiệp Hội Đái Tháo Đường của Mỹ (ADA). 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Gồm 2 nhóm 

Nhóm chứng 
Phụ nữ bình thường đến kiểm tra sức khỏe 
định kỳ tại Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đại học Y 
Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 

Nhóm thai phụ 3 tháng cuối 
Thai  phụ  bình  thường  và  thai  phụ  có  đái 
tháo đường thai kỳ đến khám tại phòng khám 

khoa  Phụ  Sản,  Bệnh  viện  Đại  học  Y  Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 7/2011 đến 
tháng 09/2012. 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

Cỡ mẫu 

Kỹ thuật xét nghiệm 

Nhóm chứng 
Theo công thức: 

Thu thập số liệu căn cứ theo hỏi bệnh, khám 
lâm  sàng  và  tiêu  chuẩn  xét  nghiệm  cho  tất  cả 
thai phụ đến khám tại khoa Phụ Sản – Bệnh viện 
Đại học Y Dược. 
Hai  nhóm  bao  gồm  nhóm  chứng  và  nhóm 
nghiên  cứu.  Trong  nhóm  nghiên  cứu  bao  gồm 
nhóm thai phụ 3 tháng cuối có ĐTĐTTK và thai 
phụ 3 tháng cuối bình thường.  

 
Với n: cỡ mẫu; Z: 1,96 (độ tin cậy 95%); σ: độ lệch chuẩn. 
Dựa theo nghiên cứu đã có trước(15), độ lệch chuẩn của 

nhóm chứng là 0,4. d: sai số ước lượng, chọn d = 0,05 → n 
≥246 phụ nữ 

Hướng dẫn thai phụ từng bước làm nghiệm 
pháp tăng đường huyết với 75g đường.  

Nhóm thai phụ 3 tháng cuối bình thường  
Áp dụng công thức 

 Ngưỡng glucose huyết dựa theo tiêu chuẩn 
của ADA năm 2011 (tiêu chuẩn mới – TCM)(2). 
Glucose huyết lúc đói: ≥92 mg/dL (5,1 mmol/L). 
Glucose huyết 1 giờ: ≥180 mg/dL (10,0 mmol/L). 

 
Zα: hằng số của phân phối chuẩn. Với α = 0,05 thì Zα = 
1,96. Pse: độ nhạy. Căn cứ nghiên cứu trước (1), với ngưỡng 
A1C là 5,5% thì độ nhạy là 0,871; chúng tôi mong muốn 
độ nhạy là 0,9. W: sai số của độ nhạy. Nghiên cứu này 
chúng tôi chọn W = 0,1. → n = 35 thai phụ 

Glucose huyết 2 giờ: ≥153 mg/dL (8,5 mmol/L). 
 Chỉ  cần  có  1  trong  3  giá  trị  glucose  huyết 
bằng hoặc vượt các ngưỡng trên  là  có  thể  chẩn 
đoán ĐTĐTTK. 
 Ngưỡng glucose huyết dựa theo tiêu chuẩn 
của ADA năm 2010 (tiêu chuẩn cũ – TCC)(2). 

Nhóm thai phụ 3 tháng cuối có ĐTĐTTK 
Dựa  vào  cỡ  mẫu  của  thai  phụ  ba  tháng 


Glucose huyết lúc đói: ≥95 mg/dL (5,3 mmol/L). 

cuối bình thường tính độ nhạy và xác suất của 

Glucose huyết 1 giờ: ≥180 mg/dL (10,0 mmol/L). 

ĐTĐTTK  (Pdis)  theo  nghiên  cứu  trước  đây  là 

Glucose huyết 2 giờ: ≥155 mg/dL (8,6 mmol/L). 
Chỉ  cần  có  2  trong  3  giá  trị  glucose  huyết 
bằng hoặc vượt các ngưỡng trên  là  có  thể  chẩn 
đoán ĐTĐTTK. 

0,1069(15), chúng tôi áp dụng công thức sau để 
tính  cỡ  mẫu  (ntotal)  cho  cả  2  nhóm  thai  phụ  có 
thai  3  tháng  cuối  có  ĐTĐTTK  và  nhóm  thai 
phụ có thai 3 tháng cuối bình thường. 

ntotal =

nthai phụ 3 tháng cuối có ĐTĐTTK

= 327 thai phụ.

Pdis

Vậy  nhóm  thai  phụ  có  thai  3  tháng  cuối 
bình thường = 327 – 35 = 292 thai phụ. 


Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên  cứu  mô  tả  cắt  ngang,  phân  tích.  Sử 
dụng  nghiệm  pháp  OGTT  75g  glucose  3  giá  trị 
của  ADA  năm  2010  và  2011  kết  hợp  với  định 
lượng A1C  

Nội tiết

 

Kỹ  thuật  định  lượng  A1C  được  thực  hiện 
dựa trên protocol của hãng Roche chạy trên máy 
cobas  6000  dùng  phương  pháp  miễn  dịch  độ 
đục ức chế. Với giá trị A1C của người có chuyển 
hóa  bình  thường  là  4,8  –  5,9%.  Kỹ  thuật  định 
lượng glucose được thực đo bằng phương pháp 
chuẩn  enzymatic  hexokinase  dựa  theo  protocol 
của hãng Roche chạy trên máy Cobas 6000. Xét 
nghiệm luôn đảm bảo theo đúng nguyên tắc về 
nội và ngoại kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm. 
Chúng tôi kết hợp so sánh 2 tiêu chuẩn cũ và 
mới của ADA cho chẩn đoán ĐTĐTTK. 
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 11.5. 

437


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 


Theo  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  mới  của  ADA 
năm 2011 (OGTT‐TCM): 

KẾT QUẢ ‐ BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 

+ Nhóm có ĐTĐTTK là 294 người. 

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo CGTT TCM 
‐ Nhóm thai phụ không có thai, không ĐTĐ 
là 294 người. 

+ Nhóm không ĐTĐTTK là 829 người. 
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán cũ của ADA năm 
2010 (OGTT‐TCM): 

‐  Nhóm  thai  phụ  ba  tháng  cuối  là  1123 
người.  Nhóm  này  sau  khi  làm  nghiệm  pháp 
OGTT  75g  glucose,  được  phân  loại  theo  tiêu 
chuẩn cũ và mới của ADA. 

+ Nhóm có ĐTĐTTK là 114 người. 
+ Nhóm không ĐTĐTTK là 1009 người. 

Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo OCTT‐TCM 
Thông số

Thai phụ không ĐTĐTTK
(n=829)


Phụ nữ không có thai (n=294)

Tuổi mẹ (năm)
Tuổi thai (tuần)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)

SD

X
29,94

4,50

155,48
51,36

3,33
3,29

Thai phụ có ĐTĐTTK (n = 294)

SD
3,85
3,68
4,55
7,99

X

29,41
30,63
156,77
62,74

X
30,96
31,05
156,36
64,16

p

SD
3,71
3,69
4,73
7,93

<0,001
0,097
<0,001
<0,001

Bảng 2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo OGTT‐TCC 
Thông số
Tuổi mẹ (năm)
Tuổi thai (tuần)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)


Phụ nữ không có thai
(n = 294)

Thai phụ không ĐTĐTTK
(n = 1009)

SD

X
29,94

4,50

155,48
51,36

3,33
3,29

Trong  nghiên  cứu  này,  tuổi  trung  bình  của 
thai phụ là 29,81 tuổi cao hơn so với một số tác 
giả  như  N.T.K.Phụng  (2004)  là  28  tuổi(7), 
D.M.T.Hà (2007) là 26 tuổi(4), nhưng lại tương tự 
như tác giả T.T.M.Nguyệt (2008) là 30,04 tuổi(15), 
P.M.K.  Nguyên  (2009)  là  29,34  tuổi(12),  P.T.Mai 
(2011‐2012) là 29,9 tuổi(13). Điều này cho thấy tuổi 
trung  bình  của  phụ  nữ  sinh  con  ngày  càng  cao 
phù hợp với khuyến cáo của ADA, thai phụ ≥25 
tuổi là thai phụ có nguy cơ cao về ĐTĐTTK. Các 

tác giả này cũng nêu lên mối quan hệ về tuổi của 
thai  phụ  với  ĐTĐTTK.  Trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi, tuổi trung bình của nhóm thai phụ có 
ĐTĐTTK cao hơn tuổi trung bình của nhóm thai 
phụ  không  ĐTĐTTK  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0, 
001) (bảng 1 và 2). 
Cũng  theo  bảng  1  và  2,  nhóm  thai  phụ  có 
cân  nặng  trung  bình  là  63,12  kg  cao  hơn  nhóm 
phụ nữ không có thai có cân nặng trung bình là 

438

X
29,61
30,71
156,72
62,97

SD
3,84
3,72
4,59
8,04

Thai phụ có ĐTĐTTK
(n = 114)
X
31,63
31,02
156,13

64,39

SD
3,76
3,41
4,71
7,56

p
<0,001
0,404
<0,001
<0,001

51,36kg. Điều này phù hợp với sinh lý phát triển 
thai nhi ở tuổi thai trung bình là 30,74 tuần. Bên 
cạnh  đó,  ta  cũng  thấy  cân  nặng  trung  bình  của 
nhóm  thai  phụ  có  ĐTĐTTK  lại  cao  hơn  nhóm 
thai  phụ  không  ĐTĐTTK  có  ý  nghĩa  thống  kê. 
Điều này cho thấy cân nặng cũng là yếu tố nguy 
cơ đối với ĐTĐTTK. 
Kết  quả  đường  của  thai  phụ  sau  khi  thực 
hiện  nghiệm  pháp  OGTT  75g  đường  dựa  theo 
tiêu chuẩn cũ và mới của ADA thì tỷ lệ ĐTĐTTK 
được chẩn đoán bằng OGTT‐TCM là 26,18% cao 
hơn tỷ lệ ĐTĐTTK được chẩn đoán bằng OGTT‐
TCC  là  10,15%,  sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa 
thống kê (p<0,01). Tỷ lệ này cũng được thay đổi 
tùy theo quốc gia địa lý, chủng tộc, và tùy theo 
áp  dụng  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  nào.  Tại  Việt 

Nam tỷ lệ ĐTĐTTK theo TCC thay đổi từ 3,9% 
đến 12,06%(7, 12, 13, 15) (bảng 3). 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Bảng 3. So sánh tỷ lệ ĐTĐTTK được chẩn đoán 
bằng OGTT 75g đường theo TCC 
Tên tác giả

Năm n

N.T.K.Phụng(7)

2004 808

D.M.T.Hà(4)

2007 402

(15)

2008 720

(12)

2009 276

T.T.M.Nguyệt


P.M.K.Nguyên

P.T.Mai, cs(13)

2012 1707

N.T.V.Trang, cs(8) 2012 1123

Nơi nghiên
cứu
Quận 4
TP.HCM
BV.Nguyễn
Tri Phương
BV. Từ Dũ
BV. Hùng
Vương
BV. ĐHYD
TP.HCM
BV.ĐHYD
TP.HCM

Nghiên cứu Y học

tiêu  chuẩn  Của  TCM  đã  được  báo  cáo  trong 
nghiên cứu ngoài nước(6). 

Tuổi
thai


%

24-32

3,90

24-28

4,00

24-28 10,69
24-28 10,10
24-39 12,06
24-39 10,15

Do  số  lượng  nghiên  cứu  về  tỷ  lệ  ĐTĐTTK 
theo TCM có rất ít ở Việt Nam nên chúng tôi so 
sánh tỷ lệ ĐTĐTTK của nghiên cứu này với tỷ lệ 
nghiên  cứu  của  các  nước  Đông  Nam  Á  như 
Singapore là 25,1 (2012), Thái Lan là 23,0 (2012), 
Hồng  Kong  là  14,4  (2012).  Cho  thấy  Việt  Nam 
chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  (26,16%)  phù  hợp  với  báo 
cáo kỳ họp lần thứ 5 của Liên Đoàn ĐTĐ Quốc 
Tế 2002. 
Khi  nghiên  cứu  về  mức  độ  giảm  dung  nạp 
glucose ở  thai  phụ  có  ĐTĐTTK,  chúng  tôi  thấy 
tỷ  lệ  vượt  ngưỡng  là  57,1%  cao  hơn  so  với 
nghiên cứu của tác giả P.T.Mai (54,44%)(13). Có lẽ 
do  chúng  tôi  áp  dụng  tiêu  chuẩn  vượt  ngưỡng 

của  TCM.  Đây  cũng  chính  là  nguyên  nhân  gây 
khó khăn cho việc điều trị ĐTĐTTK khi áp dụng 

Phân tích khoảng đối chiếu của A1C 
Kết  quả  chúng  tôi  thu  được  qua  tính  toán 
tuân theo luật phân phối chuẩn. 
Theo  bảng  4,  trị  số  A1C  của  phụ  nữ  bình 
thường và thai phụ bình thường nằm trong giới 
hạn  bình  thường.  Thai  phụ  không  ĐTĐTTK 
thấp  hơn  phụ  nữ  không  có  thai  một  cách  có  ý 
nghĩa thống kê (p<0,001). Điều này phù hợp với 
sinh lý bình thường ở thai phụ và phù hợp với 
kết quả của Lene R. Nieelsen, và cộng sự (2004) 
và Radder JK, cs (2005). 
Bảng 4. Trị số A1C của phụ nữ bình thường và thai 
phụ bình thường 
A1C (%)

Nhóm

n

Phụ nữ không có thai
Thai phụ không ĐTĐTTK -TCM
Thai phụ không ĐTĐTTK -TCC

294
829
1009


X ± SD
5,13 ± 0,31
4,89 ± 0,35
4,95 ± 0,39

Khoảng  đối  chiếu  A1C  của  nhóm  thai  phụ 
không ĐTĐTTK theo TCM là 4,89 ± 0,35% thấp 
hơn  khoảng  đối  chiếu  A1C  theo  TCC  là 
4,95±0,39% có ý nghĩa thống kê (p<0,001).  
Khoảng  đối  chiếu  A1C  của  nhóm  phụ  nữ 
không có thai là 5,13 ± 0,31% cao hơn nhóm thai 
phụ không ĐTĐTTK có ý nghĩa thông kê. 

Bảng 5. So sánh trị số A1C của thai phụ không ĐTĐTTK và phụ nữ không có thai ở một số nghiên cứu. 
Tác giả

Năm

Lene R.Nieelsen, cs(9)
Radder JK,cs(14)
Navapun Charuruks, cs(3)
Andrea Mosca, cs(5)
P.T.Mai, cs(13)

2004
2005
2005
2006
2011


N.T.V.Trang(8)

2012

Không có thai
n
145

A1C (%) X ± SD
5,5±0,40

45
384
151

5,44±0,33
5,6 (trung vị)
5,1 ± 0,28

294

5,13±0,31

Bảng  5  chỉ  ra  A1C  ở  nhóm  thai  phụ  không 
ĐTĐTTK thấp hơn nhóm phụ nữ không có thai. 
Trị số  A1C ở cả 2 nhóm nghiên cứu của chúng 
tôi  thấp  hơn  nghiên  cứu  của  Navapun 
Charuruks,  cs  (2005)(3)  và  Andrea  Mosca,  cs 
(2006)(5);  nhưng  lại  cao  hơn  Radder  JK,  cs 
(2005)(14) và P.T.Mai, cs (2011)(13). Sự khác biệt này 


Nội tiết

3 tháng đầu

3 tháng cuối

n
100
30

A1C (%) X ± SD
5,1±0,30
4,3±0,30

n
98

A1C (%) X ± SD
5,0±0,30
4,7±0,40

126

4,8 (trung vị)

68
275
829 (TCM)
1009 (TCC)


5,0 (trung vị)
4,7±0,48
4,89±0,35
4,95±0,39

có  thể  do  khác  nhau  về  đối  tượng  nghiên  cứu, 
phương  pháp  định  lượng  A1C  và  tiêu  chuẩn 
chẩn đoán ĐTĐTTK được áp dụng. 
Thai  phụ  có  ĐTĐTTK  có  trị  số  A1C  cao 
hơn  thai  phụ  không  ĐTĐTTK  một  cách  có  ý 
nghĩa thống kê (p<0,001). Trị số A1C của TCM 
thấp  hơn  của  TCC  trên  cùng  nhóm  đối  tượng 

439


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

thai  phụ  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,001).  Kết 
quả này phù hợp với ngưỡng đường huyết của 
TCM  thấp  hơn  TCC  và  sự  giảm  số  lần  vượt 
ngưỡng  để  chẩn  đoán  ĐTĐTTK  của  TCM  so 
với TCC (bảng 6). 
Các  tác  giả  Aldasougi  SA,  Solomon  DJ, 
Bokhari SA, và Muneera S Gossain VV cũng có 
cùng nhận xét với chúng tôi, họ cho rằng A1C 
là một công cụ sàng lọc ĐTĐTTK đầy hứa hẹn. 

Thêm  vào  đó  khi  chúng  tôi  xét  mối  tương 
quan giữa tuổi mẹ và A1C; tuổi thai và A1C thì 
có mối tương quan chặt chẽ tỷ lệ thuận của hai 
yếu  tố  tuổi  mẹ,  tuổi  thai  và  A1C.  Điều  này 
cũng tương tự như mối liên quan của của yếu 
tố tuổi mẹ, tuổi thai với ĐTĐTTK đã được nêu 
ra  trong  các  nghiên  cứu  về  ĐTĐTTK  của 
D.M.T.Hà (2007)(4). 

Trị  số  A1C  của  thai  phụ  có  và  không  có 
ĐTĐTTK 
Bảng 6. Trị số A1C của thai phụ có và không có 
ĐTĐTTK. 
OGTT-TCC
OGTT-TCM
p
A1C (%)
A1C (%)
Nhóm thai phụ
n
n
X ± SD
X ± SD
Không ĐTĐTTK 1009 4,95±0,39 829 4,89±0,35 <0,001
Có ĐTĐTTK
114 5,61±0,59 294 5,37±0,56 <0,001
p
p <0,001
p <0,001


1.0

Sensitivity

0.8

0.6

0.4

0.2

0.0
0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1 - Specificity

Độ đặc hiệu

1.0

 


Biểu đồ 1. Đường cong ROC theo độ nhạy và độ đặc 
hiệu của A1C dựa vào OGTT‐TCM ở nhóm toàn bộ 
tuổi thai 
Diện tích dưới đường cong: 0,772 

440

Bảng 7. Sự thay đổi độ nhạy và độ đặc hiệu theo 
mỗi ngưỡng A1C của nhóm toàn bộ tuổi thai theo 
OGTT‐TCM 
Xét nghiệm HbA1C
(đơn vị %)
≥4,95
≥5,15
≥5,35

Độ nhạy (%)

Độ đặc hiệu (%)

77,89
63,95
44,90

53,20
81,30
93,24

Chúng tôi chọn ngưỡng A1C ≥5,15% (có độ 

nhạy  63,95%,  độ  đặc  hiệu  81,30%),  là  ngưỡng 
sàng lọc ĐTĐTTK tốt hơn vì có độ nhạy giảm 
ít nhưng có độ đặc hiệu lại tăng lên rất nhiều. 
Đây  cũng  là  ngưỡng  A1C  tối  ưu  dựa  trên 
đường  cong  ROC  cho  hầu  hết  các  nhóm  tuổi 
thai theo OGTT‐TCM (bảng 7).  
Bảng 8. So sánh ngưỡng A1C ≥5,15% với kết quả 
OGTT‐TCM ở nhóm toàn bộ tuổi thai 
OGTT-TCM
Tổng
ĐTĐTTK Không ĐTĐTTK
(n=294)
(n=829)
≥5,15
188 (63,9%)
155 (18,7%) 343 (30,5%)
<5,15
106 (36,1%)
674 (81,3%) 780 (69,5%)
Tổng
294 (100%)
829 (100%) 1123 (100%)
(OR = 7,71, KTC 95%: 5,74 – 10,36)

Xét nghiệm
HbA1C (%)

Theo  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  những  thai 
phụ  ĐTĐTTK  bị  bỏ  sót  (36,05%  số  thai  phụ  có 
nồng  độ  A1C<5,15%  nhưng  lại  dương  tính  với 

OGTT)  sẽ  được  theo  dõi  thêm  và  làm  lại  xét 
nghiệm sau 2 – 4 tuần theo đúng khuyến cáo về 
làm xét nghiệm A1C cho thai phụ, bên cạnh việc 
điều chỉnh chế độ ăn và vận động hợp lý nhằm 
phòng bệnh hoặc làm chậm tiến triển của bệnh 
dưới sự hướng dẫn của chuyện gia dinh dưỡng. 

Độ nhạy và độ đặc hiệu của A1C 

Độ
nhạy

Ở  nhóm  toàn  bộ  tuổi  thai  theo  OGTT‐TCM 
thì diện tích dưới đường cong là 0,772 cho thấy 
việc sử dụng A1C để phân biệt hai trạng thái có 
và không ĐTĐTTK là khá tốt. 

Ở  ngưỡng  A1C≥5,35%  có  độ  nhạy  44,90% 
độ  đặc  hiệu  93,24%,  tức  là  thai  phụ  có  A1C 
≥5,35%  được  chẩn  đoán  có  ĐTĐTTK, 
A1C<5,35%  là  không  ĐTĐTTK.  Với  ngưỡng 
A1C  này  sẽ  bỏ  sót  âm  tính  giả  và  dương  tính 
giả là 6,76% số thai phụ không có bệnh nhưng 
lại dương tính với sàng lọc. Điều này có thể lý 
giải  là:  nếu  thai  phụ  có  A1C≥5,35%  thì  khả 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 


Nghiên cứu Y học

năng  ĐTĐTTK  rất  cao  vì  chỉ  có  ≤6,76%  thai 
phụ bình thường có nồng độ A1C này. Do vậy 
chúng tôi chọn ngưỡng A1C≥5,35% là ngưỡng 
chẩn đoán ĐTĐTTK. Đây cũng là ngưỡng A1C 
tối  ưu  của  nhóm  tuổi  thai  >32  tuần  TCM.  Ở 
nhóm  tuổi  thai  này  sự  rối  loạn  chuyển  hóa 
glucose  thể  hiện  rõ  nét  nhất,  tỷ  lệ  mắc 
ĐTĐTTK  ở  tuổi  thai  này  nhiều  hơn  các  nhóm 
tuổi khác và liên quan đến tình trạng thai to. 

cuối và 294 phụ nữ bình thường có cùng độ tuổi 
giúp tìm được khoảng đối chiếu A1C ở thai phụ 
ba  tháng  cuối  không  ĐTĐTTK  thấp  hơn  nhóm 
phụ  nữ  bình  thường.  Với  ngưỡng  sàng  lọc  của 
test A1C trên nhóm ĐTĐTTK theo OGTT‐TCM 
là  ≥5,15%  với  độ  nhạy  63,95%,  độ  đặc  hiệu 
81,30% và ngưỡng chẩn đoán của test A1C trên 
nhóm ĐTĐTTK theo OGTT‐TCM là ≥5,35%  với 
độ nhạy 44,9%, độ đặc hiệu 93,24%. 

So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của ngưỡng 
A1C theo OGTT‐TCC. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Ở  ngưỡng  A1C  ≥5,25%  là  ngưỡng  để  sàng 
lọc  ĐTĐTTK  vì  có  cả  độ  nhạy  và  độ  đặc  hiệu 

cao. Đây cũng là ngưỡng A1C tối ưu của hầu hết 
các nhóm tuổi thai. 

So  sánh  độ  nhạy  và  độ  đặc  hiệu  của  A1C 
trong  sàng  lọc  ĐTĐTTK  theo  OGTT‐TCC 
và OGTT‐TCM 
So  sánh  về  ngưỡng  A1C,  độ  nhạy,  độ  đặc 
hiệu của ngưỡng A1C được chọn trong sàng lọc 
ĐTĐTTK theo 2 tiêu chuẩn cũ và mới chúng tôi 
thấy TCC cao hơn TCM. Điều này phù hợp với 
sự khác biệt về tiêu chí chẩn đoán mới dễ dàng 
hơn  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  cũ,  dẫn  đến  sự  thay 
đổi về tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể. 

So  sánh  độ  nhạy,  độ  đặc  hiệu  trong  chẩn 
đoán  ĐTĐTTK  theo  OGTT‐TCC  và 
OGTT‐TCM. 
Tuy  cùng  một  ngưỡng  A1C  như  nhau 
nhưng  độ  nhạy  và  độ  đặc  hiệu  lại  khác  nhau 
giữa TCC và TCM. TCM cho độ nhạy thấp hơn 
nhưng  độ  đặc  hiệu  lại  cao  hơn  TCC.  Độ  đặc 
hiệu cao hơn giúp cho việc chẩn đoán xác định 
tốt hơn. 
So sánh với các nghiên cứu khác, ở Việt Nam 
chưa có nghiên cứu nào về độ nhạy, độ đặc hiệu 
của A1C trong sàng lọc và chẩn đoán ĐTĐTTK, 
chúng  tôi  so  sánh  kết  quả  thu  được  với  các 
nghiên cứu ở nước ngoài. 

KẾT LUẬN 

Định  lượng  A1C  kết  hợp  với  nghiệm  pháp 
tăng  đường  huyết  trên  1123  thai  phụ  3  tháng 

Nội tiết

1.

2.
3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.


14.

Aldasouqi  SA, Solomon  DJ,et  al  (2008).  ”Glycohemoglobin 
A1c: A promising screening tool in gestational Mellitus. Int J 
Diabetes Dev Ctries, 28 (4): 121‐4. 
American Diabetes Association. Standards of medical care in 
diabetes ‐‐ 2011. Diabetes Care, 34(1): s11‐s61. 
Charuruks  N, Milintagas  A,  et  al  (2005).  “Determination  of 
reference  intervals  of  HbA1C  (DCCT/NGSP)  and  HbA1C 
(IFCC) in adults”. J. Med. Assoc Thai, 88(6): 810‐6. 
Dương Mộng Thu Hà (2007). Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường thai 
kỳ  trên  thai  phụ  24‐28  tuần  tại  bệnh  viện  Nguyễn  Tri  Phương. 
Luận Văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa – chuyên ngành sản phụ 
khoa. 
Mosca  A,  et  al  (2006).  “Reference  Intervals  for  Hemoglobin 
A1C in Pregnant Women”: Data from an Italian Multicenter 
Study. Clinical Chemistr, 52(6): 1138‐43. 
Moses RG (2012). “Gestational Diabetes Mellitus: Implications 
of  an  increased  frequency  with  IADPSG  criteria”.  Diabetes 
Care. 35(3): 461‐46. 
Ngô Thị Kim Phụng (2004). Tầm soát đái tháo đường thai kỳ tại 
quận 4 thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sỹ y học, chuyên 
ngành sản phụ khoa, mã số 3.01.18. 
Nguyễn  Thị  Vân  Trang,  Phạm  Thị  Mai  (2012).  Khoảng  đối 
chiếu  của  HbA1C  ở  phụ  nữ  có  thai  bình  thường.  Y  Học  Thực 
Hành (838)‐ số 8/2012, trang 99‐100. 
Nielsen  LR, Ekbom  P, Damm  P,  et  al  (2004).  “HbA1c  levels 
are  significantly  lower  in  early  and  late  preagnancy”.  Diabetes 
Care; 27(5): 1200‐01. 
O’Kane  MJ,  Lynch  PLM,  Moles  KW,  Magee  SE  (2001). 

“Determination of a diabetes control and complications trial‐aligned 
HbA1c reference range in pregnancy”. Clin Chim Acta, 311: 157–
159. 
Parentoni LS, de Faria EC, Bartelega MJLF, Moda VMS, Facin 
ACC, Castilho LN (1998). “Glycated hemoglobin reference limits 
obtained by high performance liquid chromatography in adults and 
pregnant women”. Clin Chim Acta; 274: 105–109. 
Phạm  Minh  Khôi  Nguyên  (2009).  Tỷ  lệ  đái  tháo  đường  trong 
thai kỳ ở nhóm thai phụ nguy cơ cao qua sàng lọc với xét nghiệm 
50g đường tại bệnh viện Hùng Vương. Luận văn thạc sỹ y học, 
chuyên ngành sản phụ khoa, mã số 60.72.13. 
Phạm  Thị  Mai,  Nguyễn  Thị  Vân  Trang  (2012).  Tỷ lệ đái tháo 
đường trong thai kỳ ở thai phụ 24‐39 tuần thai tại Khoa Phụ Sản 
Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2011‐
2012. Y Học Thực Hành (843)‐ số 7/2012, trang 59‐61. 
Radder  JK,  van  Roosmalen  J  (2005).  “HbA1c  in  healthy, 
Pregnant women”. Neth J Med.; 63(7): 256. 

441


Nghiên cứu Y học 
15.

16.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Tô Thị Minh Nguyệt (2008). Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ 
và các yếu tố liên quan ở những thai phụ nguy cơ cao tại bệnh viện 

Từ Dũ. Luận án chuyên khoa 2, chuyên ngành sản phụ khoa. 
Tuffnell  DJ,  West  J,  Walkinshaw  SA  (2003).  “Treatments  for 
gestational diabetes and impaired glucose tolerance in pregnancy”. 
Cochrane Database of Systematic Reviews, Issue 3. Art. No.: 
cd003395. 

17.

Worth R, Potter JM, et al (1985). “Glycosylated haemoglobin 
in  normal  pregnancy:  a  longitudinal  study  with  two  independent 
methods”. Diabetologia. 28(2): 76–79. 

Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

 

442

Chuyên Đề Nội Khoa 



×