Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Thái Nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.35 KB, 85 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***





VŨ THỊ NGỌC PHAN






GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.03.01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc






Hà Nội - 2014



1
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc. Các nhận định
nêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của
bản thân tác giả luận văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu
khoa học đã được công bố. Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung
thực và khoa học.
Học viên


Vũ Thị Ngọc Phan

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ TẦM QUAN
TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO

HỌC SINH THPT Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 8
1.1. Khái niệm giá trị và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam 8
  c truyn thng 8
1.1.2. Mt s  c truyn thn cc Vit Nam 11
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống cho học sinh THPT ở Thái Nguyên 25
c m kinh tn thng lch s c
 c truyn thng cho hc
sinh THPT. 25
1.2.2. Mt s m ca hm quan trng c
d c truyn thng cho hc sinh THPT  . 31
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT
Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 42
2.1. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh
THPT ở Thái Nguyên hiện nay 42
2.1.1. Nh c truyn thng cho
hc sinh THPT   42
2.1.2. Nhng hn ch    dc truyn
thng cho hc sinh THPT  n nay 50
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT ở Thái Nguyên hiện nay 56

3
n thc v v ng c
c truyn thi. . 58
2.2.2. Kt hp cht ch gi
dc truyn thng cho hc sinh THPT. 61
i mi nng d

c truyn thng cho hc
sinh THPT. 64
Tiểu kết chương 2 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


1


DANH MỤC DANH TỪ VIẾT TẮT



THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GDCD : Giáo dục công dân

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã đạt được
những thành tựu vô cùng quan trọng làm thay đổi diện mạo của đất nước theo
hướng phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh những thành tựu đạt
được về kinh tế, văn hóa, xã hội còn có những vấn đề đặt ra không ít những
nguy cơ, thách thức cho xã hội cần phải được quan tâm giải quyết. Trong đó,
việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là một
vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức

cho thế hệ tương lai của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: 
. Ngày
nay, phương châm giáo dục đào tạo là i, dy ch, dy ngh đã cho
thấy vai trò hết sức quan trọng của công tác giáo dục – đào tạo nói chung và
giáo dục đạo đức nói riêng. và  y ch và  có
quan hệ mật thiết với nhau, trong đó  chính là cơ sở để phát triển 
 là nền tảng để y ch, tất cả đều nhằm phát triển và hoàn
thiện cá nhân mỗi con người. Ðặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên –
những chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh THPT là lớp thanh niên
đang ở độ tuổi trưởng thành (chủ yếu từ 16 – 18 tuổi), đang trong giai đoạn
bước ngoặt lớn về phát triển những thuộc tính căn bản của nhân cách, luôn có
những hoài bão, ước mơ, lòng nhiệt tình muốn cống hiến. Tuy nhiên, bên
cạnh những em học sinh ngoan, tích cực trong công tác học tập, rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức, phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất
nước, thì lại có một bộ phận học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng từ những mặt
trái của cơ chế xã hội, suy thoái về đạo đức và các giá trị nhân văn.

2
Đa
́
nh gia
́
th ực tra
̣
ng gia
́
o du
̣
c và đa

̀
o ta
̣
o , Nghị quyết Hội nghị Trung
ương lần thứ hai khóa VIII đã nhấn mạnh : 


















 , 












 , 




, 



, 





, 






. Trong nhi c
c, ch ngh- 
ng H  chc cho h

 p vi la tu vn [14, 24].
Thái Nguyên là một trong những trung tâm lớn đào tạo và cung cấp
nguồn nhân lực có chất lượng cao của khu vực trung du miền núi phía Bắc và
cho cả nước. Nơi đây có hệ thống các trường THPT chất lượng cao, có mạng
lưới các trường đào tạo chuyên nghiệp từ đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng
đến đại học. Với quy mô và hệ thống giáo dục – đào tạo như vậy, không kể số
học sinh, sinh viên trong tỉnh, nhiều học sinh, sinh viên xung quanh khu vực
các tỉnh miền núi phía Bắc đã chọn Thái Nguyên là nơi học tập và rèn luyện
bản thân, lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của cả
nước, bên cạnh hàng nghìn học sinh của tỉnh hăng say học tập, lao động, góp
phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì cũng có một bộ phận
học sinh có lối sống tiêu cực thiếu lành mạnh, sa sút về mặt đạo đức, vi phạm
pháp luật, gây lên nỗi nhức nhối đối với người làm công tác quản lý và cả
xã hội.
Vì vậy, nghiên cứu đạo đức và công tác giáo dục đạo đức truyền thống
sẽ khẳng định vị trí, tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức truyền
thống cho học sinh nói chung và học sinh THPT ở Thái Nguyên nói riêng. Từ
đó đưa ra những nhận định về thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo
đức truyền thống hiện nay, đồng thời đề xuất những hướng giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác giáo dục đạo đức truyền
thống cho học sinh.

3
Xuất phát từ yêu cầu và ý nghĩa của việc nghiên cứu các vấn đề đạo
đức, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống, tôi chọn đề tài 
dc truyn thng cho hc sinh THPT  làm
đề tài luận văn thạc sĩ triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề giá trị và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam
đã có nhiều công trình nghiên cứu. Dưới đây là những công trình nghiên

cứu tiêu biểu:
Giáo sư Trần Văn Giàu   tinh thn truyn thng c c
Vi (Nxb Khoa học Xã hội, 1980). Tác giả đã phân tích nội dung các
giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm lòng yêu nước,
đức tính cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa.
Nguyễn Trọng Chuẩn   truyn th
m (Tạp chí Triết học, số 2- 1998). Đề cập trong bài viết
này, tác giả đã nêu một cách khái quát giá trị truyền thống vì mục tiêu phát
triển bền vững.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên y v
v u kin kinh t th ng hi đã nêu ra một số
vấn đề tích cực và tiêu cực về đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.
Nguyễn Quang Uẩn- Chủ biên (1995)  -    
 d(Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà
nước KX 07- 04). Tác giả đã đi sâu phân tích tính cấp thiết của việc nghiên
cứu vấn đề giá trị cũng như một số nội dung cơ bản lý luận về giá trị và định
hướng giá trị. Qua đó tác giả cũng nêu lên những nguyên tắc, nội dung, con
đường giáo dục giá trị đạo đức hiện nay ở nước ta.

4
Trần Sỹ Phán  (Tạp chí Đại
học và Giáo dục chuyên nghiệp, tháng 3- 1996). Ở bài viết này, tác giả đặt
vấn đề vì sao phải định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên và những giá trị
đạo đức cần định hướng.
 truyn thc nhc c do
Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên (Nxb Chính trị
quốc gia, 2002) đã đi sâu phân tích giá trị truyền thống Việt Nam và những
vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa. Làm thế nào để giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.

Tác giả Đặng Hữu Toàn với bài   o
c truyn thng trong bi cnh kinh t th ng  c ta hi trong
cuốn Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay (Nxb Chính trị quốc gia, 2003) đã phân tích một cách sâu sắc toàn diện về
vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức trong bối cảnh kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay và giải pháp cho vấn đề này.
Tác giả Nguyễn Xuân Thanh có bài 
huy nh  c truyn thng cho hn hin
 (Tạp chí Giáo dục, số 111, tháng 4- 2005) đã cho chúng ta một cách
nhìn khái quát về các giải pháp chủ yếu để duy trì và phát huy những giá trị
đạo đức truyền thống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra còn phải kể tới một số cuốn giáo trình đạo đức và đạo đức học
Mác – Lênin như cuốn c h a Nguyễn Ngọc Long,
Nguyễn Thế Kiệt (2004), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; c
h c , (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ Triết học năm 2012 của Trần Thị Thu Huyền với đề
tài    c truyn th 
phm   i hilà một trong những công trình nghiên

5
cứu chuyên biệt về vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho một lớp đối
tượng ở một tỉnh thành cụ thể.
Ngoài còn có một số bài viết trên các tạp chí về các vấn đề đạo đức và
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT như: 
yu cc  c ta hicủa Nguyễn Thanh
Hà đăng trên Tạp chí Triết học số 3 năm 2002; Thc trt s gii
 c cho h   của Phạm Khắc Chương trên
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2, năm 1997.
Tóm lại, những vấn đề đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh, sinh viên đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu và quản lý

giáo dục quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên biệt nào
nghiên cứu trực tiếp về vấn đề công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho
học sinh THPT ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trên cơ sở tiếp thu những thành
quả mà các nhà nghiên cứu trước để lại, luận văn tập trung nghiên cứu về
một số vấn đề lý luận chung và công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho
học sinh THPT ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho
học sinh THPT ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về giá trị đạo đức truyền
thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, luận văn phân tích thực trạng
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Thái Nguyên
trong những năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Thái
Nguyên hiện nay.

6
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đặt ra, nhiệm vụ của luận văn là:
- Luận giải một số vấn đề lý luận về giá trị đạo đức truyền thống,
từ đó hệ thống hóa những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc
Việt Nam.
- Xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc cho học sinh THPT ở Thái Nguyên.
- Phân tích thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho
học sinh THPT trong những năm vừa qua ở Thái Nguyên, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Thái Nguyên hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT ở Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT ở Thái Nguyên từ khi đổi mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức và giáo dục đạo đức, giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống. Ngoài ra, luận văn có tham khảo, kế thừa thành
tựu của các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài.

7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp: phân tích; tổng
hợp; lịch sử-logic; hệ thống hóa; so sánh; phỏng vấn, điều tra xã hội học…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần luận chứng cho tầm quan trọng của giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT Thái Nguyên.
- Luận văn đã đánh giá thực trạng, qua đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
trong thời gian tới cho học sinh THPT ở Thái Nguyên.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu một vấn đề cấp thiết nhưng
còn ít được quan tâm về mặt lí luận; đó là vấn đề giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khuyến nghị đối với công
tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT Thái Nguyên và
học sinh THPT nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 2 chương và 4 tiết.






8
Chương 1
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC
SINH THPT Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

1.1. Khái niệm giá trị và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam
1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị đạo đức truyền thống

Khái niệm  với tư cách là khái niệm của Giá trị học (Axiology)
xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX ở châu Âu, nhưng tư tưởng về giá trị xuất
hiện từ rất sớm, ngay từ thời cổ đại và gắn với Triết học. Ngày nay, khái niệm
giá trị được sử dụng trong nhiều môn khoa học như: Đạo đức học, Tâm lý
học, Xã hội học, Chính trị học, Kinh tế học, Mỹ học, Triết học…Trong mỗi
khoa học cụ thể, khái niệm giá trị được hiểu dưới các góc độ với phạm vi rộng
hẹp khác nhau.
Các trường phái triết học khác nhau có quan niệm khác nhau về giá

trị. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi giá trị là cái chỉ phụ thuộc vào kinh
nghiệm của con người, là biểu hiện thái độ chủ quan của con người đối với
khách thể mà người đó đánh giá. Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi giá trị
chỉ như cái thuộc về khách thể, là đặc tính riêng có của khách thể. Chủ nghĩa
tương đối xem giá trị là cái không thuộc về khách thể, cũng không thuộc về
chủ thể, mà là một quan hệ, một liên hệ có tính ngẫu nhiên giữa chủ thể và
khách thể.
Quan niệm Mácxít nhìn nhận giá trị là sự thống nhất giữa khách thể và
chủ thể.

9
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết: Giá trị là một sự khẳng định
hay phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con
người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định
không phải bởi bản tính các thuộc tính tự nhiên mà bởi tính chất cuốn hút của
các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, đáp ứng các
hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức
đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực
đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích.
Theo GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn: "Nói đến giá trị tức là muốn khẳng
định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị
gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là nói đến khả năng thôi thúc
con người nỗ lực hành động và nỗ lực vươn tới" [6, 16].
Như vậy, có thể hiểu, giá trị là khả năng mà một đối tượng nhất định (sự
vật, hiện tượng, quá trình) có thể đáp ứng được một nhu cầu nhất định của
con người. Giá trị có một số đặc điểm cơ bản sau:
Th nht, giá trị là cái có ý nghĩa tích cực đối với con người, góp phần
vào sự phát triển của xã hội.
Th hai, giá trị thể hiện sự đánh giá, lựa chọn của chủ thể, do đó, giá trị
có tính định hướng cho hoạt động của con người và xã hội.

Th ba, giá trị được xác định và biểu hiện trong mối quan hệ của con
người với hoạt động thực tiễn, thông qua thực tiễn mà giá trị được khẳng
định. Thực tiễn vừa là tiêu chuẩn của chân lý về bản chất khách thể, vừa là
tiêu chuẩn của chân lý về giá trị của khách thể trong quan hệ với con người.
Th  giá trị mang tính lịch sử khách quan, tức là sự xuất hiện, tồn tại
hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan
của con người riêng biệt. Giá trị thay đổi theo yêu cầu của từng thời kỳ lịch sử

10
nhất định mà trong đó con người là chủ thể sống và hoạt động thực tiễn. Nói
cách khác, giá trị mang tính khách quan xã hội.
Th chính vì mang tính khách quan xã hội nên mỗi một thời đại,
mỗi cộng đồng dân tộc có những giá trị tiêu biểu, đặc trưng cho thời đại mình,
dân tộc mình.
Hình thức biểu hiện của giá trị là rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú,
đa dạng đó phụ thuộc vào sự đa dạng của đối tượng và nhu cầu của con
người. Có nhiều cách phân loại giá trị khác nhau dựa trên các nguyên tắc và
mục đích khác nhau. Trong luận văn này phân chia giá trị thành hai loại cơ
bản:  vt cht và tr tinh thn; việc phân chia dựa trên tiêu chí: giá
trị đó thỏa mãn nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần của con người.
 c truyn thng
 c là yếu tố quan trọng trong hệ thống giá trị tinh thần của
đời sống xã hội. Giá trị đạo đức gắn với nhu cầu điều chỉnh quan hệ lợi ích
giữa cá nhân và cộng đồng tạo nên sự thống nhất, hài hòa giữa chúng. 
ng chun mc, nhng, nhng quy tc ng
x nhm chuu chi [59, 3]. Để tồn tại và
phát triển, xã hội nào cũng cần đến những nguyên tắc, những chuẩn mực quy
định hành vi người. Nhưng khác với các phương thức điều chỉnh khác, giá trị
đạo đức điều chỉnh hành vi người trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Những giá trị
đạo đức tiêu biểu bao giờ cũng phản ánh những yêu cầu cơ bản của xã hội.

Chúng có nhiệm vụ hướng dẫn và quy định hành vi con người sao cho phù
hợp với lợi ích xã hội. Cũng như các giá trị tinh thần khác, giá trị đạo đức
không phải là cái nhất thành bất biến. Khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay
đổi, trước sau, cũng sẽ dẫn đến những thay đổi trong hệ thống các giá trị tinh
thần của xã hội, trong đó có những giá trị đạo đức.

11
Xét theo thời gian, các giá trị đạo đức có thể phân thành  c
hi c truyn thng. Các giá trị đạo đức truyền thống
hình thành trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Mỗi một dân tộc đều có
những giá trị đạo đức truyền thống của mình. Nó là điều kiện để duy trì và
phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là
sự kết tinh toàn bộ tinh hoa của dân tộc. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “ Giá
trị đạo đức truyền thống là những cái gì sừng sững, vững chắc, cao vợi, tôn
nghiêm như những ngọn núi, đời qua đời làm tiêu điểm để các tầng lớp đồng
bào theo đó gióng hướng mà không đi lạc, mà phân biệt chính tà, phải trái,
nên chăng, tốt xấu” [18, 93]. Giá trị đạo đức truyền thống được hình thành
trong lịch sử tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc. Giá trị đó chứa đựng những
nét tiêu biểu của dân tộc và mang dấu ấn của những nét tương đồng. Điều đó
xuất phát từ chính quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi quốc gia
dân tộc. Đồng thời, sự giao thoa, tiếp biến văn hóa cũng làm cho các giá trị
đạo đức của dân tộc có sự lan tỏa với nhau mà trong sự giao thoa ấy, những
giá trị đạo đức được biểu hiện rõ nét trong tiến trình tiếp biến văn hóa giữa
các dân tộc.
 c truyn th nhm, tp
c truyn t c mi
i t  nguyn noi theo. Các giá trị ấy được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác tạo nên sức mạnh tinh thần giúp cho dân tộc vượt qua những
khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Trong quá trình dựng nước và giữ
nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên những giá trị đạo đức truyền thống

tốt đẹp của mình. Truyền thống đạo đức cao đẹp là sức mạnh nội sinh giúp
dân tộc ta vượt qua bao khó khăn thử thách, tồn tại và phát triển.
1.1.2. Một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của các giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam được bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lí, điều kiện sản xuất, hoàn cảnh

12
lịch sử và xã hội. Xã hội truyền thống Việt Nam được xây dựng trên cơ sở
nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Trong khi đó điều kiện tự nhiên của Việt
Nam lại mưa nắng thất thường, nhiều thiên tai, hạn, lụt. Những đặc điểm này
đã ảnh hưởng tới sự hình thành giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc; tạo
nên sự gắn bó cộng đồng, sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau, đặt nền móng cho
tinh thần cần cù, tiết kiệm. Về mặt địa lí, Việt Nam là đầu mối giao thông
quốc tế quan trọng, là mục tiêu xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang. Chính
vì vậy, con người Việt Nam phải chung sức trong đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc, trong lao động sản xuất và trong các quan hệ xã hội khác. Do đó,
trong nấc thang giá trị xã hội, việc đề cao các giá trị đạo đức mang tính cộng
đồng là điểm nổi bật trong đời sống dân tộc Việt Nam. Sự phát triển ưu trội
của các giá trị đạo đức còn có một nguyên nhân khác; đó là tình trạng chậm
phát triển của luật pháp (đến thế kỉ XI, bộ luật đầu tiên của Việt Nam mới
được ban hành).
Trên nền tảng của văn hóa bản địa, với điều kiện địa lí thuận lợi, Việt
Nam còn tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại mà tiêu biểu là: Nho
giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Với nhiều giáo lí phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam, Nho giáo từng
bước được các Nhà nước phong kiến Việt Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt
là trong quản lí đất nước và xây dựng đạo đức cho con người. Mặc dù có
những quan niệm tiêu cực như trọng nam khinh nữ, coi thường lao động chân
tay, song Nho giáo cũng có những yếu tố tích cực; đó là việc đề cao lòng
thương người, trọng nghĩa, trọng tín… Chính những yếu tố tích cực đó đã góp

phần tạo dựng và củng cố các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam.
Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, Phật giáo đã góp phần nâng cao đời sống đạo
đức của người Việt. Họ tiếp nhận Phật giáo như là một yếu tố tâm lí làm cân
bằng cuộc sống gian nan vất vả của mình. Phật giáo cũng củng cố lối sống
đạo đức nhân nghĩa, chân tình của dân tộc Việt Nam.

13
Mặc dù có những yếu tố mê tín, dị đoan, nhưng Đạo giáo cũng đã “đem
lại thêm cho nhân dân ta là tinh thần đoàn kết, hữu ái của nông dân lao động
và… một phần cái ý thức về sức mạnh có chính nghĩa của mình chống mọi sự
bất công, áp bức, hà hiếp của vua chúa, cường hào, ác bá” [18, 74].
Chính những đặc điểm trong quá trình hình thành và phát triển của xã
hội Việt Nam đã làm cho các giá trị đạo đức truyền thống được định hình và
được bồi đắp thường xuyên. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn
định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành sức mạnh,
động lực cho sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Theo Giáo sư Vũ Khiêu, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt
Nam bao gồm: “lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, tinh
thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người” [24, 74- 86]. Cũng
về vấn đề này, Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: “ yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo,
lạc quan, thương người, vì nghĩa” [18, 94]. Trong các văn kiện của Đảng, các
giá trị truyền thống thường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi
bật, Nghị quyết 9 của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư
tưởng đã chỉ rõ: “Những giá trị văn hóa tinh thần bền vững của dân tộc Việt
Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý thương
người như thể thương thân, đức tính cần cù vượt khó, sáng tạo trong lao
động Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng
một xã hội phát triển tiến bộ, công bằng nhân ái” [38, 19].
Từ những quan điểm trên cho thấy sự khẳng định rõ nét vị trí nổi bật của

những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc bao gồm: Tinh thn c;
tinh thc cc; truyn thng a;
truyn thng hiu ho; tinh thn co trong
ng Những đức tính ấy đã trở thành những giá trị đạo đức truyền thống

14
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà trải qua nhiều thế kỷ nay dân tộc ta nâng niu
và gìn giữ. Những giá trị đó đã tạo ra một sức mạnh to lớn cho dân tộc ta,
giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn thử thách và giá trị đó
sẽ tiếp tục được phát huy trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh việc tiếp thu
những tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, chúng ta phải kế thừa, phát huy
những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc nhằm xây dựng một hệ chuẩn
đạo đức mới giàu tính dân tộc, mang đậm tính nhân văn và đáp ứng những
yêu cầu mới của xã hội.
1.1.2.1. Truyn thc
Bất cứ một quốc gia, một dân tộc nào trên thế giới đều có tình yêu đối
với đất nước. Dân tộc Việt Nam cũng vậy, tình yêu quê hương đất nước là
một thứ tình cảm thiêng liêng, trở thành một triết lý sống, triết lý nhân sinh
tạo thành truyền thống của cả cộng đồng, hình thành chủ nghĩa yêu nước của
con người Việt Nam. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “ Dân tộc ta có một lòng
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [30, 171]. Trong cuốn “ Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định:
“Yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến
hiện đại” [18, 94].
Lòng yêu nước là giá trị đạo đức cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có tinh thần yêu nước
nhưng sắc thái biểu hiện không hoàn toàn giống nhau. Đối với dân tộc Việt

Nam yêu nước trước hết được biểu hiện ở tình yêu quê hương, như yêu những
người thân ruột thịt của mình.

15
Lòng yêu nước của con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ ý thức
cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Đó là tình yêu quê
hương, làng xóm, cây đa, bến nước, sân đình gắn với những người thân yêu
ruột thịt. Tinh thần yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên mà còn là
sản phẩm của lịch sử, được hun đúc nên từ chính những trang lịch sử thương
đau nhưng rất đỗi hào hùng và oanh liệt của dân tộc. Chính vì vậy mà tinh
thần yêu nước đã thấm sâu vào tình cảm và tư tưởng của mỗi người con đất
Việt qua mọi thời đại. Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “ Tình cảm và tư
tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc
Việt Nam” [18, 100]. Tình cảm đó hình thành nên chủ nghĩa yêu nước của
con người Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở lòng dũng cảm, ý
chí bất khuất, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và trong công
cuộc chinh phục tự nhiên. Điều đó được khẳng định rõ trong suốt chiều dài
lịch sử của dân tộc đấu tranh giành độc lập từ hơn một nghìn năm Bắc thuộc,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước qua những tấm gương tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của con
người Việt Nam.
Lật những trang sử vàng của dân tộc chúng ta đều thấy ánh lên tinh
thần yêu nước sâu sắc. Tinh thần dũng cảm, hiên ngang đánh đuổi kẻ thù
gìn giữ giang sơn bờ cõi đã được minh chứng rõ nét với hình ảnh Hai Bà
Trưng cùng nhiều nữ tướng đứng lên chống quân xâm lược nhà Hán (những
năm 40- 43 sau công nguyên). Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam
thể hiện ở lòng dũng cảm, ý chí bất khuất, kiên trung, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt chiều dài lịch sử từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh.
Trải qua những thời kỳ đầy máu và nước mắt nhưng cũng là những thời kỳ

biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc với những

16
chiến công hiển hách in đậm trang sử vàng của dân tộc: Chiến thắng Bạch
Đằng oanh liệt với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Hoàn
đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê
Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh Tiếp đến
những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Trong những cuộc chiến tàn khốc đó, nếu không phải là tinh thần yêu nước,
lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ bé như chúng ta có thể
làm nên những chiến thắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù hùng
mạnh nhất thế giới. Tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam
được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của
quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình với ý chí 
hy sinh tt c ch u mc, nh.
Sự đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành
lại độc lập tự do cho Tổ quốc với tinh thần x dc,
i d. Xúc động và tự hào với những tấm gương
về những người con ưu tú của dân tộc đã tự nguyện dâng hiến tuổi thanh
xuân cho đất nước, hình ảnh người mẹ tạc nên thành đồng Tổ quốc. Biết
bao nhiêu người mẹ, người vợ tiễn chồng con ra mặt trận mà không có
ngày trở lại. Đó là sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng vĩ đại bởi tinh thần
yêu nước cháy bỏng trong trái tim của những người con đất Việt. Bấy
nhiêu cũng quá đủ để thấy rõ tinh thần yêu nước đã được tôi luyện và hun
đúc trong lòng dân tộc. Hình thành và khẳng định qua bao thăng trầm của
lịch sử, chủ nghĩa yêu nước anh hùng tiếp tục được bổ sung và phát triển
qua từng thời kỳ, là một trong những giá trị truyền thống cao quý và bền
vững của dân tộc. Ngày nay, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
được thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, yêu
nước là niềm tự hào của dân tộc, là một truyền thống quý báu của dân tộc

cần phải được gìn giữ và phát huy.

17
1.1.2.2. Truyn tha
Nhân nghĩa là một giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thể
hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với
người. Nhân nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được duy trì và phát
huy trong suốt bề dày lịch sử dân tộc. Đó là một hệ giá trị quan trọng hình
thành nên tố chất của con người Việt Nam, khẳng định bản sắc và nhân cách
của dân tộc ta. Truyền thống nhân nghĩa là một trong những giá trị đáng quý
và đáng tự hào. Hiếm thấy một dân tộc nào phải trải qua nhiều thương đau
mất mát như dân tộc Việt Nam nhưng điều đó không đánh mất đi lòng nhân
nghĩa mà trái lại, chúng ta lại cảm thông, chia sẻ đau thương với đồng loại,
luôn yêu thương và quý trọng cuộc sống của con người.
Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam được hình thành bởi
chính các điều kiện lịch sử xã hội và những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.
Truyền thống ấy bắt nguồn từ trong sinh hoạt công xã nông thôn, được củng
cố và phát triển qua quá trình lao động, học tập và chiến đấu. Nhân nghĩa-
lòng thương yêu con người đã trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một giá
trị đạo đức tiêu biểu của dân tộc ta. Nó gắn liền với tình thương yêu đồng loại,
nhân dân Việt Nam luôn gắn tình yêu quê hương đất nước với lòng nhân ái,
yêu thương con người, bao dung, nhân nghĩa, yêu nước gắn chặt với yêu dân.
Nhân nghĩa thể hiện ở lòng nhân ái, tình yêu thương con người, thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong hoạn nạn, khó khăn. Truyền thống
nhân nghĩa, trọng đạo lý của dân tộc được thể hiện:
Trước hết là tình yêu thương, quan tâm giúp đỡ mọi người vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống. Với con người Việt Nam, không biết tự bao
giờ tình yêu thương con người, sự đùm bọc lẫn nhau đã in sâu vào từng nếp
nghĩ và cách sống của mình “ i vi s ”. Tinh thần
“  ”, “ ” đã trở thành

triết lý nhân sinh, thành tình cảm sâu nặng trong tâm hồn mỗi con người. Bởi

18
vậy, lối sống của người Việt Nam là lối sống tình nghĩa, thủy chung, gắn bó,
chia ngọt sẻ bùi, vui cùng niềm vui của người khác và đau cùng nỗi đau của
đồng loại, t con ng  chay “  sn
 n. Lòng yêu thương con người đã hình
thành nên tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu. Trải qua lịch
sử trường kỳ của dân tộc, truyền thống nhân nghĩa đã phát huy sức mạnh, góp
phần vào những chiến thắng oanh liệt của dân tộc và khẳng định giá trị truyền
thống quý báu của dân tộc ta.
Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam không chỉ thể hiện ở
tình cảm, hành động trong cuộc sống hàng ngày của những người cùng huyết
thống, cùng dân tộc mà còn biểu hiện ở lòng vị tha cao thượng. Tư tưởng
“ li ngh th ng b trong
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là sự thể hiện đỉnh cao của lòng nhân ái
đó. Lịch sử đã từng ghi lại những ứng xử nhân đạo của ông cha ta, 
ch  chy l với những tù binh chiến tranh họ luôn được
đối xử tử tế, được mở đường hiếu sinh để trở về. Truyền thống nhân nghĩa
Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người
có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng với tù binh trong chiến tranh.
Đặc trưng nổi bật thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt
Nam là các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ
đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khai sáng nền văn hóa
của cộng đồng và dòng họ. Tiếp nối truyền thống đó, những phong trào xóa
đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn như chăm sóc bà mẹ
Việt Nam anh hùng, chính sách đối với các gia đình thương binh liệt sỹ, ủng
hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt đã đem lại
nhiều kết quả và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Với chủ

trương: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới,

19
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Lòng yêu chuộng hòa bình và
tình hữu nghị cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái với cộng đồng nhân
loại của người Việt Nam.
Truyền thống nhân nghĩa, trọng đạo lý, sống có nghĩa có tình là một
truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, tạo nên phẩm chất con người
Việt vừa bình dị, chất phác, vừa yêu thương mà cao quý. Bởi vậy, dân tộc
Việt Nam được nhắc đến không chỉ như một dân tộc anh hùng mà còn là một
dân tộc giàu lòng nhân ái, vị tha, tinh thần ấy đã có sức mạnh thu phục lòng
người, bạn bè trên thế giới cảm phục. Tư tưởng ấy, truyền thống ấy là một giá
trị phù hợp với giá trị nhân văn chung của nhân loại và sẽ được phát huy
mạnh mẽ trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
1.2.2.3. Truyn thng hiu ho
Truyền thống hiếu học, tôn sư trong đạo là một trong những giá trị đạo
đức cao đẹp và vững bền của dân tộc. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng
đạo cũng là một trong những giá trị truyền thống quý báu làm nên tâm hồn và
bản sắc dân tộc. Có thể khẳng định rằng người Việt Nam rất hiếu học và hiếu
học là một trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hiếu học có cơ sở bền vững từ trong mỗi gia đình, dòng họ, mỗi quê hương
của người Việt Nam. Ở bất kỳ đâu trên đất nước ta, từ làng quê đến thành thị,
từ cổ xưa đến ngày nay, luôn có tấm gương hiếu học cho dù họ bận rộn với
những công việc của gia đình và xã hội. Các bậc cha mẹ trong xã hội truyền
thống hay xã hội hiện đại luôn mơ ước nuôi con ăn học có ” để
thành người. Người xưa đã từng nói: “Ngc bt
hc b (Ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, người
không học thì không biết đạo).
Truyền thống hiếu học của con người Việt Nam được tạo nên từ môi
trường văn hóa của dân tộc mà trong đó gia đình là chiếc nôi văn hóa đầu tiên


20
với những tôn ti trật tự chặt chẽ có tác dụng giáo dục rõ nét. Nhân dân ta quan
niệm rằng: “ t bng non chng bc hay “ mt kho
ng mt nang ch. Việc học là một nét đặc trưng nổi bật trong
gia đình Việt Nam truyền thống. Truyền thống ấy được lan rộng ra trong dòng
họ, làng xã trở thành nét sinh hoạt văn hóa trong làng xã Việt Nam. Truyền
thống ấy đã được bồi đắp, củng cố trong nhân dân bằng các điều khoản trong
lệ làng, phép nước, thể hiện trong các chính sách sử dụng và đãi ngộ của các
triều đại đối với các nhà khoa bảng.
Hiếu học được hiểu là sự quan tâm, coi trọng việc học của cả cộng đồng,
sự nỗ lực học tập của người học. Truyền thống hiếu học là tập hợp những thói
quen, thái độ, tập quán lâu đời, những quan niệm về sự quan tâm, coi trọng
việc học, sự nỗ lực học tập cũng như các biểu hiện về mục tiêu học tập được
hình thành trong lịch sử. Cũng như truyền thống yêu nước và truyền thống
nhân nghĩa, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam. Đó là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành từ
lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.
Trước hết, biểu hiện của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi,
ham hiểu biết. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Với tinh
thần ấy, lịch sử dân tộc đã ghi nhận biết bao tấm gương hiếu học như Nguyễn
Hiền, mồ côi cha sống trong túp lều ở chùa, nghèo nhưng với ý chí và tinh
thần hiếu học, dưới ánh đèn đom đóm để học, năm mười ba tuổi đã đỗ trạng
nguyên (vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam);
Mạc Đĩnh Chi, mồ côi cha từ sớm, nhà nghèo phải đốt lá rừng để học và đã
trở thành vị trạng nguyên tài giỏi của dân tộc. Lịch sử dân tộc còn biết đến
biết bao tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như Chu
Văn An, Lương Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn Vị vua đầu tiên
coi trọng sự học ở nước ta là Lê Thánh Tông (1442- 1497). Ông là người đầu

×