Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hội Dinh dưỡng và Chuyển hóa lâm sàng Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 11 trang )

Các bài tóm tắt chọn lọc

Hội Dinh dưỡng và
Chuyển hóa lâm sàng Châu Âu


MỤC LỤC

MỤC LỤC

1. NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG MÌNH NÓ ĐÃ LÀM TĂNG NGUY CƠ DỄ TỔN THƯƠNG VÀ
YẾU ĐUỐI VỀ THỂ CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LỚN TUỔI?

8. KÍCH THÍCH BETA-DEFENSINS ĐƯỜNG RUỘT 1 VÀ 2 TRONG ỐNG NGHIỆM
BẰNG VI KHUẨN PROBIOTIC

2. SỐ LƯỢNG VÀ SỰ PHÂN BỐ PROTEIN TRONG CHẾ ĐỘ ĂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
SỰ YẾU ĐUỐI THỂ CHẤT?

9. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG BỆNH VIỆN Ở BỆNH NHÂN MẮC CHỨNG KHÓ NUỐT

3. DỊCH VÀ SỬA CHO HỢP LÝ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĂN UỐNG -10 (EAT-10)
BẰNG TIẾNG TÂY BAN NHA TRONG SÀNG LỌC CHỨNG KHÓ NUỐT

10. MỘT HỖN HỢP XƠ MỚI GỒM CHẤT GÔM CỦA CÂY KEO VÀ CÁC CHẤT XƠ DẠNG
FRUCTAN GIÚP CẢI THIỆN SỰ LÊN MEN VÀ BIỂU LỘ LỢI ÍCH CỦA PREBIOTIC

4. DINH DƯỠNG MIỄN DỊCH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA:
MỘT CAN THIỆP HIỆU QUẢ VÀ TIẾT KIỆM

11. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH SỮA- KỶ TỬ (LACTO-WOLFBERRY) LÊN CHỨC NĂNG


MIỄN DỊCH VÀ TÌNH TRẠNG THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI CÓ TUỔI

5. LỢI ÍCH CỦA MONOACYLGLYCEROLS CẤU TRÚC SN-2 TRONG VẬN CHUYỂN
EICOSAPENTAENOIC ACID (EPA ) TRONG MÔ HÌNH KÉM HẤP THU LIPID

12. NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ VIÊM CỦA
CÁC BỘT BỔ SUNG DINH DƯỠNG CÓ NHIỀU AXIT BÉO EICOSAPENTAENOIC
SO VỚI CÁC DUNG DỊCH BỔ SUNG THÔNG THƯỜNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

6. SỰ THÈM ĂN VÀ ĐÁP ỨNG SINH LÝ VỚI NUÔI DƯỠNG BẰNG ĐƯỜNG MIỆNG, THỨC
ĂN VIÊN HAY ỐNG THÔNG MŨI-DẠ DÀY LIÊN TỤC Ở PHỤ NỮ TRẺ KHỎE MẠNH

7. TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG:
PHÂN TÍCH PHỤ CỦA NGHIÊN CỨU PREDYCES ®

13. THIẾU ARGININE DO PHẪU THUẬT HOẶC CHẤN THƯƠNG GÂY RỐI LOẠN
CHỨC NĂNG TẾ BÀO LYMPHO T VÀ LÀM TĂNG TÍNH NHẠY CẢM
VỚI NHIỄM TRÙNG


Nguy cơ suy dinh dưỡng mình nó đã làm tăng
nguy cơ dễ tổn thương và yếu đuối về thể chất
của cộng đồng người lớn tuổi?

Số lượng và sự phân bố protein trong chế độ ăn
có liên quan đến sự yếu đuối thể chất?

Bollwein J, Diekmann R, Kaiser M, Bauer JM, Sieber CC, Volkert D
Viện Y sinh học cho người có tuổi, Đại học Erlangen-Nürnberg, Nürnberg


Bollwein J, Diekmann R, Kaiser M, Bauer JM, Sieber CC, Volkert D
Viện Y sinh cho người lớn tuổi, đại học Erlangen-Nürnberg, Nürnberg

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Suy dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra sự yếu đuối và dễ tổn
thương về thể chất. Nghiên cứu cắt ngang này tìm hiểu xem liệu những người lớn tuổi chỉ có nguy
cơ duy nhất là suy dinh dưỡng có bị tăng nguy cơ bị tổn thương và yếu chi dưới hay không.

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Số lượng và sự phân bố protein trong chế độ ăn được nói đến là yếu tố có liên
quan chặt chẽ đến khối lượng cơ, và do đó, cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây yếu
đuối về thể chất. Nghiên cứu cắt ngang này xem xét sự liên quan giữa số lượng và sự phân bố
protein trong chế độ ăn với sự yếu đuối thể chất trong cộng đồng người lớn tuổi.

PHƯƠNG PHÁP: 206 người lớn tình nguyện, tuổi ≥75 (83.4 ± 4.4), 66% nữ, BMI 27± 3.7kg/m2).
Nguy cơ suy dinh dưỡng được đánh giá bằng phương pháp đánh giá dinh dưỡng nhỏ Mini
Nutritional Assessment (điểm MNA = 17-23.5). Tính dễ tổn thương được đánh giá theo Fried và
cộng sự (2001), là sự có mặt của ít nhất ba trong số tiêu chí sau: Giảm cân >4.5 kg trong năm vừa
qua, mệt mỏi nhiều, hoạt động thể chất kém, sức nắm tay yếu và tốc độ đi bộ chậm hơn 4.57 m. Để
xác định hoạt động thể chất của chi dưới, ba thông số sau đã được đo: giữ thăng bằng, đứng khỏi
ghế và tốc độ đi bộ trên 4m. Điểm số hoạt động thể chất (a physical performance score – SPPB)
được tính theo Guralnik và cộng sự (1994) từ 0 đến 4 cho mỗi thử nghiệm. Tình trạng thể chất suy
yếu được xác định như SPPB ≤9 điểm (tertile thứ nhất). Sự khác nhau về tỷ lệ dễ tổn thương và
Tình trạng thể chất suy yếu có và không có nguy cơ suy dinh dưỡng đã được đánh giá bằng hai thử
nghiệm. Tỷ lệ chênh (OR (95% CI) đã được tính để mô tả nguy cơ dễ bị tổn thương hay có Tình
trạng thể chất suy yếu ở những người có nguy cơ suy dinh dưỡng. 13.1% số người tham gia có
nguy cơ suy dinh dưỡng.
KẾT QUẢ: Sự dễ tổn thương gặp ở 15.5%, Tình trạng thể chất suy yếu ở 38.8% đối tượng. 46.9%
đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng dễ bị tổn thương và 6.9% số họ không có nguy cơ (p < 0.001).
Tình trạng thể chất suy yếu đã thấy ở 27.5% đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng và ở 4.0% đối
tượng không có nguy cơ suy dinh dưỡng (P<0.001). Với điểm MNA từ 17 – 23.5, sự thay đổi về tính
dễ tổn thương (OR 13.2 (4.8-36.0)) và Tình trạng thể chất suy yếu (OR 10.7 (3.54-32.04)) đã tăng

lên đáng kể.
KẾT LUẬN: Nguy cơ suy dinh dưỡng có vẻ liên quan chặt chẽ đếnsự yếu đuối và dễ tổn thương về
thể chất ở cộng đồng người lớn tuổi và do đó nên dược giám sát và điều trị đầy đủ.

PHƯƠNG PHÁP: 195 người tình nguyện tuổi ≥75 (83.4 ± 4.4), 66% nữ, BMI 27± 3.7kg/m2) có thói
quen tiêu thụ 104 thức ăn, được đánh giá bằng bảng hỏi tần suất thức ăn (EPIC). 46 nguồn protein
chính cũng theo thời gian tiêu thụ (sáng, trưa, tối) đã được yêu cầu đánh giá. Protein ăn vào được
tính theo khẩu phần chuẩn, sử dụng cơ sở dữ liệu các chất dinh dưỡng của Đức BLS 2.0. Ba mức
độ yếu đuối được xác định khi có 0,1-3 hoặc 3 trong 5 tiêu chí: giảm cân >4.5 kg trong năm vừa qua,
mệt nhọc nhiều, hoạt động thể chất kém, sức mạnh nắm tay giảm, và tốc độ di bộ chậm. Chỉ số
trung bình (min.-max.). Lượng Protein ăn vào tính theo g/ngày, g/kg trọng lượng cơ thể (BW) và
theo phần trăm năng lượng ăn vào (E%), cũng như sự phân bố protein ăn vào trong ngày được so
sánh giữa các mức độ yếu đuối của thử nghiệm Kruskall-Wallis.
KẾT QUẢ: Lượng protein trung bình ăn vào hàng ngày là 77.5 (38.5-131.5) g, 1.0 (0.58-2.27)
g/kg trọng lượng cơ thể and 15.9 (11.2-21.8) E% không có sự khác nhau giữa các mức độ yếu
đuối thể chất. Các nguồn protein chính được bao quanh trị số trung bỉnh là 74 (46-91) % tổng
lượng protein ăn vào. Với những trường hợp gia tăng sự yếu đuối, tỷ lệ phần trăm protein ăn
bào buổi sáng giảm (18 (3-47) so với 15 (0-43) với 12 (0-30) %, p<0.05), trong khi nó tăng vào
buổi trưa (55 (17-80) so với 61 (0-83) so với 61 (32-85) %, p<0.05).
KẾT LUẬN: Tại mẫu cộng đồng lớn tuổi này, không có sự liên quan giữa số lượng protein ăn
vào với sự yếu đuối thể chất, trong khi các mức độ yếu đuối lại khác nhau bởi sự phân bố
protein của họ vào buổi sáng và trưa. Cần nghiên cứu sâu thêm về tác dụng của protein ăn vào
đến sự yếu đuối thể chất.


Dịch và sửa cho hợp lý công cụ đánh giá
ăn uống -10 (eat-10) bằng tiếng Tây Ban Nha
trong sàng lọc chứng khó nuốt

Dinh dưỡng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư đường

tiêu hóa: một can thiệp hiệu quả và tiết kiệm

R. Burgos 1,*, B. Sarto 1, H. Segurola 1, A. Romagosa 2, C. Puiggros 1,
C. Vazquez 1, K. Araujo 3, C. Pérez-Portabella 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN: Công cụ đánh giá ăn uống-10 (EAT-10) là công cụ sàng lọc chứng khó nuốt tự
thực hiện, loại suy, chấm điểm trực tiếp. Tính hợp lý và đáng tin cậy của bản gốc đã được xuất bản
từ trước. Chúng tôi đặt mục tiêu dịch và điều chỉnh EAT-10 sang tiếng Tây Ban Nha và đánh giá các
tính chất tâm lý của nó.

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dinh dưỡng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa cần phẫu thuật đã
chứng tỏ tính hiệu quả như giảm biến chứng và thời gian nằm viện (Waitzberg et al., 2006). Mục
đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động liên quan đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng dinh
dưỡng miễn dịch như một thực hành thường quy trong bệnh viện.

PHƯƠNG PHÁP: Cấu trúc khái niệm và tính khả thi của việc dịch công cụ EAT-10 đã được đánh
giá. Quá trình dịch/ dịch ngược lại đã được thực hiện cho đến khi các chuyên gia chấp nhận công cụ
EAT-10 phiên bản tiếng Tây Ban Nha (EAT-10ES). Nghiên cứu triển vọng đã được thực hiện ở
bệnh nhân người lớn có khả năng bảo tồn nhận thức và chức năng. Bệnh nhân được tuyển dụng từ
ba cơ sở (khoa hỗ trợ dinh dưỡng của bệnh viện (NSU), nhà điều dưỡng và trung tâm chăm sóc
sức khỏe ban đầu) và ba tình trạng lâm sàng: bệnh nhân đã được chẩn đoán khó nuốt (D); bệnh
nhân có nguy cơ khó nuốt (RD); và bệnh nhân không có nguy cơ khó nuốt (NR). Bệnh nhân hoàn
thành bảng EAT-10 trong một lần thăm viếng, cả bệnh nhân và nghiên cứu viên đều hoàn thành
bảng hỏi riêng, liên quan đến việc hiểu EAT-10ES.

PHƯƠNG PHÁP: Dựa trên kết quả của phân tích tổng hợp và số liệu về giá cả của bệnh viện Hoa
Kỳ (Healthcare Cost and Utilization Project, 2006), chi phí trung bình nằm viện một ngày và chi phí
nằm viện ước tính, có và không có sử dụng dinh dưỡng miễn dịch. Cuối cùng, sự giảm chi phí do
từng biến chứng đã được tính toán.

KẾT QUẢ: 65 bệnh nhân đã được tham gia (tuổi 75±9.1), 52.3% nữ. Thời gian trung bình của việc

thực hiện công cụ là 3.8±1.7 phút. 95.4% bệnh nhân cho rằng mọi câu hỏi trong công cụ đều dễ hiểu
và 72.3% thấy công cụ này dễ chấm điểm. Sự ổn định nội tại của EAT-10ES: hệ số Alpha Cronbach
là 0,87 (> 0,7 coi là tối ưu). Có mối tương quan cao giữa mọi câu hỏi của công cụ và điểm toàn cầu
(p<0.001). Điểm trung bình của bệnh nhân nhóm D là 15±8.9, nhóm RD là 6.7±7.7 và nhóm NR là
2±3.1. Bệnh nhân nam, trước kia được chẩn đoán khó nuốt hoặc bệnh nhân từ khoa Hỗ trợ dinh
dưỡng đã cho thấy điểm cao một cách có ý nghĩa trên EAT-10ES (p<0.001) .
KẾT LUẬN: EAT-10 ES đã chứng tỏ là đáng tin cậy, hợp lý và có sự ổn định nội tại. Đây là một
công cụ dễ hiểu, có thể hoàn thành nhanh chóng, làm nó trở thành công cụ hữu ích trong việc
sàng lọc bệnh nhân khó nuốt trong thực hành lâm sàng hàng ngày.

Tiết lộ quan tâm: Không khai báo
Keywords: dysphagia, screening

KẾT QUẢ: Việc sử dụng dinh dưỡng miễn dịch giúp tiết kiệm $6,963 trên mỗi bệnh nhân do giảm
thời gian nằm viện, trong đó $2,479 do giảm các biến chứng nói chung và khoảng từ $853 đến
$6,273 khi xét đến giảm từng loại biến chứng. Trong số các bệnh nhân bị biến chứng, các khoản tiết
kiệm bệnh viện cao nhất là ở bệnh nhân được nhận dinh dưỡng miễn dịch cận phẫu thuật; trong khi
khi xem xét trên lượng bệnh nhân tổng thể, khoản tiết kiệm lớn nhất là ở những phác đồ điều trị cận
phẫu thuật.
KẾT LUẬN: Việc sử dụng dinh dưỡng miễn dịch cho bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa
là một can thiệp hiệu quả và tiết kiệm. Đầu tư vào dinh dưỡng miễn dịch trước và cận phẫu thuật
cho phép bệnh viện tiết kiệm được nhiều nhất.


Lợi ích của monoacylglycerols cấu trúc sn-2 trong
vận chuyển eicosapentaenoic acid (epa )
trong mô hình kém hấp thu lipid

Sự thèm ăn và đáp ứng sinh lý với nuôi dưỡng bằng
đường miệng, thức ăn viên hay ống thông mũi-dạ dày

liên tục ở phụ nữ trẻ khỏe mạnh

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Sự phối hợp giữa các a-xít béo có lợi như eicosapentaenoic (EPA) và
docosahexaenoic (DHA) bị suy giảm trong điều kiện kém hấp thu lipid. Nghiên cứu này đã đưa ra
giả thuyết rằng, dưới những điều kiện như vậy, việc sử dụng các monoacylglycerols (MAG) với các
a-xít béo cụ thể ở vị trí Sn-2 của glycerol xương sống, việc vận chuyển đến các mô có thể có một số
lợi ích như hấp thu nhanh và tính độc lập trong hoạt động của lipase.

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Nuôi ăn bằng ống thông mũi-dạ dày được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân
không ăn được bằng đường miệng hoặc không thể nuốt được một cách an toàn. Nhưng tác động
của nó lên sự thèm ăn và các đáp ứng sinh lý, so với ăn bằng đường miệng, còn chưa được xác
định. Nghiên cứu này sẽ khẳng định liệu cách cho ăn thức ăn lỏng ở những người tình nguyện khỏe
mạnh có ảnh hưởng gì đến sự ngon miệng, nội tiết tố và đáp ứng chuyển hóa hay không.

PHƯƠNG PHÁP: Chuột được nhận Xenical [Orlistat, Hoffmann-La Roche, Basel, Switzerland],
một chất ức chế men lipase tụy (LI) ở các mức độ khác nhau 0, 200, 400 mg trên kg thức ăn được
bổ sung cho các bữa ăn thực nghiệm có chứa 20% lipid trong 21 ngày. Acetyl Sn-2 MAG và Sn-2
MAG vanillin acetal [Công ty Stepan, Northeld, IL cung cấp EPA, đã được thử nghiệm, so với dầu
cá (FO) là nhóm chứng. Hồ sơ ghi chép a-xít béo nhấn mạnh đến mức EPA trong huyết thanh, hồng
cầu, gan và lách. Sự hấp thu lipid tương ứng (LA) được giám sát trong 72 giờ.

PHƯƠNG PHÁP: 12 phụ nữ khỏe mạnh (tuổi 25.3 + 4.7, BMI 23.1 + 2.5 kg/m2) nhận khoảng 50%
nhu cầu năng lượng hàng ngày bằng thức ăn lỏng ba lần, sau khi nhịn qua đêm.
Họ được cho ăn ba lần bằng đường miệng, ba lần bằng thức ăn viên qua đường ruột hoặc qua một
chiếc bơm liên tục trong 6 giờ trong một thiết kế chéo ngẫu nhiên. Các mẫu máu được lấy mỗi giờ
một lần, hình ảnh tương tự được vẽ 30 phút một lần và năng lượng tiêu hao lúc nghỉ được đo cho 20
ba mươi phút một lần trong tám giờ.

KẾT QUẢ: Việc giảm LA một cách có ý nghĩa đã được thấy giữa các nhóm FO và FO cộng LI. LA
cao hơn đáng kể trong chế độ ăn có acety Sn-2 MAG (+13.69, P=0.011) so với chuột ăn FO cộng LI,

và không thấp hơn một cách có ý nghĩa với chế độ ăn có vanillin acetal (-7.79, P=0.078). Vào ngày
21, cả hai chế độ ăn Sn-2 MAG cho một lượng EPA cao hơn (5.5±0.8, 6.6±0.6 tương ứng) trong
hồng cầu khi so sánh với chế độ ăn dầu cá (FO) (3.3±0.2, 2.6±0.2). Mức độ kết hợp EPA trong
huyết thanh tương đương với trong hồng cầu. Hiện tượng tương tự cũng thấy ở a-xít béo trong gan
và lách.

KẾT QUẢ: Không có sự khác biệt giữa thức ăn dạng viên và ăn theo đường miệng. Cho ăn dạng
viên cho kết quả tăng sự no bụng (p=0.001), tiêu hao năng lượng nhiều hơn (p=0.002) và protein
RQ (p=0.0016), nhưng đường trong huyết thanh và insulin lại thấp (p=0.0001) và p= 0.0001 hơn
cho ăn bằng bơm liên tục.

KẾT LUẬN: Kết quả cho thấy, việc bổ sung vào chế độ ăn Sn-2 MAG cấu trúc có chứa EPA giúp liên
kết EPA với các mô trong nghiên cứu này. Nghiên cứu cũng đã cho thấy, Sn-2 MAG cấu trúc có thể
sử dụng cho việc dùng các a-xít béo có lợi theo đường uống như EPA, trong trường hợp kém hấp
thu lipid do ức chế men lipase tuyến tụy.

KẾT LUẬN: Việc bỏ qua sự kích thích đường miệng có tác động tối thiểu lên sự cảm giác no trong
khi cho ăn liên tục vào dạ dày làm giảm sự thỏa mãn và đáp ứng nhiệt với thực phẩm. Điều này có
thể có những tác động quan trọng tại nhiều cơ sở lâm sàng khác nhau.

Tiết lộ quan tâm: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Nestle. HG và DG là nhân viên của Nestle, JK được tài
trợ bởi một khoản trợ cấp từ Nestle.
Tiết lộ quan tâm: Không khai báo
Keywords: Malabsorption, inflammation, Orlistat, long chain polyunsaturated fatty acids, EPA


Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong bệnh viện
của bệnh nhân tiểu đường: phân tích phụ
của nghiên cứu PREDyCES ®


CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tiểu đường và các biến chứng của nó mang đến những nguy cơ về dinh dưỡng
cho các bệnh nhân tiểu đường. Do đó, điều trị về dinh dưỡng là cần thiết để khắc phục bệnh tiểu
đường. Mục tiêu của phân tích phụ này là để ước lượng tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện và chi phí
liên quan ở những bệnh nhân tiểu đường nằm trong các bệnh viện của Tây Ban Nha.
PHƯƠNG PHÁP: PREDyCESR là một nghiên cứu đường ngang, quan sát và đa trung tâm quốc
gia, được thực hiện trong những điều kiện thực hành lâm sàng. Nó đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng
bệnh viện thông qua xét nghiệm sàng lọc NRS-2002R lúc vào viện và khi xuất viện, thời gian nằm
viện lâu quá mức và chi phí liên quan đến suy dinh dưỡng bệnh viện. Phân tích phụ này xem xét
những đầu cuối nói trên ở những bệnh nhân tiểu đường trong nghiên cứu chính.
KẾT QUẢ: 387 bệnh nhân tiểu đường đã được chọn lựa, 53.7% là nam và tuổi trung bình là
69.9±12. Trọng lượng trung bình và BMI tương ứng là 69,8±18,3 kg và 26,3±6,9. Lúc nhập viện,
30.1% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (NRS-2002R . 3), và tỷ lệ này lúc xuất viện là 29,3%. Tỷ lệ suy
dinh dưỡng bệnh viện cao hơn ở nữ một cách có ý nghĩa so với nam (36.9% vs. 24.2%; p<0.01), ở
bệnh nhân ≥70 tuổi hơn <70 tuổi (41.2% vs. 15.2% p<0.001) và ở những trường hợp vào khẩn cấp
hơn là nhập viện theo kế hoạch (32.7% vs. 21.7% p<0.05). 9.5% bệnh nhân sút cân rõ rệt trong thời
gian nằm viện, và 33.3% giảm cân rất nhiều. Thời gian nằm viện trung bình cao hơn hẳn ở nhóm
bệnh nhân suy dinh dưỡng so với nhóm không suy dinh dưỡng (12.3±8.3 vs. 8.4±5.5 ngày;
p<0.001). Tương tự, chi phí cho những bệnh nhân suy dinh dưỡng cao hơn đáng kể so với bệnh
nhân không suy dinh dưỡng (8.911,3±6.755. vs. 5.965,1±4.654 .; p=0.001). 73.3% bệnh nhân tiểu
đường suy dinh dưỡng không được nhận hỗ trợ về dinh dưỡng.
KẾT LUẬN: 30% bệnh nhân tiểu đường nhập viện ở Tây Ban Nha bị suy dinh dưỡng. Bệnh nhân
tiểu đường bị suy dinh dưỡng bệnh viện có thời gian nằm viện trung bình lâu hơn và chi phí liên
quan đắt đỏ hơn những bệnh nhân tiểu đường không có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Kích thích BETA-defensins đường ruột 1 và 2
trong ống nghiệm bằng vi khuẩn probiotic

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Beta-defensins trong ruột là những đoạn pép-tít có tác dụng kháng khuẩn, bảo
vệ đường ruột khỏi sự viêm nhiễm. Các probiotics khác nhau có thể tăng cường beta-defensin 2
(HBD-2) vốn có ít trong màng nhày khỏe mạnh của ruột. Tuy nhiên, không có probiotic nào có vẻ tạo

ra được HBD-1, là chất được tạo thành cấp tốc để làm hàng rào đầu tiên bảo vệ vật chủ. Mục đích
của chúng tôi là làm thử nghiệm trong ống nghiệm hiệu quả đơn lẻ và kết hợp của hai dòng
probiotics Bidobacterium longum (Bl, CNCM I-2618) và Lactobacillus johnsonii (La1, CNCM I1225), được chọn trong các probiotics khác nhau, lên sự hình thành HBD-1 và HBD-2.
PHƯƠNG PHÁP: Hợp lưu các tế bào T84 được ủ trong 4 tiếng với BI hoặc La với mức 10 đến 100
vi khuẩn / tế bào. Liều cao nhất được sử dụng để làm những thử nghiệm sâu hơn về sự phối hợp
probiotic 10:90, 50:50 or 90:10 Bl:La1 /tế bào. Lượng HBD-1 và HBD-2 mRNA sau đó được đo
lường bằng PCR trong thời gian thực.
KẾT QUẢ: La 1 giúp cấu thành HBD-1 mRNA một cách mạnh mẽ, với kiểu phụ thuộc liều (6.9 lần và
19.8 lần tương ứng tại 10 và 100 vi khuẩn / tế bào), nhưng không có hiệu quả trên HBD-2. Ngược
lại, BI cấu thành HBD-2 mRNA rất mạnh (20.5 lần và 26.6 lần tương ứng tại 10 và 100 vi khuẩn / tế
bào). Và HBD-1 mRNA có mức mở rộng nhỏ hơn (8.5 lần ở liều cao nhất). Cả ba thử nghiệm phối
hợp, tương tự, đã cấu thành được HBD-1 mRNA (xấp xỉ 20 lần) với những giá trị gần hoặc cao hơn
so với làm thử nghiệm với La đơn lẻ. Mặc dù sự có mặt của La1 làm giảm hiệu quả của BI đơn lẻ lên
HBD-2, hỗn hợp 50 và 90% BI đã lần lượt dẫn đến tăng HBD-2 mRNA lên 17.2 và 21.4 lần.
KẾT LUẬN: Nghiên cứu này lần đầu tiên cho thấy sự cấu thành mạnh mẽ của đoạn pép-tít có tác
dụng kháng khuẩn HBD-1 bằng probiotic. Nếu được khẳng định bằng những đầu tư lâm sàng phù
hợp, những sản phẩm chứa BI và La1 có thể là phương pháp dinh dưỡng hay, giúp tăng cường
hàng rào bảo vệ đường ruột, và do đó, bảo vệ chúng khỏi sự nhiễm trùng và các rối loạn khác do
kích hoạt vi khuẩn gây ra.


Tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện
ở bệnh nhân mắc chứng khó nuốt

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Chứng khó nuốt, một tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, gây ra nguy cơ về
dinh dưỡng đối với bệnh nhân. Mục tiêu của phân tích phụ này là để ước tính tỷ lệ suy dinh dưỡng
bệnh viện và chi phí liên quan cho những bệnh nhân khó nuốt nằm trong các bệnh viện tại Tây Ban
PHƯƠNG PHÁP: PREDyCESR là một nghiên cứu đường ngang, quan sát và đa trung tâm quốc
gia, được thực hiện trong những điều kiện thực hành lâm sàng. Nó đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng
bệnh viện thông qua xét nghiệm sàng lọc NRS-2002R lúc vào viện và khi xuất viện, thời gian nằm

viện lâu quá mức và chi phí liên quan đến suy dinh dưỡng bệnh viện. Phân tích phụ này xem xét
những đầu cuối nói trên ở những bệnh nhân tiểu đường trong nghiên cứu chính.
KẾT QUẢ: 352 bệnh nhân khó nuốt gồm 50.6% nam, tuổi trung bình 69.2±17. Lúc nhập viện, 43%
bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (NRS-2002R. 3), và 42% suy dinh dưỡng lúc xuất viện. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng bệnh viện cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân khó nuốt lớn tuổi (≥70 tuổi) (54.6% vs.
25.5% p<0.001). Tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng cao hơn ở những trường hợp vào viện khẩn cấp và các
bệnh viện nhỏ (p<0.05). Lúc nhập viện, trọng lượng cơ thể trung bình và BMI là 61.4±15.4 kg và
23.1±5.8 kg/m2 . 9.2% bệnh nhân bị giảm cân một cách đáng kể trong thời gian nằm viện, và 33.7%
giảm cân rất nhiều. Sự giảm cân nặng và BMI trung bình trong lúc nằm viện là đáng kể: 1.22±5.2 kg
và 0.43±2.17 (p<0,001). Thời gian nằm viện trung bình dài hơn một cách có ý nghĩa ở bệnh nhân
mắc chứng khó nuốt bị suy dinh dưỡng so với những bệnh nhân tương tự nhưng không bị suy dinh
dưỡng (11.5±7.1 vs. 8.8±6.1 ngày; p<0.001). Chí phí liên quan cũng cao hơn nhưng không có ý
nghĩa thống kê 8,004±5,855 €. vs. 6,967±5,630 €). 83% bệnh nhân mắc chứng khó nuốt bị suy dinh
dưỡng không được nhận các hỗ trợ về dinh dưỡng trong thời gian nằm viện.
KẾT LUẬN: 43% bệnh nhân mắc chứng khó nuốt nhập các bệnh viện ở Tây Ban Nha bị suy dinh
dưỡng, và chỉ có 17% trong số họ được nhận sự hỗ trợ về dinh dưỡng. Bệnh nhân khó nuốt bị suy
dinh dưỡng có thời gian nằm viện dài hơn đáng kể so với bệnh nhân không suy dinh dưỡng.

Một hỗn hợp xơ mới gồm chất gôm của cây keo
và các chất xơ dạng fructan giúp cải thiện sự
lên men và biểu lộ lợi ích của prebiotic

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Các chất xơ dạng fructan được biết đến như là các chất xơ prebiotic trong các
công thức dinh dưỡng dùng đường ruột. Tuy nhiên, chúng có thể gây bất dung nạp do tốc độ lên
men nhanh. Chúng tôi cho rằng, thay thế một phần fructan (ví dụ như FOS và inulin, hỗn hợp 1)
bằng chất có chất xơ lên men lớn (như gôm của cây keo) sẽ làm chậm quá trình lên men của fructan
(và do đó cải thiện sự dung nạp), mang thêm lợi ích cho đường ruột.
PHƯƠNG PHÁP: Quá trình lên men và hoạt động prebiotic của Hỗn hợp 1 và công thức điều chỉnh
Hỗn hợp 1+ được đánh giá trong môi trường giả ống tiêu hóa của người (TWINSHIME), cho phép
đo lường một cách lâu dài những ngăn ruột riêng biệt.

KẾT QUẢ: Cả hai hỗn hợp đều lên men tốt với sản phẩm giống nhau là các a-xít béo chuỗi ngắn
toàn phần (114 ± 7.5, hỗn hợp 1 và 110 ± 13.2, Hỗn hợp 1+, mmol/L, P > 0.05) và giảm sự sản sinh
amoniac (~ -25%). Hỗn hợp 1 sinh nhiều butyrogenic (~ 29.2 mmol/L) trong khi hỗn hợp 1+ sản sinh
nhiều propionate (~ 56.9 mmol/L, P < 0.05). Thay thế một phần fructan bằng gôm cây keo (Hỗn hợp
1+) làm thay đổi tốc độ lên men ở đầu gần của ruột dần dần thành lên men cho toàn bộ ruột, thể hiện
bằng sự a-xít hóa từ từ của ruột. Sự lên men từ từ đã được khẳng định bởi kích thước mở rộng của
sắc ký đồ: các xơ fructan được lên men rất nhanh ở đoạn đầu của ruột, trong khi gôm cây keo chậm
hơn, vẫn có thể tìm thấy ở đoạn xa của ruột (xác định bằng sự tăng các men vi khuẩn đặc trưng cho
sự giáng hóa chất xơ). Cả hai hỗn hợp đều làm tăng hệ sinh vật toàn phần đường ruột và có đăc
tính sinh vi khuẩn có lợi.
KẾT LUẬN: Thay thế một phần các chất xơ dạng fructan bằng gôm cây keo đã cải thiện được hình
mẫu lên men trong ruột mà không làm giảm lợi ích prebiotic của chúng.


Tác dụng của dung dịch sữa- kỷ tử (Lacto-wolfberry) lên
chức năng miễn dịch và tình trạng thể chất của người có tuổi

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Kỷ tử (Gojiberry, quả của cây Lycium barbarum) đã được sử dụng từ hơn 2000
năm nay trong các bài thuốc cổ truyền Trung Quốc. Những năm gần đây, thực phẩm và đồ uống chế
biến có chứa kỷ tử đã trở nên phổ biến ở các nước phương Tây và được ưa chuộng, vì tác dụng tốt
lên sức khỏe và đặc tính chống lão hóa của nó. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là nhằm tìm ra
bằng chứng lâm sàng về tác dụng của chế độ ăn có dung dịch sữa pha thêm kỷ tử lên chức năng
miễn dịch và thể chất của những người già khỏe mạnh.
PHƯƠNG PHÁP: Một nghiên cứu ngẫu nhiên một trung tâm, mù đôi, bệnh chứng đã được tiến
hành ở những người già Trung Quốc khỏe mạnh sống tự do (65 – 70 tuổi, n=150). Nhóm điều trị
được nhận Lacto-wolfberry (13.7g/ngày) trong ba tháng. Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được
tiêm chủng phòng virus cúm inuenza lúc 30 ngày và được khám mắt và chẩn đoán y học cổ truyền
Trung Quốc trước và sau khi ăn bổ sung dung dịch trên.
KẾT QUẢ: So với nhóm giả dược, đáp ứng với vắc-xin cúm cao hơn một cách có ý nghĩa ở những
đối tượng được uống Lacto-Wolfberry (đáp ứng kháng sinh kháng cúm đặc hiệu: p=0.001; đảo

ngược huyết thanh giữa các ngày 30 và 90: OR=3.4 [1.21; 9.61]; p=0.021). Nhóm dùng LactoWolfberry cho thấy ít bị nổi ban giảm sắc tố hơn (p<0.01) và hoàng điểm mềm mại hơn (p=0.02) so
với nhóm dùng giả dược. Hội chứng âm hư (khô miệng và họng, khó chịu, mất ngủ và chế độ xung)
đã được cải thiện rõ rệt ở nhóm dùng Lacto-wolfberry. Tất cả những thay đổi đó diễn ra song song
với sự tăng đáng kể khả năng chống ô-xy hóa của huyết thanh (p<0.01) ở nhóm dùng Lactowolfberry so với nhóm giả dược.
KẾT LUẬN: Dùng Lacto-wolfberry lâu dài sẽ cải thiện được chức năng miễn dịch và tình trạng thể
chất của người cao tuổi; điều đó có thể là do wolfberry có nhiều chất chống ô-xy hóa.

Tiết lộ quan tâm: Không khai báo
Keywords: dysphagia, screening

Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và tình trạng dễ bị
viêm của các bột bổ sung dinh dưỡng có nhiều axit béo
eicosapentaenoic so với các dung dịch bổ sung
thông thường cho bệnh nhân ung thư

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Để đánh giá tác dụng lên tình trạng dinh dưỡng và viêm của sản phẩm nghiên
cứu so với dung dịch thông thường trên nhóm bệnh nhân ung thư.
PHƯƠNG PHÁP: Một nghiên cứu lâm sàng hồi cứu, mù đơn, ngẫu nhiên trên 58 bệnh nhân ung
thư trên 18 tuổi cần hỗ trợ dinh dưỡng. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm
nghiên cứu (RSI®, cần nguồn hỗ trợ ngay, được chỉ định nhận 3 gói, mỗi gói 50g bột giàu EPA, 642
kcal+19,5 g protein+1,5g EPA) và nhóm chứng (C) (được nhận hai hộp dinh dưỡng thông thường
gồm 200ml, 600 kcal+27,2 g protein). Cả hai nhóm được theo dõi trong một tháng (thăm viếng hai
lần) và gọi điện thoại giữa hai lần thăm viếng. Đánh giá chủ quan toàn thể được bệnh nhân thực
hiện (Subjective global assessments - VGS-gp) và các thông số về nhân trắc, sinh hóa và tính dễ bị
viêm đã được thu thập.
KẾT QUẢ: Tuổi trung bình là 61±9 (62.7% nam) mỗi nhóm gồm 29 người ngẫu nhiên. Theo VGSgp lúc bắt đầu, 7% được dinh dưỡng tốt, 83.7% được dinh dưỡng vừa phải và 9.3% suy dinh
dưỡng nặng. Cả hai nhóm đều duy trì được các thông số nhân trắc và tiền albumin tăng lên đáng kể
(RSI 16,1±5,6 vs 19.46±6.75 mg/dL p<0,05; C 16.55±6.13 vs 19.03±5.47 mg/dL p<0,05). Các tế
bào lympho tăng ở nhóm RSI (1712±801 vs 1825±820 x10e3/μL p<0,01). Nhóm RSI đã cho thấy
sự giảm đáng kể các giá trị của interferon gamma (IFNG) (0,99±0,95 vs 0,65±0,92 pg/ml p<0,05),

so với giá trị tăng của nhóm C (1,62±1,27 vs 2,2±3,19 p<0,05).
KẾT LUẬN: Công thức mới này cho những bệnh nhân suy mòn vì ung thư đã làm giảm các chất ghi
dấu quá trình viêm và tăng prealbumin là chất ghi dấu hóa sinh của tình trạng dinh dưỡng. Điều này
cho một lựa chọn mới trong hỗ trợ bệnh nhân ung thư.


Thiếu arginine do phẫu thuật hoặc chấn thương gây rối loạn
chức năng tế bào lympho T và làm tăng
tính nhạy cảm với nhiễm trùng

CƠ SỞ LÝ LUẬN: Arginine là tác nhân quan trọng điều hòa những đáp ứng miễn dịch sau phẫu
thuật hoặc chấn thương. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra tác dụng của sự hồi phục của
arginine đối với chức năng lympho T và tính nhạy cảm với nhiễm trùng trong cơ thể sống.
PHƯƠNG PHÁP: Lượng arginine nội bào trong các tế bào T, lympho T độc tế bào, hoạt động và
gánh nặng vi khuẩn ở 1) chuột không bị gây chấn thương, 2) chuột bị gây chấn thương, 3) chuột bị
gây chấn thương được điều trị bằng Nw-Hydroxynor-L-arginine (nor-NOHA, chất ức chế cạnh
tranh arginase) đã được đánh giá. Số liệu được phân tích bởi phép phân tích một chiều dao động
quanh số trung bình của ba hặc nhiều hơn ba biến số, ANOVA).
KẾT QUẢ: Arginase-1, gây ra bởi chấn thương, sinh ra những tế bào diệt có nguồn gốc myeloid
(MDSC) trong lách, có thể dẫn đến thiếu arginine nội bào của tế bào T (73.41 ± 0.75 μM so với 8.83
± 1.63 μM, p<0.0001), giảm một cách có ý nghĩa hoạt động của lympho T độc tế bào (28.0 ± 4.0% vs
58.3 ± 3.2%, p<0.001) và tăng đáng kể sự nhạy cảm (chuột bị gây chấn thương biểu lộ sự tăng
gánh nặng vi khuẩn một cách có ý nghĩa, nhiều hơn 2-3 log gánh nặng vi khuẩn trong lách và 3-5 log
gánh nặng vi khuẩn trong gan so với nhóm chuột không bị gây chấn thương, p<0.0001). Điều trị
bằng Nor-NOHA có thể đảo ngược đáng kể sự thiếu arginine nội bào của tế bào T (8.83 ± 1.63 μM
vs 37.79 ± 4.44 μM, p=0.0031), và sự ức chế hoạt động của lympho T độc tế bào (29.1 ± 2.6% vs
61.2 ± 3.3%, p<0.01) và sự tăng gánh nặng vi khuẩn (chuột bị gây chấn thương được điều trị bằng
Nor-NOHA cho thấy giảm 2-log gánh nặng vi khuẩn trong lách và gan so với chuột bị gây chấn
thương nhưng không được điều trị bằng Nor-NOHA, p<0.001).
KẾT LUẬN: Nghiên cứu này gợi ý rằng sự sụt giảm arginine là hậu quả của việc argininase sinh ra

MDSC sau khi bị chấn thương, gây ra bởi sự giảm chức năng của tế bào T và tăng sự nhạy cảm với
nhiễm trùng. Việc phục hồi arginine có thể cải thiện chức năng tế bào T và phòng chống nhiễm
trùng sau mổ.

GHI CHÚ


GHI CHÚ




×