Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Bài giảng Miễn dịch học ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 265 trang )

miÔn dÞch häc
øng dông


KHÁI NIỆM VỀ MIỄN DỊCH HỌC ỨNG DỤNG
 Miễn dịch học ứng dụng (Applied immunology) là một môn
khoa học nghiên cứu ứng dụng những kiến thức của miễn
dịch học vào Y học, Thú y học và nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhằm mục đích phục vụ đời sống và bảo vệ sức khỏe của
con người.
 Nội dung chính của miễn dịch học ứng dụng:

1. Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh (vacxin)
2. Miễn dịch học ứng dụng trong điều trị đặc hiệu.

3. Miễn dịch học ứng dụng trong chẩn đoán.
4. Miễn dịch học ứng dụng trong nghiên cứu những biểu hiện
bệnh lý do rối loạn của quá trình miễn dịch


VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA MIỄN DỊCH HỌC ỨNG DỤNG

1. Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh:
 Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống các bệnh truyền nhiễm và
ký sinh trùng, việc nghiên cứu các vacxin phòng bệnh là một việc
làm cực kỳ cần thiết.
 Nhờ có vacxin mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với
con người và động vật đã được khống chế và từng bước bị loại
trừ.
VD:
• Nhờ có vacxin mà căn bệnh đậu mùa đã được thanh toán vào năm


1980.
• Các nước Châu Mỹ đã được tuyên bố thanh toán được căn bệnh bại liệt
vào năm 1994, sau đó là khu vực Tây Thái Bình Dương (2000) và châu
Âu (2002).


 Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi, nó
không còn là chế phẩm từ vi sinh vật dùng để phòng
bệnh, mà còn được làm từ vật liệu sinh học KHÔNG vi
sinh vật và được dùng với mục đích không phải phòng
bệnh.
Ví dụ:
 Vacxin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u, dùng
để chống lại tế bào ác tính trong việc ngăn chặn sự
phát triển của khối u trong ung thư.
 Vacxin chống thụ thai làm từ receptor của trứng với
tế bào ở nội mạc tử cung.
 Vacxin kháng tinh trùng.


2. Miễn dịch học ứng dụng trong điều trị đặc hiệu:

 Song song với sự phát triển của vacxin thì việc dùng kháng huyết
thanh trong chẩn đoán và điều trị cũng ngày càng được phát triển và
ứng dụng rộng rãi
 Kể từ năm 1890, khi Behring và Kitasato phát hiện ra kháng thể
trung hòa độc tố của vi khuẩn, việc tìm hiểu về các yếu tố miễn dịch
dịch thể được tập trung nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra phân tử
kháng thể dịch thể đặc hiệu (Immunoglobulin)


 Huyết thanh động vật chứa Immunoglobulin đặc hiệu được gọi là
huyết thanh miễn dịch hay kháng huyết thanh
 Ngày nay, huyết thanh miễn dịch đã được thay thế bởi
Immunoglobulin tinh chế và được sử dụng để:
 Điều trị hỗ trợ các nhiễm trùng nặng
 Điều trị thay thế tình trạng thiếu hụt Immunoglobulin tiên phát và
thứ phát


3. Miễn dịch học ứng dụng trong chẩn đoán:
 Trong lĩnh vực chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm và

ký sinh trùng, miễn dịch học ứng dụng cũng đóng
một vai trò tích cực, cùng với các phương pháp chẩn
đoán khác như chẩn đoán dịch tễ học, chẩn đoán vi
sinh vật học … thì chẩn đoán huyết thanh học là
một phương pháp ưu việt vì cho kết quả nhanh và
chính xác


Chương I
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VACXIN
 Mục tiêu :

Nắm được đặc tính, thành phần và cách phân loại vacxin
 Kiến thức trọng tâm :
 Khái niệm và nguyên lý của vacxin
 Đặc tính cơ bản của vacxin
 Thành phần của vacxin
 Phân loại vacxin

 Bảo quản và sử dụng vaccine
 Nguyên lý sản xuất vaccine


I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ DANH PHÁP
• Vacxin có chức năng tạo MD cho cơ thể người và động vật
để chống lại các bệnh truyền nhiễm.

• Từ xa xưa, con người đã nhận thấy có những bệnh truyền
nhiễm chỉ gặp ở một số loài động vật và trong cùng một vụ
dịch có thể có cá thể mắc nặng, có cá thể mắc nhẹ.
• Mặt khác, có những bệnh sau khi bị bệnh qua khỏi thì vĩnh
viễn không bị mắc lại, tức là con người đã biết tới những gì
mà ngày nay chúng ta gọi là MD.
• Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, con người đã có
một quá trình đấu tranh phòng chống để giành giật lấy sự
sống.


BÖnh d¹i


ĐẬU MÙA


Bệnh Lupus
(Hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ
thể, gây viêm và hủy hoại mô)



BÖnh phong


Uèn v¸n ë ng-êi lín


LỊCH SỬ PHÁT HIỆN

Jenner (1796)
Sử dụng các virus cường

độc của động vật gây
miễn dịch cho người.


 Vắc-xin đầu tiên gắn với tên tuổi của Edward Jenner, một bác sĩ
người Anh.
 Năm 1796, châu Âu đang có dịch đậu mùa, Jenner đã thực hiện
thành công thử nghiệm vắc-xin ngừa căn bệnh này.

 Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh
nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi
khỏe mạnh tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu
chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu
bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps,
nhưng Phipps không hề mắc căn bệnh này.
 Phương pháp này mang lại hiệu quả nhất định nhưng nguy hiểm là
không kiểm soát được liều lượng nên có thể gây chết người hoặc
tạo ra ổ dịch trong cộng đồng.
 Đây là phát minh quan trọng trong sự phát triển của MD học, mở

đầu cho nghiên cứu về khả năng bảo vệ đặc hiệu của cơ thể chống
lại các tác nhân gây bệnh.


L.Pasteur (1878)
• Louis Pasteur nghiên cứu bệnh dịch
tả gà.

• Tiêm vi khuẩn tả cho gà, gà chết hết
• Nhưng khi tiêm cho gà canh trùng
vi khuẩn GIÀ (đã bị biên tính, suy
yếu đi), gà chỉ bị bệnh rồi qua khỏi.

• Từ đó đến nay, chủng ngừa đã đẩy
lùi nhiều bệnh: triệt tiêu bệnh đậu
mùa trên toàn cầu, thanh toán gần
như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm
đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho
gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị,
thương hàn và uốn ván ….


• Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người,
chưa có vắc-xin nào đủ hiệu quả để ngăn ngừa. Ví dụ bệnh
do ký sinh trùng (sốt rét, giun, sán), vi khuẩn (lao), virus
(cúm, sốt xuất huyết, AIDS ...)
• Để ghi nhận thành công của Jenner trong việc phòng chống
bệnh đậu mùa, trong hội nghị về danh pháp quốc tế, người
ta đề nghị gọi tất cả các chế phẩm sinh học có nguyên lý
phòng bệnh như vậy với một tên chung là vacxin xuất phát

từ từ vaccinia – tên của virus đậu bò.

• Danh pháp gồm 2 từ ghép: từ đầu: vacxin
từ sau: tên bệnh


II. Khái niệm về vacxin
 Theo quan điểm trước đây:
– Vacxin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa chính mầm
bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra một bệnh
truyền nhiễm nào đó cần phòng (nếu là mầm bệnh thì phải
được giết hoặc làm nhược độc bởi các yếu tố vật lý, hóa học
và sinh vật học).
– Khi sử dụng cho động vật, vacxin tạo ra một đáp ứng miễn
dịch chủ động giúp động vật chống lại được sự xâm nhiễm
của mầm bệnh tương ứng.
Ví dụ: vacxin nhiệt thán được làm từ vi khuẩn nhiệt thán
nhược độc, vacxin phòng lao được làm từ vi khuẩn lao biến dị
(Bacille Calmette Guérin-BCG), vacxin tụ huyết trùng được
làm từ vi khuẩn tụ huyết trùng đã được vô hoạt, vacxin uốn
ván được làm từ ngoại độc tố đã được giải độc…


 Ngày nay, khái niệm về vacxin đã có sự thay đổi.
– Nó không chỉ còn là chế phẩn từ vi sinh vật hoặc ký
sinh trùng được dùng để phòng bệnh mà còn được làm
từ các vật liệu sinh học khác (không vi sinh vật) và
được dùng với mục đích không phòng bệnh.
Ví dụ: vacxin chống khối u làm từ tế bào sinh khối u,
vacxin chống thụ thai làm từ receptor của trứng …

 Nhưng dù là vacxin được chế tạo từ vật liệu nào và được
dùng với mục đích gì thì thành phần buộc phải có vacxin
là kháng nguyên và khi đưa vào cơ thể, kháng nguyên sẽ
gây ra đáp ứng miễn dịch.


 Như vậy hiện nay vacxin được hiểu với
khái niệm rộng hơn:

– Vacxin là chế phẩm sinh học chứa kháng
nguyên có thể tạo cho cơ thể một đáp ứng
miễn dịch và được dùng với mục đích phòng
bệnh hoặc với mục đích khác.


2.1. Nguyên lý
• Vacxin tạo ra trong cơ thể sống một đáp ứng MD chủ
động.
• Hệ thống MD của cơ thể hoạt động, sinh ra những KT

đặc hiệu chống lại những Epitop của yếu tố gây bệnh.
• Cơ thể sử dụng vacxin xuất hiện trạng thái MD thu được

chủ động nhân tạo có khả năng chống lại sự xâm nhiễm
của yếu tố gây bệnh tương ứng.


2.2. Đặc tính cơ bản của một vacxin
Vacxin phải có 4 đặc tính cơ bản:
 Tính sinh MD hay tính mẫn cảm

(immunogenicity)
• Là khả năng của một kháng nguyên gây ra đáp ứng
MD dịch thể hoặc tế bào hay cả hai.
• Tính sinh MD phụ thuộc vào KN và cơ thể nhận
kích thích.
• Có nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của KN, đường
đưa của KN, và cơ địa của mỗi cá thể động vật.


. Tính KN hay tính sinh KT (antigenicity)
• Một vacxin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng
kích thích cơ thể sinh ra KT.
• Yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop khác
nhau.

• Trong đó có thể có Epitop quá nhỏ (Hapten)
không có tính sinh KT, muốn chúng sinh KT cần
đổi chúng thành có tính KN, bằng cách kết hợp
chúng với một protein mang tải vô hại.


. Tính hiệu lực
• Là khả năng bảo hộ động vật sau khi được sử dụng
vacxin.
• Một vacxin đưa vào cơ thể, nhiều KT được tạo ra
nhưng không phải loại nào cũng có hiệu lực tức là
tiêu diệt được yếu tố gây bệnh.
• Do yếu tố gây bệnh có nhiều Epitop khác nhau nên
trong bào chế vacxin trước tiên phải làm sao cho đáp
ứng MD chống lại những Epitop thiết yếu



• Trong NC sản xuất vacxin hiện nay người ta cố
gắng phân lập những KN hay Epitop thiết yếu
để làm cho vacxin được thuần khiết và tiến tới
có thể tổng hợp được chúng.
– Ví dụ:

• Với virus Rotavirus: Protein VP7
• Virus cúm gia cầm : H và N

• Virus viêm gan B : HBS ( KN bề mặt )


×