Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của một số yếu tố liên quan đến kết quả và lựa chọn chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.22 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

VAI TRÕ CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ VÀ
LỰA CHỌN CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT NỘI SOI
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Đặng Việt Dũng*; Lê Thanh Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả cắt ruột thừa nội soi làm cơ sở cho
lựa chọn chỉ định phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị viêm ruột thừa cấp (VRTC). Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 625 bệnh nhân (BN) VRTC điều trị bằng PTNS. So sánh
thời gian nằm viện sau mổ và tỷ lệ biến chứng trong các nhóm BN theo yếu tố liên quan. Kết
quả: ở nhóm có thời gian mắc bệnh muộn quá 48 giờ, thời gian nằm viện trung bình sau mổ 6,7
ngày, tỷ lệ biến chứng sau mổ (5,6%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm BN còn lại.
Nhóm có bệnh kết hợp có tỷ lệ biến chứng sau mổ (7,1%) cao hơn nhóm không có bệnh kết
hợp. Không có sự khác biệt về thời gian nằm viện và tỷ lệ biến chứng ở BN cao tuổi, có tiền sử
mổ cũ và vị trí khác nhau của ruột thừa. Kết luận: thời gian bị viêm ruột thừa quá 48 giờ, mắc
bệnh kết hợp là những yếu tố làm tăng thời gian nằm viện và biến chứng sau mổ cắt ruột thừa
nội soi. Tuổi cao, có tiền sử mổ cũ vùng bụng không phải là chống chỉ định cắt ruột thừa nội
soi. Nên ưu tiên chỉ định cắt ruột thừa nội soi cho các ruột thừa ở vị trí khó (sau manh tràng,
dưới gan, giữa các quai ruột). Cần cân nhắc chỉ định cắt ruột thừa nội soi cho BN có bệnh hô
hấp hoặc tim mạch kết hợp.
* Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp; Cắt ruột thừa nội soi; Yếu tố liên quan.

Role of Related Factors to Results and Indication of Laparoscopic
Appendectomy
Summary
Objectives: To evaluate effect of some related factors to results and indication of
laparoscopic appendectomy. Methods: Prospective research on 625 patients who underwent
laparoscopic appendectomy. A comparison on hospital stays, complication rate involved in
related factors between groups was made. Results: In group of patients with appendicitis more
than 48 hours, mean hospital stay (6.7 days) and complication rate (5.6%) was higher than


other groups. Complication rate in the group of combined diseases (7.1%) was higher than that
without combined diseases. There was no difference in duration of hospital stay, complication
rate in the elderly, history of previous laparotomies and locations of appendix. Conclusions:
Delay of diagnosis of appendicitis and combined diseases made increasing complications and
hospital stays. The elders and previous laparotomies in history were not contraindication to
laparoscopic appendectomy. Patients with appendicitis retro-cecum, under liver or between
intestinal loops should be indicated laparoscopic appendectomy.
* Key words: Acute appendicitis; Laparoscopic appendectomy; Related factors.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Sơn ()
Ngày nhận bài: 15/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/02/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016

166


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Phẫu thuật nội soi điều trị VRTC gần
đây đã được ứng dụng rộng rãi và mang
lại nhiều lợi ích cho BN. Tuy nhiên, phẫu
thuật này cũng bộc lộ một số hạn chế như
nguy cơ biến chứng liên quan đến gây
mê nội khí quản, bơm hơi ổ bụng, kỹ
thuật xử trí cho các trường hợp ruột thừa
khó, BN có tiền sử phẫu thuật bụng… [2].

Một vấn đề phẫu thuật viên còn băn
khoăn là liệu có nên tiến hành PTNS cho
những trường hợp VRTC ở người cao
tuổi, mắc bệnh kết hợp, ruột thừa ở các vị
trí khó giải phóng hoặc BN có tiền sử mổ
cũ?. Đề tài nghiên cứu này được tiến
hành nhằm: Đánh giá vai trò của một số
yếu tố liên quan đến kết quả điều trị và
lựa chọn chỉ định PTNS điều trị VRTC.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
625 BN được xác chẩn VRTC dựa trên
kết quả giải phẫu bệnh, điều trị bằng
PTNS cắt ruột thừa tại Khoa Phẫu thuật
Bụng, Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2014
đến 6 - 2015.

Nghiên cứu hồi cứu.
- Các yếu tố liên quan được xem xét
gồm: tuổi, thời gian bệnh, vị trí của ruột
thừa, mức độ tổn thương của ruột thừa
(trên đại thể và mô bệnh học), các bệnh lý
kết hợp (tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, nội
tiết…), tiền sử mổ cũ.
- So sánh tìm hiểu mối quan hệ giữa các
yếu tố liên quan trên và kết quả điều trị
(gồm thời gian phục hồi và biến chứng sớm
sau mổ), từ đó đưa ra nhận định về vai
trò của các yếu tố liên quan đến kết quả

và lựa chọn chỉ định cắt ruột thừa nội soi.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
625 BN VRTC được PTNS cắt ruột
thừa trong thời gian nghiên cứu. Trong
đó: viêm ruột thừa thể sung huyết 51 BN
(8,1%); viêm ruột thừa thể mủ 467 BN
(74,8%) và viêm ruột thừa thể hoại tử 107 BN
(17,1%). Có 321 BN nam (51,3%), tỷ lệ
nam/nữ: 1,05/1. Tuổi trung bình 34,5 ±
17,6; 51 BN có tiền sử mổ bụng trước đó
(8,2%); 126 BN có bệnh kết hợp với tổng
số 137 lượt bệnh (bệnh lý tim mạch: 51 BN;
bệnh lý hô hấp: 19 BN; bệnh lý tiết niệu:
12 BN; đái tháo đường: 45 BN; sỏi túi
mật: 6 BN; nang buồng trứng: 4 BN).

Thời gian nằm viện trung bình sau mổ 4,5 ± 3,6 ngày; 20 trường hợp có biến chứng
sớm sau mổ (3,2%).
Bảng 1: Vai trò của tuổi.
Tuổi

n

Thời gian nằm viện (ngày)

Tỷ lệ biến chứng (%)

≤ 10

5


5,6 ± 0,0

0

11 - 20

42

4,1 ± 3,5

2/42 (4,7%)

21 - 30

216

4,3 ± 3,2

6/216 (2,8%)

31 - 40

173

4,5 ± 2,8

5/173 (2,9%)

167



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016
41 - 50

93

4,6 ± 3,8

2/93 (2,1%)

51 - 60

49

4,3 ± 3,3

2/49 (4,1%)

> 60

47

5,7 ± 3,0

3/47 (6,3%)

Tổng

625


4,5 ± 3,6

20/625 (3,2%)

> 0,05

> 0,05

p

Nhóm > 60 tuổi hay gặp biến chứng nhất (6,3%). Trong đó liệt ruột: 1 BN; viêm phổi:
1 BN; tăng huyết áp: 1 BN. Tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
khi so sánh với các nhóm BN khác.
Bảng 2: Vai trò của thời gian bệnh.
Thời gian bệnh (giờ)

n

Thời gian nằm viện (ngày)

Tỷ lệ biến chứng (%)

≤ 12

145

4,1 ± 0,6

3/145 (2,0%)


13 - 24

237

4,3 ± 3,6

5/237 (2,1%)

25 - 48

118

5,5 ± 3,5

5/118 (4,2%)

> 48

125

6,7 ± 2,8

7/125 (5,6%)

Tổng

625

4,5 ± 3,6


20/625 (3,2%)

< 0,05

< 0,05

p

Tỷ lệ xuất hiện biến chứng và thời gian nằm viện sau mổ tăng dần theo nhóm thời
gian bị bệnh. Ở nhóm BN có thời gian bệnh muộn hơn 48 giờ, thời gian nằm viện sau
mổ và tỷ lệ biến chứng tăng cao (6,7 ngày và 5,6%); khác biệt có ý nghĩa thống kê khi
so sánh với các nhóm BN còn lại.
Bảng 3: Vai trò của vị trí ruột thừa.
Vị trí ruột thừa

n

Thời gian nằm viện (ngày)

Tỷ lệ biến chứng (%)

541

4,2 ± 1,9

16/541 (2,9%)

Dưới gan


3

4,2 ± 1,6

0/3 (0%)

Giữa các quai ruột

5

4,7 ± 3,2

0/5 (0%)

Sau manh tràng

54

4,8 ± 2,3

3/54 (5,5%)

Tiểu khung

22

4,5 ± 2,1

1/22 (4,5%)


Tổng

625

4,5 ± 3,6

20/625 (3,2%)

> 0,05

> 0,05

Bình thường

p

Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thời gian nằm viện và tỷ lệ biến chứng sau
mổ giữa các nhóm BN theo vị trí của ruột thừa.
168


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Bảng 4: Vai trò của tiền sử mổ cũ.
Tiền sử mổ cũ

n

Thời gian nằm viện (ngày)


Tỷ lệ biến chứng (%)

Có tiền sử mổ cũ

51

4,8 ± 1,9

2/51 (3,9%)

Không có tiền sử mổ cũ

574

4,4 ± 1,7

18/574 (3,1%)

625

4,5 ± 3,6

20/625 (3,2%)

> 0,05

> 0,05

Tổng
p


Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thời gian nằm viện sau mổ và tần suất gặp
biến chứng sau mổ giữa các nhóm có và không có tiền sử mổ bụng cũ.
Bảng 5: Vai trò của bệnh kết hợp.
Bệnh kết hợp

n

Thời gian nằm viện (ngày)

Tỷ lệ biến chứng (%)

Có bệnh kết hợp

126

5,6 ± 2,1

9/126 (7,1%)

Không có bệnh kết hợp

499

4,4 ± 1,9

11/499 (2,2%)

625


4,5 ± 3,6

20/625 (3,2%)

> 0,05

< 0,05

Tổng
p

Tỷ lệ biến chứng ở nhóm BN có bệnh kết hợp cao hơn nhóm không có bệnh kết
hợp. Tuy nhiên, thời gian nằm viện giữa 2 nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
126 BN mắc bệnh kết hợp với tổng số 137 lượt bệnh (bệnh lý tim mạch: 51 BN;
bệnh lý hô hấp: 19 BN; bệnh lý tiết niệu: 12 BN; đái tháo đường: 45 BN; sỏi túi mật:
6 BN; nang buồng trứng: 4 BN). Trong đó, 9 BN có biến chứng sau mổ (11 BN biến
chứng sau mổ còn lại với tổng số 21 lượt biến chứng gặp ở nhóm 499 BN không có
bệnh kết hợp).
Bảng 6 thể hiện sự phân bố và mối liên quan giữa biến chứng sau mổ với các bệnh
lý kết hợp ở 126 BN này.
Bảng 6: Mối liên quan giữa bệnh kết hợp và biến chứng sau mổ.
Bệnh và biến chứng

Tim mạch

Hô hấp

Tiết niệu

Đái tháo

đƣờng

Nhiễm trùng chân trocar

1

Áp xe dư

1

Rò manh tràng

1

Liệt ruột kéo dài

1

Viêm phổi

1

Viêm tiết niệu

Nang buồng
trứng

0/6

0/4


1

Tăng huyết áp

1

Loạn nhịp tim

1

Tần suất

Sỏi túi
mật

2/51
(3,9%)

1
2/19
(10,5%)

1/12
(8,3%)

4/45
(8,9%)

169



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

BN mắc bệnh kết hợp có tần suất biến
chứng cao, chủ yếu mắc kết hợp bệnh
đường hô hấp (10,5%) và đái tháo đường
(8,9%). Các biến chứng nhiễm trùng
(nhiễm trùng chân trocar, áp xe tồn dư, rò
manh tràng) thường tập trung ở BN mắc
đái tháo đường kết hợp. Các biến chứng
tim mạch (cơn tăng huyết áp, cơn loạn
nhịp tim) có xu hướng hay gặp ở BN có
mắc bệnh tim mạch kết hợp.
BÀN LUẬN
Các công trình nghiên cứu về kết quả
PTNS cắt ruột thừa viêm đều khẳng định
ưu điểm của phương pháp này là mang
nhiều lợi ích về sức khoẻ và kinh tế cho
BN. Như vậy, trước mỗi BN được chẩn
đoán VRTC, PTNS là lựa chọn điều trị
hàng đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả
BN được PTNS đều cho kết quả tốt. Đặc
biệt, BN có nguy cơ rủi ro cao liên quan
đến kỹ thuật vô cảm và đặc thù của kỹ
thuật mổ nội soi. Từ đó, phẫu thuật viên
cần cân nhắc khi nào chọn chỉ định cắt
ruột thừa nội soi, khi nào chỉ định cắt ruột
thừa theo kỹ thuật mở kinh điển?. Một số
chống chỉ định của PTNS được đưa ra,

đây là vấn đề không phải bàn cãi. Tuy
nhiên, một số yếu tố (BN tuổi cao, thời
gian phát hiện bệnh muộn, ruột thừa ở
các vị trí khó, BN có tiền sử mổ cũ hoặc
có bệnh kết hợp) là những vấn đề chưa
rõ và ảnh hưởng đến lựa chọn phương
pháp phẫu thuật điều trị VRTC.
* Vai trò của tuổi: trong nghiên cứu
này, có 47 BN (7,5%) cao tuổi (> 60 tuổi).
Thời gian nằm viện trung bình ở nhóm
BN cao tuổi (5,7 ngày) dài hơn so với các
BN khác. Tuy nhiên, khác biệt không có ý
170

nghĩa thống kê. Tỷ lệ biến chứng ở nhóm
BN cao tuổi (6,3%) cao hơn các nhóm
khác, nhưng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Từ kết quả này, chúng tôi nhận
thấy tuổi cao không phải là yếu tố chống
chỉ định cho cắt ruột thừa nội soi. Tuy
nhiên, đây cũng là yếu tố nguy cơ cần
được xem xét trong mối quan hệ với các
bệnh kết hợp thường gặp ở người già.
Do vậy, trước mỗi BN VRTC ở người cao
tuổi, việc hoàn thiện các xét nghiệm điện
tim, X quang phổi và kiểm tra kỹ lưỡng
tiền sử bệnh kết hợp là điều cần thiết.
* Vai trò của thời gian bệnh: BN VRTC
đến viện càng muộn, bệnh càng nặng và
có nhiều nguy cơ biến chứng [3]. Biến

chứng sau mổ tăng cao ở BN VRTC
muộn kể cả mổ mở và mổ nội soi. Tương
tự, tỷ lệ biến chứng sau mổ ở BN có thời
gian mắc bệnh > 48 giờ trong nghiên cứu
này (5,6%) cao gấp 2 lần so với các
nhóm BN khác (bảng 2). Cùng với đó,
thời gian nằm viện của nhóm BN này là
6,7 ngày, dài hơn có ý nghĩa thống kê so
với các nhóm BN đến viện sớm hơn
(bảng 2). Hiệu quả của PTNS điều trị
VRTC đến muộn đã được một số nghiên
cứu đề cập tới. Johnson AB (1998) cho
biết PTNS có thể thực hiện an toàn và
giảm biến chứng sau mổ cho BN VRTC
đến viện muộn khi ruột thừa đã vỡ mủ [5].
Nhận định này một lần nữa được Ball C G
(2004) và Kiriakopoulos A (2006) khẳng
định [4, 6]. Ở Việt Nam, Đào Tuấn (2008)
cho thấy PTNS tỏ ra an toàn và có tỷ lệ
biến chứng thấp (9,37%) khi điều trị BN
viêm phúc mạc ruột thừa [3]. Theo chúng
tôi, PTNS với trường mổ rộng, có khả
năng kiểm soát toàn bộ ổ bụng nên có thể
xử trí được những trường hợp đến viện


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

muộn khi ruột thừa đã vỡ mủ. Thực tế
phẫu thuật cũng cho thấy, PTNS có thể

thực hiện lau rửa dẫn lưu ổ bụng thuận
lợi hơn so với mổ mở cắt ruột thừa theo
đường Mc Burney. Khả năng này rõ ràng
rất hữu ích đối với những BN VRTC đến
muộn. Như vậy, BN VRTC đến muộn,
thậm chí đã có biến chứng viêm phúc
mạc ruột thừa vẫn nên được lựa chọn
cho chỉ định PTNS nếu điều kiện toàn
thân cho phép.
Vai trò của vị trí ruột thừa: tỷ lệ biến
chứng thường tăng ở VRTC sau manh
tràng [1]. Khó khăn trong thao tác phẫu
thuật qua đường mổ Mc Burney cũng
thường gặp với ruột thừa nằm ngoài hố
chậu phải. Kết quả nghiên cứu cho thấy
sự phục hồi sau mổ và biến chứng sau
mổ của nhóm BN theo vị trí ruột thừa
tương đương nhau sau cắt ruột thừa nội
soi. Điều này rất đáng khích lệ với các thể
VRTC ở sau manh tràng, dưới gan hoặc
giữa các quai ruột - những vị trí mà mổ
mở cắt ruột thừa thường gặp khó khăn và
hay có biến chứng. Điều gì đã khiến
PTNS cắt ruột thừa có thể mang lại
chuyển biến trong kết quả điều trị như
vậy?. Theo chúng tôi, PTNS có trường
mổ khá rộng giúp phẫu thuật viên chủ
động tiếp cận và xử trí ruột thừa ở nhiều
vị trí khác nhau. Cắt ruột thừa nội soi sau
manh tràng có thể thực hiện thuận lợi khi

chuyển camera vào trocar ở hố chậu trái
hoặc trên mu. Khi đó, ruột thừa được
quan sát theo góc nhìn từ dưới lên nên có
thể bộc lộ ruột thừa dễ dàng [2]. Khả
năng này trong mổ mở theo đường Mc
Burney hoặc đường trắng bên phải (các
đường mổ thường dùng trong mổ cắt ruột
thừa) không có được. Từ các kết quả và
phân tích trên, chúng tôi thấy PTNS có

thể thực hiện được ở tất cả vị trí của ruột
thừa, nên khuyến khích áp dụng kỹ thuật
này cho ruột thừa ở vị trí khó như sau
manh tràng, dưới gan hoặc giữa các
quai ruột.
* Vai trò của tiền sử mổ bụng cũ: trước
đây, tiền sử mổ cũ ở vùng bụng là chống
chỉ định của PTNS ổ bụng. Nhờ những
tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và trang
thiết bị, PTNS bụng hiện đang mở rộng
dần chỉ định cho những BN này. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi không tiến
hành PTNS cắt ruột thừa cho những BN
có tiền sử phẫu thuật bụng phức tạp
(phẫu thuật điều trị viêm phúc mạc hoặc
chấn thương bụng trước đây) hoặc BN có
sẹo mổ toàn bộ đường trắng giữa trên và
dưới rốn. Có 51 BN có tiền sử mổ cũ
(8,1%) với sẹo mổ hoặc ở trên rốn hoặc ở
dưới rốn. So sánh kết quả điều trị sau mổ

nội soi của những BN này với BN không
có tiền sử mổ cũ cho thấy không có khác
biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian phục
hồi và biến chứng sau mổ. Rõ ràng, kết
quả này một phần là nhờ phẫu thuật viên
đã thành thạo kỹ thuật mổ. Qua đây,
chúng tôi thấy cắt ruột thừa nội soi có thể
thực hiện cho mọi BN có tiền sử mổ cũ
không quá phức tạp và phẫu thuật viên
thành thạo kỹ thuật mổ nội soi.
* Vai trò của bệnh kết hợp: bệnh kết
hợp là yếu tố quan trọng chi phối kết quả
điều trị. Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ biến chứng
ở BN có bệnh kết hợp là 7,1%; cao hơn
so với nhóm không có bệnh kết hợp
(2,2%). Mặc dù vậy, bệnh kết hợp không
phải là lý do chính kéo dài thời gian nằm
viện. Điều này có thể lý giải: các bệnh kết
hợp trong nhóm nghiên cứu không phải
quá nặng có thể gây biến chứng trầm
171


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

trọng khiến BN phải nằm điều trị dài ngày.
Vấn đề đặt ra ở đây là những bệnh kết
hợp nào không nên chỉ định mổ nội soi và
những bệnh kết hợp nào vẫn có thể cho
phép tiến hành cắt ruột thừa nội soi. Để

trả lời câu hỏi này cần có nghiên cứu đối
chứng giữa hiệu quả của mổ nội soi và
mổ mở trên nhóm đối tượng này. Tuy
vậy, khi phân tích sự phân bố biến chứng
sau mổ với các bệnh kết hợp ở bảng 6,
chúng tôi thấy biến chứng thường xuất
hiện trên chính cơ quan có bệnh kết hợp
(các biến chứng cơn tăng huyết áp, loạn
nhịp tim thường xuất hiện trên BN có tiền
sử bệnh tim mạch, viêm phổi có xu
hướng xuất hiện ở BN có bệnh lý hô hấp
kết hợp). Đáng chú ý, các biến chứng
nhiễm trùng thường tập trung ở BN đái
tháo đường. Từ đó, có thể chia các bệnh
kết hợp trên BN VRTC thành hai nhóm
theo nguy cơ gây biến chứng. Nhóm thứ
nhất: các bệnh kết hợp có nguy cơ gây
biến chứng nhiễm trùng ổ bụng (đái tháo
đường, viêm tiết niệu, bệnh các cơ quan
trong ổ bụng). Nhóm thứ hai: các bệnh
kết hợp có nguy cơ gây biến chứng toàn
thân liên quan đến gây mê nội khí quản
và bơm hơi ổ bụng (bệnh tim mạch, bệnh
đường hô hấp). Khi đó, nên lựa chọn
PTNS cho BN nhóm thứ nhất để phát huy
khả năng làm sạch ổ bụng (lau rửa, dẫn
lưu) của mổ nội soi nhằm giảm thiểu nguy
cơ nhiễm trùng ổ bụng. Với nhóm BN thứ
hai, cần cân nhắc chỉ định mổ nội soi đến
khả năng biến chứng trên từng BN cụ

thể. Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng
liên quan đến gây mê nội khí quản bơm
hơi ổ bụng, PTNS cắt ruột thừa dưới gây
tê tuỷ sống có sử dụng khung nâng thành
bụng, phương pháp này đang được
chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

172

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 625 BN VRTC
được PTNS cắt ruột thừa tại Bệnh viện
Quân y 103 từ 2014 - 2015, chúng tôi rút
ra kết luận: thời gian mắc bệnh muộn quá
48 giờ, BN có bệnh kết hợp là những yếu
tố làm tăng tỷ lệ biến chứng sau mổ.
BN cao tuổi, có tiền sử mổ cũ không
phải là yếu tố chống chỉ định cắt ruột thừa
nội soi. Nên ưu tiên chỉ định cắt ruột thừa
nội soi cho những BN viêm ruột thừa
muộn, ruột thừa ở vị trí khó (sau manh
tràng, dưới gan, giữa các quai ruột). Cần
cân nhắc chỉ định cắt ruột thừa nội soi
cho BN có bệnh hô hấp hoặc tim mạch
kết hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Ngoại Chung. Viêm ruột thừa
cấp. Bệnh học Ngoại khoa bụng. Học viện
Quân y. 1997.
2. Lê Thanh Sơn. Nghiên cứu ứng dụng

PTNS điều trị VRTC tại Bệnh viện Quân y
103. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Học viện
Quân y. 2010.
3. Đào Tuấn, Hà Văn Quyết. Kết quả
PTNS điều trị viêm phúc mạc do viêm ruột
thừa ở người lớn tại Bệnh viện Xanh Pôn Hà
Nội. Ngoại khoa. 2008, số 4, tr.7-12.
4. Ball CG, Kortbeek JG et al.
Laparoscopic appendectomy for complicated
appendicitis: an evaluation of postoperative
factors. Surg Endosc. 2004, 18, pp.969-973.
5. Johnson AB, Peetz ME. Laparoscopic
appendectomy is an acceptable alternative
treartment of perforated appendicitis. Surg
Endosc. 1998, 12, pp.940-943.
6. Kiriakopoulos A, Tsakayannis D et al.
Laparoscopic management of complicated
appendicitis. JSLS. 2006, 10, pp.453-456.



×