Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thiền Phật giáo và vai trò đối với sức khỏe của con người trong xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.92 KB, 7 trang )

h lọc những gì gây tắc nghẽn
mạch máu, thanh lọc cặn bã tồn trữ, tăng khả năng phục hồi của nội tạng. . . Hệ thống tuần hoàn
đi qua da, có thể giúp da thanh lọc chất dư thừa, cải thiện khí sắc. Thiền định giúp con người có
cảm giác nhẹ nhàng dâng lên từ cơ thể, năng lượng thư thái giống như bên trong thân thể cũng
đang được xoa bóp. Thiền định có tác dụng rất tốt đối với các căn bệnh mãn tính như cao huyết
áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh phổi, tắc nghẽn mạch máu não, đau nửa đầu, béo phì, phong tê thấp,
mất ngủ, mồ hôi trộm. . . Tư thế ngồi song bàn (kiết già, kim cương tọa, cát tường tọa. . . ) là tư thế
ngồi thiền vững chắc nhất, giúp nhanh chóng nhập định, khai thông kinh mạch bị tắc nghẽn, tạo
dáng vẻ thanh xuân. Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy người ngồi thiền có lượng kháng thể
tăng thêm 50% so với những người không ngồi thiền. Như vậy, thực hành thiền thường xuyên có
tác dụng làm tăng hệ miễn dịch, cả khi chỉ tập trong thời gian ngắn.
Thiền định được ứng dụng rộng rãi trong phương pháp rèn luyện, trau dồi đạo đức, thanh
lọc tâm hồn. Hòa mình vào việc rèn luyện tâm hồn, chú tâm khảo sát sâu sắc, toàn diện một vấn
đề, đánh giá đúng những giá trị của nó, đặt niềm tin bền vững vào nó, đó là một hình thức thiền
định. Suy tư về bản chất đau khổ của cuộc đời, về phương pháp giải thoát con người khỏi khổ đau,
thực chất cũng là một hình thức thiền định. Quá trình thay đổi quan niệm về cuộc đời, trạng thái
tâm hồn tìm kiếm niềm hạnh phúc và vượt qua đau khổ là quá trình chế ngự tâm trí khỏi lối mòn
của sự ích kỉ để đi theo chiều hướng nhân văn, ngăn tránh hành vi vô đạo đức. Mỗi ngày kiên trì
thiền định có thể khiến tính khí của một người trầm tĩnh lại, kiểm soát tình cảm để thanh nhã, điềm
đạm, nhu hòa hơn. Thông qua thiền đúng cách, người tập nhận biết bản chất thật của mình và bản
chất của cuộc sống. Đây chính là nền tảng của sức khỏe, sáng suốt, và may mắn, cảm thức nhân ái,
yêu thương, vị tha, bao dung. Những sản phẩm của tinh thần (tư tưởng, tâm tình, cảm xúc. . . ) diễn
ra trong hệ thống thần kinh của cơ thể. Bởi vậy, thể xác và tinh thần có sự luân chuyển hòa hợp,
ảnh hưởng lẫn nhau.
Với vai trò tích cực này, hiện nay, Thiền đã được chính thức đưa vào giảng dạy và thực hành
lâm sàng tại nhiều trường đại học và bệnh viện ở phương Tây với tên gọi Mindfullness Based Stress
Reduction – MBSR (phương pháp giảm stress dựa trên sự tỉnh giác).
Tuy nhiên, nếu tập Thiền không đúng cách có thể sẽ dẫn đến đau đầu, mất ngủ, rối loạn tâm
thần. Thiền không đúng cách còn làm đảo lộn các trật tự tạm thời của hệ thống năng lượng trong
các kinh mạch, trung tâm năng lượng cơ bản – trạng thái tẩu hỏa nhập ma, một trạng thái đảo cực
103




Nguyễn Đức Diện

của cơ thể. Vì vậy, không nên tập Thiền tùy tiện mà phải có sự hướng dẫn bài bản, đúng cách thì
Thiền mới phát huy tác dụng đối với con người.

3.

Kết luận

Thiền thuở sơ khai là khát vọng hòa điệu đại đồng giữa linh hồn cá nhân với linh hồn vũ
trụ bao la. Tới Phật giáo, Thiền trở thành khát vọng chinh phục nội tâm để làm chủ bản thân mình
trong vũ điệu giao hòa thân – tâm bất tận. Đi vào đời sống, Thiền đã trở thành giá trị Chân – Thiện
– Mĩ vĩnh hằng của sự hòa nhập giữa khoa học, đạo đức và nghệ thuật. Trong xã hội hiện đại,
Thiền góp phần giảm bớt áp lực tâm lí, cân bằng giữa thân và tâm, đem lại sự an nhiên, tự tại, gia
tăng khả năng tập trung, sáng tạo, niềm lạc quan trong cuộc sống. Thiền cũng góp phần chữa trị
những căn bệnh hiểm nghèo do áp lực của cuộc sống hiện đại mang lại. Với những giá trị to lớn
đó, Thiền đã trở thành một giá trị văn hóa đặc sắc toàn nhân loại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Võ Hà. Ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe.
Ykhoa.net/yhoccotruyen/voha/vh005.htm.
[2] Nhân Hà. Cần quan tâm tới "mặt trái" của thiền định và chánh niệm.
/>[3] Thi Ngoan. Bốn bước thiền cơ bản tại nhà để giảm stress.
Hồng Quang. Những khác biệt giữa Thiền và Yoga.
/>-giua-thien-va-yoga.html.
[5] Hồng Quang. Thiền và phương pháp định tâm.
/>[6] Daisetz Teitaro Suzuki, 2000. Thiền luận, ba tập. Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

[7] Thích Chân Thiện. Nhận thức cơ bản về con đường thiền định Phật giáo.
/>[8] Nguyễn Thị Toan, 2015. Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 5, Tr. 85-91.
[9] Roland Yuno Rech (Hoàng Phong dịch). Tọa thiền và việc chữa trị bệnh tật.
www.daophatngaynay.com/vn/phap-mon/thien-dinh/18419/toa-thien-va-viec-chua-tri-benhtat/html.
[10] Wikipedia. Thiền tông.
vi.wikipedia.org/wiki/Thiền_tông.
ABSTRACT
Buddhist meditation and its role in human health in the modern society
Meditation is a unique cultural value of the East, which is strongly disperse and
comprehensively influential all over the world in the current period of time. This article focuses on
clarifying two main points: 1. The overview of the history of Buddhist Meditation formation and
development and the meditative approach from the perspective of ontology, epistemology and the
concept of liberation; 2. The role of meditation in mental-physical health in the modern society.
Keywords: Meditation, Buddhism, health, retreat, liberation.
104



×