Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vị trí của khớp nhân tạo với đường mổ bên ngoài trực tiếp trong thay khớp háng lần đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.57 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

VỊ TRÍ CỦA KHỚP NHÂN TẠO VỚI ĐƢỜNG MỔ BÊN NGOÀI
TRỰC TIẾP TRONG THAY KHỚP HÁNG LẦN ĐẦU
Vũ Nhất Định*
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá vị trí của chuôi khớp, ổ cối nhân tạo ở những trường hợp được phẫu
thuật với đường mổ bên ngoài trực tiếp và rút ra ưu nhược điểm của đường mổ này. Phương
pháp: xác định góc nghiêng của ổ cối nhân tạo qua miệng ổ cối và đường nối 2 góc trước dưới
ổ cối. Đánh giá góc nghiêng của ổ cối không đạt khi ≤ 30º hoặc ≥ 55º. So sánh trục của chuôi
khớp và trục của ống tủy đầu trên xương đùi. Trục của chuôi khớp được coi là đúng trục khi
góc giữa trục chuôi khớp và trục đầu trên xương đùi dưới 5º. Đánh giá chuôi khớp nghiêng
trong hoặc nghiêng ngoài khi trục của chuôi khớp tạo với trục ống tủy xương đùi góc trên 5º về
phía trong hoặc phía ngoài so với trục của ống tủy xương đùi. Nhận xét khó khăn, thuận lợi
khi can thiệp vào ổ cối, đầu trên xương đùi và các tai biến, biến chứng sớm trong và sau mổ.
Kết quả: từ 1 - 2013 đến 1 - 2015 có 75 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật thay khớp háng với
đường mổ bên ngoài trực tiếp, trong đó 35 BN thay khớp bán phần và 40 BN thay khớp toàn
phần. Góc nghiêng trung bình của ổ cối nhân tạo 42,2 ± 1,53 (40 - 52º). 60/75 BN chuôi khớp
thẳng trục, 10/75 BN chuôi nghiêng trong và 5/75 BN chuôi nghiêng ngoài. Kết luận: đường mổ
bên ngoài trực tiếp bộc lộ rõ ổ cối thuận lợi cho thì can thiệp và đặt ổ cối nhân tạo. 60/75 BN
chuôi khớp thẳng trục, 10/75 BN chuôi nghiêng trong và 5/75 BN chuôi nghiêng ngoài. Đường
mổ bên ngoài trực tiếp có thể được sử dụng cho cả thay khớp háng bán phần và toàn phần.
* Từ khóa: Thay khớp háng; Khớp nhân tạo; Đường mổ bên ngoài trực tiếp.

Component Placement with Direct Lateral Approach in Primary
Hip Arthroplasty
Summary
Purpose: Evaluation of component position after hip arthroplasty with direct lateral approach.
Advantage and disadvantaged of direct lateral approach. Materials and methods: The
anteroposterior radiographs were reviewed to assess acetabular inclination, femoral component
alignment. Acetabular inclination was referenced from the intertear drop line. Stem alignment


was determined by measuring the angle formed between the longitudinal axis of the femoral
stem and the longitudinal axis of the femoral canal. Femoral component alignment was
considered to be neutral if fell within 5º of being collinear with the femur. The alignment of the stem
was classified as neutral, valgus (>5°of lateral deviation), or varus (> 5°of medial deviation).
* Bệnh viện Qu©n y 103
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Nhất Định ()
Ngày nhận bài: 28/02/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/03/2015
Ngày bài báo được đăng: 31/03/2015

130


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015
Cups with an abduction angle of ≤ 30° or ≥ 55° were considered as outliers of optimal cup
position. Results: Between 1 - 2013 and 1 - 2015, 75 primary hip arthroplasties were performed
via a direct lateral approche in 75 patients at the 103 Hospital. There were 35 bipolar hips and
40 total hips (35 cementless hips, and 5 hips a hybrid). The average cup abduction angle was
42,2 ± 1,53 (40 - 52º). The femoral component was placement in neutral in 60 patients, in varus
in 10 patients, and in valgus in 5 patients. Conclusions: This approach was used for primary hip
arthroplasty. The optimal acetabular cup position was 40/40 (100%), 60/75 stems (80%) were in
neutral position and 10 were in varus, 5 were in valgus.
* Key words: Hip arthroplasty; Direct lateral approache; Component placement.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vị trí của ổ cối và chuôi khớp nhân tạo
là yếu tố quan trọng quyết định đến kết
quả sớm và kết quả lâu dài của phẫu thuật
thay khớp háng. Vị trí của ổ cối không
đúng sẽ dẫn tới va chạm với chuôi khớp,
sai khớp, tăng nhanh tốc độ mài mòn phần

lót của ổ cối, tiêu xương quanh ổ cối nhân
tạo, lỏng ổ cối và dịch chuyển ổ cối.
Vị trí của chuôi và ổ cối nhân tạo bị
ảnh hưởng bởi khả năng bộc lộ của mỗi
đường mổ và kinh nghiệm của phẫu thuật
viên. Mỗi đường vào khớp háng có
những ưu, nhược điểm riêng. Phẫu thuật
viên thường vào khớp với đường mổ theo
kinh nghiệm của bản thân và kỹ thuật mà
họ tiếp nhận được.
Theo thống kê của nhiều nghiên cứu,
có thể chia đường mổ thay khớp háng
làm 4 nhóm: đường mổ phía sau (54%),
đường mổ phía ngoài (37%), đường mổ
phía trước và trước ngoài (3%) và đường
mổ qua mấu chuyển lớn (1%) [4].

131

Đường vào bên ngoài trực tiếp thuộc
nhóm đường mổ phía ngoài, được Kocher
mô tả lần đầu tiên năm 1903 và McFarland
và Osborne cải biên vào năm 1954,
Hardinge cải biên năm 1982 [4]. Đây là
một trong các đường phẫu thuật thay
khớp háng phổ biến nhất sau đường mổ
phía sau.
Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp
háng nhân tạo được thực hiện chủ yếu
với đường mổ phía sau. Nghiên cứu này

nhằm: Đánh giá vị trí của chuôi khớp,
ổ cối nhân tạo ở các trường hợp được
phẫu thuật với đường mổ bên ngoài trực
tiếp và rút ra ưu nhược điểm của đường
mổ này.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Từ 1 - 2012 đến 1 - 2015, 75 BN được
phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện
Quân y 103 với đường mổ phía ngoài
trực tiếp.
Độ tuổi trung bình 52,4 ± 12,2 (35 90 tuổi, trong đó 25 nam, 50 nữ.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

30 BN bị gãy cổ xương đùi, 20 BN bị
tiêu chỏm vô khuẩn, 25 BN bị thoái hóa
khớp.
Tất cả BN được mét kíp phẫu thuật
thực hiện.
Không lựa chọn các trường hợp không
đủ X quang sau phẫu thuật.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đường vào khớp: BN nằm nghiêng về
bên đối diện. Đường rạch da ở mặt ngoài
mấu chuyển lớn theo trục giữa của đầu
trên mặt ngoài xương đùi (hình 1). Rạch
cơ căng cân đùi theo đường rạch da. Giải

phóng một phần cơ mông nhỡ (theo khe
2/3 trước và 1/3 sau). Mở bao khớp phía
trước bộc lộ vào khớp háng.
Bộc lộ khớp háng với 1 đinh Steimann
ở bờ trên ổ cối và 2 Hohmann ở bờ trước
và bờ sau ổ cối. Lấy bỏ chỏm xương đùi
bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc làm trật
khớp (khép, gấp và xoay ngoài đùi), cắt bỏ
chỏm ở trên đỉnh mấu chuyển nhỏ 10 mm.
Can thiệp vào ổ cối (đối với thay khớp
toàn phần): ®ưa chân trở lại bàn mổ, doa
lấy bỏ sụn và mỏ xương thoái hóa, lắp ổ
cối nhân tạo với góc nghiêng trước 15º và
nghiêng bên 45º.
Can thiệp vào đầu trên xương đùi: thả
chân ra ngoài bàn, khép, gấp, xoay ngoài
đùi, bộc lộ đầu trên xương đùi (hình 1).
Ráp tạo khuôn cho chuôi khớp, lắp chuôi
khớp nhân tạo với góc nghiêng trước 5 - 10º.

Hình 1: Đường rạch da và tư thế chi thể
khi làm trật khớp và can thiệp vào đầu
trên xương đùi.
Nắn chỉnh lại khớp, khâu phục hồi lại
bao khớp, điểm bám của cơ mông nhỡ,
khâu cơ căng cân đùi, đóng vết mổ.
Sau phẫu thuật, cố định gối duỗi, đùi
dạng, xoay trong. Tập ngồi sau phẫu
thuật 24 giờ và bắt đầu tập đứng và đi
trong phòng sau phẫu thuật 3 ngày.

Chụp X quang tư thế thẳng đánh giá vị
trí của khớp nhân tạo (ổ cối và chuôi
khớp): góc nghiêng của ổ cối, trục của
chuôi khớp so với trục của đầu trên

132


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

xương đùi (hình 2). Góc nghiêng của ổ
cối nhân tạo được xác định bởi miệng ổ
cối và đường nối 2 góc trước dưới ổ cối.
Trục của chuôi khớp được coi là đúng
trục khi góc giữa trục chuôi khớp và trục
đầu trên xương đùi < 5º. Đánh giá chuôi
khớp nghiêng trong hoặc nghiêng ngoài
khi trục của chuôi khớp tạo với trục ống
tủy xương đùi góc trên 5º về phía trong
hoặc phía ngoài so với trục của ống tủy
xương đùi. Góc nghiêng của ổ cối được
coi là không đạt khi ≤ 30º hoặc ≥ 55º.

Hình 2: Đánh giá trục của chuôi khớp và
góc nghiêng của ổ cối.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
35 BN thay khớp bán phần, 40 BN
thay khớp toàn phần.
Trong 40 BN được thay khớp toàn
phần, 35 BN thay khớp không xi măng và

5 BN thay khớp Hybrid.
Chiều dài đường rạch trung bình 9 cm
(7 - 10 cm).
Không có BN nào bị nhiễm khuẩn sâu,
không có trường hợp nào bị sai khớp sau
phẫu thuật.
Đánh giá góc nghiêng của ổ cối ở BN
thay khớp toàn phần. Góc nghiêng trung
bình của ổ cối 42,2 ± 1,53 (40 - 52º).
Đánh giá trục của chuôi khớp cho tất
cả BN thay khớp toàn phần và bán phần.
60/75 BN trục của chuôi khớp tạo với trục
của đầu trên xương đùi góc dưới 5º. 10
BN chuôi khớp bị nghiêng trong lớn hơn
5º (lớn nhất 8º), 5 BN chuôi khớp bị
nghiêng ngoài lớn hơn 5º (lớn nhất 7º).
Trục của chuôi khớp không liên quan đến
thay khớp toàn phần hay bán phần.
BÀN LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá
góc nghiêng của ổ cối và chuôi khớp
nhân tạo khi phẫu thuật với đường mổ
bên ngoài trực tiếp, đồng thời nhận xét
những khó khăn thuận lợi khi thực hiện
đường mổ này.
Bên cạnh kinh nghiệm của phẫu thuật
viên, khả năng bộc lộ của đường mổ
cũng ảnh hưởng đến thao tác kỹ thuật,
ảnh hưởng trực tiếp đến góc nghiêng của

ổ cối nhân tạo và chuôi khớp.

133


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Nghiên cứu của Mulliken B.D và CS
(1998) [3] đánh giá 770 BN được thay
khớp háng toàn phần với đường mổ bên
ngoài trực tiếp nhằm rút ra vị trí của ổ cối
và chuôi khớp có bị ảnh hưởng bởi
đường mổ. Kết quả: góc nghiêng của ổ
cối nhân tạo trung bình 40,3º (20 - 65º),
chuôi khớp thẳng trục có 90% trường hợp,
3% chuôi khớp bị nghiêng trong và 7%
chuôi khớp bị nghiêng ngoài.
Yutaka I và CS (2011) [7] so sánh kết
quả thay khớp háng với đường mổ nhỏ
phía trước (50 BN) và đường mổ nhỏ trực
tiếp phía ngoài (52 BN). Kết quả: chiều
dài đường mổ trung bình ở nhóm đường
mổ phía trước dài trung bình 8,6 ± 1,3 cm;
ở nhóm đường mổ phía ngoài 7,7 ± 1,2 cm.
Góc nghiêng của ổ cối ở nhóm đường mổ
phía trước 43,7 ± 5,2º; ở nhóm đường phía
ngoài 43,5 ± 4,9º.
Nghiên cứu của Huyng M.J và CS
(2012) so sánh vị trí của khớp nhân tạo
được mổ với đường phía sau (99 khớp)

và đường phía ngoài (97 khớp). Góc nghiêng
của ổ cối nhân tạo ở nhóm đường mổ
phía sau 37,8 ± 5,8º, góc nghiêng ổ cối
không đạt 10 BN; ở nhóm đường mổ phía
ngoài góc nghiêng của ổ cối 37,7 ± 4,2º,
3 BN góc nghiêng của ổ cối không đạt
yêu cầu. Trong khi đó trục của chuôi khớp
không đạt yêu cầu ở nhóm đường mổ
phía sau là 2 BN, nhóm đường mổ phía
ngoài 8 BN. 97 BN (98%) chuôi khớp
đúng trục ở nhóm đường mổ phía sau, 89
BN (92%) chuôi khớp đúng trục ở nhóm
đường mổ phía ngoài. Nghiên cứu cho
thấy đối với đường mổ phía ngoài khó
134

can thiệp vào đầu trên xương đùi hơn là
đường mổ phía sau.
Nghiên cứu của William P.B và CS
(2013) [5] so sánh ảnh hưởng của đường
mổ phía sau và đường mổ phía trước ảnh
hưởng đến vị trí của khớp nhân tạo.
Đường mổ phía trước thực hiện ở 43 BN
và đường mổ phía sau thực hiện cho 44
BN. Kết quả cho thấy: ở nhóm đường mổ
phía trước, góc nghiêng của ổ cối trung
bình 47,1 ± 6,1º; chuôi khớp thẳng trục
98%, không có trường hợp nào chuôi bị
nghiêng ngoài và 2% BN chuôi bị nghiêng
trong, chiều dài đường mổ trung bình

13,7 ± 0,9 cm. Kết quả ở nhóm được
phẫu thuuật với đường mổ phía sau: góc
nghiêng ổ cối trung bình 42,4 ± 7,6º;
chuôi khớp thẳng trục 74%, không có
trường hợp nào chuôi bị nghiêng ngoài,
26% BN chuôi bị nghiêng trong, chiều dài
đường mổ trung bình 12,7 ± 1,3 cm.
Để làm tăng độ chính xác về vị trí của
ổ cối và chuôi khớp, nhiều phẫu thuật
viên tiến hành chụp X quang trong mổ.
Navigation được ứng dụng để cải thiện
độ chính xác vị trí của khớp nhân tạo.
David W và CS (2012) [2] đánh giá vị trí
của ổ cối nhân tạo sau thay khớp háng
nhân tạo toàn phần có sự hỗ trợ của
navigation. Nghiên cứu thực hiện ở 80 khớp
háng nhân tạo. Kết quả: góc nghiêng
của ổ cối nhân tạo thay đổi trong khoảng
44,6 ± 4,3º (32,9 - 56,6º) đối với khớp
háng bên phải và 44,4 ± 4,1º (34,3 - 55,9º)
đối với khớp háng bên trái. Nghiên cứu
cũng thấy không thấy có mối liên quan
giữa tuổi, giới và cân nặng của người
bệnh đến vị trí của ổ cối nhân tạo sau
phẫu thuật.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Woolson S.T và CS (2004) so sánh

ảnh hưởng của đường mổ chuẩn và
đường mổ nhỏ thấy: tỷ lệ chuôi khớp và ổ
cối nhân tạo có vị trí không đúng ở nhóm
BN được phẫu thuật với đường mổ nhỏ
cao hơn nhóm BN được phẫu thuật với
đường mổ chuẩn [6].
Nghiên cứu này đánh giá góc nghiêng
của ổ cối và chuôi khớp ở BN đã được
phẫu thuật thay khớp với đường mổ trực
tiếp bên ngoài. Góc nghiêng trung bình
của ổ cối 42,2 ± 1,530 (40 - 52º). Qua thực
tiễn phẫu thuật, chúng tôi thấy với đường
mổ bên ngoài trực tiếp, ổ cối bộc lộ rõ
ràng, thuận lợi cho can thiệp vào ổ cối,
với trường hợp cơ căng cân đùi bị căng,
cũng dễ dàng giải phóng và nới dài.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy với đường
mổ này, khó khăn trong thì bộc lộ vào đầu
trên xương đùi làm ảnh hưởng đến các
can thiệp vào xương đùi (ráp và đóng
chuôi). 15/75 BN chuôi khớp bị nghiêng
trong hoặc nghiêng ngoài lớn hơn 5º.
Ở trường hợp ngắn chi, căng cơ căng cân
đùi, việc nâng đầu trên xương đùi để can
thiệp rất căng, càng khó khăn hơn đối với
trường hợp gãy liên mấu chuyển xương đùi.
Ở những trường hợp này, chúng tôi chủ
động cắt cơ căng cân đùi, thậm chí cả cơ
khép nếu như đùi bị khép nhiều.
2. Tai biến và biến chứng.

Sai khớp là biến chứng hàng đầu sau
thay khớp háng nhân tạo. Tỷ lệ này chiếm
từ 1 - 11% tùy theo phẫu thuật thay khớp
bán phần hay toàn phần. Trong nhiều yếu
tố liên quan đến sai khớp háng trong và
sau mổ, hướng của ổ cối nhân tạo, chuôi
khớp và đường mổ là những yếu tố liên
quan trực tiếp đến kỹ thuật.
135

Mặc dù kích thước của chỏm nhân tạo,
cân bằng chiều dài chi có vai trò trong sai
khớp, nhưng hướng của ổ cối được cho
là có liên quan đến phần lớn sai khớp sau
mổ. Theo Lewinnek và nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra vùng an toàn cho góc dạng của
ổ cối nhân tạo nằm trong khoảng 45 ± 10º.
Giới hạn cao của góc này vượt quá 60º
sẽ xảy ra sai khớp lên trên. Trái lại, khi
góc này thấp hơn 35º, sẽ xảy ra sai khớp
ra sau.
Hiện nay, phần lớn phẫu thuật thay
khớp háng được thực hiện qua đường
mổ phía sau hoặc phía ngoài. Các nghiên
cứu cũng chỉ ra tỷ lệ sai khớp sau mổ gặp
nhiều hơn ở các trường hợp được phẫu
thuật với đường mổ phía sau so với
đường mổ phía ngoài.
Nghiên cứu của Mulliken B.D và CS
(1998) [3] trên 770 BN thay khớp háng

toàn phần với đường mổ bên ngoài trực
tiếp, 0,4% bị sai khớp háng sau mổ.
Trong khi đó các báo cáo thay khớp háng
với đường mổ phía sau có tỷ lệ sai khớp
3%, đường mổ phía trước 0 - 3,3% [3].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa
đánh giá được góc nghiêng trước của ổ
cối nhân tạo và chuôi khớp. Sự sai lệch
này cũng là nguyên nhân dẫn đến sai khớp
trong và sau mổ.
Bộc lộ đầu trên xương đùi không thỏa
đáng cũng liên quan đến đường mổ,
cưỡng bức trong quá trình mổ có thể dẫn
tới gãy xương. Nghiên cứu của Huyng
M.J và CS (2012) so sánh đường mổ
phía ngoài và đường mổ phía sau. 1 BN
bị gãy xương ở đỉnh của chuôi khớp xảy
ra ở thời điểm đóng chuôi khớp vào ống
tủy. Trường hợp này ở nhóm đường mổ
phía ngoài.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Theo chúng tôi, đường mổ càng về
phía trước, càng khó bộc lộ đầu trên
xương đùi, nên sẽ có nguy cơ gãy vỡ
xương khi ráp tạo khuôn cho chuôi khớp
hoặc khi đóng chuôi khớp vào ống tủy
xương đùi. Yutaka I và CS (2011) [7] chỉ

gặp 1/50 BN bị nứt vỡ xương đùi trong mổ
ở nhóm đường mổ phía trước. Đường mổ
phía ngoài không gặp tai biến này.
Tổn thương thần kinh mông trên đã
được thông báo khi mổ với đường phía
ngoài. Theo Tahir K và CS (2007) [4],
nhánh dưới của thần kinh mông trên (chi
phối cho cơ dạng) có thể bị tổn thương
khi vào khớp háng theo đường trực tiếp
bên ngoài. Các tác giả nghiên cứu trên
xác tươi về vị trí giải phẫu của nhánh này
và xác định xem nguy cơ bị tổn thương
khi vào khớp háng với đường trực tiếp
bân ngoài. Nghiên cứu kết luận: 3/44
(6,8%) trường hợp nhánh dưới của thần
kinh mông trên có thể bị tổn thương với
đường vào trực tiếp bên ngoài. Nghiên
cứu cũng chỉ ra khoảng cách từ thần kinh
mông trên đến đỉnh mấu chuyển lớn trung
bình 4,8 cm (2 - 9 cm).
Trong nghiên cứu này, không có
trường hợp nào bị sai khớp, gãy xương
hoặc tổn thương thần kinh. Trong thì bộc
lộ qua cơ mông nhỡ, chúng tôi không
vượt quá 5 cm trên đỉnh mấu chuyển lớn,
chú ý nhận dạng và không làm tổn
thương nhánh dưới của thần kinh mông
trên đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông
nhỏ. Một chú ý nữa khi sử dụng đường
mổ trực tiếp bên ngoài là hai vị trí có nguy

cơ bị chảy máu đó là nhánh xuống của
động mạch mũ giữa ở phía sau mấu
chuyển và nhánh ngang của động mạch
136

mũ ngoài ở cơ rộng ngoài. Chúng tôi
không gặp trường hợp nào như vậy.
3. Ƣu nhƣợc điểm của đƣờng mổ bên
ngoài trực tiếp.
Mỗi đường mổ trong phẫu thuật thay
khớp háng có ưu nhược điểm nhất định.
Đường mổ phía trước hạn chế bộc lộ
khớp háng, đòi hỏi phải giải phóng cơ
dạng và là nguyên nhân hình thành cốt
hóa lạc chỗ. Đường mổ qua mấu chuyển
lớn có thể có dáng đi khập khiễng, đau và
sai khớp nếu mấu chuyển lớn không liền.
Đường mổ phía sau có tỷ lệ cao nhất mất
vững khớp háng sau phẫu thuật. Đường
mổ bên ngoài có tỷ lệ cao bị đi khập
khiễng, cốt hóa lạc chỗ và chảy máu [1].
Nghiên cứu của William P.B và CS
(2013) [5], đường mổ phía trước bị chảy
máu nhiều hơn đường mổ phía sau do bị
hạn chế quan sát bao khớp và phần mềm
phía sau khớp háng. Đường mổ phía
trước kiểm soát tốt ổ cối, góp phần làm
tăng tính chính xác vị trí của ổ cối nhân
tạo. Đường mổ này cũng có nguy cơ tổn
thương nhánh thần kinh mông trên và tổn

thương cơ mông nhỡ, do vậy làm tăng
nguy cơ dáng đi Trenderlenburg sau mổ
do tổn thương nhóm cơ dạng.
Đường mổ phía sau được đánh giá dễ
thực hiện, thời gian mổ nhanh, chảy máu
ít, nhóm cơ dạng không bị tổn thương
nên thường không có dáng đi bất thường
sau mổ. Nhưng khó quan sát ổ cối, làm
ảnh hưởng đến tính chính xác vị trí của ổ
cối nhân tạo, tăng nguy cơ sai khớp và
nguy cơ tổn thương thần kinh hông.
KẾT LUẬN


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Đường mổ bên ngoài trực tiếp có thể
được sử dụng cho cả thay khớp háng
bán phần và toàn phần. BN nằm nghiêng
nên thuận lợi cho cả người mổ chính và
phụ mổ quan sát hình dung các mốc
giải phẫu. Đường mổ này chỉ giải phóng
một phần cơ mông nhỡ ở mặt trước
khớp háng nên ít làm thay đổi độ vững
khớp. Đường mổ này bộc lộ và quan sát
tốt khi can thiệp vào ổ cối, tuy nhiên
ít thuận lợi khi can thiệp vào đầu trên
xương đùi.
Góc nghiêng của ổ cối nhân tạo nằm
trong giới hạn an toàn (40 - 52º), tuy

nhiên 15/75 BN chuôi khớp bị nghiêng
quá 5º về phía trong hoặc phía ngoài,
thậm chí nghiêng tới 8º về bên trong và 7º
về bên ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew GS, Henry WJ, Martyn LP,
Hardinge K. Surgical approaches for total hip
arthroplasty. Orthopeadics and trauma. Elsevier
Ltd. 2010, pp.455-462.
2. David W, Florian R, Hansrudi N,
Thomas M. Cup positioning in total hip
arthoplasty: spatial alignment of the acetabular
entry plane. Arch Orthop Trauma Surg. 2012,
132, pp.1-7.

137

3. Mulliken BD, Rorabeck CH, Bourne
RB, Nayak N. A modified direct lateral
approach in total hip arthroplasty. The Journal
of Arthroplasty. 1998, Vol 13, No 7, pp.737747.
4. Tahir K, David K. Damage to the
Superior Gluteal Nerve During the direct
lateral approach to the hip. The Journal
of Arthroplasty 2007, Vol 22, No 8, pp.11981200.
5. William PB, Shelly ET, John PL. Prospective
randomized study of direct anterior vs postero
lateral approach for total hip arthroplasty.
The Journal of Arthroplasty. 2013, 28, pp.16341638.
6. Woolson ST, Mow CS, Syquia JF.

Comparison of primary total hip replacements
performed with a standard incision or a mini
incision. J Bone Joint Surg Am. 2004, 86,
pp.1353-1358.
7. Yutaka I, Naomi K, Yohei Y, Takashi I,
Naoyuki I, Tomoyuki S. Little clinical
advantage of modified Watson Jones
approach over modified mini incision direct
lateral approach in primary total hip
arthroplasty. The Journal of Arthroplasty.
2011, Vol 26, No 7, pp.1117-1121.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

138



×