Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tinh trùng ít, yếu, dị dạng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.69 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TINH TRÙNG ÍT, YẾU,
DỊ DẠNG ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
TÓM TẮT

Nguyễn Thanh Tùng1; Nguyễn Thị Thứ2

Mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa tinh trùng ít, yếu, dị dạng với kết quả thụ tinh, hình
thái phôi và kết quả lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 168 cặp vợ chồng hiếm muộn
nguyên nhân do chồng được chia làm hai nhóm: tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu,
dị dạng nặng theo phân loại của WHO (2010) và so sánh với nhóm chứng gồm 53 cặp vợ
chồng hiếm muộn có tinh trùng bình thường được thụ tinh bằng phương pháp ICSI. Kết quả: tỷ lệ
thụ tinh của nhóm bệnh nhân tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng lần
lượt 67,4 ± 21,2% và 58,7 ± 24,4%, thấp hơn so với nhóm tinh dịch đồ bình thường (77,5 ± 16,5%)
với p < 0,05. Tỷ lệ phôi loại I và II của nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng và tinh trùng ít, yếu, dị dạng
nặng tương đương nhau, nhưng thấp hơn so với nhóm tinh dịch đồ bình thường có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng (25,7%) cao hơn
nhóm tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng (17,5%), cả hai nhóm này thấp hơn nhóm có tinh dịch đồ
bình thường (42,6%). Kết luận: cặp vợ chồng hiếm muộn do nguyên nhân tinh trùng ít, yếu và
dị dạng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, số phôi tạo ra cũng như chất lượng phôi, tỷ lệ thai lâm sàng.
* Từ khóa: Tinh trùng ít, yếu, dị dạng; Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.

Study Influence of Oligo-Astheno-tetratozoospermia on the Results
of In Vitro Fertilization
Summary
Objectives: To evalutate correlation between oligo-astheno-tetratozoospermia semen and
fertility, embryo morphology and the clinical result. Subjects and methods: 168 couples with
male factor infertillity. The patients were divided into oligo-astheno-tetratozoospermia and
severe oligo-astheno-tetratozoospermia according to WHO (2010), which were compared with
53 infertility couples with normal semen. All couples underwent fertilization following intracytoplasmic


sperm injection. Results: Fertilization rate of oligo-astheno-tetratozoospermia and severe
oligo-astheno-tetratozoospermia (67.4 ± 21.2% and 58.7 ± 24.4%, respectively) were significantly
lower than normal semen (77.5 ± 16.5%) with p < 0.05. The number of I, II class embryo quality
of oligo-astheno-tetratozoospermia and severe oligo-astheno-tetratozoospermia were similar,
but were lower than normal semen. Clinical pregnancy rate of oligo-astheno-tetratozoospermia
(25.7%) was significantly higher than severe oligo-astheno-tetratozoospermia (17.5%), but both
were significantly lower than normal semen (42.6%). Conclusions: Infertility couples with
oligo-astheno-tetratozoospermia sperm had impact on fertilization, embryo quantity, quality and
clinical pregnancy rate.
* Keywords: Oligo-astheno-teratozoospermia; Intracytoplasmic sperm injection.
1. Học viện Quân y
2. Bệnh viện Bưu điện
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng ()
Ngày nhận bài: 10/09/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/10/2018
Ngày bài báo được đăng: 12/11/2018

25


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh nam do tinh trùng ít, yếu,
dị dạng (OAT) ngày càng xuất hiện nhiều.
Hầu hết những người đàn ông này đều
khỏe mạnh và nguyên nhân do bất thường
quá trình sinh tinh. Kỹ thuật tiêm tinh trùng
vào bào tương noãn (ICSI) xuất hiện
những năm đầu 1990 đã mang lại niềm
hy vọng và cơ hội lớn cho các cặp vợ chồng
hiếm muộn nguyên nhân do người chồng

tinh trùng OAT. Tuy nhiên, việc lựa chọn
tinh trùng chỉ dựa trên hình thái, tính chất
di động không phải là chọn lọc tự nhiên
có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả
trái chiều về mối liên quan giữa tinh trùng
với tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và kết
quả có thai khi thực hiện kỹ thuật ICSI
trên bệnh nhân (BN) hiếm muộn con do
yếu tố tinh trùng. Do vậy nghiên cứu này
có mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của tinh
trùng ít, yếu, dị dạng đến kết quả thụ tinh,
hình thái phôi và kết quả lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
168 cặp vợ chồng hiếm muộn nguyên
nhân do tinh trùng được đánh giá là ít,
yếu, dị dạng theo tiêu chuẩn WHO (2010)
được điều trị bằng phương pháp ICSI tại
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện
Bưu điện từ tháng 4 - 2017 đến 2 - 2018.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tuổi vợ < 35, dự trữ trứng bình thường.
- Chồng có tinh dịch đồ OAT theo tiêu
chuẩn của WHO (2010) [1].
26

* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Suy buồng trứng.

- Hội trứng buồng trứng đa nang.
- Bất thường tử cung: polýp, dính buồng
tử cung, dị dạng tử cung.
- Quá kích buồng trứng.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả,
so sánh có nhóm chứng. Căn cứ vào tính
chất mẫu tinh trùng theo tiêu chuẩn WHO
(2010) [1], chia làm ba nhóm:
- Nhóm 1 (nhóm chứng): tinh trùng được
đánh giá là bình thường (53 cặp vợ chồng).
- Nhóm 2 (OAT): tinh trùng được đánh
giá là bất thường cả ba chỉ số (số lượng,
độ di động, hình dạng) (116 cặp vợ chồng).
- Nhóm 3 (OAT nặng): tinh trùng được
đánh giá bất thường ba chỉ số ở thể nặng
(số lượng < 1 triệu/ml, tinh trùng di động
< 5%, hình thái bình thường < 4%) (52 cặp
vợ chồng).
* Kích thích buồng trứng, thực hiện kỹ
thuật ICSI và nuôi cấy phôi:
Kích thích buồng trứng có kiểm soát,
sử dụng phác đồ GnRH đối đồng vận.
BN được kích trứng vào ngày 2 của chu
kỳ bằng liều FSH phù hợp với đáp ứng
của từng BN. GnRH đối đồng vận 0,25 mg
(orgalutran hoặc cetrotide) bắt đầu vào
ngày thứ 6 của FSH. Khi có ít nhất 3 nang
> 17 mm sẽ gây trưởng thành noãn bằng

hCG 5.000 IU. Chọc hút noãn qua ngả
âm đạo sau 35 giờ dùng hCG.
Sau 4 giờ chọc hút noãn, thực hiện kỹ
thuật ICSI. Sau 16 - 18 giờ thụ tinh bằng
kỹ thuật ICSI, đánh giá noãn thụ tinh,
những noãn thụ tinh bình thường được


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
nuôi cấy đến ngày 2. Hệ thống môi trường
nuôi cấy của Hãng Vitrolife (Thụy Điển).
Phân loại phôi ngày 2 dựa trên đánh giá
đồng thuận Alpha của Hiệp hội ESHRE
(2011) [2].

- Đánh giá có thai lâm sàng: sau 5 - 6
tuần chuyển phôi, siêu âm kiểm tra thấy
có túi ối.
* Xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý theo chương trình
SPSS 20, được dùng test X 2, test t-student
để so sánh kết quả giá trị trung bình, tỷ lệ %,
sự khác biệt với p < 0,05 được coi có
ý nghĩa thống kê.

* Phương pháp đánh giá kết quả lâm sàng:
- Đánh giá có thai sinh hóa: sau 2 tuần
chuyển phôi, định lượng nồng độ βhCG
> 30 mIU/ml.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các nhóm nghiên cứu.
Nhóm chứng
(n = 53)

Nhóm OAT
(n = 116)

Nhóm OAT
nặng (n = 52)

Tuổi

31,4 ± 2,8

30,4 ± 3,5

30,1 ± 3,3

> 0,05

AFC (nang trứng thứ cấp)

13,7 ± 4,4

12,40 ± 3,9

12,3 ± 3,9

> 0,05


220,2 ± 58,6

238,3 ± 57,9

230,9 ± 47,9

> 0,05

4.272,3 ± 2.561,5

3.944,3 ± 2.102,8

4.150,3 ± 1.907,1

> 0,05

Số ngày dùng FSH

9,7 ± 0,8

9,7 ± 0,7

9,8 ± 0,7

> 0,05

Độ dày niêm mạc tử cung (mm)

11,1 ± 1,4


11,1 ± 1,7

11,7 ± 1,7

> 0,05

Chỉ tiêu

Liều FSH khởi đầu (mIU/ngày)
E2 ngày tiêm hCG (pg/ml)

Tuổi trung bình, số lượng nang thứ cấp, liều FSH khởi đầu và nồng độ E2 ngày
tiêm hCG, số ngày dùng FSH và độ dày niêm mạc tử cung của cả ba nhóm tương
đồng nhau, không có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm các nhóm nghiên cứu.
Chỉ tiêu

Nhóm chứng
(n = 53) (1)

Nhóm OAT
(n = 116) (2)

Nhóm OAT nặng
(n = 52) (3)

p

Số noãn chọc hút được


14 ± 6,4

14 ± 5,5

15,3 ± 8,1

> 0,05

12,7 ± 5,9

11,5 ± 5,4

12,1 ± 7,9

> 0,05

Số noãn trưởng thành

p1,2 < 0,05
Tỷ lệ thụ tinh (%)

77,5 ± 16,5

67,4 ± 21,2

58,7 ± 24,4

p1,3 < 0,01
p2,3 > 0,05

p1,2 < 0,05

Số phôi tạo được

10,2 ± 4,6

7,7 ± 4,3

7,1 ± 5,7

p1,3 < 0,05
p2,3 > 0,05

27


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
p1,2 < 0,05
Số phôi loại I

51/543 (9,4%)

72/902 (7,9%)

20/372 (5,4%)

p1,3 < 0,05
p2,3 > 0,05
p1,2 < 0,05


Số phôi loại II

261/543 (48,1%)

367/902 (40,7%)

154/372 (41,4%)

p1,3 < 0,05
p2,3 > 0,05

Số phôi loại III

231/543 (42,5%)

462/902
(51,2%)

p1,2 < 0,05
197/372 52,9%)

p1,3 < 0,05
p2,3 > 0,05

(Nhóm OAT có 2/116 trường hợp không có noãn thụ tinh nào; nhóm OAT nặng:
3/52 trường hợp không có noãn thụ tinh nào)
Số noãn thu được trung bình cũng như số noãn trưởng thành ở nhóm chứng và
nhóm nghiên cứu tương đương nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh của hai nhóm tinh trùng OAT giảm hơn so với nhóm tinh trùng
bình thường, với tỷ lệ thụ tinh lần lượt các nhóm là 67,4 ± 21,2%; 58,7 ± 24,4% và

77,5 ± 16,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm OAT có 2 trường hợp
không có noãn thụ tinh và nhóm OAT nặng có 3 trường hợp không có noãn thụ tinh.
So sánh giữa hai nhóm OAT, tỷ lệ thụ tinh của nhóm OAT nặng thấp hơn nhóm OAT,
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tỷ lệ phôi loại I và II của nhóm tinh dịch đồ bình thường (9,4%; 48,1%) cao hơn
nhóm OAT (7,9%; 40,7%) và nhóm OAT nặng (5,4%; 41,4%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Số phôi loại I và II tương đương nhau ở hai nhóm OAT và OAT
nặng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuy nhiên, số phôi loại III của
nhóm OAT và OAT nặng lần lượt là 51,2%; 52,9% cao hơn nhóm tinh dịch đồ bình thường
(42,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3: Kết quả lâm sàng của các nhóm nghiên cứu.
Chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm tinh dịch đồ
bình thường (n = 53) (1)

Nhóm OAT
(n = 114) (2)

Nhóm OAT
nặng (n = 49) (3)

p

Số phôi trung bình chuyển

2,06 ± 0,8

1,98 ± 0,6


1,99 ± 0,7

> 0,05

42,6%

25,7%

17,5%

p1,2 < 0,01
p1,3 < 0,01
p2,3 < 0,05

Tỷ lệ thai lâm sàng

Số phôi chuyển trung bình của 3 nhóm tương đương nhau, nhưng tỷ lệ có thai
lâm sàng ở nhóm có tinh dịch đồ bình thường (42,6%) cao hơn nhóm OAT và OAT
nặng có tỷ lệ có thai lần lượt là 25,7% và 17,5%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05. Khi so sánh tỷ lệ thai lâm sàng, nhóm OAT cao hơn nhóm OAT nặng có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
28


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
BÀN LUẬN
Vấn đề chính của tinh trùng OAT nặng
là giảm cơ hội cho việc lựa chọn hình thái
tinh trùng. Tỷ lệ thụ tinh của bất thường
hình thái tinh trùng liên quan đến tỷ lệ làm

tổ [3, 4]. Nagvenkar và CS (2005) tìm
thấy mối liên quan giữa lỗi phân bào và
số lượng tinh trùng thấp, tỷ lệ lệch bội của
nhiễm sắc thể giới tính cao hơn đối với
OAT nặng khi so với OAT nhẹ [5].
Kết quả của chúng tôi tương tự một
số tác giả khác nghiên cứu về ICSI trên
BN OAT. Theo Lu Y.H (2012), tỷ lệ thụ
tinh trung bình nhóm tinh dịch đồ bình
thường sau ICSI là 73,6 ± 20,2%, nhóm
OAT là 67,7 ± 24,5%, nhóm OAT nặng
65,9 ± 21,5% [6]. Theo Kim H.J (2014),
nhóm OAT có tỷ lệ thụ tinh 65,0 ± 21,1%,
nhóm OAT nặng 67,7 ± 19,9%, không có
sự khác biệt giữa hai nhóm [7].
Đánh giá hình thái tinh trùng đóng vai
trò quyết định trong chẩn đoán khả năng
sinh sản của nam giới và được chứng
minh có giá trị dự đoán. Cohen-Bacrie và
CS (2009) thấy bất thường hình thái tinh
trùng có thể liên quan đến đứt gãy ADN,
bất thường nhiễm sắc thể và thiếu hụt
trung thể [8]. Nghiên cứu của Knez và CS
(2011) cho rằng lựa chọn hình thái tinh
trùng bằng độ phóng đại lớn đã cải thiện
sự phát triển của phôi, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ
sảy thai mà trước đó kết quả có thai và
thất bại làm tổ liên tiếp trên tinh trùng bất
thường về hình thái được thực hiện bằng
kỹ thuật ICSI thông thường [9].

Tỷ lệ có thai phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như chất lượng phôi, số lượng phôi
chuyển, tuổi người phụ nữ, trong đó chất
lượng phôi là yếu tố quyết định. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tinh dịch

đồ bình thường có tỷ lệ có thai cao nhất,
tương đồng với số phôi loại I và II cao
hơn hai nhóm OAT và OAT nặng. Kết quả
của chúng tôi tương tự một số tác giả
khác nghiên cứu về vấn đề này như
Loutradi K.E (2006), tỷ lệ có thai lâm sàng
ở nhóm tinh dịch đồ bình thường là 26,0%,
nhóm OAT là 17,2%, nhóm cryptozoospermia
12,1% [10].
KẾT LUẬN
Cặp vợ chồng hiếm muộn do nguyên
nhân tinh trùng ít, yếu và dị dạng ảnh
hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, số phôi tạo
ra cũng như chất lượng phôi, tỷ lệ thai
lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Organisation W.H. WHO laboratory
manual for the examination of human semen
and sperm-cervical mucus interaction. Cambridge
University Press. 2010.
2. Alpha Scientists in Reproductive
Medicine and ESHRE Special Interest Group
of Embryo. The Istabul consensus workshop
on embryo assessment proceedings of an

expert meeting. Human Reproduction. 2011,
26 (6), pp.1270-1283.
3. De Vos A, Van De Velde H, Joris H,
Verheyen G, Devroey P, Van Steirteghem A.
Influence of individual sperm morphology on
fertilization, embryo morphology, and pregnancy
outcome of intracytoplasmic sperm injection.
Fertil Steril. 2003, 79, pp.42-48.
4. Verza SJr, Esteves S.C. Sperm defect
severity rather than sperm source is
associated with lower fertilization rates after
intracytoplasmic sperm injection. Braz J Urol.
2008, 34, pp.49-56.
5. Nagvenkar P, Zaveri K, Hinduja I.
Comparision of the sperm aneuploidy rate in

29


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
severe oligozoospermic and oligozoospermic
men and its relation to intracytoplasmic sperm
injection outcome. Fertil Steril. 2005, 84,
pp.925-931.
6. Lu Y.H, Gao H.J, Li B.J et al. Different
sperm sources and parameters can influence
intracytoplasmic sperm injection outcomes
before embryo implantation. Journal of
Zhejiang University Science. 2012, 13 (1),
pp.1-10.

7. Kim H.J, Yoon H.J, Jang J.M et al.
Comparison between intracytoplasmic sperm
injection and intracytoplasmic morphologically
selected sperm injection in oligo-asthenoteratozoospermia patients. Clinical and
Experimental Reproductive Medicine. 2014,
41 (1), pp.9-14.

30

8. Cohen-Bacrie P, Belloc S, Ménézo Y.J,
Clement P, Hamid, J, Benkhalifa M.
Correlation between DNA damage and sperm
parameters: A prospective study of 1,633
patients. Fertil Steril. 2009, 91, pp.1801-1805.
9. Knez K, Zorn B, Tomazevic T, VrtacnikBokal E, Virant-Klun I. The IMSI procedure
improves poor embryo development in the
same infertile couples with poor semen
quality:
A
comparative
prospective
randomized study. Repro Biol Endocrinol.
2011, 9, p.123.
10. Loutradi K.E, Tarlatzis B.C, Goulis D.G
et al. The effects of sperm quality on embryo
development after intracytoplasmic sperm
injection. Journal of Assisted Reproduction
and Genetics. 2006, 23 (2), pp.69-74.




×