Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhiễm vi rút viêm gan A ở trẻ em từ 1-10 tuổi, tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.87 KB, 4 trang )

NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN A Ở TRẺ EM TỪ 1-10 TUỔI,
TẠI TP HCM, NĂM 2003
Nguyễn Thế Hùng*, Cao Ngọc Nga*, Nguyễn Thò Thu Thảo*, Đinh Thế Trung*

TÓM TẮT
Để xác đònh tỷ lệ tiếp xúc virus gây viêm gan A ở trẻ em và phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng
đến sự lây nhiễm này, một thiết kế nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện tại Bệnh viện Nhiệt Đới từ
tháng 3 đến tháng 8 năm 2003, qua việc khảo sát 179 trường hợp trẻ em từ 1 đến 10 tuổi chưa chích
ngừa viêm gan A. kết quả cho thấy 7/179 (4%) trẻ trong nhóm tuổi này đã tiếp xúc với HAV.
Các yếu tố: hoàn cảnh kinh tế của cha mẹ, người chăm sóc trực tiếp, trình độ học vấn của cha- mẹ,
nuôi thú trong nhà, cách cho trẻ ăn, ăn thức ăn nấu tại nhà hay ăn quà rong không có mối liên quan với
nhiễm HAV (p > 0,05). Chỉ có yếu tố “có hay không uống nước đun sôi” có sự khác biệt có ý nghóa thống
kê: tất cả 7 trường hợp có anti HAV (+) đều không uống nước đun sôi, khác biệt với những trẻ có antiHAV
(-) với p = 0,04 (OR: 1,07 (1,01-1,08)). Giáo dục vệ sinh thường thức trong nhân dân nên bỏ thói quen
uống nước không đun sôi, có thể giúp tránh lây nhiễm HAV.

SUMMARY
INFECTION WITH HEPATITIS A VIRUS IN 1-10 YEAR-OLD CHILDREN AT HCMC, 2003
Nguyen The Hung, Cao Ngoc Nga, Nguyen Thi Thu Thao, Dinh The Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 158 - 162

To assess the frequency of children having exposed with hepatitis A virus, a cross sectional study was
conducted at the Hospital for Tropical Diseases from March to August 2003 in 179 non HAV-immunized
children aged 1 – 10 years old. Results: There were 7 cases presenting antiHAV positive serum (4%). The
following factors have no relationships with being HAV infected: parents’ outcome, parents’ education
level, presence of a directly day care person, raising pets, the way of feeding children, eating at home or
eating out. The fact of “ drink or not drink boiled water” was the only significant factor showing difference
among (+) and (-) antiHAV (p = 0.04) (OR: 1,07 (1,01-1,08)).
Food and drink hygiene education in public mass, especially “the habit of drinking boiled water”
should be emphasized to prevent HAV infection.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi là một bệnh nhiễm trùng
thường gặp và nguy hiểm do nhiều lọai siêu vi khác
nhau gây ra. Các loại siêu vi này rất khác nhau nhưng
biểu hiện lâm sàng tương tự nhau. Tuy nhiên, viêm
gan do siêu vi viêm gan A (HAV) là một tình trạng
nhiễm trùng không có biểu hiện lâm sàng trong đa số
các trường hợphoặc một số ít có biểu hiện lâm sàng
nhưng diễn biến thường nhẹ và tự giới hạn. Người già
có thể có vàng da kéo dài. Thể tối cấp hiếm xảy ra.
* Bộ môn Nhiễm ĐHYD TpHCM

158

Đường lây truyền chủ yếu của HAV qua đường tiêu
hóa, qua thức ăn nước uống bò nhiễm trùng, nên ở
các quốc gia có tình trạng vệ sinh môi cảnh kém khả
năng tiếp xúc với HAV xuất hiện sớm. Điều đáng chú
ý, sau nhiễm trùng không có trường hợp nào ghi
nhận chuyển sang mãn tính như viêm gan siêu vi B.
Ngoài ra, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa có khả
năng bảo vệ lâu dài cho cơ thể.
Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Á, và theo một
số tài liệu, là một vùng lưu hành cao của viêm gan
A(13). Lứa tuổi thường bò lây nhiễm sớm là trẻ em nhỏ


< 10 tuổi. Chúng tôi muốn tìm hiểu tỷ lệ cụ thể của
tình trạng lây nhiễm HAV tại một thành phố lớn. Và
tìm hiểu những yếu tố nào làm cho trẻ em dễ bò lây

nhiễm? Tỷ lệ nhiễm HAV có thể khác nhau tùy theo
từng đòa phương, và xác đònh được tỷ lệ nhiễm HAV
để đề ra những chiến lược tiêm chủng vacxin. Tìm
hiểu những yếu tố lây nhiễm có thể giúp đề ra những
biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát

Khảo sát tình hình lây nhiễm HAV ở trẻ em từ 1
– 10 tuổi đến khám tại BV Bệnh Nhiệt Đới.
Mục tiêu chuyên biệt

- Xác đònh tỷ lệ trẻ em 1-10 tuổi có tiếp xúc với
HAV tại TP HCM.
- Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến nhiễm
HAV ở trẻ này.

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả
Chọn mẫu:
Theo công thức của nghiên cứu mô tả cắt ngang
(Z 1-α/2)2 x p x q
n = -----------------------d2
Z: lấy giá trò từ phân phối chuẩn, α: 0.05 => Z 1-α/2 = Z
0,95 = 1,96; P: tỷ lệ có antiHAV trong nhóm 1 -10 tuổi tại
TP HCM. Trong trường hợp này không có số liệu có sẳn
nên p được tính là 0,5 và q là 0,5; D: sai số cho phép: 7%
Theo công thức trên, cở mẫu được tính là 196 mẫu.


Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trẻ em trong lứa tuổi 1 – 10, sống tại TP HCM và
chưa chủng ngừa viêm gan A, có sự chấp thuận tham
gia nghiên cứu từ cha mẹ hay người thân.
Phương pháp tiến hành
Lập bảng câu hỏi phỏng vấn về các biến số có
liên quan đến nhiễm HAV của trẻ, do cha mẹ hoặc
thân nhân của trẻ trả lời. Thời gian thu thập số liệu:

Nhiễm

từ tháng 3/2003 đến tháng 8/2003. Đòa điểm: Phòng
khám bệnh theo yêu cầu BV Bệnh Nhiệt Đới.
Trẻ được thử xét nghiệm antiHAV (tòan phần:
IgM và IgG) bằng phương pháp ELISA để đánh giá
tình trạng có tiếp xúc hay chưa có tiếp xúc với HAV.
Xét nghiệm này được thử tại phòng xét nghiệm của
BV Bệnh Nhiệt Đới.
Xử lý số liệu
Phần mềm EPI Info for Windows
Y đức
Đề tài không vi phạm y đức, không làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Về tỷ lệ tiếp xúc với HAV của trẻ:
Trong thời gian từ tháng 3 năm 2003 đến tháng
8 năm 2003, chúng tôi thu thập được 179 trường hợp
trẻ em đưa đến khám tại BV Bệnh Nhiệt Đới theo

đúng tiêu chuẩn chọn lựa nghiên cứu.
Gồm có: Trẻ 1- 5tuổi: 90 em (50%), trẻ > 5 tuổi:
89 em(50%), cư trú tại TP Hồ Chí Minh.
Số trẻ em có xét nghiệm anti HAV (+) là 7. Vậy
tỷ lệ có tiếp xúc với HAV của nhóm khảo sát là 7/179,
tức 4% hay nói một cách khác: có 400 trẻ có khả
năng bò nhiễm HAV cho mỗi 100. 000 trẻ.
Đây là một tỷ lệ cao. Ở Ý, suất dộ chung của viêm
gan A là 5 trường hợp cho mỗi 100 000 người và ở
Puglia, với tỷ lệ kháng thể anti A khỏang 40% ở lứa tuổi
18 tuổi, được xem là vùng dòch lưu hành trung gian(1).
Ở Bristol Bay, Alaska, khảo sát trong quần chúng trẻ
em < 5 tuổi, tần suất có kháng thể anti-HAV là 0 %
năm 1983 và 11% năm 1993. Sự gia tăng này khác biệt
có ý nghóa thống kê và sự lây truyền xảy ra giữa 2 trận
dòch do có hiện diện của trẻ em < 15 tuổi có tính cảm
thụ cao với nhiễm HAV(2). Tại Brazil, gần 50% các đối
tượng < 10 tuổi rất dễ bò lây nhiễm HAV(3)
Ở đây chúng tôi chỉ làm một đợt cắt ngang và
trên nhóm tuổi từ 1-10 nên không thể so sánh với
các lứa tuổi khác hay so sánh sự thay đổi của tỷ lệ này
theo thời gian. Điều này đã được nhận đònh ở nhiều
nơi trên thế giới: Ở Phi Châu và Trung Đông, giữa

159


năm 1989 và 1995, có một sự đi xuống rõ rệt của tỷ lệ
huyết thanh kháng thể HAV ở trẻ em < 12 t(4); Ở
Poland và Đông Âu, giữa 1979 và 1997, cũng có sự

chuyển đổi về lứa tuổi bò nhiễm viêm gan A từ trẻ em
sang lứa thanh niên trẻ(5) Tương tự như ở Châu Mỹ
Latinh, ở lứa 6-10 tuổi, 30% trẻ em Chile và 55% trẻ
em Brazil có mang kháng thể anti-HAV; Ở lứa 10-11
tuổi, tỷ lệ này là 54% ở Argentina, 62% ở Venezuela,
60% ở Brazil, 70% ở Chile và 90% ở Mexico. lứa tuổi
31- 40 thì trên 80% dân số ở các quốc gia trên đã có
tiếp xúc với HAV. Kết quả cho thấy ở Châu Mỹ Latinh,
từ vùng dòch tễ cao đã chuyển sang vùng dòch tễ
trung bình(6). Còn ở vùng Đông Nam Á, tại một số
quốc gia, dòch tễ viêm gan A đã thay đổi từ vùng lưu
hành dòch cao sang vùng lưu hành dòch trung bình,
và từ vùng dòch lưu hành trung bình sang vùng dòch
thấp. Vào những năm 1980, 85-95% dân sô ở
Philippines, Hàn quốc, Trung quốc và Thailand có
antiHAV (+) ở lứa 10-15 tuổi, so sánh với 50% ở
Malaysia và Singapore. Nhưng khỏang 10 năm sau,
thì tỷ lệ 85-95% gặp phải ở lứa 30-40 tuổi ở
Philippines, Hàn quốc, Trung quốc, Thai Lan so với
lứa 50 tuổi ở Malaysia và Singapore. Những thay đổi
tương tự cũng xảy ra ở Hong Kong, Nhật, Đài Loan(7)
Sự chuyển đổi về lứa tuổi có tiếp xúc với HAV,
cũng như khuynh hướng HAV không còn là tác nhân
lưu hành dòch cao nữa, xuất phát từ những thay đổi
về chất lượng cuộc sống, vệ sinh chỗ ăn ở, nước uống
sạch, phản ảnh sự cải thiện về các điều kiện xã hội
kinh tế ở từng quốc gia. Tỷ lệ thấp của trẻ em mang
antiHAV trong khảo sát của chúng tôi có thể cũng nói
lên một phần nào những thay đổi của điều kiện sống
tại TP HCM. Tuy nhiên cần phải có những số liệu cũ,

cũng như trong tương lai thực hiện thêm những khảo
sát khác mới có thể có được những so sánh cụ thể.
Về các yếu tố có liên quan đến khả
năng tiếp xúc với HAV
Chúng tôi tìm hiểu các yếu tố có thể có ảnh
hưởng lên vấn đề lây nhiễm HAV, chủ yếu là những
yếu tố phản ảnh hoàn cảnh sinh sống của gia đình
trẻ hay của chính trẻ, cụ thể là: trình độ học vấn của
cha mẹ, nghề nghiệp cha mẹ, người chăm sóc trẻ,

160

cách ăn uống của trẻ (thức ăn nấu tại nhà, thức ăn
nấu sẵn, lọai thức ăn, số lần ăn...).
Mối liên hệ có hay không của những yếu tố này
với tình trạng tiếp xúc với HAV được tóm tắt trong
bảng sau:
Tổng
số
- Mẹ
146
Người nuôi
- Cha
47
trẻ
-Vú nuôi
20
Trình độ
- dưới lớp 6
38

- lớp 6 – lớp 9
70
học vấn
- trên lớp 9
68
cha
Trình độ
- dưới lớp 6
41
học vấn
- lớp 6 – lớp 9
85
- trên lớp 9
53
mẹ
- Có đi nhà trẻ
135
Đi nhà trẻ
- Không đi nhà trẻ 44
- Nấu tại nhà
174
Thức ăn
- Thức ăn làm sẵn 10
Thói quen
- Có
134
ăn quà
- Không
31
rong

Uống nước
- Có
70
đun sôi
- Không
109
Nuôi thú
- Có
100
- Không
79
trong nhà
Yếu tố khảo sát

81,6
26,3
11,2
21,6
39,8
38,6
22,9
47,5
29,6
75,4
24,6
97,2
5,6

AntiHAV (+)
(%)

6 (85,7)
3 (42,9)
0 (0.0)
3 (42,9)
2 (28,6)
2 (28,6)
3 (42,9)
3 (42,9)
1 (14,3)
4 (57,1)
3 (42,9)
7 (100)
0 (0)

81,9
18,8

6 (85,6)
1 (14,3)

39,1
60,9
55,9
44,1

0 (0)
7 (100)
3 (42,9)
4 (57,1)


(%)

p
NS
NS
NS
NS

NS
NS
NS
NS
0,04
NS

NS: p > 0.05

Bảng kết quả trên cho thấy rằng các yếu tố cha
mẹ, vú nuôi, trình độ học vấn của cha – mẹ không có
mối liên quan với nhiễm HAV. Cách cho trẻ ăn, thức
ăn nấu tại nhà hoặc thức ăn nấu sẳn, ăn quà rong, rửa
trái cây trước khi ăn... không có môi liên hệ với tình
trạng lây nhiễm. Nuôi thú trong nhà cũng không có
mối liên hệ. Chỉ có yếu tố “có hay không uống nước
đun sôi” có sự khác biệt thống kê: tất cả 7 trường hợp
có tiếp xúc với HAV không uống nước đun sôi, khác
biệt với những trẻ có antiHAV (-) với p = 0,04 (OR:
1,07 (1,01-1,08)). Đây là một yếu tố khá quan trọng
trong việc lây nhiễm HAV. Đây là một thói quen không
hợp vệ sinh ăn uống mà nhiều gia đình mắc phải (do

điều kiện kinh tế, do trình độ kiến thức...)
Các yếu tố khác không có ý nghóa thống kê có
thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn, do đó việc phân tầng bò
hạn chế (ví dụ phân tầng trình độ học vấn của cha
hay mẹ, phân tầng về tần suất số lần rửa tay trước khi


chăm sóc trẻ, về số lượng người trong gia đình, số
phòng trong nhà...) và không phản ảnh được chính
xác điều kiện sinh sống và ăn uống của trẻ.
Bàn luận về những yếu tố dân số hay dòch tễ liên
quan đến nhiễm HAV đã được nhiều tác giả nghiên
cứu. Nhân một trận dòch viêm gan A xảy ra ở một
trường học tại Rio de Janeiro, năm 1999, sự lây
nhiễm không do nguồn nước được cung cấp hay lây
truyền qua phân mà có thể do sự tiếp xúc giữa người
với người(8). Đánh giá sự lây nhiễm viêm gan A qua sự
tiếp xúc trong gia đình được tác giả Meyerhoff khảo
sát và kết luận rằng: cứ mỗi 100 trường hợp chỉ điểm
(index cases) từ 6 -11 tuổi, thì có một tỷ lệ nhiễm thứ
phát trong cùng gia đình là 47,2(9). Ở đây chúng tôi
chưa có dữ liệu cho biết những người trong gia đình
của 7 trẻ có anti HAV (+) có bò vàng da hay thật sự bò
viêm gan hay không.
Yếu tố nghề nghiệp của người bò nhiễm HAV
thường được chú ý: những người làm trong nhà bếp,
cầm nắm thức ăn, những người công nhân có tiếp
xúc với nguồn nước thải, nhân viên chăm sóc trẻ em
nhà trẻ, nhân viên y tế làm trong bệnh viện..... Ở đây,
chúng tôi khảo sát trên trẻ em nên yếu tố nghề

nghiệp chưa phải là một yếu tố khảo sát được. Ngoài
ra, tình trạng kinh tế, mức thu nhập của các đối
tượng cũng được khảo sát(10) nhưng theo tác giả
Bonnani, thì tình trạng gia cảnh nghèo thấp cũng
chưa phải là yếu tố quyết đònh. Chưa có nhiều tài liệu
nói về vấn đề nuôi thú trong nhà là yếu tố nguy cơ
cho người bò nhiễm.
Thức ăn lây nhiễm có thể khác nhau tùy nơi.
Người Việt Nam hay có thói quen ăn hàng rong ngoài
đường nên rất khó biết được lọai thức ăn nào lây
nhiễm. Đã có một trận dòch viêm gan A do hành xanh
gây ra trong một quán ăn ở Ohio được báo cáo(11) hoặc
từ các lọai sò hến... cùng với một số virus đường ruột
khác như enterovirus, rotavirus, astrovirus(12). Vậy thức
ăn hàng rong rất đa dạng, khó khảo sát.

KẾT LUẬN

này tăng hay giảm. Có thể phải tìm cách xác đònh tỷ
lệ này thêm ở các nhóm tuổi khác nhau để xem
nhóm nào có nguy cơ nhiễm cao. Trong các yếu tố
dòch tễ có mối liên quan đến nhiễm HAV, việc không
uống nước đun sôi là yếu tố gây bệnh. Thói quen này
có thể tránh khỏi nếu có sự giáo dục về vệ sinh
thường thức trong quần chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

Cinzia Germinario, Pietzo Luigi Lopalco and all “
From Hepatitis B to hepatitis A and B prevention: the
Puglia (Italy) experience”. Vaccine 18, S 83- S 85
(2000).
Dolly Peach, Brian J.McMahon...” Impact of recurrent
Epidemics of hepatitis A virus Infection on population
Immunity levels: Bristol Bay, Alaska” The Journ of
Infection diseases 2002:186:1081-1085.

Damiao Carlos Moraes dos Santos. Sero “
Seroepidemiological
Markers
of
enterically
Transmitted Viral hepatitis A and E in indivuduals
living in a community located in the North Area of
Rio de Janeiro,Brazil “ Mem Inst Oswaldo Cruz, Rio
de Janeiro, vol 97(5), 637-640, 2002
Haysam Tufenkeji. “ Hepatitis A shifting epidemiology
in the Middle East and Africa” Vaccine 18 (2000) S
65- S67.
Janusz Cianciara. “ Hepatitis A shifting epidemiology
in Poland and Eastern Europe “ Vaccine 18 (2000) S
68- S70
Jorge Tanaka. “ Hepatitis A shifting epidemiology in
Latin America “ Vaccine 18 (2000) S 57- S60
Nina Gloriani Barzaga. “ Hepatitis A shifting
epidemiology in South-East Asia and China “Vaccine
18 (2000) S 61- S64
Livia Mel Villar and all. “Hepatitis A outbreak in a
public school in Rio de Janeiro, Brazil” “ Mem Inst
Oswaldo Cruz, Rio de Janeiro, vol 9735), 301-305,
2002
A.S.Mayerhoff, R.J. Jacobs. “ Transmission of
hepatitis A through household contact” Journal of
viral hepatitis, 2001, 8, 454-458
P. Bonnani, N.Comodo.” Prevalence of hepatitis A
virus infection in sewage plant workers of Central
Italy: is indication for vaccination justified? Vaccine

19 (2001) 844-849
Catherine M Dentiger, William A Bower...” An
outbreak of hepatitis A associated with green onions “
Jour Infect Dis 2001; 183: 1273-1276
F Le Guyader, L Haugarreau... “ Three-year study to
assess human enteric viruses in shellfish” Applied and
Environmental Microbiology, 2000, p 3241-3248
Nguyễn Hữu Chí. Bệnh viêm gan siêu vi cấp. Bệnh
Học Truyền Nhiễm, NXB Y Học, 1997, tr. 348-373.

Tỷ lệ trẻ em tại TP HCM đã có tiếp xúc với HAV là
4%. Giới hạn ở đây là một khảo sát cắt ngang, nên
không so sánh được số liệu trước đây để biết là tỷ lệ

Nhiễm

161



×