Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm của dịch chiết cỏ ngũ sắc (ageratumconyzoides) và đại bi (blumea balsamifera)trên mô hình viêm mũi xoang thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.12 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG VIÊM CỦA DỊCH CHIẾTCỎ NGŨ SẮC
(AGERATUMCONYZOIDES) VÀ ĐẠI BI (BLUMEA BALSAMIFERA)TRÊN MƠ HÌNH VIÊM MŨI
XOANG THỰC NGHIỆM

Nguyễn Thái Linh∗, Nguyễn Phương Dung**

TĨM TẮT
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm của dịch chiết Ngũ sắc
và Đại bi trên chuột nhắt trắng.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm bệnh - chứng, lựa chọn ngẫu nhiên, thực hiện tại phòng thí
nghiệm Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng 03/2008 – 09/2009.
Đối tượng nghiên cứu: 150 chuột chủng Mus musculus var. albino, trọng lượng từ 16-22g mua ở Viện
Pasteur Tp. Hồ Chí Minh.
Phương tiện đánh giá: Mức độ mọc của vi khuẩn, mơ học, kích thước u hạt. Sử dụng phép kiểm t – Student
để thống kê số liệu thực nghiêm.
Kết quả: Dịch chiết Etanol Cỏ Ngũ sắc và Đại bi làm giảm mức độ nhiễm khuẩn, tình trạng viêm trên mơ
học và với liều 40g/kg có tác dụng làm giảm u hạt. LD50 đường uống của dịch chiết Ethanol là 1,056mg/kg thể
trọng. Khi sử dụng liên tục trong 60 ngày (uống liều 40g/kg và 80g/kg) khơng làm thay đổi một số chỉ số sinh
hóa, huyết học, cấu trúc vi thể gan thận cuả chuột nhắt dùng trong thử nghiệm.
Kết luận: Cỏ Ngũ sắc và Đại bi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm trên mơ hình viêm mũi xoang chuột
gây bởi Streptococcus pneumoniae và mơ hình gây u hạt thực nghiệm.
Từ khóa: Cỏ ngũ sắc, Đại bi, viêm mũi xoang.

ABSTRACST
ANTIBACTERIAL ACTIVITY AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECTs OF (Ageratum conyzoides )
AND(Blumea balsamifera) ON RHINOSINUSITIS IN A MURINE MODEL
Nguyen Thai Linh, Nguyen Phuong Dung
Background and Aims:Based on the Vietnamese popular experience as well as the researchs of Ageratum
conyzoides and Blumea balsamifera on the experimental antibacterial and anti-inflamatory effects, respectively
. The present study was designed to evaluate the antibacterial and anti-inflamatory effects of the combination
of these medicinal herbsin a Murine model.


Materials and method: An experimental study was carried out on swiss albino mice were given Blumea
balsamifera extract (2:1)/ethanol 90% và ethanol 70%. The percentage of granuloma inhibition, infection levels
of S. pneumoniae, the level of inflammatory sinus nasal mucosa of mice caused by S. pneumonia are outcome
measurements
Result: The ethanolic extracts of Ageratum conyzoides and Blumea balsamifera leaves reduced in bacterial
growth was similar to the controls, reduced histopathology score and the results showed that the group of rats
treaded with extracts of A and B leaves(40g/kg) had a 21.04% (p< 0.05) reduction cotton-pellet granuloma.The
extracts did not change hematological, biochemical index, microstructure of livers and kidneys of rats using
daily oral doses of (40g/kg or 80g/kg body wt) during 60 days.
Conclusion:The extracts of Ageratum conyzoides and Blumea balsamifera (40g/kg) have antibacterial and
anti-inflammatory effects on experimental models.
Key words: Ageratum conyzoide, Blumea balsamifera, rhinosinusitis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, đã có cơng trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của chế phẩm chiết xuất từ cỏ Ngũ sắc
trên bệnh lý viêm mũi xoang mạn, viêm mũi xoang dị ứng 6, 7, 9. Một số nghiên cứu cũng cho thấy Đại bi có tác
1, 8
dụng kháng khuẩn, hoạt chất chống viêm
. Hầu hết những nghiên cứu trên đều thực hiện trên một dược
liệu. Trong khi đó, nhân dân miền Đơng Nam bộ như Bình Dương, Đồng Nai, các quận ngọai thành như Hóc
Mơn, Thủ Đức, Củ Chi lại có kinh nghiệm sử dụng kết hợp 2 dược liệu nói trên trong điều trị viêm mũi xoang.


,** Khoa Y học Cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM.
Đòa chỉ liên hệ: BS. Nguyễn Thái Linh
ĐT: 0909979717

Email:

106



Để có cơ sở khoa học chứng minh hiệu quả của một phương pháp ñiều trị viêm mũi xoang từ kinh nghiệm dân
gian, chúng tôi thực hiện ñề tài nhằm nghiên cứu chế phẩm từ cỏ Ngũ sắc và Đại bi ñể ứng dụng ñiều trị bệnh
viêm mũi xoang.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Lá cỏ Ngũ sắc, lá Đại bi ñược thu hái ở Quận Thủ Đức, sấy ở nhiệt ñộ 45 – 500C ñến khô. Mỗi dược liệu
ñược chiết xuất riêng bằng phương pháp ngấm kiệt với ethanol 96% và 70% (tỷ lệ 15:1, dung môi:dược liệu).
Lấy dịch chiết cồn và bốc hơi cồn ở nhiệt ñộ 50oC, thu ñược dịch chiết cô ở 50oC có ñược dịch chiết 2:1 (2 g
dược liệu: 1 ml dịch chiết), phối hợp lại.
Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng ñực, Mus musculus var. albino, trọng lượng từ 16 – 22g mua ở Viện Pasteur TP. Hồ Chí
Minh, ñược nuôi trong ñiều kiện ổn ñịnh, mỗi chuột uống 0,2ml/10g thể trọng.
Độc tính cấp 4
Trước khi tiến hành thí nghiệm 14 giờ, không cho chuột ăn, chỉ uống cho uống nước tự do. Chia ngẫu nhiên
chuột nhắt làm 5 lô, mỗi lô 5 – 10 chuột.
Dùng kim ñầu tù ñể cho chuột uống các liều thuốc thử nghiệm khác nhau:
-Lô 1: mỗi chuột uống 500 g dược liệu tươi /kg thể trọng
-Lô 2: mỗi chuột uống 700 g dược liệu tươi /kg thể trọng
-Lô 3: mỗi chuột uống 1,000 g dược liệu tươi/kg thể trọng
-Lô 4: mỗi chuột uống 1,100 g dược liệu tươi/kg thể trọng
-Lô 5: mỗi chuột uống 1,500 g dược liệu tươi/kg thể trọng
Theo dõi tỷ lệ chuột chết trong 48 giờ sau khi uống thuốc
Tính LD50 theo công thức Behrens- Karber
Độc tính bán trường diễn 1
Chia ngẫu nhiên chuột nhắt trắng thành 3 lô, mỗi lô 10 con:
-Lô bình thường (BT): uống nước cất, thể tích 0,2 ml/10 g thể trọng
-Lô nghiên cứu 1 (NC1): uống thuốc nghiên cứu 80g dược liệu tươi/kg thể trọng
-Lô nghiên cứu 2 (NC2): uống thuốc nghiên cứu 40g dược liệu tươi/kg thể trọng
Thời gian dùng thuốc liên tục 60 ngày

Các chỉ tiêu theo dõi:
-Thể trọng (g)
- Huyết học: số lượng hồng cầu (triệu/mm3), số lượng bạch cầu (ngàn/mm3), hemoglobin (g/L), hematocrit
(%)
- Sinh hóa máu: SGOT (U/L), SGPT (U/L), ure (mg/dL), creatinin (mg/dL), glucose (mg/dL)
- Vi thể: gan, thận
Tác dụng kháng viêm mũi xoang (theo Kelly Bomer) 3, 10
Gây viêm mũi xoang trên chuột nhắt trắng bởi S. pneumoniae theo mô hình của Kelly Bomer. Chuột nhắt
trắng ñực, trọng lượng từ 16 – 18 g, chia làm 4 nhóm, rữa mũi bằng NaCl 0,9% trải dịch rữa mũi trên môi trường
thạch máu. Ủ 370C trong 48 giờ và quan sát hệ vi khuẩn mọc ñược. Một ngày sau, nhỏ mũi chuột với 10µl dịch
vi khuẩn S. pneumoniae. Sau ñó, hàng ngày chuột nhóm 1 ñược cho uống nước cất, chuột nhóm 2 cho uống
Ampicillin phối hợp với prednisone, chuột nhóm 3 uống thuốc nghiên cứu (40g/kg), chuột nhóm 4 ñược nhỏ mũi
(1,177mg/kg), dùng liên tục trong 7 ngày.
Ngày thứ 8 chuột ñược gây mê bằng thiopental với liều truỵ hô hấp ( 120mg/kg), sau ñó sát trùng phần ngoài
khoang miệng và ñầu, rữa mũi bằng NaCl 0,9%. Dịch rửa mũi ñược nhỏ giọt trực tiếp trên ñĩa thạch BA chứa
gentamycin, cấy vạch 3 chiều và ủ ở 370 C trong 24 giờ. Lượng S.pneumoniae ñược ñánh giá bằng 4 cấp ñộ: cấp
ñộ 0 = không mọc; cấp ñộ 1 = chỉ mọc ở 1 chiều (khóm ít); cấp ñộ 2 = mọc ở chiều 1 và 2 (khóm vừa); cấp ñộ
3 = mọc trên cả 3 chiều (khóm nhiều).
Nhanh chóng cắt lấy phần ñầu chuột khi tim còn ñập và ngâm trong dung dịch cố ñịnh mẫu formol 10%
trong 1 ngày. Lọc bỏ da cơ, mắt, hàm dưới và lưỡi, phần còn lại cho vào HNO3 5%, ngâm qua ñêm. Dùng dao
lam cắt phần trước mũi và não thành 3 phần sao cho phần xoang mũi từ trước tới sau dài khoảng 8mm, mẫu
ñược gửi khoa Giải phẫu bệnh –ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

107


Tác dụng ức chế tạo u hạt thực nghiệm bằng amian (theo Ducrot, Julou – 1963) [1]
Cắt amian thành từng ñoạn ngắn, trọng lượng 20 ± 1 mg, vê tròn, sấy khô.
Cạo sạch lông vùng lưng chuột, dùng ñầu kéo bấm 1 lỗ nhỏ trên ñể tách da lưng ra khỏi lớp cơ, cấy amian.
Khâu bằng chỉ ñể nối liền vết mổ.

Chia ngẫu nhiên chuột thành 3 lô, mỗi lô 10 chuột:
- Lô chứng (C): mỗi chuột uống nước cất 0,2 ml/10 g thể trọng
- Lô ñối chứng (As): mỗi chuột uống aspirin liều 240 mg/kg thể trọng.
- Lô nghiên cứu (NC): mỗi chuột uống dịch chiết 40g dược liệu tươi/kg thể trọng.
Cho chuột dùng thuốc liên tiếp 5 ngày. Chiều ngày thứ 5, bóc tách u hạt và cân tươi từng u hạt. Sau ñó, sấy
khô các u hạt ở 1600C ñến trọng lượng không ñổi. Cân từng u hạt ñã sấy khô. Trọng lượng thực sự của u hạt
(tươi, khô) bằng cách trừ ñi trọng lượng viên amian (20 mg). Tác dụng ức chế u hạt ñược biểu thị bằng tỷ lệ %
giảm trọng lượng trung bình các u hạt ở lô dùng thuốc so với lô chứng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Độc tính cấp
Tính theo công thức Behrens – Karber, có ñược liều gây chết 50% súc vật thử nghiệm là:
LD50 = 1,056 g dược liệu tươi /kg. Chúng tôi tham khảo ñược một số tài liệu về LD50 của cỏ Ngũ sắc như
sau: cao chiết nước có LD50 = 82 g/kg 7; cao chiết cồn 96% có LD50 = 10,1 g/kg 5. Đối chiếu với LD50 theo các
công bố trước ñây, chúng tôi thấy sự phối hợp làm gia tăng liều gây chết 50% súc vật thử nghiệm khoảng 52 lần
của dịch chiết cồn 96%. Như vậy, phối hợp 2 dược liệu cỏ Ngũ sắc và Đại bi có khả năng làm giảm ñộc tính cấp
so với khi chỉ dùng ñộc vị cỏ Ngũ sắc. Đây là một trong các cơ sở góp phần chứng tỏ hiệu quả an toàn khi phối
hợp nhiều vị thuốc của y học cổ truyền.
Độc tính bán trường diễn
Sau 2 tháng uống liều 80 và 40 g dược liệu tươi/kg cho thấy dịch chiết phối hợp cỏ Ngũ sắc và Đại bi không
làm thay ñổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb, Hct, SGPT, SGOT, ure, creatinin, glucose huyết và cấu trúc vi thể
gan, thận so với lô bình thường. Riêng lô chuột uống liều 80g/kg, trọng lượng chuột giảm 32,47% (P<0,01).
Bảng 1. Các trị số huyết học của chuột nhắt sau 2 tháng dùng thuốc nghiên cứu
Trị số huyết học
Hồng cầu (triệu/mm3)
Bạch cầu (ngàn/mm3)
Hemoglobin (g/dL)
Hematocrit (%)

Lô BT
8,15 + 0,36

6,46 + 0,63
42,2 + 1,32
14,1 + 0,80

Lô nghiên cứu
NC 1
NC 2
(80 g/kg)
(40 g/kg)
8,31 + 0,66
8,2 + 0,24
6,44 + 0,71
6,57 + 0,6
42,94 + 1,12
42,6 + 1,62
14,7 + 0,91
14,3 + 0,73

Bảng 2. Các trị số sinh hóa của chuột nhắt sau 2 tháng dùng thuốc nghiên cứu
Trị số sinh hóa

Lô BT

Lô nghiên cứu
NC 1
NC 2
(80 g/kg)
(40 g/kg)

49,9 + 8,06

SGPT (U/L)
50,63 + 3,85 48,54 + 3,25
43,6 + 4,48
SGOT (U/L)
44,7 + 5,25 45,63 + 3,11
20,48 + 3,12
Ure (mg/dL)
23,76 + 5,84 20,13 + 2,91
0,97 + 0,19
Creatinin (mg/dL)
1,21 + 0,29 1,12 + 0,25
108,20 ±
Glucose (mg/dL)
100,8 + 7,92 102,5 + 12,31
10,96

Tác dụng kháng S. pneumoniae của dịch chiết cỏ Ngũ sắc, Đại bi khi sử dụng ñường uống
Bảng 3.Mức ñộ nhiễm S. pneumoniae trong mũi chuột sau 8 ngày uống dịch chiết cỏ Ngũ sắc, Đại bi
Mức ñộ nhiễm S. pneumoniae / chuột
Tổng số
Cấp ñộ 0 Cấp ñộ 1 Cấp ñộ 2 Cấp ñộ 3 chuột
Nước cất 0 (0%) 3 (30%) 3 (30%) 4 (40%)
10
Amp +
7 (70%) 3 (30%) 0 (0%)
0 (0%)
10
Pred
NC 1
6 (60%) 2 (20%) 2 (20%) 0 (0%)

10
40 g/kg


10/10 chuột lô chứng (chỉ uống nước cất) ñều nhiễm S. pneumoniae ở các cấp ñộ 1, 2 và 3, chứng tỏ xoang
mũi của chuột nhắt là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn này. Chỉ có 3/10 chuột ñiều trị
bằng (amp + pred) nhiễm vi khuẩn S. pneumoniae cấp ñộ 1, không có chuột nào nhiễm vi khuẩn ở mức ñộ nặng

108


hơn. Với chuột uống bằng hỗn hợp cỏ Ngũ sắc và Đại bi, có 2/5 mẫu mô bình thường, 2/5 mẫu mô viêm nhẹ, 1/5
mẫu mô ở ở mức ñộ viêm vừa. Mặc dù tỷ lệ chuột còn nhiễm S. pneumoniae cao hơn lô ñối chứng (amp + pred),
nhưng ñã thể hiện hiệu quả kháng khuẩn rõ rệt trên chuột nhắt nghiên cứu. Đối với lô nhỏ mũi mặc dù với liều
dùng rất nhỏ so với lô uống nhưng vẫn ñạt ñược hiệu lực kháng khuẩn tương ñương (Bảng 3). Về mức ñộ mô
viêm, nhóm chuột uống, hiện tượng viêm cũng giảm rõ: 2/5 mô bình thường, 2/5 mô viêm nhẹ, 1/5 mô viêm
vừa, không có mô viêm nặng. Kết quả khảo sát trên mô niêm mạc xoang mũi của chuột thí nghiệm cho thấy hiện
tượng viêm giảm rõ (Bảng 4).
Bảng 4. Mức ñộ viêm niêm mạc xoang mũi của chuột nhắt sau 8 ngày dùng thuốc nghiên cứu
Mức ñộ viêm niêm mạc xoang mũi chuột nhắt nhiễm S. pneumoniae (%)
Không viêm
Viêm nhẹ
Viêm vừa
Nước cất
0
0
3
Amp+pred
2
1

0
NC 1 (U) 40g/kg
2
2
1


Viêm nặng
3
0
0

Bảng 5. So sánh hiệu lực kháng khuẩn của 2 ñường ñưa thuốc trên chuột nhiễm S. pneumoniae
Đường dùng
Uống (40g/kg)
Nhỏ mũi (10µL)

Cấp ñộ 0
6 (60%)
6 (60%)

Mức ñộ nhiễm S. pneumoniae/chuột
Cấp ñộ 1
Cấp ñộ 2
2 (20%)
2 (20%)
1 (10%)
3 (30%)

Tổng số

Cấp ñộ 3
0 (0%)
0 (0%)

10
10

Tác dụng kháng viêm trên chuột gây u hạt thực nghiệm
Với lô uống aspirin (240 mg/kg), kết quả cho thấy tỷ lệ ức chế u hạt tươi là 17,52% (P<0,05), tỷ lệ ức chế u
hạt khô là 30,66% (P<0,05). Kết quả này chứng tỏ mô hình thực nghiệm kinh ñiển này khá ổn ñịnh và kết quả
thực nghiệm của chúng tôi tương ñồng với những nghiên cứu trong và ngoài nước. Dịch chiết phối hợp cỏ Ngũ
sắc và Đại bi (40 g/kg hỗn hợp, chứa 20 g cỏ Ngũ sắc /kg, uống 5 ngày) có tỷ lệ ức chế 21,04% u hạt tươi
(P<0,05) và 43,26% u hạt khô (P<0,05). Khả năng ức chế u hạt tương ñương với thuốc ñối chiếu là aspirin (Bảng
6)
Bảng 6. Trọng lượng u hạt tươi (mg) và u hạt khô (mg) sau gây mô hình viêm mạn 6 ngày


n

C
As (240
mg/kg)
NC (40
g/kg)

10

Trọng lượng u hạt Trọng lượng u hạt
tươi (mg)
khô (mg)

55,18 ± 7,94
9,92 ± 2,35

10

45,51 ± 3,74

6,88 ± 2,31

10

43,57 ± 4,83

5,63 ± 1,48

KẾT LUẬN
1. Liều gây chết 50% súc vật thử nghiệm khi sử dụng hỗn hợp dịch chiết cỏ Ngũ sắc và Đại bi trên chuột
nhắt trắng là 1.056 g dược liệu tươi / kg thể trọng. Ở liều uống 40 g dược liệu tươi/kg thể trọng, dịch chiết hỗn
hợp cỏ Ngũ sắc và Đại bi không làm thay ñổi tốc trọng lượng, số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb, Hct, SGPT,
SGPT, ure, creatinin, glucose, hình ảnh vi thể gan, thận chuột nhắt so với lô bình thường.
2. Dịch chiết hỗn hợp cỏ Ngũ sắc và Đại bi (40 g dược liệu tươi/kg thể trọng, uống) có tác dụng kháng
khuẩn, ñồng thời thể hiện khả năng ức chế viêm trên chuột nhắt trắng viêm mũi xoang gây bởi S. pneumoniae.
3. Khi sử dụng liều uống 40 g dược liệu tươi/kg thể trọng liên tục trong 5 ngày, dịch chiết hỗn hợp cỏ Ngũ
sắc và Đại bi có tác dụng ức chế tạo u hạt trên chuột nhắt trắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barua, N. C., Sharma, R. P. (1992), "(2R,3R)-7,5'-dimethoxy-3,5,2'-trihydroxyflavanone from Blumea
balsamifera". Phytochemistry, 31(), pp. 4040.
2. Bộ Y Tế. Viện Dược Liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 142 – 143, tr. 355 – 368.
3. Bomer, K., Brichta, A., Baroody, F., Boonlayangoor, S., Li, X., Naclerio, R. M. (1998), "A mouse

model of acute bacterial rhinosinusitis". Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 124(11), pp. 1227-1232.
4. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác ñịnh ñộc tính cấp của thuốc, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr.
50 – 57.
5. Igboasoiyi, A. C., Eseyin, O. A., Ezenwa, N. K., Oladimeji, H. O. (2007), "Studies on the toxicity of
Ageratum conyzoides". Journal of Pharmacology and Toxicology, 2(8), pp. 743 - 747.

109


6. Đoàn Thị Nhu, Quách Mai Loan, Lê Hà Lệ Xuân (1975). “Tác dụng dược lý cây cứt lợn”. Tập chí Dược
Học số 4.
7. Đoàn Thị Nhu, Lê Hà Lệ Xuân (1975), “Góp phần nghiên cứu tác dụng dược lý của cây Cứt lợn”. Tạp
chí Dược Học, số 5
8. Ragasa, C., Kristin, A. L., Rideou, J. A. (2005), "Antifungal metabolites from Blumea balsamifera".
Natural Product Research, 19(3), 231 – 237.
9. Phạm Trương Thị Thọ, Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Văn Bàn (1975), “Góp phần nghiên cứu cây cứt lợn”.
Tập San Dược Học, số 4.
10. Đỗ Thị Hồng Tươi, Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Văn Thanh, Trần Thu Hoa
(2005), "Khả năng sử dụng Bacillus subtilis ñiều trị viêm mũi xoang trên mô hình chuột". Y Học TP. Hồ
Chí Minh, Tập 9 (Số 4), tr. 215 – 218.

110



×