Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 101 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





BÙI THỊ THANH THẢO







QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH
MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ TRONG PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC














HÀ NỘI - NĂM 2006



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



BÙI THỊ THANH THẢO




QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH
MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ TRONG PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM






CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60.38.30




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN





HÀ NỘI - NĂM 2006




4

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2
Lời cảm ơn 3
Mục lục 4
MỞ ĐẦU 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI
VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ 10
1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân của cá nhân 10
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân 10
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân của cá nhân 16
1.1.3. Phân loại quyền nhân thân của cá nhân 21
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền nhân thân của cá nhân đối
với tính mạng, sức khoẻ, thân thể 24
1.2.1. Khái niệm 24
1.2.2. Đặc điểm 25
1.2.3. Nội dung 27
1.3. Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể
trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển 29
1.3.1. Giai đoạn trƣớc 1945 29
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật dân sự 2005 31
1.3.3. Bộ luật dân sự 2005 và các quy định về quyền nhân thân của cá
nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể 34
Chƣơng 2. NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG, SỨC
KHOẺ, THÂN THỂ 39
2.1. Quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể 40
2.1.1. Khái quát chung 40
2.1.2. Nội dung quyền 42




5

2.2. Quyền hiến bộ phận cơ thể; hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi
chết; quyền nhận bộ phận cơ thể 51
2.2.1. Những vấn đề chung 51
2.2.2. Quyền hiến bộ phận cơ thể 59
2.2.3. Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết 63
2.2.4. Quyền nhận bộ phận cơ thể ngƣời 68
2.3. Quyền xác định lại giới tính 70
2.3.1. Cơ sở quy định 71
2.3.2. Những vấn đề chung về giới tính 73
2.3.3. Nội dung quyền xác định lại giới tính 76
Chƣơng 3. BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH
MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ BẰNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ Ở NƢỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 82
3.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính
mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự 82
3.1.1. Khái niệm 82
3.1.2. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối
với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự 86
3.1.3. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với
tính mạng, sức khoẻ, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành. 89
3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trong giai đoạn
hiện nay 96
3.2.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện quy định của pháp
luật dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức
khoẻ, thân thể trong giai đoạn hiện nay 96
3.2.2. Một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả bảo vệ quyền nhân

thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân
sự 105
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111



6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân hiện nay thực sự đã trở thành thƣớc
đo cho sự phát triển và tiến bộ của mỗi quốc gia. Các quyền con ngƣời rất đa dạng
và đƣợc đảm bảo thực hiện bằng nhiều ngành luật khác nhau, trong đó luật dân sự
là một ngành luật đặc biệt quan trọng. Các quyền dân sự của cá nhân đƣợc ghi nhận
và bảo vệ ở hai nhóm chính là quyền tài sản và quyền nhân thân. Quyền nhân thân
là nhóm quyền cơ bản và quan trọng của công dân trong quan hệ dân sự. Đặc biệt
trong xã hội ngày nay, khi mà cuộc sống đã no đủ hơn, kinh tế và khoa học kỹ thuật
đã phát triển ở một trình độ cao hơn, giá trị con ngƣời ngày càng đƣợc đề cao hơn
thì nhu cầu đƣợc bảo vệ các quyền nhân thân của con ngƣời trong xã hội cũng ngày
càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Các quyền nhân thân của cá nhân không phải là vấn đề mới mẻ trong pháp luật
cũng nhƣ trong lĩnh vực nghiên cứu. Song cùng với sự phát triển của cuộc sống và
khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng có nhiều quyền của con ngƣời đòi hỏi phải có
sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật dân sự nhằm đảm bảo tốt nhất các
quyền con ngƣời. Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã ghi nhận trong đó rất nhiều những
sửa đổi, bổ sung quan trọng, đặc biệt là phần quy định về các quyền nhân thân.
Trong đó mảng quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể
có nhiều sửa đổi, bổ sung nhất. Những vấn đề về quyền nhân thân của cá nhân đối
với tính mạng, sức khỏe, thân thể đã và chƣa đƣợc Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh

hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau đặt ra cho hoạt động
nghiên cứu lập pháp những nhiệm vụ mới.
Hơn nữa, việc nghiên cứu các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng,
sức khỏe, thân thể và bảo vệ các quyền này theo quy định của pháp luật dân sự có ý
nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn.
Chính từ những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề “Quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự
Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.



7

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bộ luật dân sự Việt Nam ra đời tƣơng đối muộn, vì vậy có rất nhiều nội dung kế
thừa luật dân sự của một số nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ Pháp, Liên Xô, Đức…
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự Việt Nam lại đƣợc coi là mẫu mực và rất tiến bộ so với
Bộ luật dân sự của các nƣớc đi trƣớc chính là ở chỗ Bộ luật dân sự Việt Nam dành
hẳn một chƣơng quy định về quyền nhân thân trong khi ở Bộ luật dân sự ở các nƣớc
khác không có mục riêng cho quyền nhân thân. Mặc dù vậy, đối với Việt Nam, đây
vẫn là vấn đề còn nhiều mới mẻ, phức tạp. Đặc biệt cùng với sự ra đời của Bộ luật
dân sự 2005, trong lĩnh vực quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân của cá
nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng đã có rất nhiều sửa đổi, bổ
sung quan trọng đặt ra cho khoa học pháp lý những nhiệm vụ nghiên cứu mới.
Cho đến nay chúng ta đã tổ chức đƣợc khá nhiều các cuộc hội thảo, toạ đàm
trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế liên quan đến Bộ luật dân sự nói chung và quyền nhân
thân nói riêng. Trong đó phải kể đến nhƣ: Hội thảo quyền nhân thân và bảo vệ
quyền nhân thân bằng pháp luật dân sự do Nhà pháp luật Việt Pháp tổ chức tại Hà
Nội các ngày 24, 25, 26 tháng 11 năm 1997; Hội thảo Bộ luật dân sự sửa đổi do
Nhà pháp luật Việt Pháp tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 8 năm

2003. Ngoài ra còn có rất nhiều các cuộc hội thảo của các chuyên gia pháp lý trong
nƣớc về dự thảo Bộ luật dân sự 2005 trong đó vấn đề quyền nhân thân của cá nhân
đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể đƣợc đề cập và nghiên cứu trên nhiều phƣơng
diện khác nhau… Ngoài ra chúng ta cũng có các bài báo, bài viết đăng trên các báo
và tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên có một điểm dễ nhận
thấy là những bài viết về vấn đề quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân của
cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng còn rất ít và chủ yếu mới chỉ
đề cập đến khía cạnh bảo vệ quyền nhân thân. Hầu nhƣ chƣa có một công trình khoa
học lớn nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Vì vậy, ngƣời viết hy vọng luận văn của mình sẽ là một trong những công trình
đầu tiên nghiên cứu tổng quát và chuyên sâu một lĩnh vực quan trọng của quyền
nhân thân - quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể; ở cả



8

khía cạnh nội dung và cơ chế bảo vệ quyền theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nhƣ đã trình bày ở trên, quyền nhân thân của cá nhân là một mảng đề tài rất
rộng. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ lấy các quyền nhân thân của cá
nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể đƣợc quy định trong pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành làm đối tƣợng nghiên cứu chính.
Để làm rõ vấn đề, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu, đánh giá nội dung các quy
định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về các quyền nhân thân của cá nhân
đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Đồng thời, luận văn cũng phân tích, đánh giá
việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng
pháp luật dân sự trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phƣơng pháp khoa học khác nhƣ phân
tích, tổng hợp, so sánh. Trong luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp
phân tích, đánh giá.
5. Ý nghĩa và mục đích của luận văn
Thực hiện đề tài nghiên cứu này giúp ngƣời viết hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề
rất quan trọng trong luật dân sự và là vấn đề mới đang đƣợc xã hội hết sức quan
tâm. Đồng thời cùng với việc nghiên cứu để viết luận văn này, bản thân ngƣời viết
sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức khi giải quyết những vấn đề có liên
quan đến hoạt động nghề nghiệp của mình.
Với luận văn này, chúng tôi chỉ hy vọng sẽ đem đến cho ngƣời đọc một cái nhìn
tƣơng đối khái quát và tổng hợp về một mảng rất nhỏ trong nội dung các quyền
nhân thân đƣợc pháp luật dân sự điều chỉnh, đó là quyền nhân thân của cá nhân đối



9

với tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Đồng thời đem đến cho ngƣời đọc những hiểu
biết và nhận thức đúng đắn về bảo vệ những quyền này trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức
khoẻ, thân thể
Chƣơng 2: Nội dung của pháp luật dân sự hiện hành về các quyền nhân thân của
cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể
Chƣơng 3: Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ,

thân thể bằng pháp luật dân sự trong giai đoạn hiện nay.





10

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ.
1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân của cá nhân
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân.
Trong quan hệ dân sự, bên cạnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là một
trong hai đối tƣợng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật dân sự và là một loại quan hệ
mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Một quan hệ pháp luật dân sự nói chung đƣợc cấu thành bởi ba yếu tố: chủ thể,
khách thể và nội dung. Trong đó, nội dung của quan hệ pháp luật dân sự chính là
yếu tố cơ bản nhất để phân loại quan hệ đó là quan hệ tài sản hay quan hệ nhân
thân. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia quan hệ đó, chính những yếu tố này đã gắn kết quyền lợi, hành vi
của các chủ thể, thúc đẩy họ tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.
“Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa ngƣời với ngƣời về một giá trị nhân thân của cá
nhân hay tổ chức. Việc xác định một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải đƣợc
pháp luật thừa nhận nhƣ một quyền tuyệt đối của cá nhân, tổ chức”
[17,Tr.12]
. Nhƣ vậy,
quyền nhân thân chính là một nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân.
Nó là những quy định của pháp luật cho phép chủ thể đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc
đòi hỏi liên quan đến các giá trị nhân thân của mình khi tham gia vào quan hệ pháp

luật dân sự.
Để hiểu rõ hơn về bản chất của quyền nhân thân, chúng ta sẽ xem xét nó với
tính chất là một loại quyền trong hệ thống các quyền nói chung, để từ đó tìm ra
những nét đặc trƣng cơ bản của quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là một loại quyền nằm trong hệ thống các quyền nói chung. Hệ
thống này bao gồm các khái niệm về quyền có phạm vi từ rộng đến hẹp hơn: quyền
con người quyền công dân quyền dân sự quyền nhân thân và có thể biểu
hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ khái quát:



11


* Quyền con ngƣời
Con ngƣời là chủ thể của xã hội. Bản chất của con ngƣời chính là tổng hoà của
các mối quan hệ xã hội. Giá trị của con ngƣời luôn luôn là giá trị cao nhất. Thừa
nhận các giá trị của con ngƣời chính là thừa nhận các quyền của con ngƣời. Việc
thừa nhận và đảm bảo các quyền con ngƣời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lời nói
đầu của bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ngày 10/ 12/ 1948 đã khẳng
định “Nhận định rằng sự thừa nhận những phẩm giá vốn có của tất cả thành viên
thuộc gia đình nhân loại cũng nhƣ các quyền bình đẳng, không thể tƣớc bỏ đƣợc
của họ, là nềân tảng của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới”
[26,Tr.142]
.
“Quyền con ngƣời (nhân quyền hoặc quyền làm ngƣời) là những quyền mặc
nhiên khi đƣợc sinh ra cho đến trọn đời mà không ai có quyền tƣớc bỏ. Đó là những
quyền cơ bản của con ngƣời nhƣ quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền
mƣu cầu hạnh phúc ”
[23,Tr.399]

. Nhƣ vậy, quyền con ngƣời là khái niệm quyền đầu
tiên. Tất cả những gì gắn với bản chất tự nhiên và xã hội của con ngƣời đều đƣợc
ghi nhận là những quyền của con ngƣời ví dụ nhƣ với bản chất tự nhiên là quyền
sống, quyền tự do và quyền an toàn về cá nhân; quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, tính mạng, sức khoẻ…; với bản chất xã hội nhƣ các quyền tự do ngôn luận, tự
do tín ngƣỡng, tôn giáo, tự do hội họp và lập hội hoà bình Từ ý nghĩa này, quyền
con ngƣời có phần nào đó gắn liền với khái niệm “quyền tự nhiên”. Tuy nhiên
Quyền con ngƣời

Quyền công dân

Quyền dân sự

Quyền nhân thân

Quyền về tài sản




12

không thể tuyệt đối hoá quyền của con ngƣời với tƣ cách là các quyền tự nhiên.
Nhƣ vậy, ngƣời ta có thể lập luận rằng tôi là con ngƣời và tôi có tất cả các quyền
định đoạt đối với bản thân tôi. Trong một xã hội có nhà nƣớc và pháp luật, điều đó
là không thể bởi vì pháp luật điều chỉnh xã hội không chỉ vì lợi ích của một cá nhân
mà còn vì bảo vệ các giá trị xã hội khác nhau, bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng. Vì
những lợi ích đó mà các quyền tự nhiên của con ngƣời sẽ đƣợc pháp luật ghi nhận
và bảo vệ. Sự ghi nhận đó ở mỗi quốc gia khác nhau, mỗi chế độ chính trị - xã hội
khác nhau sẽ có những nội dung không giống nhau. Và đó chính là cơ sở cho sự ra

đời của quyền công dân.
* Quyền công dân
“Quyền công dân là những quyền cơ bản mà hiến pháp của mỗi nƣớc quy định
cho công dân và ngƣời mang quốc tịch của nƣớc mình.
Ở những nƣớc có chế độ chính trị xã hội khác nhau, có nền kinh tế, khoa học
kỹ thuật, văn hoá khác nhau thì phạm vi và mức độ quyền công dân cũng rộng hẹp
khác nhau”
[23,Tr.399]
.
Quyền công dân mang tính xác định hơn so với quyền con ngƣời, nó gắn liền
với mỗi quốc gia và đƣợc pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Nội dung quyền
công dân ở từng quốc gia là không giống nhau nhƣng bất luận là ở quốc gia nào thì
cũng không có sự đối lập giữa quyền con ngƣời và quyền công dân.
Quyền công dân thực chất chính là những quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận
trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Với ý nghĩa đó, quyền công dân là sự thể hiện
mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và công dân thông qua cơ chế Nhà nƣớc ghi nhận và
đảm bảo cho các quyền của công dân đƣợc thực hiện. Tuy nhiên để các quyền này
đƣợc thực thi trên thực tế thì nó phải đƣợc rất nhiều ngành luật khác nhau nhƣ lao
động, hôn nhân gia đình, dân sự cụ thể hoá bằng việc quy định các quyền cụ thể
tƣơng ứng với từng quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh. Và đó chính là cơ
sở cho sự ra đời của khái niệm Quyền dân sự.
* Quyền dân sự



13

Với ý nghĩa là sự cụ thể hoá các quyền công dân đƣợc ghi nhận trong Hiến
pháp, quyền dân sự đƣợc hiểu là “những quyền công dân đƣợc thể hiện trong mối
quan hệ giữa các cá nhân và đƣợc bảo đảm bằng pháp luật dân sự”

[44,Tr.6]
hoặc
“quyền dân sự là cách sử sự đƣợc phép của chủ thể trong quan hệ dân sự. Quyền
dân sự hiểu theo nghĩa rộng là quyền của chủ thể đƣợc pháp luật quy định nhƣ là
nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó. Nhƣ vậy, các chủ thể khác nhau thì
có các quyền dân sự khác nhau. Quyền dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của chủ
thể trong quan hệ nhất định mà chủ thể đó tham gia, quyền tự mình thực hiện những
hành vi nhất định, yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, yêu cầu cơ quan
Nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm
phạm”
[15,Tr.104]
.
Nhƣ vậy, quyền dân sự là một khái niệm đƣợc bao hàm trong nội dung quyền
con ngƣời, quyền công dân. Khi các quyền công dân đƣợc quy định thành các
quyền cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự thì nó trở thành các quyền
dân sự. Quyền dân sự là một nội dung của quan hệ dân sự quy định cho các chủ thể
tham gia quan hệ dân sự đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc đòi hỏi. Đối tƣợng điều chỉnh
của luật dân sự là các quan hệ liên quan đến tài sản và các quan hệ liên quan đến
nhân thân vì vậy các loại quyền đƣợc luật dân sự ghi nhận cũng bao gồm hai loại:
quyền liên quan đến tài sản và quyền nhân thân. Nhƣ vậy, quyền nhân thân là một
bộ phận của quyền dân sự, là một khái niệm đƣợc bao hàm trong khái niệm quyền
dân sự.
* Quyền nhân thân
Trong khoa học pháp lí có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quyền nhân
thân. Đa số đều định nghĩa quyền nhân thân theo quy định tại điều 26 Bộ luật dân
sự 1995 và điều 24 Bộ luật dân sự 2005 “Quyền nhân thân (quyền con ngƣời về dân
sự) là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho ngƣời
khác trong giao lƣu dân sự, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác” hay “mỗi
ngƣời có quyền nhân thân, tức là quyền dân sự gắn liền với liền với mỗi cá nhân và
không thể chuyển giao cho ngƣời khác trong giao lƣu dân sự trừ trƣờng hợp pháp




14

luật có quy định khác”
[23,Tr.407]
Tuy nhiên những cách định nghĩa này chƣa nói lên
đƣợc những vấn đề bản chất nhất của khái niệm quyền nhân thân. Theo cách định
nghĩa này, quyền nhân thân chỉ đƣợc nhận định ở hai khía cạnh: quyền nhân thân là
một loại quyền dân sự và một đặc điểm của quyền nhân thân là gắn với cá nhân và
không thể chuyển giao cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.
Cách định nghĩa nhƣ vậy sẽ không giúp ta hiểu đƣợc vậy đối tƣợng cơ bản của
quyền nhân thân là gì - vấn đề quan trọng nhất để xác định đó là quyền nhân thân
mà không phải là quyền tài sản. Trong thực tế có những loại quyền là quyền dân sự,
là quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho ngƣời khác nhƣng
lại không phải là quyền nhân thân mà là một loại quyền tài sản ví dụ quyền đƣợc
cấp dƣỡng, quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
thân thể, quyền thừa kế tài sản Bên cạnh đó, khẳng định quyền nhân thân là quyền
dân sự gắn liền với mỗi cá nhân có nghĩa là ngoài cá nhân, các chủ thể khác nhƣ tổ
chức sẽ không thể có quyền nhân thân. Giáo sƣ Lê Đình Nghị cho rằng “quyền nhân
thân đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự là quyền của cá nhân. Tuy nhiên không
phải chỉ có cá nhân mới có quyền nhân thân. Với ý nghĩa quyền nhân thân là quyền
gắn liền với một chủ thể thì tổ chức cũng có quyền đó”
[51,Tr.31]

Nhƣ vậy nếu xem xét khái niệm quyền nhân thân ở phƣơng diện lí luận cần
phải khẳng định trƣớc hết quyền nhân thân là một loại quyền dân sự. Nếu quyền tài
sản có đối tƣợng là tài sản thì đốùi tƣợng của quyền nhân thân chính là các giá trị
nhân thân đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Hiện nay pháp luật chƣa có một khái

niệm chính thức về “nhân thân”. Có thể hiểu nhân thân là yếu tố gắn liền với mỗi
chủ thể, liên quan trực tiếp đến chủ thể đó nhƣ tên gọi, hình dáng, sức khoẻ, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, hình ảnh Xác định đối tƣợng của quyền chính
là dấu hiệu cơ bản để nhận biết đó là quyền nhân thân mà không phải là quyền khác.
Chúng tôi cho rằng cách hiểu về khái niệm quyền nhân thân trong từ điển giải thích
thuật ngữ luật của trƣờng Đại học Luật Hà Nội là cách hiểu mang tính khái quát và
hợp lý hơn cả: Quyền nhân thân là “Các giá trị nhân thân của cá nhân và tổ chức
đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Chỉ những giá trị nhân thân đƣợc pháp luật ghi



15

nhận mới đƣợc coi là quyền nhân thân. Quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và
không thể chuyển giao cho ngƣời khác trừ trƣờng hợp pháp luật có quy
định”
[15,Tr.105]
. Cách hiểu này nói lên đƣợc hai vấn đề bản chất nhất của quyền nhân
thân: một là đối tƣợng quyền là các giá trị nhân thân đƣợc pháp luật ghi nhận và hai
là tính gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao cho ngƣời khác của quyền
nhân thân. Đồng thời, theo cách hiểu này thì quyền nhân thân không chỉ là quyền
của riêng chủ thể là cá nhân mà cả tổ chức cũng có thể có quyền này. Bản thân các
tổ chức cũng có những lợi ích phi tài sản cần đƣợc bảo vệ nhƣ danh dự, uy tín, tên
gọi Đó là các quyền của tổ chức và đó chính là các quyền nhân thân. Vì vậy cần
phải phân biệt hai khái niệm “quyền nhân thân” và “quyền nhân thân của cá nhân”.
Trong Bộ luật dân sự phần quy định về quyền nhân thân nằm trong chƣơng
“Cá nhân” và vì vậy khái niệm quyền nhân thân quy định trong Bộ luật dân sự thực
chất là quyền nhân thân của cá nhân. Và phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng là
các quyền nhân thân của cá nhân nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với
tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng. Tuy nhiên dƣới giác độ nghiên cứu, chúng

ta cần phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi có thể đƣa ra định nghĩa nhƣ sau:
“Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự ghi nhận và bảo vệ các quyền của
cá nhân đối với các giá trị nhân thân của mình trong quan hệ dân sự; gắn liền với
mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác”
Quyền nhân đƣợc coi là quyền đầu tiên của con ngƣời và gắn liền với mỗi cá
nhân. Với tính chất nhƣ vậy, về nguyên tắc quyền nhân thân là gắn liền với chủ thể
và không thể chuyển giao cho ngƣời khác trong giao lƣu dân sự. Tuy nhiên có một
số trƣờng hợp ngoại lệ quyền nhân thân vẫn có thể chuyển giao cho chủ thể khác.
Đây là trƣờng hợp đặc biệt ví dụ tác giả có quyền nhân thân là quyền công bố tác
phẩm của mình nhƣng tác giả cũng có thể chuyển giao quyền công bố tác phẩm cho
ngƣời khác.
1.1.2. Đặc điểm quyền nhân thân của cá nhân



16

Quyền nhân thân là một loại quyền dân sự đặc biệt, bởi vậy chúng có nhiều
đặc điểm riêng. Trong khoa học pháp lí, việc nghiên cứu các đặc điểm của quyền
nhân thân là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó trực tiếp liên quan đến cơ
chế điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là các biện pháp để bảo vệ khi nhóm quyền
này bị xâm phạm. Trong thực tiễn, để xem xét các đặc điểm của quyền nhân thân
ngƣời ta thƣờng đặt chúng trong mối tƣơng quan với các quyền về tài sản bởi vì đây
là hai nhóm quyền chính của quyền dân sự đồng thời giữa chúng có những điểm
khác biệt rất căn bản.
Ở đây chúng tôi dùng khái niệm “quyền về tài sản” để so sánh với quyền nhân
thân chứ không sử dụng khái niệm “quyền tài sản”. Bởi lẽ quyền tài sản đƣợc định
nghĩa tại Điều 181 Bộ luật dân sự 2005 đƣợc xác định là một loại tài sản và là đối

tƣợng của các giao dịch dân sự về tài sản. Với ý nghĩa đó, phạm vi khái niệm quyền
tài sản hẹp hơn khái niệm quyền về tài sản. Các quyền về tài sản là tất cả những
quyền dân sự có lợi ích đƣợc bảo vệ là một lợi ích tài sản. Nhƣ vậy, quyền về tài
sản là một bộ phận của quyền dân sự, bên cạnh quyền nhân thân. Nó bao gồm cả
những “quyền tài sản” và cả những quyền về tài sản khác nhƣ quyền thừa kế, quyền
đƣợc cấp dƣỡng, quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín
Quyền nhân thân của cá nhân có những đặc điểm sau:
1.1.2.1 Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân.
Quyền nhân thân đƣợc ghi nhận cho tất cả mọi cá nhân từ khi sinh ra cho đến
khi chết đi, không phân biệt giới tính, tôn giáo, thành phần giai cấp. Điều đó có
nghĩa là “Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhƣng đƣợc bảo vệ nhƣ
nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm”
[16,Tr.13]
. Ví dụ cá nhân đƣợc quyền bảo đảm an
toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, danh dự, uy tín của mình mà không phụ
thuộc vào độ tuổi, vào khả năng nhận thức của cá nhân, không thể bị tƣớc đoạt hoặc
bị hạn chế. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa quyền nhân thân và quyền về tài sản.
Đối với quyền về tài sản, sự bình đẳng về mặt dân sự không quy định cho tất cả mọi
ngƣời đều có khả năng hƣởng những quyền nhƣ nhau. Khả năng hƣởng một số



17

quyền về tài sản của cá nhân có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ
đối với quyền tham gia ký kết các giao dịch dân sự, pháp luật dân sự quy định cho
những ngƣời ở độ tuổi khác nhau, với năng lực hành vi dân sự khác nhau thì sẽ có
quyền tham gia ở những mức độ khác nhau.
Bên cạnh đó, việc pháp luật quy định các quyền nhân thân cho cá nhân không

chỉ ở dạng khả năng đƣợc hƣởng quyền mà là một thực tế. Đối với một số quyền
nhân thân của cá nhân, bản thân cá nhân không phải bằng hành vi của mình thì
quyền đƣợc pháp luật ghi nhận mới thực sự đƣợc thực hiện ví dụ nhƣ các quyền
nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh, bí mật đời tƣ, tên gọi, quyền đƣợc bảo đảm
an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể Trong khi đó đa số các quyền về tài sản
đƣợc quy định trong luật dân sự chỉ với ý nghĩa là khả năng hƣởng quyền của cá
nhân. Để các quyền đó trở thành hiện thực, cá nhân phải bằng hành vi cụ thể của
mình biến khả năng hƣởng quyền đó thành quyền một cách thực thụ. Ví dụ luật quy
định mọi cá nhân đều có quyền sở hữu nhƣng nếu không có tài sản thì cá nhân
không thể thực hiện quyền sở hữu trên thực tế
1.1.2.2 Quyền nhân thân của cá nhân có tính chất phi tài sản
Đặc điểm này xuất phát từ đối tƣợng của quyền nhân thân là các giá trị nhân
thân - bản thân nó là các giá trị phi tài sản. Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là
những đại lƣợng tƣơng đƣơng và không thể trao đổi ngang giá. Trong thực tế có
một số quyền nhân thân có thể làm phát sinh một lợi ích vật chất nhất định ví dụ
nhƣ quyền tác giả nhƣng “Quyền nhân thân không phải là tài sản, chỉ có quyền nhân
thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi”
[51,Tr.31]
. Quyền nhân thân
không mang tính tài sản đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh đặc trƣng: thứ nhất là chúng
không có nội dung kinh tế, không gắn với tài sản của chủ thể và thứ hai là quyền
nhân thân cũng không thể mang lại cho chủ thể quyền một lợi ích vật chất nào vì
chúng không thể là đối tƣợng để có thể trao đổi, mua bán, tặng cho…
Đây là đặc điểm khác về cơ bản với các quyền về tài sản. Do đối tƣợng của
quyền về tài sản là một lợi ích về tài sản nên quyền về tài sản luôn luôn có thể xác
định đƣợc bằng một giá trị vật chất nhất định. Sự định giá này có thể là định giá một



18


cách cụ thể, tức là quyền xác định đƣợc bằng một lƣợng tài sản nhất định, ví dụ
quyền đòi nợ. Đối với quyền này, nó đƣợc xác định là một loại tài sản và hoàn toàn
có thể trở thành đối tƣợng của giao dịch dân sự. Quyền về tài sản cũng có thể không
định giá đƣợc bằng một khối lƣợng tài sản cụ thể nhƣng vẫn có thể định giá đƣợc
trong những trƣờng cụ thể ví dụ quyền đƣợc cấp dƣỡng, quyền thừa kế…
1.1.2.3. Quyền nhân thân của cá nhân không thể được đền bù ngang giá
khi bị vi phạm.
Từ đặc điểm “phi tài sản” của quyền nhân thân của cá nhân có thể suy ra đƣợc
đặc điểm thứ ba này. Bản thân quyền nhân thân là một loại quyền phi tài sản không
thể định giá đƣợc bằng tiền nên khi quyền này bị vi phạm, các loại chế tài đƣợc áp
dụng cũng đa phần là các chế tài phi tài sản. Trong trƣờng hợp áp dụng chế tài bồi
thƣờng thì cũng không thể bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại với ý nghĩa là giá trị của
quyền bị xâm hại. Bởi vì một điều cơ bản là không thể định giá đƣợc con ngƣời và
các giá trị gắn liền với con ngƣời.
Khác với quyền nhân thân, quyền về tài sản là quyền có thể định giá đƣợc. Vì
vậy, khi một quyền về tài sản bị xâm hại, ngƣời ta hoàn toàn có thể xác định đƣợc
giá trị quyền bị thiệt hại tƣơng đƣơng với một giá trị tài sản cụ thể và có thể đền bù
đƣợc toàn bộ thiệt hại đó bằng một giá trị vật chất tƣơng đƣơng. Theo đó các chế tài
đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền về tài sản cũng là các chế tài có tính
tài sản nhƣ phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại
1.1.2.4 Quyền nhân thân của cá nhân không thể bị định đoạt
Quyền nhân thân ghi nhận quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân gắn
liền với mỗi cá nhân, vì vậy về nguyên tắc cá nhân không thể tự định đoạt quyền
nhân thân của mình bằng cách chuyển giao cho chủ thể khác, thậm chí không đƣợc
từ bỏ quyền của mình. Ví dụ chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ;
A không thể bán cho B tên và những quyền gắn với căn cƣớc của mình; một ngƣời
không thể uỷ quyền cho ngƣời khác để thực hiện quyền tự do đi lại của mình và
mình nhận quyền tự do kết hôn của ngƣời khác, hoặc một ngƣời (theo quy định của




19

pháp luật Việt Nam) không đƣợc quyền từ bỏ mạng sống (tính mạng) của mình
Điều này có nghĩa là về nguyên tắc chỉ bản thân chủ thể hƣởng các quyền nhân thân
mà pháp luật đã quy định cho họ mà không thể chuyển quyền đó cho ngƣời khác.
Đây cũng là một đặc điểm khác cơ bản với những quyền về tài sản. Đối với quyền
về tài sản, cá nhân có thể chuyển giao quyền cho ngƣời khác nhƣ quyền đòi nợ…
hoặc cá nhân cũng có thể từ bỏ quyền của mình nhƣ từ chối nhận di sản thừa kế, từ
bỏ quyền sở hữu với tài sản…
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những giao dịch liên quan đến quyền nhân mà
theo đó một chủ thể chuyển một quyền nhân thân của mình cho chủ thể khác. Đây
vẫn còn là một vấn đề hiện nay còn có nhiều tranh cãi. Điều 738 Bộ luật dân sự
2005 quy định về các quyền nhân thân của tác giả trong đó có quyền công bố tác
phẩm nhƣng đồng thời lại quy định tác giả có quyền “cho phép ngƣời khác công bố
tác phẩm”. Điều đó có nghĩa là pháp luật đã thừa nhận việc tác giả đƣợc chuyển
giao quyền nhân thân của mình cho ngƣời khác. Nhƣ vậy, có thể thấy tính chất
không thể chuyển giao quyền nhân thân của cá nhân chỉ có ý nghĩa tƣơng đối bởi vì
vẫn có những trƣờng hợp ngoại lệ. Để dung hoà đặc điểm không thể chuyển giao
quyền nhân thân với những trƣờng hợp ngoại lệ trên, theo nghiên cứu mới về quyền
nhân thân của Pháp, họ đã phân biệt hai loại: quyền nhân thân cơ sở và quyền nhân
thân phát sinh. Theo đó “Quyền nhân thân cơ sở là quyền nhân thân theo đúng bản
chất của nó. Không thể chuyển nhƣợng quyền đối với hình ảnh hoặc quyền đối với
đời tƣ. Quyền nhân thân phát sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá nhân
với mục đích thƣơng mại”
[44,Tr.10]

Đồng thời, cần thấy rằng tính không thể chuyển giao chỉ là một đặc điểm của
quyền nhân thân mà không phải là một căn cứ để phân biệt quyền nhân thân với các

quyền khác. Nhƣ trên đã phân tích, tính không thể chuyển giao không chỉ có ở
quyền nhân thân. Có một số quyền về tài sản nhƣng lại không thể đƣợc chuyển giao
ví dụ nhƣ quyền đƣợc cấp dƣỡng, quyền thừa kế
1.1.2.5 Quyền nhân thân của cá nhân là một loại quyền dân sự tuyệt đối.



20

Trong quan hệ pháp luật dân sự, tất cả các quyền nhân thân của cá nhân đều là
quyền tuyệt đối - nghĩa là chủ thể quyền đƣợc xác định, tất cả các chủ thể khác là
chủ thể mang nghĩa vụ. “Quyền tuyệt đối thƣờng đƣợc pháp luật ghi nhận mà không
đƣợc tạo bởi sự thoả thuận của các bên”
[15,Tr.61]
. Do đó, bất cứ hành vi nào xâm
phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đều bị coi là vi phạm quyền bảo vệ tuyệt
đối. Đặc điểm này khác với quyền về tài sản ở chỗ, quyền về tài sản hầu hết là
quyền tƣơng đối - tƣơng ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang
nghĩa vụ cũng đƣợc xác định, ví dụ trong các quan hệ hợp đồng, bồi thƣờng thiệt
hại, cấp dƣỡng…
1.1.3 Phân loại quyền nhân thân của cá nhân
Các giá trị nhân thân của cá nhân rất đa dạng, vì vậy các quyền nhân thân của
cá nhân cũng rất phong phú. Trong khoa học pháp lý có nhiều cách phân loại quyền
nhân thân song tất cả đều thống nhất cách phân loại dựa trên hai tiêu chí cơ bản:
Dựa vào tính chất của quyền nhân thân và dựa vào đối tƣợng quyền (các giá trị nhân
thân đƣợc pháp luật thừa nhậân).
1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất
Căn cứ vào tính chất, quyền nhân thân đƣợc chia làm hai loại là quyền nhân
thân mang tính tài sản (hay còn gọi là quyền nhân thân gắn với tài sản) và quyền
nhân thân không mang tính tài sản (quyền nhân thân không gắn với tài sản)

* Quyền nhân thân gắn với tài sản đƣợc hiểu là “quyền nhân thân khi đƣợc xác
lập thì làm phát sinh các quyền tài sản. Quyền nhân thân gắn với tài sản là tiền đề
làm phát sinh quyền tài sản khi có những sự kiện pháp lý nhất định”
[14,Tr.105]
. Quyền
nhân thân gắn với tài sản cũng có thể đƣợc hiểu là những quyền nhân thân có thể
mang lại cho chủ thể những giá trị nhân nhân và giá trị vật chất nhất định. Hay nói
cách khác, đó là những quyền mà “trong đó có cả yếu tố nhân thân và yếu tố tài
sản”
[17,Tr.15]
. Nhƣ vậy tính chất đặc trƣng của loại quyền nhân thân này là bản thân
chúng không phải là tài sản, không trị giá đƣợc bằng tiền bởi vì giá trị nhân thân là
cơ sở để quy định về quyền nhân thân bản thân chúng là những giá trị phi tài sản.



21

Tuy nhiên, các quyền nhân thân đó lại có thể là cơ sở để ngƣời có quyền có đƣợc
những lợi ích vật chất nhất định. Trong luật dân sự Việt Nam, các quyền nhân thân
gắn với tài sản đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong “Phần thứ sáu của Bộ luật dân sự” -
tức là các quy định về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp (gọi chung là
quyền sở hữu trí tuệ).
* Quyền nhân thân không gắn với tài sản đƣợc hiểu là “quyền nhân thân tồn
tại một cách độc lập không liên quan đến tài sản”
[14,Tr.105]
. Hay nói cách khác quyền
nhân thân không gắn với tài sản là những quyền nhân thân không mang đến cho chủ
thể của những giá trị nhân thân đó bất kỳ một lợi ích vật chất nào. Đối với loại
quyền nhân thân này chúng có những nét đặc trƣng cơ bản:

Một là chúng không có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi tài sản của
chủ thể. Các quyền này không là cơ sở để phát sinh quyền tài sản nào khác cho chủ
thể.
Hai là các quyền này không thể tách rời khỏi chủ thể, không thể chuyển giao
cho ngƣời khác. Trong Bộ luật dân sự 2005, các quyền nhân thân không gắn với tài
sản là tất cả các quyền nhân thân của cá nhân đƣợc quy định tại chƣơng IV, mục 2,
bao gồm từ Điều 26 đến điều 51.
1.1.3.2 Căn cứ vào đối tượng
Căn cứ vào đối tƣợng, quyền nhân thân có thể đƣợc xếp thành các nhóm:
* Nhóm quyền nhân thân liên quan đến căn cƣớc của cá nhân:
Đây là những quyền nhân thân ghi nhận những đặc điểm riêng của mỗi cá
nhân; là cơ sở để xác định những dấu hiệu cơ bản của sự cá thể hoá của cá nhân và
tƣ cách của cá nhân trong quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ dân sự nói
riêng.
Nhóm này bao gồm: Các quyền nhân thân đối với họ tên: Quyền đối với họ
tên, quyền thay đổi họ tên; Quyền xác định dân tộc; Quyền đƣợc khai sinh; Quyền
đƣợc khai tử; Quyền đối với quốc tịch
* Nhóm quyền nhân thân liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá
nhân bao gồm: Quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể;



22

Quyền hiến bộ phận cơ thể; Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; Quyền
nhận bộ phận cơ thể ngƣời; Quyền xác định lại giới tính
* Nhóm quyền nhân thân liên quan đến các quan hệ gia đình: Quyền kết hôn;
Quyền ly hôn; Quyền bình đẳng vợ chồng; Quyền đƣợc hƣởng sự chăm sóc giữa
các thành viên trong gia đình; Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; Quyền đƣợc
nuôi con và quyền đƣợc nhận làm con nuôi

* Nhóm quyền nhân thân liên quan đến các yếu tố tinh thần của cá nhân:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Quyền đƣợc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín; Quyền bí mật đời tƣ.
* Nhóm quyền nhân thân liên quan đến tự do cá nhân: Quyền tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo; Quyền tự do đi lại, tự do cƣ trú; Quyền lao động; Quyền tự do
kinh doanh; Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo.
* Nhóm quyền nhân thân liên quan đến các yếu tố sở hữu trí tuệ.
1.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền nhân thân của cá nhân đối
với tính mạng, sức khoẻ, thân thể
1.2.1 Khái niệm
Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là nhóm
quyền nhân thân đặc biệt quan trọng bởi nó trực tiếp liên quan đến sự sống của con
ngƣời - giá trị cao nhất của mỗi con ngƣời. Ngoài những tính chất chung của quyền
nhân thân, nhóm quyền này còn mang những nét đặc thù riêng biệt. Nhóm quyền
này quan tâm đến các giá trị mang tính tự nhiên của con ngƣời (tính mạng, thâ thể,
sức khoẻ, giới tính…) trƣớc khi quan tâm đến các giá trị mang tính xã hội nhƣ hình
ảnh, tên gọi, căn cƣớc, quan hệ xã hội khác. Bởi vậy, ở một phƣơng diện nào đó,
đây là nhóm quyền mang nhiều yếu tố quyền tự nhiên. Có thể định nghĩa “Quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là quyền dân sự ghi
nhận và bảo vệ các quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của
mình và không thể chuyển giao cho người khác”



23

Đối tƣợng của nhóm quyền nhân thân này là Tính mạng, sức khoẻ và thân thể.
Việc phân biệt ba khái niệm này chỉ có ý nghĩa tƣơng đối bởi giữa chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Tuy nhiên việc tách rời ba khái
niệm này cũng có một ý nghĩa nhất định khi quy định các loại quyền nhân thân cụ

thể trong nhóm. Ví dụ, khi quy định quyền đƣợc hiến, ghép và nhận các bộ phận cơ
thể thì giá trị nhân thân liên quan đến “thân thể” đƣợc đề cao hơn; khi quy định
quyền đƣợc chết, quyền nạo thai thì giá trị nhân thân liên quan đến tính mạng lại
đƣợc đề cao hơn…
1.2.2 Đặc điểm
Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là một loại
quyền nhân thân, bởi vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của nhóm quyền này. Song
với tƣ cách là một nhóm quyền bảo vệ các giá trị nhân thân khá đặc biệt, các Quyền
nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể cũng có một số đặc
điểm riêng.
* Thứ nhất, vì loại quan hệ nhân thân này ghi nhận một loại giá trị nhân thân
rất đặc biệt đó là tính mạng, sức khoẻ, thân thể nên loại quyền nhân thân này chỉ có
thể là quyền của cá nhân và không thể chuyển giao cho ngƣời khác. Tổ chức không
thể có những giá trị nhân thân đó nên không thể có những quyền nhân thân này.
Điều này khác với một số quyền nhân thân khác, là những quyền nhân thân không
chỉ đƣợc ghi nhận cho cá nhân mà có thể đƣợc ghi nhận cho cả tổ chức ví dụ nhƣ
quyền đối với hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín…
* Thứ hai, Nhóm quyền nhân thân này chịu ảnh hƣởng của nhiều lĩnh vực
khác nhau trong đời sống xã hội nhƣ tâm lý xã hội, y học, môi trƣờng… Trong đó,
có thể nói y học có mối quan hệ trực tiếp ảnh hƣởng đến việc ghi nhận các quyền
nhân thân của cá nhân liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Sự phát triển
của y học hiện đại đã đƣa đến một hệ quả là càng ngày, con ngƣời càng có khả năng
tác động vào chính bản thân mình với nhiều hình thức đa dạng hơn, thậm chí có thể
thay đổi đƣợc cả “tạo hoá”. Những khả năng mới của con ngƣời nhƣ sinh con theo
phƣơng pháp khoa học, chuyển đổi giới tính, cấy ghép các bộ phận cơ thể… đã đặt



24


ra cho pháp luật nhiệm vụ phải có một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ để vừa
đảm bảo các quyền của cá nhân, vừa đảm bảo trật tự xã hội.
Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý xã hội cũng là một trong những yếu tố quan trọng
nhất ảnh hƣởng đến sự ghi nhận cũng nhƣ thực hiện các quy định pháp luật liên
quan đến nhóm quyền này. Theo quan niệm truyền thống của phƣơng Đông nói
chung và Việt Nam nói riêng, con ngƣời là sự thống nhất của hai phần: thể xác và
linh hồn. Phần thể xác của con ngƣời đƣợc nhận thức giống nhƣ nhận thức về vũ
trụ: “Trong vũ trụ có âm- dƣơng và con ngƣời cũng vậy”
[13,Tr.80]
. Bất kỳ bộ phận nào
trên cơ thể con ngƣời cũng là sự biểu đạt cho một trong hai yếu tố âm hoặc dƣơng,
vì vậy nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cũng làm ảnh hƣởng đến sự cân bằng
âm - dƣơng đó. Phong tục của ngƣời Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc Đông Nam Á
vẫn quan niệm dù sống hay chết, cơ thể con ngƣời cũng cần đƣợc bảo vệ vẹn toàn.
Bên cạnh đó, trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt có quan niệm chết không phải
là đã hết, con ngƣời sống trên trần thế là “sống gửi, thác về”, cái chết chỉ là cái bắt
đầu của một sự sống vĩnh hằng. Bởi vậy mà ngƣời Việt mới có phong tục “tắm cho
ngƣời chết” - còn gọi là cải cát, để làm sạch sẽ phần thể xác - là nơi trú ngụ vĩnh
hằng của linh hồn ngƣời chết. Những ngƣời chết mất xác, mất các bộ phận cơ thể
luôn làm cho ngƣời thân và gia đình day dứt và áy náy khôn nguôi. Mặc dù ngày
nay quan niệm này đã có nhiều thay đổi (ví dụ sử dụng hình thức hoả táng thay
bằng trôn ngƣời chết), nhƣng nó vẫn có những ảnh hƣởng rất lớn đến việc quy định
quyền hiến, nhận bộ phận cơ thể, hiến xác của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt
nam.
* Thứ ba, Đây là nhóm quyền nhân thân liên quan đến tính mạng, sức khoẻ,
thân thể của con ngƣời nên khi nhóm quyền này bị vi phạm thì việc khôi phục là
hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Ví dụ nhƣ khi một cá nhân bị vi phạm quyền về
hình ảnh, họ có thể yêu cầu ngƣời vi phạm xin lỗi, cải chính công khai để đảm bảo
cho quyền lợi và danh dự của mình, hoặc cũng có thể thay thế hinh ảnh bị vi phạm
bằng một hình ảnh khác. Tuy nhiên, đối với Quyền nhân thân của cá nhân đối với




25

tính mạng, sức khoẻ, thân thể thì khi quyền này bị vi phạm thì mọi biện pháp bảo vệ
chỉ mang tính bù đắp chứ không mang tính khôi phục.
Đồng thời, khác với một số quyền nhân thân khác, khi quyền thuộc nhóm
quyền nhân thân này bị vi phạm thì các biện pháp chế tài tinh thần nhƣ xin lỗi, cải
chính công khai không phải là các biện pháp hữu hiệu và đảm bảo đƣợc quyền lợi
cho ngƣời bị vi phạm. Trong những trƣờng hợp này, các chế tài nhƣ buộc chấm dứt
hành vi vi phạm, buộc bồi thƣờng thiệt hại sẽ đƣợc áp dụng…
* Thứ tư, Hầu hết các quyền nhân thân trong nhóm này đều là những quyền
nhân thân có điều kiện. Pháp luật quy định cho cá nhân có quyền tuy nhiên khả
năng hƣởng quyền thực sự không dành cho tất cả mọi ngƣời mà phải đáp ứng đƣợc
những điều kiện nhất định. Ví dụ đối với quyền xác định lại giới tính, theo quy định
tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2005 thì chỉ những cá nhân có giới tính bị dị tật bẩm sinh
hoặc chƣa định hình chính xác thì mới có quyền này. Đặc điểm này khác với hầu
hết các quyền nhân thân khác nhƣ quyền đối với hình ảnh, tên gọi, bí mật đời tƣ,
danh dự, nhân phẩm…, đối với những quyền này mọi cá đều có khả năng hƣởng
quyền nhƣ nhau mà không cần phải đáp ứng bất kỳ điều kiện gì.
1.2.3 Nội dung
Nhóm quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể có
nội dung chủ yếu là ghi nhận khả năng của cá nhân đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc
đòi hỏi liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể của một cá nhân. Theo đó tính
mạng, sức khoẻ, thân thể của một cá nhân đƣợc pháp luật ghi nhận theo hƣớng đảm
bảo mang tính pháp luật nhằm bảo vệ các giá trị nhân thân đó hoặc quy định cho
chủ thể đƣợc phép thực hiện một số hành vi nhất định vì lợi ích của chính bản thân
họ.
Dựa vào nội dung quyền ngƣời ta có thể phân loại các loại quyền nhân thân

trong nhóm quyền này. Tuy nhiên việc phân loại đó chỉ mang tính tƣơng đối và cho
đến nay cũng chƣa có một công trình nghiên cứu nào phân loại nhóm quyền nhân
thân này. Quyền nhân thân có thể đƣợc phân loại theo đối tƣợng - giá trị nhân thân



26

đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Theo tiêu chí này, các Quyền nhân thân của cá
nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể có thể đƣợc chia thành:
- Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng: Nhóm quyền này đề cao
việc bảo vệ giá trị cao nhất của con ngƣời là tính mạng - mạng sống của con ngƣời.
Trên thế giới, có rất nhiều quan điểm khác nhau của các quốc gia khác nhau trong
việc ghi nhận các quyền nhân thân liên quan đến vấn đề này. Ví dụ có quốc gia ghi
nhận cá nhân có “quyền đƣợc chết”, quyền này cho phép cá nhân đƣợc định đoạt
giá trị cao nhất là chính sự sống - tính mạng của mình. Hoặc có quốc gia cấm nạo
thai - thực chất đó là việc ghi nhận quyền đƣợc bảo toàn tính mạng của thai nhi, coi
thai nhi cũng là một thực thể sống, một cá nhân với quyền cao nhất của con ngƣời là
quyền đƣợc sống.
Ở Việt Nam, quyền nhân thân liên quan đến tính mạng của cá nhân đƣợc ghi
nhận ở quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.
- Quyền nhân thân của cá nhân đối với thân thể: đây là nhóm quyền nhân thân
quan trọng mà giá trị nhân thân đƣợc bảo vệ chính là “thân thể con ngƣời”. Khái
niệm thân thể con ngƣời đƣợc hiểu là một chỉnh thể thống nhất đƣợc tạo thành bởi
hệ thống các mô, cơ, các bộ phận khác nhau. Nhóm quyền này bao gồm các quyền:
quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận
cơ thể; quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ
thể.
- Quyền của cá nhân đối với giới tính: Giới tính là một giá trị nhân thân quan
trọng của cá nhân. Đặc biệt, trong điều kiện xã hội hiện nay, những vấn đề liên quan

đến giới tính của cá nhân là vấn đề hết sức nhạy cảm, mang tính xã hội cao và phát
sinh nhiều vấn đề mới đòi hỏi pháp luật phải có sự điều chỉnh phù hợp.
Trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia quyền nhân thân của cá nhân đối
với giới tính đƣợc phân làm hai loại: có quốc gia thừa nhận quyền thay đổi giới
tính, có quốc gia chỉ thừa nhận quyền xác định lại giới tính trong trƣờng hợp có
những điều kiện đặc biệt chứ không thừa nhận quyền thay đổi giới tính. Trong đó,
Việt Nam nằm ở nhóm thứ hai.

×