Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân ngộ độc paraquat tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.15 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CÁC BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC PARAQUAT
TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Hà Trần Hưng1,2, Vũ Mai Liên1
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trung Tâm Chống Độc

Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 155 bệnh nhân ngộ độc paraquat trong 2 năm 2010 - 2011. Kết quả cho
thấy có 94 nam (60,9%) và 61 nữ (39,9%), tuổi trung bình: 26,9 ± 12,2. Hầu hết triệu chứng lâm sàng đầu
tiên trên đường tiêu hóa (98%), nôn hay gặp nhất. 7,7% có giảm tri giác, 29,7% có nhịp nhanh, 23,9% có thở
nhanh, và 15,9% có giảm SpO2. Kết quả xét nghiệm có 66,7% có suy thận, 47,1% có tăng AST, ALT, 45,3%
có tăng Bilirubin. 49,6% bệnh nhân có hạ kali và 2,2% bệnh nhân có tăng Kali máu. 117 bệnh nhân tăng
bạch cầu (80,1%), 114 bệnh nhân tăng bạch cầu đa nhân trung tính (78,1%), 61 bệnh nhân tăng CRP
(64,2%). Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan tới tử vong khá thường gặp như loét họng miệng,
thở nhanh, tổn thương gan, suy thận, hạ kali máu.
Từ khóa: Paraquat, ngộ độc

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Paraquat (viết tắt của paraquaternary
bipyridyl) là một thuốc diệt cỏ hiệu quả lại

nhiều trường hợp ngộ độc paraquat đến cấp
cứu [1]. Là một chất độc vô cùng nguy hại nên
việc phát hiện các triệu chứng và xử trí các

phân hủy nhanh khi tiếp xúc với đất nên giảm
được mức độ ảnh hưởng tới môi trường. Với


bệnh nhân ngộ độc paraquat luôn là một thách
thức lớn đối với bác sỹ làm công tác cấp cứu,

giá thành rẻ, diệt cỏ dại một cách nhanh
chóng paraquat đã từng được sử dụng rộng

hồi sức chống độc. Tỉ lệ tử vong do ngộ độc
paraquat rất cao, thường khoảng 70 - 80%

rãi ở nhiều nước trên thế giới và gần đây trở
nên rất phổ biến ở Việt Nam với nhiều tên

theo nhiều thống kê của các tác giả nước

thương mại do nhiều công ty nhập khẩu và

ngoài [2; 3]. Tại Trung tâm chống độc bệnh
viện Bạch Mai, tỉ lệ tử vong năm 2007 theo

sản xuất. Bên cạnh tính hữu ích nó cũng là
một chất hóa học vô cùng độc hại cho con

nghiên cứu của Đặng Thị Xuân, Nguyễn Thị
Dụ là 72,5% [4], năm 2009 theo nghiên cứu

người nếu vô tình hay cố ý nuốt phải dù chỉ
với lượng nhỏ. Tại nhiều nước phát triển như

của Nguyễn Thị Phương Khắc là 52,8% [1], tại
bệnh viện Chợ Rẫy năm 1997 là 85% [5].


Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản paraquat đã bị

Đặc điểm lâm sàng của ngộ độc paraquat

cấm sử dụng nhưng ở Việt Nam việc thiếu các
chính sách và biện pháp quản lý sử dụng hóa

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: liều lượng
uống, nồng độ hóa chất uống, bệnh nhân có

chất này nên trong những năm vừa qua có rất

nôn ngay sau khi uống không, có được xử trí
ngay tại chỗ không, thời gian từ lúc uống đến

Địa chỉ liên hệ: Hà Trần Hưng, Bộ môn Hồi sức cấp cứu,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 10/8/2015
Ngày được chấp thuận: 10/9/2015

TCNCYH 97 (5) - 2015

lúc được xử trí tại cơ sở y tế đầu tiên, thời
gian uống đến lúc được xử trí tại trung tâm
chống độc, thể trạng người bệnh các triệu
chứng lâm sàng như loét miệng, họng, thực
quản, tình trạng nhiễm toan, tổn thương gan,


35


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thận và đặc biệt là tiến triển tổn thương phổi

Các chỉ số nghiên cứu chính:

và các điều trị được áp dụng [5 - 7].
Tỉ lệ ngộ độc paraquat ngày càng gia tăng,

- Lượng uống, thời gian đến viện.
- Triệu chứng: triệu chứng đầu tiên, loét

tỷ lệ tử vong còn cao, tuy nhiên vẫn còn thiếu
các nghiên cứu hệ thống, cập nhật tại trung

miệng họng, khó thở, thiểu niệu, vô niệu, biểu
hiện nhiễm toan.

tâm chống độc về các triệu chứng lâm sàng,
cận lâm sàng chính vì vậy chúng tôi tiến hành

- Cận lâm sàng: tình trạng oxy máu, X
quang phổi, CT scanner phổi, toan máu, BE

nghiên cứu đề tài với mục tiêu mô tả đặc điểm

khi vào viện.


lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân
ngộ độc paraquat tại Trung tâm chống độc

2.3. Thu thập số liệu: sử dụng mẫu bệnh
án nghiên cứu thống nhất.

bệnh viện Bạch Mai.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.4. Các định nghĩa và tiêu chuẩn

1. Đối tượng

- Tử vong: các bệnh ngộ độc paraquat tử
vong tại trung tâm chống độc hoặc tình trạng

1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

bệnh nặng lên gia đình xin về.
- Tổn thương niêm mạc miệng, họng,

Tất cả các bệnh nhân ngộ độc paraquat
điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện
Bạch Mai trong 2 năm 2010 - 2011.
Chẩn đoán ngộ độc paraquat dựa vào:
bệnh nhân có 1 trong 2 tiêu chuẩn:
- Bệnh nhân uống thuốc trừ cỏ paraquat và
có biểu hiện lâm sàng ngộ độc paraquat.
- Xét nghiệm độc chất nước tiểu tìm thấy

paraquat.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi, thận, gan.
- Những bệnh nhân ngộ độc đồng thời các
chất độc khác.
2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả hồi cứu.
2.2. Qui trình nghiên cứu: nghiên cứu hồi
cứu thu thập các số liệu tên loại thuốc trừ cỏ

đường tiêu hoá, bao gồm cả thực quản: có
các biểu hiện: lưỡi sưng nề, đau (“lưỡi
paraquat”), bỏng miệng họng, hoại tử và bong
niêm mạc miệng, họng, nôn nhiều, đau bụng,
nội soi có tổN thương thực quản, dạ dày, chảy
máu tiêu hoá.
- Tổn thương thận: biểu hiện thiểu niệu, vô
niệu, protein niệu, tăng urê, creatinin máu.
Tổn thương gan biểu hiện tăng bilirubin
(trên 34 mmol/L)), tăng AST, ALT (trên 2 lần),
suy gan (biểu hiện não gan, giảm tỷ lệ
prothrombin, tăng NH3).
- Nhịp tim nhanh: nếu nhịp tim > 100 chu
kì/phút.
- Thở nhanh: nếu nhịp thở > 20 lần/phút.
- Tăng huyết áp: khi huyết áp tâm thu
≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
≥ 90mmHg.
- Giảm SpO2: nếu chỉ số SpO2 < 92%.


có paraquat, hàm lượng paraquat, lượng paraquat

- Nếu nồng độ Kali máu < 3,5 mmol/l là hạ
Kali máu, Kali máu > 4,5 mmol/l là tăng Kali

uống, thời gian đến viện, triệu chứng lâm

máu.

sàng: loét miệng họng, tổn thương gan, thận,
phổi, cận lâm sàng: khí máu vào viện,

- Tăng bạch cầu: nếu bạch cầu > 10G/l và
nếu bạch cầu đa nhân trung tính > 75% là có

X quang phổi, CT scanner phổi và kết quả điều trị.

tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

36

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Nếu pH < 7,35 là giảm, pH > 7,45 là tăng,
pCO2 < 35 mmHg là giảm, pCO2 > 45 mmHg
là tăng. Nếu BE< -2 là giảm, BE > 2 là tăng.


III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu

3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích bằng phần

Trong tổng số 155 bệnh nhân ngộ độc

mềm SPSS 16.0 tính trung bình, độ lệch
chuẩn, so sánh trung bình bằng t-test, so sánh

paraquat từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12

2

năm 2011 đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu có 94

tỷ lệ bằng test χ , exact test.

nam (60,9%) và 61 nữ (39,9%), tuổi thấp nhất

4. Đạo đức nghiên cứu

là 9 tuổi, tuổi cao nhất là 76 tuổi, trung bình:

Các thông tin của bệnh nhân đều được

26,9 ± 12,2. Ngộ độc paraquat hay gặp ở độ


bảo mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên
cứu. Bệnh nhân có quyền từ chối tham gia

tuổi 20-29 tuổi (38,7%). Về thời gian thì có 73

nghiên cứu mà không cần giải thích lý do.

nhân (53%) trong năm 2011.

bệnh nhân (47%) trong năm 2010 và 82 bệnh

2. Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng đầu tiên
Triệu chứng lâm sàng

Số bệnh nhân (n = 101)

%

Nôn

78

77,3

Đau miệng

5

5,0


Nôn và đau miệng

16

15,8

Khác

2

1,9

Hầu hết triệu chứng lâm sàng đầu tiên là các triệu chứng đường tiêu hóa chiếm 98%, trong đó
triệu chứng nôn hay gặp nhất chiếm 77,3%. 2 bệnh nhân có triệu chứng khác là khó thở.
Bảng 2. Các dấu hiệu sinh tồn lúc vào viện tại thời điểm nhập viện
Lâm sàng

X ± SD

Glasgow (điểm)

14,7 ± 1,2

3 - 15

Nhịp tim (lần/phút)

91,9 ± 16,9


60 - 160

HA tâm thu (mmHg)

117 ± 20,7

60 - 210

HA tâm trương (mmHg)

73,4 ± 11,5

40 - 100

SpO2 (%)

92,6 ± 13,5

30 - 100

Tần số thở (lần/phút)

21,3 ± 6,4

16 - 41

Thấp nhất - Cao nhất

Hầu hết các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân khi mới vào viện đều bình thường. Tuy nhiên,
TCNCYH 97 (5) - 2015


37


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
7,7% bệnh nhân có giảm tri giác, 29,7% có nhịp nhanh, 23,9% bệnh nhân có thở nhanh, và
15,9% bệnh nhân có giảm SpO2.
Bảng 3. Biểu hiện triệu chứng theo cơ quan
Cơ quan

Tiêu hóa

Hô hấp

Thận
Gan mật
Tim mạch
Thần kinh

Triệu chứng

Số bệnh nhân

%

Đau miệng

152

98,1


Nôn

150

96,7

Loét miệng họng

145

93,5

Đau sau xương ức, thượng vị

41

26,5

Khó thở

70

45,2

Ngừng thở

7

4,5


Vô niệu

7

10,6%

Thiểu niệu

5

7,5%

Vàng da

33

21,3

Nhịp nhanh

46

29,7

Ngừng tuần hoàn

10

6,5


Rối loạn tri giác

26

16,7

Tại thời điểm nhập viện, triệu chứng của cơ quan tiêu hóa là hay gặp nhất, chủ yếu là đau
miệng (98,1%), nôn (96,7%), loét miệng họng (93,5%). Sau đó là các triệu chứng về hô hấp, tổn
thương gan, thận.
3. Thay đổi cận lâm sàng
Bảng 4. Các kết quả xét nghiệm huyết học
Xét nghiệm

X ± SD

Số bệnh nhân

Thấp nhất

Cao nhất

BC (G/l)

146

3,6

58,5


16,9 ± 9,14

ĐNTT(%)

146

46,4

95,6

81,2 ± 10,04

CRP (mg/dl)

95

0

26,7

3,07 ± 4,55

* BC: bạch cầu; ĐNTT: đa nhân trung tính
Theo nghiên cứu có 1 bệnh nhân hạ bạch cầu (0,6%), 117/146 bệnh nhân tăng bạch cầu
(80,1%),114/146 bệnh nhân tăng bạch cầu đa nhân trung tính (78,1%), 61/95 bệnh nhân tăng
CRP (64,2%).

38

TCNCYH 97 (5) - 2015



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 5. Xét nghiệm sinh hóa lúc vào viện
Số bệnh nhân

Thấp nhất

Cao nhất

X ± SD

Glucose (mmol/l)

131

42

2,1

7,7 ± 5,58

Urê (mmol/l)

138

1,8

94


13,4 ± 15,6

Creatinin (µmol/l)

138

45

1029

252,7 ± 247,6

AST (U/l)

136

11

809

81,0 ± 123,4

ALT (U/l)

136

4

693


67,3 ± 99,6

Bilirubin TP (µmol/l)

95

3.6

593,9

52,0 ± 102,9

Kali (mmol/l)

139

1,8

6,1

3,3 ± 0,68

Xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm cho thấy có tới 66,7% bệnh nhân có suy thận, 47,1% bệnh nhân có tổn
thương gan trong đó tăng AST tăng cao hơn với 45,3% bệnh nhân có tăng bilirubin. 36,6% bệnh
nhân có tăng đường máu và 6,1% bệnh nhân có hạ glucose, 49,6% bệnh nhân có hạ Kali và
2,2% bệnh nhân có tăng kali máu.
Chẩn đoán hình ảnh
Trong số 81 bệnh nhân nghiên cứu được chụp X quang phổi, 66,7% không thấy hình ảnh tổn

thương trên phim X quang, còn lại hầu hết là các tổn thương mờ ở một hay hai bên phổi. Có 24
bệnh nhân được chụp cắt lớp phổi, hình ảnh ghi nhận được 46,7% là không thấy tổn thương, xơ
phổi chiếm 16,6%.

IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung

Về giới tính, trong nghiên cứu của chúng

bình của bệnh nhân ngộ độc paraquat là 26,9

tôi tỷ lệ nam 60,9%. Tỉ lệ bệnh nhân nam bị
ngộ độc cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống

± 12,2 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 9, tuổi cao nhất là
76, kết quả cũng tương tự như nghiên cứu tại
Ấn Độ năm 2003 [7] và nghiên cứu thực hiện
năm 1999 [8] trên 375 bệnh nhân, đây đều là
lứa tuổi lao động, nhiều bệnh nhân còn trẻ,
trước những mâu thuẫn trong gia đình và xã
hội chưa tìm được cách giải quyết hợp lý nên
chọn giải pháp tiêu cực là tự tử. Đây cũng là
nhận xét của nhiều tác giả về nguyên nhân
gây ngộ độc [5]. Đáng chú ý trong nghiên cứu
của chúng tôi là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất chỉ 9
tuổi do uống nhầm một ngụm thuốc và bệnh
nhân nhiều tuổi nhất là 76 tuổi cố ý uống gần
1 chai paraquat đều tử vong.
TCNCYH 97 (5) - 2015


kê. Theo nghiên cứu năm 1999 thì tỉ lệ này là
64,5% nam: 35,5% nữ [9], phù hợp với nghiên
cứu của chúng tôi. Tỉ lệ nam cao hơn nữ có
thể là do nam giới thường có xu hướng tự tử
quyết liệt hơn nên thường nặng hơn và được
tuyến dưới chuyển đến trung tâm chống độc.
Về đặc điểm lâm sàng thì hầu hết các bệnh
nhân đều có triệu chứng đầu tiên là tiêu hóa
(98,05%), trong đó triệu chứng nôn thường
gặp nhất (93,1%). Tỉ lệ này phù hợp với các
nghiên cứu tại Ấn Độ thì chứng nôn chiếm
100% [1,7]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
các bệnh nhân đến viện đều trong tình trạng ý

39


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thức tỉnh (92,3%) và các dấu hiệu sinh tồn hầu

(nồng độ ALT trung bình là: 203,1 ± 334,6). So

hết đều bình thường. Lượng nước tiểu lúc vào
viện của bệnh nhân là khoảng 1700 ml trong

sánh với kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc
nồng độ ALT trung bình là: 257,8 ± 394,6 [10]

24h đầu. chỉ 15,3% bệnh nhân thiểu niệu,
khác so với nghiên cứu năm 2008, có 60,4%


tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Xét
nghiệm chức năng thận thấy ure trung bình là

bệnh nhân thiểu niệu [1], sở dĩ có sự khác biệt
này là do bệnh nhân trong nghiên cứu của

18,23 ± 13,73, trong đó có 72,2% bệnh nhân
có tăng urê máu, creatinin trung bình là: 329,3

chúng tôi đã được điều trị truyền dịch tốt.

± 235,13, mức độ tăng creatinin có xu hướng

Triệu chứng lâm sàng nổi bật của ngộ độc
paraquat là đau miệng và loét miệng họng

hơn tăng urê. Kết quả của chúng tôi thấp hơn
so với nghiên cứu năm 1999 tại Trung Quốc

chiếm 98,1% và 93,5%, cũng tương đồng với
kết quả năm 2008 tỉ lệ loét miệng là 98,1% [1].

nồng độ creatinin trung bình là: 470,375 ±
363,875 [10]. Nồng độ bilirubin trung bình là:

Tỉ lệ bệnh nhân loét miệng trong nghiên cứu
tại Ấn Độ là 53% [8]. Kết quả nghiên cứu cho

52,01, trong đó có 45,3% bệnh nhân có tăng

Bilirubin máu. Kết quả của chúng tôi thấp hơn

thấy 16,7% bệnh nhân có rối loạn tri giác,

nghiên cứu tại Trung Quốc là: 150 ± 210 [10].

trong đó có 4 bệnh nhân hôn mê sâu (2,6%),
không có bệnh nhân nào co giật, thấp hơn

Về rối loạn điện giải thì nghiên cứu trên 139
bệnh nhân có 49,6% bệnh nhân hạ kali máu,

nghiên cứu năm 2008 tỉ lệ bệnh nhân hôn mê
là 15,1% và co giật là 5,67%, cũng thấp hơn

kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu tại
Trung tâm chống độc là 65,3% bệnh nhân có

nghiên cứu tại Ấn Độ tỉ lệ bệnh nhân co giật
là 59% [1,8]. Theo nghiên cứu của chúng tôi

hạ kali máu [1]. Theo một số nghiên cứu nước
ngoài cho thấy, hạ kali cùng với toan chuyển

có 21,3% bệnh nhân vàng da, thấp hơn tại

hóa, tăng lactat, tổn thương gan, thận là

trung tâm chống độc năm 2008 (75,5%) [1].
Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương


những yếu tố liên quan tới tăng tỷ lệ tử vong.
Có 24 bệnh nhân được chụp CT phổi, xơ

gan (tăng AST và ALT) cũng tương tự nghiên
cứu này. Triệu chứng vàng da thường xuất

phổi chiếm 16,6%. Theo chúng tôi, tỉ lệ xơ
phổi thấp là do thời gian từ lúc ngộ độc đến

hiện sau uống 3-4 ngày cùng với tăng nồng
độ bilirubin trong máu, tuy nhiên tăng enzym

lúc chụp CT ngắn, chưa đủ để thấy tổn
thương xơ phổi.

gan thì sớm hơn.
Về xét nghiệm cận lâm sàng có 80,8%
bệnh nhân có tăng bạch cầu, trong đó tăng
bạch cầu đa nhân trung tính là 81,2%. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu tại trung tâm
chống độc năm 2008 có tỉ lệ bệnh nhân tăng
bạch cầu là 83,6% và tăng bạch cầu đa nhân
trung tính là 77,5% [1], tăng bạch cầu là biểu
hiện phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân
có hại cho cơ thể. Bạch cầu thường tăng rất

V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã mô tả các đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng chính của các bệnh

nhân ngộ độc paraquat tại Trung tâm chống
độc bệnh viện Bạch Mai. Các yếu tố lâm sàng
và cận lâm sàng liên quan tới tử vong khá
thường gặp như loét họng miệng, tổn thương
gan, suy thận, hạ kali máu.

Lời cảm ơn

sớm, ngay khi vào viện. Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy có 70,3% bệnh nhân tăng

Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Ban

AST, trong đó 71,4% bệnh nhân có tăng ALT

giám đốc và các phòng ban Trung tâm chống

40

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp

patients, Clinical Toxicology, 49, 734 – 738.

đỡ trong quá trình nghiên cứu.

7. Sandhu J. S., Dhiman A. Mahajan R.,

Sandhu P (2003). Outcome of paraquat
poisoning- a five year study, Indian j. Nephrol,

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm chống độc, Bệnh viện
Bạch Mai. Chống độc cơ bản. Bộ Y tế, 77 - 93.
2. Talbot A. R (1989). A comparison of
hemoperfusion columns for paraquat, VET,
Hum. Toxicol, 8/1989, 131 - 135.
3. Proudfort A. T (1995). Predictive value
of early plasma paraquat concentration,
4. Đặng Thị Xuân, Nguyễn Thị Dụ (2007).
hội thảo hồi sức cấp cứu và chống độc toàn
quốc năm 2007, 128 - 133.
5. Alvin C. Bronstein (2004). Herbicides
239, medical Toxicology 3 edition, Lippincontt
Williams and Wilkins, 1515 – 1518.
6. Huang C. B (2011). Prognostic significance of arterial blood gas analysis in the
Paraquat

8. Jones A. L., Elton N., Flanagan R
(1999). Multiple logistic regression analysis of
plasma concentration as a predicter of
outcome in 375 case of paraquat poisoning,
QJ Med, 573 – 578.
9. Oliveira M. V. B., Albuquerque J. A

paraquat poisoning. 275 – 282.

early evaluation of


13, 64 - 68.

poisoning

(2005). High blood pressure is one of the
symptoms of paraquat-induced toxicity in rats,
Archives of Toxicology, 79,(9), 515 - 518.
10. Lin J. L., Leu M., Liu Y. L (1999). A
prospective clinical trial of pulse therapy with
Gluco corticoid and cyclophosphamide in
moderate to severe paraquat poisoned
patients, American Journal of respiratory and
critical care medicin, 357(360), 357 - 360.

Summary
CLINICAL CHARACTERISTICS AND LABORATORY FINDINGS OF PATIENTS WITH PARAQUAT POISONING TREATED AT THE POISON
CONTROL CENTER OF BACH MAI HOSPITAL
Paraquat poisonings are increasing and the mortality still is very high. The study aimed to
describe the clinical characteristics and laboratory findings in patients with paraquat poisoning at
the Poison control center of Bach Mai hospital. The retrospective observational study involved
155 patients with paraquat poisoning in 2010 and 2011. The results showed that the study
population was composed of 94 male (60.9%) and 61 female (39.9%), with mean age was
26.9 ± 12.2. The first most common symptoms were gastrointestinal symptoms (98%), especially
vomiting (77.3%). Clinical manifestations were tachycardia (29.7%), tachypnea (23.9%),
decreased SpO2 (15.9%) and coma (7.7%). Laboratory findings revealed 66.7% of the patients
had renal failure, 47.1% increased AST and ALT, 45.3% had hyperbilirubinemia. Hypokalemia
was found in 49.6% and hyperkalemia in 2.2% of the patients. CBCs showed 117 patients
(80.1%) with leukocytosis, 114 patients (78.1%) with elevated polymorphonuclear leukocytes. 61
patients (64.2%) had elevated CRP. Factors predicted fatal outcomes such as throat ulcers,

shortness of breath, liver toxicity, renal failure, hypokalemia were relatively common.
Keywords: Paraquat, Poisoning
TCNCYH 97 (5) - 2015

41



×