Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bài giảng Kinh tế y tế: Kinh tế vi mô và ứng dụng trong y tế - Nguyễn Quỳnh Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.3 KB, 64 trang )

KINH TẾ VI MÔ VÀ
ỨNG DỤNG TRONG Y TẾ
NGUYỄN QUỲNH ANH
BM KINH TẾ Y TẾ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide bài giảng
Vũ X. P., (2007) Giáo trình Kinh tế y tế, Đại học Y tế
công cộng (tài liệu bắt buộc)
Phạm Trí Dũng, Nguyễn Thanh Hương (2002). Những
vấn đề cơ bản của Kinh tế y tế
M. Drummond, M. Sculpher (2005) Methods for the
Economic Evaluation of Health Care programmes, 3rd
edition.


NỘI DUNG CHÍNH
Giá (Price)
Cầu (Demand) & Cung (Supply)
Hệ số co giãn (Elasticity)
Thị trường (Market) và Cân bằng thị trường
Giá trần (Ceiling price), Giá sàn (Floor price)
Thất bại của thị trường (Market failure)
Tác động ngoại lai (Externalities), Thông tin bất đối
xứng (Information Asymmetry), Hàng hóa công (Puplic
goods)


PHÂN TÍCH CẬN BIÊN
(Marginal analysis)


Lợi ích cận biên (Marginal benefit): Lợi ích có
thêm từ việc gia tăng thêm một đơn vị hoạt động
Ví dụ: Nếu sản xuất thêm 1 máy đo huyết áp thì sẽ có
thêm doanh thu 3 triệu VND

Chi phí cận biên (Marginal cost): Chi phí phát sinh
do gia tăng thêm một đơn vị hoạt động
Ví dụ: Nếu sản xuất thêm 1 máy đo huyết áp thì chi phí
sẽ tăng thêm 2 triệu VND


LỢI ÍCH CẬN BIÊN
(Marginal benefit, MB)
Nếu các yếu tố khác không thay đổi, lợi ích cận biên
nói chung giảm khi mức độ hoạt động tăng
Ví dụ: Các anh/chị hãy nghĩ về lợi ích cận biên của thời
gian học bàI hay uống nước


CHI PHÍ CẬN BIÊN
(Marginal cost, MC)
Đối với hầu hết các hoạt động, chi phí cận biên
tăng khi mức độ các hoạt động tăng.


LỢI ÍCH THUẦN/RÒNG
(Net benefit)
Lợi ích ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Các doanh nghiệp

Không tối đa hóa tổng doanh thu và cũng
không tối thiểu hóa tổng chi phí
Tối đa hóa lợi ích ròng


MỨC HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU
Lợi ích cận biên (MB)> Chi phí cận biên (MC)  Mở rộng
hoạt động
Lợi ích cận biên (MB) < Chi phí cận biên (MC)  Thu hẹp
hoạt động
Mức độ tối ưu của một hoạt động xảy ra khi lợi ích cận
biên = chi phí cận biên (MB = MC)


Ví dụ về Phân tích cận biên

Nhân
công
(người)
5
10
15
20
25
30
35

Tổng
doanh thu
($)

2200
4200
6000
7600
9000
10200
11200


Ví dụ về Phân tích cận biên

Nhân
công
(người)
5
10
15
20
25
30
35

Chênh lệch giữa
Tổng
Lợi ích cận biên
doanh thu Lợi ích cận Chi phí cận và Chi phí cận
($)
biên ($)
biên ($)
biên ($)

2200
500
150
350
4200
400
200
200
6000
350
250
100
7600
300
300
0
9000
250
320
-70
10200
150
360
-210
11200
100
400
-300



GIÁ (Price)
Giá tương đối (relative price): Giá của hàng
hóa/dịch vụ được đo lường bằng giá của một
hoặc nhiều lọai hàng hóa/dịch vụ khác
Ví dụ: giá trị 1 kg cam = giá trị của 2 kg gạo
Giá tương đối = chi phí cơ hội, khi chi phí cơ hội
của 1 loại hàng hoá cụ thể tăng cao, mọi người
sẽ có xu hướng chuyển sang mua hàng hoá thay
thế


GIÁ (Price)
Giá danh nghĩa (nominal price): Giá của hàng
hóa/dịch vụ được đo lường bằng đơn vị tiền tệ
Ví dụ: giá 1 kg cam = 30.000 VND; Giá của 1 kg
gạo = 15.000 VND.


CẦU (Demand)
Thể hiện mối quan hệ giữa giá và số
lượng hàng hóa vào một thời điểm nhất
định trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi.
Cầu khác với “nhu cầu”. Cầu thể hiện sự
chấp nhận chi trả (willingness-to-pay) cho
hàng hóa mong muốn


CẦU
2 điều kiện cần thiết để có Cầu:

(1) khả năng mua (ability to pay)
(2) sẵn sàng mua (có ý muốn mua)
(willingness to pay)


CẦU ≠ LƯỢNG CẦU
Với giả thuyết các yếu tố khác như thị hiếu, thu
nhập và giá của các hàng hóa khác giữ nguyên:
CẦU là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người
mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức
giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
LƯỢNG CẦU là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà
người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một
mức giá cụ thể trong khoảng thời gian nhất định


VÍ DỤ VỀ BIỂU CẦU
Giá ($)

Số lượng muốn mua

1

100

2

80

3


60

4

40

5

20


ĐƯỜNG CẦU
(Demand line/curve)


LUẬT CẦU (Law of demand)
Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, giá của
hàng hoá dịch vụ tăng lên thì lượng cầu giảm đi
và ngược lại.
Lý do
Ảnh hưởng thay thế (substitution effect), ví dụ: Nếu
giá vé tàu hỏa tăng -> chuyển sang đi xe tốc hành
Ảnh hưởng thu nhập (income effect): Giá tăng thì thu
nhập sẽ thấp đi tương đối, ví dụ: Hãy nghĩ về tình hình
lạm phát hiện nay khi thu nhập không thay đổi -> cắt
giảm tiêu dùng -> giảm cầu


Cầu của thị trường (Market

demand)
Cầu của thị trường là tổng số cầu của các
cá nhân


Sự vận động dọc và sự dịch chuyển
Vận động dọc đường cầu (A movement along the
demand curve) thể hiện sự thay đổi về lượng cầu khi
giá của hàng hoá đó thay đổi nhưng các yếu tố khác
không thay đổi.
Dịch chuyển của đường cầu (tịnh tiến - A shift of the
demand curve) thể hiện sự thay đổi về cầu khi giá của
hàng hoá đó không thay đổi nhưng một hay một vài
yếu tố khác thay đổi làm thay đổi đến kế hoạch mua
sắm của người tiêu dùng


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU
(Determinants of demand)
(1) Sở thích và “thị hiếu” của cá nhân
(2) Giá các loại hàng hóa liên quan
(3) Kỳ vọng về giá trong tương lai
(4) Thu nhập
(5) Kỳ vọng về thu nhập trong tương lai
(6) Số lượng khách hàng/quy mô thị trường


(2) Mối quan hệ giữa GIÁ và CẦU
Hàng hoá thay thế: tăng giá của mặt hàng
này làm tăng cầu của mặt hàng kia


Hàng hoá bổ sung: tăng giá của mặt hàng
này làm giảm cầu của mặt hàng kia

Hàng hoá không liên quan: tăng hay
giảm giá của mặt hàng này không ảnh hưởng
đến lượng cầu của mặt hàng kia


Thay đổi giá của hàng hoá thay thế
Giá của cà phê tăng -> Cầu của trà tăng


Thay đổi giá của hàng hoá bổ sung
Giá của đĩa DVD tăng -> Cầu đầu DVD giảm


(4) Mối quan hệ giữa THU NHẬP và
CẦU
Hàng hoá thông thường (normal goods): Khi
thu nhập tăng thì cầu của hàng hóa thông
thường tăng (I  D, |E| < 1)
Hàng hoá cao cấp (superior goods) (I 
D, |E| > 1)
Hàng hoá thứ cấp (inferior goods) Khi thu
nhập tăng thì cầu cho hàng hóa thứ cấp sẽ
giảm (I  D)



×