Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đặc điểm bệnh nhân đau bụng mãn có chỉ định nội soi dạ dày xác định nhiễm helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2007-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.8 KB, 9 trang )

ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG MÃN CÓ CHỈ ĐỊNH NỘI SOI DẠ
DÀY XÁC ĐỊNH NHIỄM HELICOBACTER PYLORI
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I NĂM 2007-2008
Hoàng Thị Thanh Thủy*, Lâm Thị Mỹ**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và huyết học của bệnh nhân đau bụng mãn do nhiễm
Helicobacter pylori và không nhiễm Helicobacter pylori.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong 199 bệnh nhân đau bụng mãn được nội soi dạ dày, 47,7% nhiễm H. pylori qua nội soi sinh
thiết. Bệnh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao hơn bệnh nhân ở các tỉnh (p = 0,002). Giá
trị Hemoglobin trung bình của bệnh nhân nhiễm và không nhiễm HP lần lượt là 12,5g/dl và 12,1g/dl. Ferritin
trung bình của bệnh nhân nhiễm HP và không nhiễm HP lần lượt là 64ng/ml và 75ng/ml. Sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân đau bụng mãn khá cao (47,7%), không có sự khác biệt về giá trị
trung bình của các chỉ số Hb và ferritin giữa 2 nhóm bệnh nhân nhiễm và không nhiễm H. pylori.
ABSTRACT

CHARACTERISTICS OF CHRONIC ABDOMINAL PAIN PATIENTS
HAVING GASTRIC ENDOSCOPY TO IDENTIFY HELICOBACTER PYLORI INFECTION
AT CHILDREN’S HOSPITAL No.1 2007-2008
Hoang Thi Thanh Thuy, Lam Thi My
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 188 - 194
Aims: To estimate epidemiological, clinical and hematological characteristics of chronic abdominal pain
patients with and without Helicobater pylori infection.
Method: Cases description
Results: H. pylori infection took 47.7% among 199 pediatric patients who received stomach endoscopy and
biopsy. H. pylori infection was higher among patients living in HCMC than living in other provinces (p-value =
0.002). Hemoglobin of patients with and without H. pylori was 12.5g/dl and 12.1g/dl, consecutively. Serum
Ferritin of patients with and without H. pylori was 64ng/ml and 75ng/ml, consecutively. These differences were
no statistically significant.


Conclusion: H. pylori infection among patients with chronic abdominal pain was relatively high (47.7%).
There was no difference of Hb, serum ferritin between patients with and without H.pylori.
nhưng một trong những nguyên nhân thực thể
ĐẶT VẤN ĐỀ
có thể xác định được đó là do nhiễm vi khuẩn
Đau bụng mãn là vấn đề thường gặp ở trẻ
Helicobacter pylori (H. pylori), nhiễm trùng H.
em, ước tính khoảng 13-17% trẻ lứa tuổi thiếu
pylori chiếm 15-60% trẻ đến khám tại khoa tiêu
niên mắc đau bụng mỗi tuần và là lý do đi khám
hóa nhi vì đau bụng mãn(12) Qua nội soi tại Bệnh
bệnh của 2-4% trẻ tại các phòng khám nhi khoa.
viện Nhi Đồng I đã phát hiện tỉ lệ nhiễm H.
Đau bụng mãn ở trẻ em thường là chức năng
pylori là 44%(1). Nhiễm H. pylori ngoài những
*Bệnh viện Nhi Đồng 1, ** Bộ môn Nhi – ĐH Y Dược TP.HCM

Chuyên Đề Nhi Khoa

1


bệnh lý tại dạ dày còn liên quan đến một số bệnh
lý khác như thiếu máu cơ tim, xuất huyết giảm
tiểu cầu vô căn, hội chứng Sjoren, bệnh lý thận,
thiếu máu thiếu sắt...

3. Xác định tỉ lệ đặc điểm huyết học và
Ferritin của bệnh nhi đau bụng mãn, nhiễm H.
pylori và không nhiễm H. pylori.


Mặc dù cơ chế chưa rõ ràng, nhưng nhiều
nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ cho thấy nhiễm
H. pylori có liên quan với thiếu sắt và thiếu máu
thiếu sắt(3,4,6,9).

Đối tượng

Theo số liệu điều tra khảo sát về dinh dưỡng
và sức khỏe quốc gia năm 1999-2000 (National
Health and Nutrition Examination Survey) các
tác giả cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm H.
pylori với thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt ở Hoa
Kỳ khi điều trtrung bình SD-score giữa nhóm 1 và 3 nhóm còn
lại. Tuy nhiên, giá trị trung bình SD-score trong
nhóm (2), (3), (4) khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6: Sự liên quan giữa cân nặng của bệnh nhi
đau bụng mãn, tình trạng nhiễm H. pylori và Ferritin
huyết thanh
HP (+)/
Ferr
(thấp)

HP (+)/
Ferr (bt)

HP (-)/
Ferr
(thấp)


HP (-)/
Ferr (bt)

Số bệnh nhân
6
89
8
96
SD-score: cân
nặng
-0,63
-0,31
-1,83
-0,68
±0,89
±1,55
±1,30
±1,28
Trung bình (±
SD)
Thống kê phương sai một yếu tố (one way ANOVA); p =
0,021

Chuyên Đề Nhi Khoa
4

BÀN LUẬN
Đặc điểm kết quả nội soi bệnh nhân đau
bụng mãn
Đại thể: Nghiên cứu của chúng tôi tổn

thương đại thể trên nội soi cho thấy tổn thương
thường gặp nhất ở bệnh nhân đau bụng mãn là
viêm dạ dày chiếm tỉ lệ 42,2% (84/199), thấp hơn
so với nghiên cứu của Mai Văn Bôn năm 2006 là
61,5%. Viêm loét tá tràng chiếm 35,2%(70/199),
viêm dạ dày tá tràng chiếm tỉ lệ thấp nhất
9,5%(19/199).
Tỉ lệ 13,1% còn lại không ghi nhận tổn
thương đại thể là những trường hợp không do
viêm loét được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa.
Vi thể: Nghiên cứu của chúng tôi và tác giả
Frank F đều ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về mức độ viêm dạ dày mãn và tình
trạng nhiễm H. pylori. Tuy nhiên tỉ lệ viêm dạ
dày mãn mức độ trung bình ở nhóm nhiễm H.
pylori trong nghiên cứu của Frank F cao hơn
nghiên cứu của chúng tôi (86% so với 34,7%),

Đặc điểm dịch tễ bệnh nhi nhiễm và không
nhiễm H. pylori
Tuổi nhỏ nhất trong dân số nghiên cứu của
chúng tôi là 5 tuổi, lớn nhất là 15 tuổi. Tuổi trung
bình nhiễm H. pylori là 8,7 tuổi. Tương đương
với tuổi trung bình trong nghiên cứu của
Nguyễn Trọng Trí là 8,5 tuổi, thấp hơn tuổi
trung bình trong nghiên cứu của Kurekci và
Chimonas M. A là 9,5 tuổi.(5,11) Tuổi trung bình
nhiễm H. pylori thấp hơn tuổi trung bình bệnh
nhân không nhiễm H. pylori (9,2 tuổi so với 8,7
tuổi), điều này không phù hợp với những

nghiên cứu trước đây, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ nhiễm H. pylori của chúng tôi là
47,7%(95/199) trong nhóm bệnh nhi đau bụng
mãn có chỉ định nội soi. So với nghiên cứu của
Manisha Singh là 53,4% khi nội soi 58 bệnh nhi
đau thượng vị, tỉ lệ nhiễm H. pylori cao nhất ở
lứa tuổi 5 - 6 tuổi.(13) Tỉ lệ nhiễm H. pylori cao
tập trung trong nhóm 5-11 tuổi, chiếm 49,7%.
Nghiên cứu của Phạm Hoàng Hưng ở Bệnh viện


Trung ương Huế cùng khảo sát bệnh nhân đau
bụng mãn tỉ lệ nhiễm H. pylori ở nhóm 6-10 tuổi
là 33,33%.
Tuy nhiên có những bệnh nhân nhiễm H.
pylori nhưng không biểu hiện bằng đau bụng
mãn, như nghiên cứu của Nguyễn Trọng Trí chỉ
có 65,95% bệnh nhân nhiễm H. pylori đến khám
vì đau bụng mãn và nghiên cứu của Yon Ho
Choe cũng thấy có 60% bệnh nhân nhiễm H.
pylori bị đau bụng mãn do vậy kết quả này
không phản ánh tỉ lệ nhiễm trong cộng đồng(6).
Tỉ lệ nhiễm H. pylori trong kết quả của chúng
tôi không tăng dần. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa tuổi, nhóm tuổi và tình
trạng nhiễm H. pylori. Trong nghiên cứu chúng
tôi giới nam nhiều hơn nữ (52,3% so với 47,7%).

Môi trường sống

Bệnh nhi sống tại Thành phố Hồ Chí Minh
trong nghiên cứu của chúng tôi bị nhiễm H.
pylori chiếm 63%, bệnh nhi không nhiễm H.
pylori chỉ 37%. Bệnh nhân đến từ thành phố
HCM có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao hơn có ý nghĩa
so với bệnh nhân ở các tỉnh. Điều kiện giao
thông thuận tiện nên bệnh nhi ở các tỉnh lân cận
đến Thành phố Hồ Chí Minh được dễ dàng.
Đồng thời cuộc sống ở những thành phố lớn nơi
có mật độ dân cư đông đúc và nhiều yếu tố liên
quan đến stress.
Trong nghiên cứu của chúng tôi những trẻ
sống trong gia đình công nhân viên chức và
buôn bán tỉ lệ nhiễm H. pylori và không nhiễm
H. pylori là tương đương nhau. Nhóm bệnh nhi
có cha mẹ làm lao động tay chân tỉ lệ nhiễm H.
pylori là 27,6%, trong khi đó bệnh nhi không
nhiễm H. pylori chiếm 72,4%. Kết quả của chúng
tôi không giống với nghiên cứu của Nathalie, tác
giả này nhận thấy nghề nghiệp của cha mẹ có
liên quan đến tỉ lệ nhiễm H. pylori ở con. Tỉ lệ
nhiễm H. pylori cao hơn ở nhóm cha mẹ lao động
tay chân. Nhưng điều này không có ý nghĩa
thống kê khi phân tích đa biến hồi quy logistic.
Trung bình có 4,3 thành viên trong một gia
đình ở cả hai nhóm nhiễm H. pylori và không

Chuyên Đề Nhi Khoa

nhiễm H. pylori. Trẻ sống trong gia đình hạt

nhân gồm 4 người chiếm 61,8%, tỉ lệ này cao hơn
so với kết quả của tác giả Nguyễn Trọng Trí
(44,68%). Chỉ có 7% trẻ sống trong gia đình có
hơn 6 thành viên (bảng 3.3). Ít con là một yếu tố
cho thấy trẻ có nhiều cơ hội được chăm sóc tốt
hơn đặc biệt là về chế độ dinh dưỡng.

Đặc điểm về huyết học và Ferritin của bệnh
nhi nhiễm và không nhiễm H. pylori
Hemoglobin
Mức Hb trung bình ở nhóm nhiễm và không
nhiễm H. pylori trong nghiên cứu của chúng tôi
lần lượt là 12,5g/dl và 12,1g/dl. Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê. Giá trị Hb này thấp
hơn so với nghiên cứu của Jong Weon Choi là
13,5g/dl và 13,4g/dl,(7) nhưng tương đương với
giá trị Hb trung bình của tác giả Ozlem là
12,2g/dl và 11,6g/dl.(14)
Nghiên cứu của chúng tôi và Jong Weon
Choi đều ghi nhận giá trị Hb trung bình ở nhóm
nhiễm H. pylori cao hơn so với nhóm không
nhiễm H. pylori, kết quả này ngược lại với
nghiên cứu của Ozlem. Dù vậy các nghiên cứu
này đều không thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về giá trị Hb giữa nhóm nhiễm và
không nhiễm H. pylori. Điều này phù hợp với
nhận định của Milman là tình trạng nhiễm H.
pylori không liên quan với mức Hb. Tuy nhiên vì
nghiên cứu ở người lớn nên tác giả này ghi nhận
mức ferritin giảm đáng kể ở nam giới và phụ nữ

sau mãn kinh bị nhiễm H. pylori. Nhưng nghiên
cứu của Parkinson lại thấy rằng nồng độ ferritin
huyết thanh thấp hơn đáng kể ở nhóm bệnh
nhân nhiễm H. pylori.
Ferritin huyết thanh
Giá trị Ferritin trung bình ở bệnh nhân
nhiễm H. pylori trong nghiên cứu của chúng tôi
thấp hơn những bệnh nhân không nhiễm H.
pylori, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
JW Choi. Sự khác biệt này trong nghiên cứu của
chúng tôi và JW Choi đều không có ý nghĩa
thống kê(8). Trong khi đó Ozlem cũng ghi nhận

5


kết quả tương tự nhưng sự khác biệt này là có ý
nghĩa.
Nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu
của JW Choi và Oslem thì mức ferritin trung
bình ở nhóm bệnh nhân nhiễm H. pylori cao hơn
hẳn (64ng/ml so với 30,8ng/ml và 11,9ng/ml). Sự
khác biệt này có thể do đặc điểm của dân số
nghiên cứu. Những bệnh nhân của chúng tôi có
thời gian mắc bệnh trung bình là 6,7 tháng so với
nghiên cứu của Ozlem là những bệnh nhân có
triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn ói kéo dài
2 năm. Với thời gian kéo dài như vậy sẽ ảnh
hưởng nhiều hơn đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt
của bệnh nhân.

Ngoài ra Ferritin là một trong những yếu tố
ảnh hưởng bởi những phản ứng trong giai đọan
cấp tính. Nồng độ ferritin bị ảnh hưởng bởi
nhiều tình trạng lâm sàng khác nhau, viêm
đường hô hấp trên nhẹ cũng có thể làm tăng
nồng độ ferritin huyết thanh. Trong phản ứng
của giai đoạn cấp, ferritin huyết thanh tăng
trong nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh
gan, ung thư và những tình trạng viêm khác.
Mức ferritin cũng tăng theo tuổi và trong những
bệnh lý khác như tăng huyết áp, bệnh thận mãn
tính. Nghiên cứu của Hacihanefioglu. A nhận
thấy ở những bệnh nhân nhiễm H. pylori liên
quan đến thiếu sắt không rõ nguồn gốc, khi điều
trị tiệt căn H. pylori có thể cải thiện những chỉ số
huyết học khác Ferritin huyết thanh(10).
Trong khi đó thụ thể của transferrin huyết
thanh nhạy với tình trạng thiếu sắt và thiếu máu
trong những bệnh mãn tính vì nó không bị ảnh
hưởng bởi những đáp ứng của cơ thể trong giai
đọan cấp tính. Một nghiên cứu của Mierzwa
nhận thấy nồng độ Transferin huyết tương là
yếu tố nhạy cảm và tin cậy để đánh giá tình
trạng sắt và hữu ích trong chẩn đoán phân biệt
thiếu máu nhược sắc và những thiếu máu do
những bệnh mãn tính bao gồm cả viêm dạ dày
do H. pylori.
Choi JW nhận thấy nồng độ thụ thể của
transferin huyết thanh cao đáng kể ở bệnh nhân
nhiễm H. pylori mặc dù không có sự khác biệt về


Chuyên Đề Nhi Khoa
6

sắt huyết thanh và ferritin huyết thanh giữa hai
nhóm. Do vậy việc đo nồng độ thụ thể transferin
huyết thanh có thể hữu ích trong đánh giá thiếu
sắt ở bệnh nhân nhiễm H. pylori hơn là chỉ số
Ferritin.
Hono đã nội soi tiêu hóa trên 6 bệnh nhân
thiếu máu đều thấy viêm dạ dày nốt nhưng
không có sang thương gây chảy máu

KẾT LUẬN
Qua khảo sát 199 bệnh nhân đau bụng mãn
có chỉ định nội soi tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện
Nhi Đồng I, chúng tôi rút ra một số kết luận như
sau:
1. Tần suất nhiễm H. pylori khá cao, 47,7%
trong số các bệnh nhân đau bụng mãn. Bệnh
nhân sống tại TPHCM có tỉ lệ nhiễm H. pylori
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân
sống ở các tỉnh khác.
2. Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về giá trị huyết học trung bình giữa hai
nhóm nhiễm H. pylori và không nhiễm H. pylori.
3. Cân nặng trung bình SD score của bệnh
nhân nhiễm H. pylori lớn hơn bệnh nhân không
nhiễm H. pylori có ý nghĩa thống kê (giá trị p =
0,032).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Phạm Trung Dũng, (1999), “Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em tại
Bệnh Viện Nhi Đồng I”, Thời sự Y Dược học, Hội Y Dược học
TP. Hồ Chí Minh, Bộ 6, tr 137-139.
Phạm Thị Ngọc Tuyết, (2001), “Khảo sát nguyên nhân đau bụng
tái diễn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng I”, Luận văn chuyên
khoa II.
Ashorn M, Ruuska T, Makipernaa A, (2001), "Helicobacter
pylori and iron deficiency anaemia in children", Scandinavian
Journal of Gastroenterology, 36 (7), pp. 701-705.
Cardenas VM, Mulla ZD, Ortiz M, Graham DY, (2006),
"Iron deficiency and Helicobacter pylori infection in the
United States", American Journal of Epidemiology, 163 (2), pp.
127-134.
Chimonas MA, Baggett HC, Parkinson AJ, Muth PT,
Dunaway E, Gessner BD, (2006), "Asymptomatic Helicobacter
pylori infection and iron deficiency are not associated with

decreased growth among Alaska Native children aged 7-11
years", Helicobacter, 11 (3), pp. 159-167.
Choe YH, Kim SK, Hong YC, (2003), "The relationship
between Helicobacter pylori infection and iron deficiency:
seroprevalence study in 937 pubescent children", Archives of
Disease in Childhood, 88 (2), pp. 178-


7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

Choi JW, (2003), "Does Helicobacter pylori infection relate to
iron deficiency anaemia in prepubescent children under 12
years of age?", Acta Paediatrica, 92 (8), pp. 970-972.
Choi JW, (2006), "Serum-soluble transferrin receptor
concentrations in Helicobacter pylori-associated irondeficiency anemia", Annals of Hematology, 85 (10), pp. 735-737.
Gessner BD, Baggett HC, Muth PT, Dunaway E, Gold BD,

Feng Zet al, (2006), "A controlled, household-randomized,
open-label trial of the effect that treatment of Helicobacter
pylori infection has on iron deficiency in children in rural
Alaska", The Journal of Infectious Diseases, 193 (4), pp. 537-546.
Hacihanefioglu A, Edebali F, Celebi A, Karakaya T, Senturk
O, Hulagu S, (2004), "Improvement of complete blood count
in patients with iron deficiency anemia and Helicobacter
pylori infection after the eradication of Helicobacter pylori",
Hepatogastroenterology, 51 (55), pp. 313-315.
Kurekci AE, Atay AA, Sarici SU, Yesilkaya E, Senses Z,
Okutan Vet al, (2005), "Is there a relationship between
childhood Helicobacter pylori infection and iron deficiency
anemia?", Journal of Tropical Pediatrics, 51 (3), pp. 166-169.
Maaroos HI, Rago T, Sipponen P, Siurala M, (1991),
"Helicobacter pylori and gastritis in children with abdominal
complaints", Scandinavian journal of gastroenterology
Supplement, 186 (95-99.
Singh M, Prasad KN, Yachha SK, Saxena A, Krishnani N,
(2006), "Helicobacter pylori infection in children: prevalence,
diagnosis and treatment outcome", Transactions of the Royal
Society of Tropical Medicine and Hygiene, 100 (3), pp. 227-233.
Suoglu OD, Gokce S, Saglam AT, Sokucu S, Saner G, (2007),
"Association of Helicobacter pylori infection with
gastroduodenal disease, epidemiologic factors and irondeficiency anemia in Turkish children undergoing endoscopy,
and impact on growth", Pediatrics International, 49 (6), pp. 858863.

Chuyên Đề Nhi Khoa

7



Chuyên
Đề Nhi Khoa
8


Chuyên Đề Nhi Khoa

9



×