Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Rò mật sau cắt gan: Giảm và hướng đến không rò mật sau cắt gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.35 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017

RÒ MẬT SAU CẮT GAN:
GIẢM VÀ HƢỚNG ĐẾN KHÔNG RÒ MẬT SAU CẮT GAN
Ninh Việt Khải*; Trịnh Hồng Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: bước đầu nhận định vai trò của đặt sonde qua ống túi mật bơm NaCl 0,9% kiểm
tra rò mật trong mổ và các biện pháp phối hợp khác để tránh rò mật sau mổ cắt gan từ 9 - 2011
đến 5 - 2014. Đối tượng và phương pháp: bệnh nhân (BN) cắt gan kèm cắt túi mật và luồn
sonde qua ống túi mật để bơm NaCl 0,9% kiểm tra rò mật trong mổ. Loại trừ cắt gan có nối mật
ruột. Kết quả: nghiên cứu 49 BN, tuổi trung bình 52,9  10,2, trong đó chẩn đoán ung thư tế bào
gan 42 BN (85,7%); ung thư biểu mô đường mật trong gan 5 BN (10,2%); ung thư gan thứ phát
2 BN (4,1%). Lưu sonde dẫn lưu đường mật sau mổ 10 BN (20,4%); che phủ diện cắt với mạc
nối lớn 10 BN (20,4%). Cắt gan phân thùy trước và phân thùy trước kèm theo hạ phân thùy 6
có tỷ lệ rò mật phát hiện khi bơm NaCl 0,9% trong mổ cao hơn có ý nghĩa so với các hình thái
cắt gan khác. Cắt nhu mô gan với dao siêu âm có tỷ lệ rò mật phát hiện khi kiểm tra trong
mổ cao hơn có ý nghĩa so với panh Kelly và dao CUSA. Thời gian nằm viện trung bình 12,1 
3,9 ngày, không rò mật và tử vong sau mổ. Kết luận: bơm NaCl 0,9% kiểm tra rò mật trong mổ
là biện pháp hữu ích giúp phát hiện rò mật trong mổ nhằm phòng ngừa rò mật sau mổ. Vai trò
của che phủ diện cắt, dẫn lưu đường mật qua sonde luồn ống túi mật cần đánh giá them. Tuy nhiên,
nên thực hiện đồng thời với tiêm NaCl 0,9% để ngăn ngừa rò mật sau mổ cho những trường
hợp có nguy cơ rò mật sau mổ cao.
* Từ khóa: Cắt gan; Rò mật.

Bile Leakage after Liver Resection: Reduction and Aspect of no
Bile Leakage after Liver Resection
Summary
Objectives: To evaluate the effect of injection NaCl 0,9% through a tube inserted in cystic
duct and other measures to prevent bile leakage after liver resection from 9 - 2011 to 5 - 2014.
Subjects and methods: Patients with liver resection, cholecystectomy and insertion a tube into
main bile duct through cystic duct to inject NaCl 0.9% for checking intraoperative bile leakage.


Except for patients with liver resection and hepaticojejunostomy. Result: 49 patients, mean age
52.9  10.2; hepatocellular carcinoma 42 patients (85.7%); intrahepatic cholangiocarcinoma
5 patients (10.2%); secondary liver tumor 2 patients (4.1%). Keeping the tube for bile drainage
10 patients (20.4%); covering the marginal surface with greater omentum 10 patients (20.4%).
Anterior section and anterior section plus segment 6 resection with bile leakage rate was
significantly higher than other types of liver resection. Liver parenchyma transection with halmomic
* Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Người phản hồi (Corresponding): Ninh Việt Khải ()
Ngày nhận bài: 12/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 27/11/2017

70


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
scaple had significantly higher rate of intraoperative bile leakage than pince Kelly and continuous
ultrasonic aspiration (CUSA). Mean hospital stay 12.1  3.9 days, no postoperative bile leakage
and mortality. Conclusion: Injection NaCl 0.9% for checking intraoperative bile leakage is a
useful measure to prevent postoperative bile leakage complication. The role of covering the
marginal surface and bile duct drainage through a tube inserted in cystic duct need to be
evaluated further, however they should be performed concomitantly with injection NaCl 0.9% to
prevent bile leakage after liver resection for high risk of bile leakage patients.
* Keywords: Liver resection; Bile leakage.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, cắt gan đã trở
nên an toàn hơn với tỷ lệ biến chứng và tử
vong sau mổ thấp. Nhiều tác giả cho rằng
tỷ lệ biến chứng chung sau cắt gan giảm,
tuy nhiên tỷ lệ biến chứng rò mật không

thay đổi, nằm trong khoảng 3,6 - 12% [1].
Rò mật đa phần tự liền, tuy nhiên những
trường hợp rò mật ở vị trí gần rốn gan
hay rò mật kèm dịch cổ trướng thường
khó tự liền [2]. Rò mật liên quan đến tăng
nguy cơ nhiễm trùng, suy gan, tỷ lệ tử
vong sau mổ và thời gian nằm viện [3, 4].
Có nhiều biện pháp đưa ra nhằm giảm
tỷ lệ biến chứng rò mật như đặt sonde qua
ống túi mật bơm NaCl 0,9% hoặc dung
dịch màu (xanh methylen, ICG…), chụp
đường mật trong mổ, che phủ diện cắt
bằng keo fibrin hoặc nối lớn… Tại Việt Nam,
những đánh giá về biến chứng rò mật và
áp dụng bơm NaCl 0,9% kiểm tra rò mật
và một số biện pháp phòng tránh rò mật
sau mổ chưa được nêu lên một cách đầy đủ.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:
Bước đầu nhận định vai trò của biện pháp
đặt sonde qua ống túi mật bơm kiểm tra
rò mật trong mổ và vai trò của các biện
pháp phối hợp khác để tránh biến chứng
rò mật sau mổ cắt gan từ 9 - 2011 đến
5 - 2014.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- BN được cắt gan kèm cắt túi mật và
luồn sonde qua ống túi mật vào đường

mật chính để bơm nước muối sinh lý 0,9%
kiểm tra rò mật sau cắt gan.
- Loại trừ BN cắt gan có nối mật ruột.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Quy trình phẫu thuật: thực hiện các
bước phẫu thuật thống nhất gồm:
- Mở bụng, thăm dò và đánh giá tổn
thương, giải phóng gan.
- Cắt túi mật và luồn sonde ống cổ túi
mật có hoặc không lấy hay nạo vét hạch
cuống gan, nhóm 8.
- Phẫu tích, kiểm soát chọn lọc cuống
gan: theo nguyên tắc:
+ Cắt gan phải hoặc trái trái: cuống
Glisson gan phải hoặc trái tương ứng sẽ
được kiểm soát và cặp liên tục.
+ Cắt gan phân thùy, hạ phân thùy: có các
cách kiểm soát chất lượng cuống như sau:
. Kiểm soát cuống phải hoặc trái có phân
thùy đó và cặp cách quãng 15 - 20 phút,
thả cặp 5 phút rồi cặp lại.
. Kiểm soát cuống phân thùy gan, cặp
liên tục (đối với cắt phân thùy gan) và
cách quãng với cắt hạ phân thùy thuộc
phân thùy gan đó).
71


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
. Phẫu tích luồn dây cả cuống Glisson

gan phải hoặc trái và cuống phân thùy.
Cuống phân thùy gan được cặp để xác
định ranh giới chính xác của phân thùy
(vùng thiếu máu). Khi cắt nhu mô gan
cuống Glisson gan phải hoặc trái được
cặp cách quãng, 15 - 20 phút, thả cặp 5
phút rồi cặp lại.
- Cắt gan theo phương pháp Tôn Thất
Tùng: cắt và xử lý cuống Glisson sau khi
đã cắt xong nhu mô gan.

- Đặc điểm phẫu thuật: đường mổ, kỹ
thuật mổ, ghi nhận rò mật phát hiện khi bơm
kiểm tra, thời gian mổ, lượng máu mất.
- Kết quả gần sau mổ: ghi nhận biến
chứng và tử vong sau mổ. Biến chứng rò
mật được xác định theo định nghĩa rò mật
của nhóm nghiên cứu phẫu thuật gan
quốc tế, đó là: dịch dẫn lưu có nồng độ
bilirubin > 3 lần huyết tương từ ngày thứ
3 sau mổ hoặc cần thực hiện can thiệp do
tụ dịch mật hay viêm phúc mạc mật [1].

- Kiểm tra cầm máu diện cắt, kiểm tra
rò mật bằng bơm NaCl 0,9% qua sonde
luồn ống túi mật, che phủ diện cắt, đặt
dẫn lưu dưới gan và cạnh diện cắt và
khâu đóng bụng.
* Kỹ thuật luồn sonde cổ túi mật để
kiểm tra rò mật trong mổ:

- Giải phóng túi mật khỏi giường túi
mật, phẫu tích và cặp cắt động mạch
(ĐM) túi mật. Bộc lộ cổ túi mật, cắt ngang
bán phần cổ túi mật, dùng panh Kelly đầu
nhỏ nong cổ túi mật và luồn sonde hút
nhỏ số 6 qua ống cổ túi mật vào đường
mật chính khoảng 5 cm. Cố định sonde
với chỉ vicryl 5/0. Bơm kiểm tra sự lưu
thông của sonde.
- Bơm kiểm tra rò mật: sau khi cắt nhu
mô gan và cầm máu diện cắt xong, bơm
khoảng 20 - 40 ml nước muối sinh lý
0,9% với áp lực vừa đủ qua sonde vào
đường mật để kiểm tra rò mật (phần thấp
ống mật chủ được cặp với clamp mạch
máu. Khâu kín và kiểm tra không còn tổn
thương rò mật.

Hình 1: Luồn sonde ống túi mật.

Hình 2: Bơm NaCl 0,9% kiểm tra rò mật.

* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:
tuổi, giới, chẩn đoán bệnh, chức năng
gan, tiền sử can thiệp mạch. Đặc điểm u
(kích thước khối u, số lượng u, huyết khối
tĩnh mạch [TM] cửa).
72


Hình 3: Che phủ diện cắt gan với mạc nối lớn.


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 9 - 2011 đến 5 - 2014, 49 BN cắt gan được luồn sonde qua ống
túi mật để bơm NaCl 0,9% kiểm tra rò mật trong mổ.
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.
Bảng 1:
Tuổi

52,9  10,2 (nhỏ nhất: 23, lớn nhất:70)

Nam/nữ

5,1/1

Chẩn đoán xác định

Ung thư tế bào gan

42 (85,7%)

Ung thư biểu mô đường mật

5 (10,2%)

Ung thư gan thứ phát

2 (4,1%)

6,4  0,9 (nhỏ nhất: 6, lớn nhất: 10)

Điểm MELD
Child A

100%

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ
- Kích thước u
- Nhân vệ tinh
- Huyết khối TM cửa phải hoặc trái

6,4  2,8 cm (nhỏ nhất 1,9; lớn nhất 13,4)
6 (12,2%)
5 (10,2%)

Ung thư tế bào gan chiếm phần lớn BN trong nghiên cứu (85,7%). Kích thước u
trung bình 6,4  2,8 cm.
2. Đặc điểm phẫu thuật.
Bảng 2:
Đặc điểm

Số BN

Tỷ lệ %

Dưới sườn 2 bên và mũi ức

28


57,1

Chữ J bên phải

13

26,5

Cuống phải riêng ĐM gan, TM cửa phải

24

49

Cuống phải chung ba thành phần

8

16,3

Cuống trái riêng ĐM gan, TM cửa trái

6

12,2

Cuống phải rồi cuống phân thùy trước và hoặc sau enbloc

5


10,2

Cuống phân thùy sau chung ba thành phần

3

6,1

Cuống hạ phân thùy 1

2

4,1

Dạng khác

1

2,1

Nạo vét hoặc lấy hạch cuống gan, nhóm 8

26

53,1

Lưu sonde dẫn lưu đường mật sau mổ

10


20,4

Che phủ diện cắt gan với mạc nối lớn

10

20,4

Đường mổ

Phẫu tích
cuống gan

Phẫu tích riêng ĐM gan và TM cửa phải chiếm 49%, không có sự khác biệt về rò
mật trong mổ khi bơm NaCl 0,9% giữa các nhóm phẫu tích cuống Glisson. Lưu sonde
dẫn lưu đường mật sau mổ và che phủ diện cắt gan với mạc nối lớn đều chiếm 20,4%.
73


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
Bảng 3: Hình thái cắt gan và rò mật
phát hiện khi bơm NaCl 0,9% kiểm tra.
Số
BN

Rò mật
khi bơm
(tỷ lệ %)

Cắt gan phải


15

5 (33,3)

Cắt gan trái

3

0 (0)

Cắt gan trái + hạ
phân thùy 1

3

1 (33,3)

Cắt gan hạ phân
thùy sau + hạ phân
thùy 5

1

0 (0)

Cắt gan hạ phân
thùy trước + hạ
phân thùy 6


1

1 (100)

Cắt gan phân thùy
sau

10

4 (40)

Cắt gan phân thùy
Cắt gan nhỏ trước

1

1 (100)

Cắt gan hạ phân
thùy 5, 6

6

2 (33,3)

Cắt gan hạ phân
thùy 1

2


1 (50)

Cắt gan hạ phân
thùy 8

1

Cắt gan nhỏ khác

6

Hình thái cắt gan

Cắt gan lớn

3 (50)

Bảng 4: Phương tiện cắt nhu mô gan
và phát hiện rò mật khi bơm.
Số
BN

Rò mật khi
bơm (tỷ lệ %)

Panh (có hoặc không dao đốt
lưỡng cực)

30


9 (30)

Dao siêu âm (có hoặc không
panh phá nhu mô)

12

8 (66,7)

Dao CUSA kèm dao đốt lưỡng cực

7

1 (14,3)

Cắt nhu mô gan dao siêu âm có tỷ lệ
rò mật khi kiểm tra trong mổ cao hơn có
ý nghĩa so với các dụng cụ panh Kelly và
dao CUSA.
74

Lượng máu mất trung bình 276 
176,2 ml (nhỏ nhất 60 ml, lớn nhất 760 ml).
Thời gian mổ trung bình 213  59 phút
(nhắn nhất 105, dài nhất 390 phút).
Thời gian nằm viện 12,1  3,9 ngày
(ngắn nhất 7 ngày, dài nhất 29 ngày).
* Tử vong và biến chứng sau mổ:
Chảy máu: 1 BN (2%); áp xe tồn dư
sau mổ: 7 BN (14,3%); cổ chướng: 14 BN

(28,6%); tràn dịch màng phổi: 25 BN
(51%). Theo phân loại Dindo, 22 BN
(44,9%) không có biến chứng, 23 BN
(46,9%) độ 1; độ 2: 3 BN (6,1%); 1 BN
(2%) độ 3a. Không có rò mật và tử vong
sau mổ.
BÀN LUẬN

Rò mật phát hiện khi bơm ở 2 BN liên
quan đến cắt phân thùy trước (1 BN cắt
phân thùy trước và 1 BN cắt phân thùy
trước và hạ phân thùy 6), cao hơn có ý
nghĩa so với các hình thái cắt gan khác.

Phƣơng tiện cắt gan

3. Kết quả sớm sau mổ.

1. Rò mật sau mổ và bơm NaCl 0,9%
hoặc chất màu kiểm tra rò mật trong mổ.
Định nghĩa rò mật sau mổ khác nhau
giữa các tác giả, tuy nhiên định nghĩa rò
mật của nhóm nghiên cứu phẫu thuật gan
quốc tế thường được áp dụng [1]. Rò mật
có thể là: dịch mật rò ra ngoài qua vết mổ
hoặc dẫn lưu, dịch mật tạo thành khối
dịch hoặc ổ áp xe hoặc nặng hơn là rò
mật gây viêm phúc mạc mật. Việc kiểm
tra rò mật trong mổ để phát hiện các mỏm
đường mật chưa được khâu buộc đủ kín

trên bề mặt diện cắt gan và phần đường
mật để lại. Có một vài biện pháp kiểm tra
rò mật trong mổ được đưa ra như tiêm
NaCl 0,9%, xanh methylene hoặc ICG
hoặc chụp đường mật trong mổ để phát
hiện và xử lý rò trong mổ với mục đích
phòng ngừa rò mật sau mổ. Nhận định
vai trò của biện pháp này khác nhau giữa
các tác giả. Trong nghiên cứu của Ijichi,


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
ở nhóm bơm NaCl 0,9% kiểm tra rò mật,
tỷ lệ phát hiện rò mật khi bơm là 41%, rò
mật, sau mổ vẫn xảy ra ở 3 BN và khi so
sánh với nhóm không bơm kiểm tra rò
mật, tác giả cho rằng không có sự khác
biệt về tỷ lệ rò mật sau mổ giữa nhóm
bơm NaCl 0,9% kiểm tra trong mổ và
không bơm kiểm tra (cả 2 nhóm BN đều
được bơm keo fibrin bao phủ diện cắt gan)
[4]. Bơm kiểm tra rò mật có sử dụng ICG
pha với NaCl 0,9%, Yamashita cho rằng
đã giảm tỷ lệ rò mật sau mổ có ý nghĩa
so với không sử dụng nghiệm pháp này
(tỷ lệ rò mật sau mổ 0% so với 4,6%).
Ở nhóm không thực hiện bơm kiểm tra,
Yamashita nhận thấy những hình thái cắt
gan có tỷ lệ rò mật cao là cắt gan trung
tâm, cắt gan phân thùy trước và cắt toàn

bộ hạ phân thùy 1 và những vị trí rò mật
vùng rốn gan hoặc rò mật kèm dịch cổ
trướng kéo dài thường điều trị rò mật khó.
Do đó, tác giả khuyến cáo nên thực hiện
bơm kiểm tra rò mật thường quy cho
trường hợp cắt gan có nguy cơ rò mật cao
(cắt gan trung tâm, cắt gan phân thùy
trước, cắt gan hạ phân thùy 1…) [2]. Mặc
dù số liệu nghiên cứu chưa đủ lớn và
chưa thực hiện nghiên cứu ngẫu nhiên có
đối chứng với nhóm không bơm đường
mật, nhưng từ kết quả nghiên cứu chúng
tôi nhận thấy việc thực hiện bơm NaCl
0,9% an toàn (không có BN nào trong
nghiên cứu bị tổn thương đường mật khi
đặt sonde qua ống túi mật), đồng thời
phát hiện 36,7% BN rò mật khi bơm NaCl
0,9% trong mổ để xử lý nên không có rò
mật sau mổ, bước đầu cho thấy vai trò
của biện pháp này trong phòng ngừa rò
mật sau mổ. Chúng tôi nhận thấy rò mật

phát hiện khi bơm NaCl 0,9% cao hơn có
ý nghĩa thống kê ở nhóm cắt gan liên
quan đến phân thùy trước (cắt gan phân
thùy trước, cắt gan phân thùy trước kèm
hạ phân thùy 6). Do đó, chúng tôi nhất trí
quan điểm với một số tác giả cho rằng
việc thực hiện bơm NaCl 0,9% hoặc chất
màu kiểm tra rò mật trong mổ cần thực

hiện thường quy cho các hình thái cắt
gan có nguy cơ rò mật cao (cắt gan phân
thùy trước, hạ phân thùy 1, cắt gan lớn)
hoặc những trường hợp xơ gan (nguy cơ
có biến chứng cổ trướng, suy gan sau
mổ…) nhằm tránh biến chứng rò mật sau
mổ (gây nặng thêm tình trạng sau mổ).
Trong nghiên cứu, 20,4% BN được lưu
sonde để dẫn lưu đường mật sau mổ.
Phần lớn là những trường hợp cắt gan
lớn, cắt gan phân thùy trước, cắt hạ phân
thùy 1 hay kiểm tra có nhiều điểm rò mật
trong mổ. Việc lưu sonde để dẫn lưu
đường mật giúp giảm áp đường mật, qua
đó giảm nguy cơ rò mật sau mổ. Bên
cạnh đó giúp xác định vị trí rò mật sau mổ
qua chụp đường mật qua sonde dẫn lưu.
Cần cố định sonde tốt để không tuột
sonde, dẫn đến biến chứng rò mật hoặc
thậm chí viêm phúc mạc mật sau mổ.
2. Rò mật sau mổ và kỹ thuật mổ cắt
gan.
Việc kiểm tra rò mật trong mổ không
thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ rò mật sau
mổ, vì rò mật có thể xảy ra từ những ống
mật nhỏ, tách biệt không thông với đường
mật chính. Do đó, để phòng tránh rò mật
sau mổ, ngoài việc kiểm tra rò mật trong
mổ, kỹ thuật cắt gan, kỹ thuật phẫu tích
vùng rốn gan… đóng vai trò không nhỏ.

Về kỹ thuật cắt gan theo giải phẫu và
không theo giải phẫu, Kaibori cho rằng
75


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
tỷ lệ biến chứng rò mật không khác nhau
giữa hai kỹ thuật cắt gan này [5]. Trong
nghiên cứu, chúng tôi thực hiện cắt gan
theo giải phẫu - cắt gan theo phương pháp
Tôn Thất Tùng kết hợp kiểm soát chọn
lọc cuống Glisson. Việc kiểm soát chọn
lọc cuống Glisson giúp xác định chính xác
hơn diện cắt gan theo giải phẫu dựa vào
ranh giới vùng thiếu máu và không thiếu
máu khi cặp cuống. Với phương pháp cắt
gan này, chúng tôi tránh không cắt nhầm
các nhánh hoặc cuống Glisson trong nhu
mô của phần gan để lại.
Đối với kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson,
Smyniotis thấy việc phẫu tích ngoài gan
riêng ĐM và TM cửa ngoài gan khi cắt
gan lớn liên quan đến nhiều biến chứng
rò mật và tổn thương đường mật hơn so
với phẫu tích cuống Glisson chung ba
thành phần ở trong nhu mô gan [6]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, việc phẫu tích
ngoài gan riêng ĐM gan và TM cửa cho
59,2% BN, không gây biến chứng tổn
thương đường mật. Khi cắt gan lớn (gan

phải hoặc trái), nếu thực hiện phẫu tích
ngoài gan riêng ĐM gan và TM cửa, việc
cắt đường mật luôn thực hiện sau và ở
trong nhu mô gan. Khi thực hiện cắt gan
nhỏ (phân thùy, hạ phân thùy), nếu phẫu
tích cuống Glisson phân thùy, chúng tôi
luôn phẫu tích chung ba thành phần
(cuống Glisson) trong nhu mô gan mà
không phẫu tích riêng nhằm tránh gây tổn
thương đường mật.
3. Rò mật sau mổ và dụng cụ cắt nhu
mô gan, vật liệu che phủ diện cắt.
Đối với dụng cụ cắt nhu mô gan, có thể
sử dụng panh Kelly, dao siêu âm hoặc
dao CUSA… Lesurtel cho rằng không có
76

sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng sau mổ
nói chung và biến chứng rò mật sau mổ
nói riêng giữa các dụng cụ cắt nhu mô
gan [7]. Thậm chí, Kim cho rằng sử dụng
dao siêu âm làm tăng tỷ lệ rò mật sau mổ
so với panh Kelly (24% so với 7%) [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù
không có rò mật sau mổ, nhưng rò mật
diện cắt khi kiểm tra xuất hiện ở nhóm
sử dụng dao siêu âm cao hơn có ý nghĩa
so với panh Kelly và dao CUSA. Do đó,
các dụng cụ cắt nhu mô gan từ thô sơ
(panh Kelly) đến hiện đại (dao CUSA)

không giúp ngăn ngừa và giảm tỷ lệ rò mật
sau mổ, quan trọng là cẩn trọng và kinh
nghiệm của phẫu thuật viên khi sử dụng
những dụng cụ này để cắt nhu mô gan.
Việc sử dụng keo fibrin che phủ diện
cắt hoặc mạc nối lớn bọc diện cắt nhằm
ngăn ngừa rò mật sau mổ hoặc giứp giảm
mức độ biến chứng rò mật cũng được đề
cập tromg một số nghiên cứu [3, 4].
Chúng tôi sử dụng mạc nối lớn che phủ
diện cắt cho 20,4% BN, đa phần trong số
này là cắt gan được cho có nguy cơ rò
mật sau mổ cao nhằm tăng cường tối đa
khả năng ngăn ngừa rò mật trong những
trường hợp cắt gan này.
KẾT LUẬN
Bơm NaCl 0,9% kiểm tra rò mật trong
mổ là biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện
rò mật trong mổ, phòng ngừa rò mật sau
mổ. Cần phối hợp đồng bộ các biện pháp
khác như che phủ diện cắt, dẫn lưu đường
mật qua sonde luồn ống túi mật để ngăn
ngừa rò mật sau mổ cho các trường hợp
có nguy cơ rò mật sau mổ cao (phát hiện
nhiều điểm rò mật trong mổ, cắt gan phân
thùy trước, cắt gan lớn…).


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Koch M, Garden O. J, Padbury R et al.
Bile leakage after hepatobiliary and pancreatic
surgery: a definition and grading of severity by
the International study group of liver surgery.
Surgery. 2011, 149 (5), pp. 680-698.
2. Yamashita Y, Hamatsu T, Rikimaru T et al.
Bile leakage after hepatic resection. Ann Surg,
2001, 233 (1), pp.45-50.
3. Lo C. M, Fan S.T, Liu C. , et al. Biliary
complications after hepatic resection: risk factors,
management, and outcome. Arch Surg. 1998,
133 (2), pp.156-161.
4. Ijichi M, Takayama T, Toyoda H et al.
Randomized trial of the usefulness of a bile
leakage test during hepatic resection. Arch Surg.
2000, 135 (12), pp.1395-1400.

5. Kaibori M, Matsui Y, Hijikawa T et al.
Comparison of limited and anatomic hepatic
resection for hepatocellular carcinoma with
hepatitis C. Surgery. 2006, 139 (3), pp.385-394.
6. Smyrniotis V, Arkadopoulos N, Theodoraki
K et al. Association between biliary complications
and technique of hilar division (extrahepatic vs.
intrahepatic) in major liver resections. World J
Surg Oncol. 2006, 4, p.59.
7. Lesurtel M, Selzner M, Petrowsky H
et al. How should transection of the liver be
performed?: A prospective randomized study
in 100 consecutive patients: comparing four

different transection strategies. Ann Surg.
2005, 242 (6), pp.814-822, discussion 822-823.
8. Kim J, Ahmad S.A, Lowy A.M et al.
Increased biliary fistulas after liver resection
with the harmonic scalpel. Am Surg. 2003,
69 (9), pp.815-819.

77



×