Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đánh giá khả năng phát hiện nọc độc của bộ kít phát hiện nhanh nọc rắn Hổ mang trên lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN NỌC ĐỘC
CỦA BỘ KÍT PHÁT HIỆN NHANH NỌC RẮN HỔ MANG
TRÊN LÂM SÀNG
Nguyễn Ngọc Tuấn*; Trịnh Thanh Hùng**
Nguyễn Anh Tuấn*; Nguyễn Trung Nguyên***
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá khả năng phát hiện nọc rắn Hổ mang trên lâm sàng của bộ kít phát hiện
nhanh được nghiên cứu và chế tạo tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: thử nghiệm bộ kít
phát hiện nhanh trên 148 mẫu huyết thanh, 20 mẫu nước tiểu, 37 mẫu dịch vết cắn của 113 bệnh
nhân (BN) được chẩn đoán xác định rắn Hổ mang cắn. Kết quả: tỷ lệ xét nghiệm dương tính đối
với mẫu huyết thanh 69,9%, dịch vết cắn 89,2% và nước tiểu 60%, đa số các mẫu xét nghiệm
dương tính được lấy trong 24 giờ sau khi bị rắn cắn. So sánh với xét nghiệm VDK của Đài Loan
trên các mẫu dịch vết cắn, bộ kít có độ phù hợp chẩn đoán cao với hệ số Kappa là 0,84.
Tương tự, đối với các mẫu huyết thanh và nước tiểu, hệ số Kappa lần lượt là 0,78 (phù hợp khá)
và 0,41 (phù hợp vừa). Khi so sánh với kết quả xét nghiệm ELISA, hệ số Kappa là 0,71 (phù
hợp khá). Với chỉ định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) hệ số Kappa là 0,56 (phù
hợp vừa). Kết luận: bộ kít có khả năng phát hiện nọc rắn Hổ mang trên các mẫu bệnh phẩm,
với các mẫu được lấy trong 24 giờ sau khi bị rắn cắn cho tỷ lệ dương tính cao.
* Từ khóa: Nọc rắn; Naja atra; Kít phát hiện nhanh.

Evaluation of the Efficiency of Cobra-Venom Detection Rapid
Test on Clinic
Summary
Objectives: To evaluate the efficiency of the rapid tests developed in Vietnam, that detect
cobra venom in clinical speciments. Subjects and methods: We tested the rapid test kits with
148 serum samples, 20 urine samples, and 37 snake bite-fluid samples, taken from patients who
had confirmed diagnoses of cobra-bite. Results: The positive-diagnosis rates showed 69.9% in
serum, 60% in urine and 89.2% in snake bite-fluid samples. Most positive-diagnosis samples
were collected within 24 hours after patients injured. Compared to Taiwan VDK assays on snake


bite-fluid samples, our kits showed high correlation rate of diagnosis with Kappa ratio 0.84.
Similarly, the Kappa ratios in serum and urine samples showed 0.78 and 0.41, respectively.
When using anti-venom serum therapy, the Kappa ratio showed 0.56 (relatively accordant).
Conclusions: The rapid-test kits showed high efficiency for successfully detecting cobra-venom
in all samples (serum, urine and snake bite-fluid) collected within 24 hours after incidence.
* Keyworks: Snake venom; Naja atra; Rapid test.
* Học viện Quân y
** Bộ Khoa học và Công nghệ
*** Bệnh viện Bạch Mai
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Tuấn ()
Ngày nhận bài: 13/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2017

39


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xác định chính xác nọc độc của loài
rắn trong cơ thể nạn nhân rắn cắn có ý
nghĩa thực tiễn rất quan trọng, vừa giúp
sơ cấp cứu đúng cách, vừa định hướng
lựa chọn đúng loại HTKNR đơn đặc hiệu
sử dụng, đem lại hiệu quả điều trị cao và
an toàn hơn cho nạn nhân. Nhiều xét
nghiệm miễn dịch đã được nghiên cứu và
áp dụng trong phát hiện nọc rắn độc như:
khuếch tán miễn dịch, điện di miễn dịch,
miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ngưng
kết, miễn dịch phóng xạ, miễn dịch gắn

enzym (ELISA)… Tuy nhiên, các xét

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
148 mẫu huyết thanh, 20 mẫu nước
tiểu, 37 mẫu dịch vết cắn của 113 BN
được chẩn đoán xác định rắn Hổ mang
cắn nhập viện tại Trung tâm Chống độc,
Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian từ tháng 1
đến 12 - 2014.
2. Vật liệu nghiên cứu.
Kít phát hiện nhanh và bộ kít ELISA
định lượng nọc rắn Hổ mang do Bộ môn
Miễn dịch, Học viện Quân y nghiên cứu
chế tạo.

nghiệm này có thời gian tiến hành lâu,
không đảm bảo cho một xét nghiệm cấp

3. Phƣơng pháp nghiên cứu.

cứu. Trong một nghiên cứu trước, chúng

- Thử nghiệm bộ kít phát hiện nhanh nọc

tôi đã phát triển một xét nghiệm phát hiện
nhanh nọc rắn dựa trên nguyên lý sắc ký
miễn dịch (Immonochromatography assay)
[2]. Xét nghiệm này có độ nhạy khá tốt,

có khả năng phát hiện được nọc rắn
Hổ mang chuẩn pha trong dung dịch đệm
là 5 ng/ml, pha trong huyết thanh và nước
tiểu là 10 ng/ml. Tuy nhiên, đây là xét
nghiệm phát triển để ứng dụng trên lâm
sàng nên cần có nghiên cứu đánh giá khả
năng phát hiện nọc độc của rắn Hổ mang
có trong các mẫu bệnh phẩm lâm sàng,

rắn Hổ mang trên các mẫu bệnh phẩm.
- Định lượng nọc rắn bằng phương
pháp ELISA sandwich.
- So sánh độ phù hợp chẩn đoán của
bộ kít với kết quả xét nghiệm ELISA và
xét nghiệm VDK của Đài Loan bằng hệ số
Kappa. Chỉ định sử dụng HTKNR gồm
5 mức: phù hợp quá ít (hệ số Kappa từ
0 - 0,2), phù hợp ít (hệ số Kappa từ
0,21 - 0,4), phù hợp vừa (hệ số Kappa từ
0,4 - 0,6), phù hợp khá (hệ số Kappa từ

trước khi áp dụng xét nghiệm này tại các

0,61 - 0,8) và phù hợp cao (hệ số Kappa

cơ sở y tế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành

từ 0,81 - 1).

nghiên cứu: “Đánh giá khả năng phát hiện


* Phương pháp xử lý số liệu: theo

nọc độc của bộ kít phát hiện nhanh nọc

phương pháp thống kê y học bằng phần

rắn Hổ mang trên lâm sàng”.

mềm SPSS 22.0.

40


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Kết quả phát hiện nọc rắn Hổ mang trên lâm sàng.

Biểu đồ 1: Nồng độ nọc rắn trong huyết thanh của BN lúc nhập viện (n = 35).
Kết quả định lượng nọc rắn trong huyết thanh của 35 BN lúc nhập viện (được lựa
chọn ngẫu nhiên trong 113 BN) cho thấy nồng độ nọc rắn có dải nồng độ từ 2,81 159,12 ng/ml; trong đó 50% trường hợp có nồng độ nọc rắn nằm trong khoảng từ
8,21 - 58,28 ng/ml. Kết quả này có độ dao động thấp hơn khi so sánh với kết quả định
lượng nọc rắn Hổ mang trong nghiên cứu của Dong Zong Hung và CS [4]. Tuy nhiên,
với nồng độ nọc rắn định lượng đa phần < 50 ng/ml, kết quả có sự tương đồng với
nghiên cứu của Andrew Churchman (2010) [6] và George E. Allen (2012) [7]. Với dải
nồng độ trên, các mẫu bệnh phẩm có thể được sử dụng để đánh giá khả năng phát
hiện nọc rắn của bộ kít phát hiện nhanh.
Bảng 1: Kết quả phát hiện nọc rắn trong các mẫu bệnh phẩm theo thời gian nhập viện.
Bệnh phẩm
Huyết thanh

(n = 113)

Dịch vết cắn
(n = 37)
Nước tiểu
(n = 20)

Thời gian (*)

1 - 3 giờ

3 - 24 giờ

Sau 24 giờ

Tổng

Âm tính

18

8

8

34

Dương tính

38


39

2

79

% dương tính

67,85%

82,98%

20%

69,9%

Âm tính

1

3

4

Dương tính

23

10


33

% dương tính

95,83%

76,92%

89,2%

Kết quả

Âm tính

7

1

8

Dương tính

8

4

12

% dương tính


53,33%

80%

60%

(*: Thời gian từ khi BN bị rắn cắn cho đến khi lấy mẫu xét nghiệm).
41


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
Tỷ lệ xét nghiệm dương tính đối với mẫu huyết thanh là 69,3%, dịch vết cắn 89,2%
và nước tiểu 60%. Trong đó, tỷ lệ xét nghiệm dương tính đối với các mẫu huyết
thanh, dịch vết cắn và nước tiểu trong 3 giờ đầu lần lượt là 67,85%, 82,98% và 20%.
Sau 24 giờ kể từ khi bị rắn cắn, bộ kít vẫn phát hiện được nọc rắn trong huyết thanh
của 2 trường hợp.
2. So sánh độ phù hợp chẩn đoán của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của
Đài Loan, chỉ định sử dụng HTKNR và xét nghiệm ELISA.
Để kiểm tra độ phù hợp chẩn đoán của bộ kít, chúng tôi so sánh với kết quả xét nghiệm
VDK của Đài Loan.
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm của bộ kít so với xét nghiệm VDK của Đài Loan trên
bệnh phẩm huyết thanh (n = 41).
Xét nghiệm VDK

Dƣơng tính

Âm tính

Tổng


Dương tính

31

2

33

Âm tính

1

7

8

32

9

41

Bộ kít

Tổng

Kappa = 0,78

So sánh kết quả xét nghiệm của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của Đài Loan

trên mẫu bệnh phẩm huyết thanh, hai xét nghiệm cho kết quả với độ phù hợp khá
(Kappa = 0,78).
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm của bộ kít so với xét nghiệm VDK của Đài Loan trên
bệnh phẩm dịch vết cắn (n = 35).
Xét nghiệm VDK

Dƣơng tính

Âm tính

Tổng

Dương tính

31

0

31

Âm tính

1

3

4

32


3

35

Bộ kít

Tổng

Kappa = 0,84

So sánh kết quả xét nghiệm của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của Đài Loan
trên mẫu bệnh phẩm dịch vết cắn, hai xét nghiệm cho kết quả với độ phù hợp cao
(Kappa = 0,84).
42


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm của bộ kít so với xét nghiệm VDK của Đài Loan trên
bệnh phẩm nước tiểu (n = 13).
Xét nghiệm VDK

Dƣơng tính

Âm tính

Tổng

Dương tính

6


0

6

Âm tính

4

3

7

10

3

13

Bộ kít

Tổng

Kappa = 0,41

So sánh với kết quả xét nghiệm của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của Đài Loan
trên mẫu bệnh phẩm huyết thanh, hai xét nghiệm cho kết quả với độ phù hợp vừa
(Kappa = 0,41).
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm của bộ kít và chỉ định sử dụng HTKNR.
Bệnh phẩm


Huyết thanh

HTKNR

Có sử dụng

Không sử dụng

Dương tính

75

4

79

Âm tính

15

19

34

Tổng

90

23


113

Bộ kít

Tổng

(n = 113)
Kappa = 0,56

Mặc dù bộ kít chúng tôi phát triển và
xét nghiệm VDK của Đài Loan có cùng
nguyên lý, tuy nhiên kháng thể chúng tôi
sử dụng trong bộ kít khác với của Đài
Loan, đó là kháng thể IgG từ ngựa đã
được hấp phụ miễn dịch với nọc rắn
Hổ chúa, trong khi của Đài Loan là kháng
thể IgY từ vịt không qua hấp phụ miễn dịch
[6]. Số trường hợp dương tính có chỉ định
sử dụng HTKNR là 75/79 (94,93%), số
trường hợp âm tính có chỉ định HTKNR là
15/34 (44,12%). Kết quả xét nghiệm của
bộ kít với chỉ định sử dụng HTKNR có độ
phù hợp vừa (Kappa = 0,56). Có thể thấy
kết quả thử nghiệm bộ kít phát hiện nhanh

nọc rắn trên các mẫu bệnh phẩm của BN
bị rắn Hổ mang cắn có độ phù hợp khác
nhau khi so sánh với kết quả xét nghiệm
của Đài Loan cũng như chỉ định sử dụng

HTKNR ở các mức độ khác nhau. Các
trường hợp có chỉ định sử dụng HTKNR
thường có triệu chứng đau và hoại tử, tuy
nhiên một số BN nhập viện muộn, nọc rắn
trong máu giảm do bị đào thải hoặc đã
gắn vào thụ thể của các cơ quan đích nên
xét nghiệm có thể âm tính giả. Ngoài ra,
một số BN được sơ cứu bằng chích rạch
nặn máu nên triệu chứng nhiễm trùng có
thể bị nhầm lẫn với hoại tử tổ chức do
nọc độc.
43


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
KẾT LUẬN
Qua thử nghiệm có thể thấy bộ kít có
khả năng phát hiện được nọc rắn Hổ mang
trong các mẫu bệnh phẩm (dịch vết cắn,
huyết thanh, nước tiểu) của BN bị rắn
cắn. Tuy nhiên, để có được kết quả chẩn
đoán chính xác cần kết hợp giữa kết quả
xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trong 24
giờ đầu với triệu chứng lâm sàng, có hay
không bắt được rắn gây tai nạn.

3. Coulter A.R, Harris, R.D, Sutherland S.K.
Clinical laboratory: enzyme immunoassay for
the rapid clinical identification of snake venom.
The Medical Journal of Australia. 1980, 1 (9),

pp.433-435.
4. Hung D.Z, Ming-Yi Liau, Shoei-Yn Lin
Shiau. The clinical significance of venom
detection in patients of cobra snake bite.
Toxicon. 2003, 41, pp.409-415.
5. Hung D. Z, Lin J.H, Mo J.F, Huang C.F,
Liau M.Y. Rapid diagnosis of Naja atra snake
bites. Clinical Toxicology. 2014, 52 (3), pp.187-191.

1. Nguyễn Kim Sơn. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng và điều trị BN bị một số rắn độc trên
cạn cắn thuộc họ rắn Hổ (Elapidae) ở miền
Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2008.

6. Andrew Churchman, Margaret A O’Leary,
Nicholas A Buckley et al. Clinical effects of red
- bellied black snake (Pseudechis porphyriacus)
envenoming and correlation with venom
concentration: Autralian snake bite project
(ASP-11). Bites and Stings. 2010, 193, pp.696700.

2. Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Đặng
Dũng, Nguyễn Trung Nguyên, Lê Xuân Hải.
Nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm sắc ký
miễn dịch phát hiện nhanh nọc rắn Hổ mang
Naja atra. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108.
2016, 3, tr.138-143.

7. George E. Allen, Simon G. A. Brown,

Nicholas A. Buckley et al. Clinical effects and
antivenom dosing in Brown snake (Pseudonaja
spp.) Envenoming - Australian snake bite
project (ASP). Brown Snake Envenoming and
Antivenom Dose. 2012, 7 (12), pp.1- 9.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

44



×