Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá sự biến đổi các mediator viêm trong máu của chuột được gây mô hình gây viêm khớp bàn chân và điều trị bằng nọc ong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.72 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CÁC MEDIATOR VIÊM
TRONG MÁU CỦA CHUỘT ĐƯỢC GÂY MÔ HÌNH GÂY
VIÊM KHỚP BÀN CHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG NỌC ONG
Nguyễn Thị Hoa*; Cấn Văn Mão*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của điều trị bằng nọc ong lên mediator viêm trên chuột được
gây viêm khớp bàn chân. Đối tượng và phương pháp: tiến hành trên 60 chuột, chia thành 6
nhóm: nhóm chứng, nhóm gây viêm khớp (bằng dung dịch adjuvant complete) điều trị nước
muối, nhóm gây viêm điều trị bằng nọc ong (3 liều khác nhau: 0,5 mg/kg, 1 mg/kg và 1,5 mg/kg
tiêm vào huyệt Túc tam lý) và nhóm gây viêm điều trị bằng mobic (liều 1 mg/kg). Đánh giá
mediator viêm ở thời điểm trước và sau điều trị. Kết quả: dung dịch adjuvant complete (liều 50 µl,
1 lần) gây tăng nồng độ IL-1, IL-6, TNF-α, giảm nồng độ IL-10 trong máu. Mobic liều 1 mg/kg và
nọc ong (liều 0,5 mg/kg, 1 mg/kg và 1,5 mg/kg) có tác giảm nồng độ IL-1, IL-6, TNF-α và tăng
nồng độ IL-10 trong máu sau 21 ngày điều trị. Nọc ong liều 1,5 mg/kg có tác dụng mạnh hơn
các liều còn lại. Kết luận: nọc ong có tác dụng giảm viêm do có tác dụng giảm nồng độ IL-1, IL-6,
TNF-α và tăng nồng độ IL-10.
* Từ khóa: Nọc ong; Mediator viêm; Viêm khớp bàn chân.

Anti-inflammatory Effects of Bee Venom in Experimental Arthritis Rat
Summary
Objectives: To access the effects of bee venom on inflammatory mediators on the arthritis
animals. Materials and methods: 60 rats were divided into 6 groups: control group (saline
injection), arthritis group (adjuvant injection) with saline treatment, three arthritis groups with bee
venom treatments (doses: 0.5 mg/kg, 1 mg/kg and 1.5 mg/kg) respectively and arthritis group
with mobic treatment (1 mg/kg), bee venom and mobic were administered in Zusalin
acupuncture point in rat’s hind limb. Results: Complete adjuvant solution (50 µl) injected in rat’s
hind limb (one time) induced increase concentration of IL-6, IL-1 and TNF-α and decrease IL-10
concentration in blood. Bee venom (doses: 0.5 mg/kg, 1 mg/kg and 1.5 mg/kg) and mobic (1 mg/kg)
reduced concentration of IL-6, IL-1 and TNF-α and raised IL-10 concentration in blood after 21


days treatment. The inhibited inflammation mediator effects of 1.5 mg/kg dose is more effective
than to other doses. Conclusion: Bee venom has anti-inflamation effects due to decrease in IL-1,
IL-6, TNF-α concentration and increase in IL-10 concentration in peripheral blood.
* Key words: Bee venom; Inflammatory mediator; Arthritis.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo đông y, nọc ong (Bee Venom) từ
lâu được sử dụng trong điều trị một số
bệnh khá hiệu quả như u bã đậu (mà

không cần phẫu thuật), cai nghiện ma túy,
viêm khớp…, đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy tác dụng chữa bệnh của nọc ong như
sử dụng làm các dạng cao xoa giảm đau,

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Cấn Văn Mão ()
Ngày nhận bài: 20/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 27/03/2017

54


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
chống viêm, cho ong đốt trực tiếp vào các
huyệt tương ứng trên cơ thể… Hiệu quả
chữa bệnh của nọc ong được thể hiện
trên người và đông vật, một số nghiên
cứu cho thấy cơ chế chống viêm của nọc
ong là do một số hợp chất như: enzym

A2 (phospholipases, hyaluronidase…),
các phân tử protein peptid (melittin,
secapin…) và một số chất có phân tử nhỏ
(histamine, dopamine, norepinephrine…)
[5].
Có nhiều mô hình gây viêm khớp trên
động vật thực nghiệm như: gây viêm
khớp bằng adjuvant, carrageenan hay
lipopolysaccharide (LPS), trong đó mô
hình gây viêm khớp sử dụng dung dịch
Freud’s adjuvant đã được nhiều tác giả
áp dụng, đây có thể được coi là mô hình
gây viêm khớp điển hình [2]. Đặc biệt,
trong đánh giá tác dụng chống viêm giảm
đau của nọc ong, mô hình này được sử
dụng rất rộng rãi [7, 8]. Nghiên cứu đánh
giá tác dụng chống viêm giảm đau của
nọc ong được nhiều nhà khoa học trên
thế giới thực hiện với cách thức sử dụng
nọc ong khác nhau trên thực nghiệm như:
tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm thủy châm
huyệt… Tuy nhiên, một số nghiên cứu
trước đây đã chỉ ra sử dụng nọc ong thủy
châm vào các huyệt đạo có kết quả mạnh
hơn các phương pháp khác [8, 10]. Hiện
tại, trong nước chưa thấy có nhiều công
trình nghiên cứu về tác dụng chống viêm
giảm đau của nọc ong trên thực nghiệm
và lâm sàng. Mục đích của nghiên cứu:
Đánh giá tác dụng của nọc ong thủy

châm huyệt Túc tam lý (Zusanli) lên biến
đổi các mediator viêm trong máu động vật
thực nghiệm được gây viêm khớp.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Chuột cống trắng trưởng thành (cân
nặng 150 - 200 g) do từ Ban Cung cấp
Động vật thí nghiệm, Học viện Quân y
cung cấp, chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm
10 con.
- Nhóm chứng: không gây viêm khớp,
điều trị bằng dung dịch NaCl 0,9%.
- Nhóm NaCl: gây viêm khớp, điều trị
bằng dung dịch NaCl 0,9%.
- Nhóm NO.0,5: gây viêm khớp, điều trị
bằng nọc ong liều 0,5 mg/kg.
- Nhóm NO.1: gây viêm khớp, điều trị
bằng nọc ong liều 1 mg/kg.
- Nhóm NO.1,5: gây viêm khớp, điều trị
bằng nọc ong 1,5 mg/kg.
- Nhóm mobic: gây viêm khớp, điều trị
bằng mobic (Boehringer Ingelheim Ellas
A.E, Hy Lạp, myloxicam 7,5 mg) liều
1 mg/kg.
- Nọc ong được chiết xuất từ ong mật
Apis mellifera, nuôi tại trang trại của ông
Lê Minh Điền, ấp Đồng Nhơn, xã Lương
Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

bằng thiết bị thu thập nọc dựa trên cơ chế
sốc điện. Chế phẩm được tác chiết và
bảo quản dưới dạng toàn phần, sử dụng
theo đưởng tiêm bắp.
* Hóa chất nghiên cứu:
- Dung dịch complete Freund's adjuvant
(Sigma Aldrich).
- Nọc ong dạng bột.
- Thuốc mobic (Boehinger Ingelheim),
dung dịch NaCl 0,9%.
55


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

Thuốc mobic

Dung dịch complete Freund's adjuvant

Hình 1: Thuốc mobic và dung dịch complete Freund's adjuvant.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp gây viêm khớp và sử dụng thuốc, nọc ong điều trị:
- Dung dịch complete Freund's adjuvant (Sigma Aldrich) tiêm liều duy nhất (50 µl)
dưới da vào bàn chân sau bên phải (chuột được gây mê bằng thiopentan) để gây viêm
khớp cổ chân của chuột. Nhóm chứng tiêm nước muối sinh lý liều tương đương vào
cùng vị trí [2].
- Nọc ong ở dạng bột với các liều lượng khác nhau (0,5 mg; 1 mg; 1,5 mg) hòa tan
trong nước muối tiêm vào đúng huyệt Zusanli (Túc tam lý, ở phía dưới gò chày ngoài
gần khớp gối).
- Nước muối sinh lý sử dụng tương ứng với thể tích nọc ong tiêm vào đúng huyệt

Zusanli (Túc tam lý).
- Nọc ong và nước muối sinh lý tiêm vào đúng huyệt Zusanli trong 3 tuần liên tục
(1 lần/ngày).

Huyệt Túc tam lý (Zusanli)
trên người và chuột cống trắng

Trên người: Zusanli

Trên chuột cống: ST36

Hình 2: Vị trí huyệt Túc tam lý trên người và chuột cống [6].
* Đánh giá mức độ viêm toàn thân định lượng mediator viêm trong máu:
Các cytokine liên quan đến quá trình viêm gồm: TNF-α, IL-1, IL-6 và IL-10 được
đánh giá trong máu ngoại vi trước và sau 21 ngày điều trị. Lấy máu động vật vào cùng
thời điểm trong ngày (8 giờ sáng) và bảo quản trong ống chứa dung dịch chống đông
56


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
EDTA. Kỹ thuật ELISA định lượng nồng độ mediator viêm (cytokine) theo quy trình
hướng dẫn của nhà sản xuất, thực hiện tại Bộ môn Sinh lý Bệnh và Trung tâm Nghiên
cứu Y Dược học quân sự, Học viện Quân y.
* Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
Số liệu nghiên cứu được xử lý và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 và
phần mềm SPSS version 20. Kết quả nghiên cứu về các thông số mediator viêm các
nhóm gây viêm khớp điều trị bằng nọc ong và mobic được so sánh với nhóm chứng và
nhóm chứng dương gây viêm không điều trị cùng một ngày, sử dụng phân tích
phương sai 1 chiều (one way ANOVA),
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Biến đổi IL-6 trong máu.

80

(pg/ml)
***

60

###
***

###
***

###
**

Nhóm
Nhóm
3

Nhóm
Nhóm
4

Nhóm
Nhóm
5
NO.1,5


###

40
20
0

Nhóm
Nhóm
1
chứng

Nhóm2
Nhóm
NaCl

NO.0,5

NO.1

Nhóm
Nhóm
6
mobic

Hình 3: Biến đổi IL-6 ở các nhóm chuột.
(***: p < 0,001 **: p < 0,01: so với nhóm chứng, ###: p < 0,001 so với nhóm NaCl)
Nồng độ IL-6 trong máu chuột tăng
cao nhất ở chuột nhóm NaCl (gây viêm
khớp điều trị bằng nước muối) so với các

nhóm khác ở thời điểm 3 tuần sau tiêm
thuốc gây viêm.
IL-6 được sản xuất bởi một loạt các tế
bào, bao gồm tế bào T, B, nguyên bào
sợi, tế bào nội mạc, bạch cầu đơn nhân,
tế bào sừng và một số tế bào khối u. IL-6
là chất trung gian hóa học chính của phản
ứng viêm ở giai đoạn cấp tính, có liên
quan đến sinh bệnh học của nhiều tình

trạng viêm như: viêm khớp hệ thống tự
phát thiếu niên, bệnh Castleman và bệnh
Crohn. Khả năng ức chế hoạt động của
IL-6 được ứng dụng trong điều trị viêm và
các rối loạn tự miễn dịch. Trong viêm
khớp, nguồn chính tạo nên IL-6 từ tế bào
giống nguyên bào sợi trong khoang khớp
[7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy chuột được tiêm dung dịch adjuvant
có nồng độ IL-6 trong máu tăng cao so
với nhóm chứng, chứng tỏ quá trình viêm
đã và đang xảy ra sau 3 tuần tiêm.
57


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Một số tác giả trước đây cũng nhận
thấy các chất có tác dụng ức chế hoạt
động của IL-6 và đồng thời làm giảm tình
trạng sưng đau, giảm phá hủy xương

trong viêm khớp [7, 8]. Nghiên cứu của
chúng tôi, điều trị bằng nọc ong và mobic
làm giảm nồng độ IL-6 trên chuột được
gây viêm khớp bàn chân, chứng tỏ nọc
ong và mobic có tác dụng chống viêm
khớp gây ra do tiêm dung dịch adjuvant.

Chuột nhóm mobic (gây viêm khớp,
điều trị bằng mobic liều 1 mg/kg) có nồng
độ độ IL-6 trong máu thấp nhất và nhóm
NO.1,5 (gây viêm khớp, điều trị bằng nọc
ong liều 1,5 mg/kg) có chỉ số này thấp
hơn các nhóm còn lại. Điều này chứng tỏ
khả năng chống viêm qua cơ chế ức chế
IL-6 của mobic (liều 1 mg/kg) mạnh nhất
và nọc ong liều 1,5 mg/kg cao hơn so với
nọc ong liều 0,5 mg/kg và 1 mg/kg.

2. Biến đổi nồng độ IL-10 trong máu.

(pg/ml)
40

###
***

35
30

###

***

###
**

###

25
20

***

15
10
5
0

Nhóm
Nhóm 1
chứng

Nhóm
Nhóm 2 Nhóm
Nhóm 3
NO.0,5
NaCl

Nhóm
Nhóm 4 Nhóm
Nhóm 5 Nhóm

Nhóm 6
NO.1,5
mobic
NO.1

Hình 4: Biến đổi IL-10 ở các nhóm chuột.
(***: p < 0,001 **: p < 0,01: so với nhóm chứng, ###: p < 0,001 so với nhóm NaCl)
Nồng độ IL-10 trong máu chuột giảm
thấp nhất ở chuột nhóm NaCl (gây viêm
khớp điều trị bằng nước muối) so với các
nhóm khác ở thời điểm 3 tuần sau tiêm
thuốc gây viêm.
IL-10 là cytokine chống viêm, do tế
bào lympho T, lympho B đã hoạt hóa và
tế bào mono tiết ra [3]. IL-10 được chứng
minh xuất hiện muộn so với TNF-α. Chức
năng sinh học của IL-10 là kích thích tế
bào lympho B phát triển và sản xuất
kháng thể, kích thích tế bào Mast, ức chế
hoạt tính của tế bào trình diện kháng
58

nguyên, giảm trình diện kháng nguyên.
Nó có tác dụng ức chế sản xuất cytokine
tiền viêm IL-1, IL-6, IL-8, TNF-α... thông
qua ức chế các tế bào sinh ra chúng.
Nghiên cứu của một số tác giả trước đây
cho thấy trên chuột khuyết thiếu IL-10,
quá trình viêm khớp được tạo ra bằng
dung dịch adjuvant hoặc collagen sẽ trở

nên nặng hơn, có nhiều phá hủy hơn [3].
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sau 3
tuần gây viêm bằng dung dịch adjuvant
gây giảm nồng độ IL-10 nên dẫn đến quá
trình viêm tiến triển mạnh.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
Điều trị bằng nọc ong và mobic có tác
dụng tăng nồng độ IL-10 trên chuột được
gây viêm khớp bàn chân. Kết quả này
tương tự như nghiên cứu của Lei Yi và
CS: tiêm dung dịch adjuvant vào chân
chuột sau 4 tuần gây giảm nồng độ IL-10
và dịch chiết của Aralia chinesis có tác
dụng làm tăng nồng độ IL-10, đồng thời
làm giảm chỉ số viêm trên khớp bàn chân
chuột [9]. Kết quả nghiên cứu cho thấy

chuột nhóm mobic (gây viêm khớp, điều
trị bằng mobic liều 1 mg/kg) có nồng độ IL-10
trong máu cao nhất, tương đương với
nhóm chứng. Nhóm NO.1,5 (gây viêm
khớp, điều trị bằng nọc ong liều 1,5 mg/kg)
có nồng độ IL-10 cao hơn các nhóm còn
lại. Điều này chứng tỏ khả năng chống
viêm của mobic liều 1 mg/kg mạnh nhất
và nọc ong liều 1,5 mg/kg cao hơn so với
nọc ong liều 0,5 mg/kg và 1 mg/kg.


3. Biến đổi nồng độ IL-1 trong máu.

400

(pg/ml)
***

350
300
250

###
***

200
150
100

###

50
0

Nhóm

Nhóm
chứng 1

Nhóm


Nhóm
2
NaCl

Nhóm

Nhóm
NO.0,53

Nhóm

Nhóm
NO.1 4

###
Nhóm

Nhóm
NO.1,55

###
Nhóm

Nhóm
mobic 6

Hình 5: Biến đổi IL-1 ở các nhóm chuột.
(***: p < 0,001: so với nhóm chứng, ###: p < 0,001 so với nhóm NaCl)
Nồng độ IL-1 trong máu chuột tăng
cao nhất ở nhóm NaCl (gây viêm khớp

điều trị bằng nước muối) so với các nhóm
khác ở thời điểm 3 tuần sau tiêm thuốc
gây viêm. Nguồn sản xuất chủ yếu của
IL-1 là đại thực bào đơn nhân hoạt hóa.
Ngoài ra, IL-1 còn được một số tế bào
khác sản xuất như tế bào trung tính, tế
bào biểu mô, tế bào nội mô. Có hai dạng
IL-1 gọi là IL-1α và IL-1β. Chức năng
chính của IL-1 là làm trung gian cho đáp
ứng viêm của cơ thể chủ chống lại nhiễm
trùng cũng như kích thích viêm khác.

Trong viêm khớp, IL-1 có nồng độ tăng
cao trong máu và trong dịch khớp, gây
tình trạng phá hủy sụn khớp. Các thuốc
có tác dụng làm giảm nồng độ IL-1 đều
cho thấy khả năng làm giảm triệu chứng
viêm khớp. Những nghiên cứu trước đây
trên người và động vật đều thấy IL-1 tăng
trên bệnh nhân viêm khớp hoặc động vật
được gây viêm khớp. Điều trị bằng nọc
ong và mobic có tác dụng giảm nồng độ
IL-1 trên chuột được gây viêm khớp bàn
chân. Như vậy, nọc ong và mobic có tác
dụng giảm viêm khớp gây ra bằng tiêm
59


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
dung dịch adjuvant. Kết quả tương tự một

số tác giả: Bendele A dùng các chất có
tác dụng đối kháng với receptor của IL-1
thấy giảm tình trạng viêm khớp gây ra bởi
dung dịch adjuvant [1].
Chuột nhóm mobic (gây viêm khớp, điều
trị bằng mobic liều 1 mg/kg) có nồng độ
IL-1 trong máu thấp nhất, tương đương với

nhóm chứng. Chuột thuộc nhóm NO.1,5
(gây viêm khớp, điều trị bằng nọc ong liều
1,5 mg/kg) có nồng độ IL-1 thấp hơn chuột
thuộc các nhóm còn lại. Điều này chứng tỏ
khả năng chống viêm qua cơ chế ức chế
IL-1 của mobic (liều 1 mg/kg) mạnh nhất
và nọc ong liều 1,5 mg/kg cao hơn so với
nọc ong liều 0,5 mg/kg và 1 mg/kg.

4. Biến đổi nồng độ TNF-α trong máu.

(pg/ml)

400
350

***

300
250
200
150


###

100

###

50
0
Nhóm
Nhóm 1
chứng

Nhóm
Nhóm 2
NaCl

Nhóm3
Nhóm
NO.0,5

Nhóm
Nhóm
4
NO.1

###

###


Nhóm
Nhóm
Nhóm
5 Nhóm
6
mobic
NO.1,5

Hình 6: Biến đổi TNF-α ở các nhóm chuột.
(###: p < 0,001 so với nhóm NaCl)
Nồng độ TNF-α trong máu chuột tăng
cao nhất ở nhóm NaCl (gây viêm khớp
điều trị bằng nước muối) so với các nhóm
khác ở thời điểm 3 tuần sau tiêm thuốc
gây viêm.
TNF-α được sản xuất ra bởi bạch cầu
mono, lympho T, dưỡng bào. Ngoài ra,
một lượng lớn cytokine này được các vi
khuẩn Gram âm sản xuất. Iterferon γ do
tế bào T và NK sản xuất cũng có tác dụng
khuyếch đại sinh tổng hợp TNF-α của đại
thực bào. Chức năng của TNF-α là hoạt
hóa bạch cầu N và M để tiêu diệt vi
khuẩn, tạo nên tập trung bạch cầu, tác
dụng lên vùng dưới đồi gây sốt, kích thích
60

gan sản xuất protein… Trên bệnh nhân
viêm khớp, nồng độ TNF-α tăng cao và
thuốc ức chế tác dụng của TNF-α có tác

dụng làm giảm tình trạng viêm khớp [4].
Trên mô hình động vật được gây viêm
khớp bằng adjuvant cũng có kết quả
tương tự như trên bệnh nhân [1]. Kết quả
nghiên cứu này chứng tỏ tiêm dung dịch
adjuvant sau 3 tuần vẫn còn phản ứng
viêm rõ rệt trên chuột.
Điều trị bằng nọc ong và mobic có tác
dụng giảm nồng độ TNF-α trên chuột
được gây viêm khớp bàn chân, chứng tỏ
nọc ong và mobic có tác dụng chống
viêm, tương tự như trong một số nghiên


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017
cứu của các tác giả: Hye Ji Park và CS
thấy nọc ong có tác dụng ức chế hoạt
động của TNF-α và chống viêm khớp [5],
Jae Yeong Lee và CS cũng thấy tác dụng
chống viêm giảm đau của nọc ong trên
chuột được gây viêm khớp bằng dung
dịch adjuvant [6].
Chuột nhóm mobic (gây viêm khớp,
điều trị bằng mobic liều 1 mg/kg) có nồng
độ độ TNF-α trong máu thấp nhất, tương
đương với nhóm chứng. Chuột nhóm
NO.1,5 (gây viêm khớp, điều trị bằng nọc
ong liều 1,5 mg/kg) có nồng độ TNF-α
thấp hơn chuột thuộc các nhóm còn lại.
Điều này chứng tỏ khả năng chống viêm

qua cơ chế ức chế TNF-α của mobic (liều
1 mg/kg) mạnh nhất và nọc ong liều
1,5 mg/kg) cao hơn so với nọc ong liều
0,5 mg/kg và 1 mg/kg.
KẾT LUẬN
Dung dịch adjuvant complete (liều 50 µl
tiêm bàn chân chuột duy nhất một lần)
gây nên tình trạng viêm khớp, tăng
mediator viêm (IL-1, IL-6, TNF-α) và giảm
nồng IL-10 trong máu. Điều trị viêm khớp
bằng mobic (liều 1 mg/kg) và nọc ong
(liều 0,5 mg/kg, 1 mg/kg và 1,5 mg/kg) có
tác dụng giảm viêm. Tác dụng của mobic
mạnh nhất, tác dụng của nọc ong liều
1,5 mg/kg mạnh hơn liều 0,5 mg/kg và
liều 1 mg/kg trên chuột sau 3 tuần điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alison M. Bendele, Elizabeth S. Chlipala,
Jon Scherrer, Janet Frazier, Gina Sennello,
Ưilliam j. Rich, Carl k. Edwards. Combination
benefit of treatment with the cytokine inhibitors
interleukin-1 receptor antagonist and pegylated
soluble tumor necrosis factor receptor type I in
animal models of rheumatoid arthritis. Arthrtis
and Rheumatism. 2000, December, Vol 43,
No 12, pp.2648-2659.

2. Bendele A. Animal models of rheumatoid
arthritis. J Musculoskel Neuron Interact. 2001,
1 (4), pp.377-385.

3. Claire J Greenhill, Gareth W Jones, Mari
A Nowell1, Zarabeth Newton1, Ann K Harvey,
Abdul N Moideen, Fraser L Collins, Anja C
Bloom1, Rebecca C Coll, Avril AB Robertson,
Matthew A Cooper, Marcela Rosas, Philip R
Taylor, Luke A O’Neill, Ian R Humphreys,
Anwen S Williams 1, Simon A Jones.
Interleukin-10 regulates the inflammasomedriven augmentation of inflammatory arthritis
and joint destruction.
4. Falah S. Manhal. Cytokine profile in
patients with rheumatoid arthritis. Fac Med
Baghdad. 2009, Vol 51, No 4, pp.433-436.
5. Hye Ji Park, Seong Ho Lee, Dong Ju Son,
Ki Wan Oh, Ki Hyun Kim, Ho Sueb Song,
Goon Joung Kim, Goo Taeg Oh, Do Young
Yoon, Jin Tae Hong. Antiarthritic effect of bee
venom. Arthritis and Rheumatism. 2004, Vol 50,
No 11, November, pp.3504-3515.
6. Jae Yeong Lee, Seong Soo Kang,
Joong-Hyun Kim, Chun Sik BaeE, Seok Hwa
Choi. Inhibitory effect of whole bee venom in
adjuvant-induced arthritis. In vivo. 2005, 19,
pp.801-806.
7. Jean Y. Park, Michael H. Pillinger.
Interleukin-6 in the pathogenesis of reumatoid
arthritis. Bulletin of the NYU Hospital for Joint
Diseases. 2007, 65, pp.4-10.
8. Jean-Michel Dayer, Ernest Choy.
Therapeutic targets in rheumatoid arthritis: the
interleukin-6 receptor. Rheumatology. 2010,

49, pp.15-24.
9. Lei Yi, Jianjun Feng, Haiwang Ji,
Xuechong Zhang. Effect of Aralia Chinesis on
serum TNF-α, IL-4 and IL-10 level in rats with
adjuvant-induced arthritis. Bangladesh J
Pharmacol. 2012, 7, pp.285-288.
10. Seo D.M, Park D.S, Kang S.G. The
analgesic effect of bee venom aquaacupuncture
and its mechanism in the rat model with
adjuvant-induced arthritis. J Kor Acu Mox Soc.
2003, 20, pp.85-97.

61



×