Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Lê Chân

THỰC TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC
CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trần Lê Chân

THỰC TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC
CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Trần Lê Chân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Quý Thầy Cô Phòng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tác giả có thể
tham gia học tập và hoàn thành luận văn.
Quý Thầy Cô khoa Tâm lý – Giáo dục giảng dạy tác giả trong những năm
học Đại học và hai năm học Cao học đã hết lòng truyền đạt kiến thức và phương
pháp học tập để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các Thầy Cô và các bạn sinh viên ở các trường Đại học nghiên cứu
đã nhiệt tình hỗ trợ và tham gia vào khảo sát, phỏng vấn,… để tác giả có điều kiện
hoàn thành trọn vẹn luận văn.
Trân trọng gửi lời tri ân đến TS. Nguyễn Thị Tứ - người đã bỏ công sức và
thời gian hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài này. Sự quan tâm tận tình và động viên,
khích lệ của Cô là nguồn lực để tác giả thực hiện tốt nhất luận văn trong thời gian
và khả năng cho phép.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn học cùng lớp Cao học khóa 23, các
bạn cựu sinh viên và sinh viên khoa Tâm lí – Giáo dục đã hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ

kiến thức cùng tác giả.
Cuối cùng, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, động
viên và tạo điều kiện để tác giả học tập, nghiên cứu và phát triển tri thức.
Nguyễn Trần Lê Chân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ĐÁNH BẠC ...................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................7
1.1.1 số nghiên cứu về hành vi con người .........................................................7
1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh bạc và hành vi đánh bạc ...............................9
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .....................................................................19
1.2.1. Hành vi ....................................................................................................19
1.2.2. Đánh bạc và hành vi đánh bạc ................................................................30
1.3. Lý luận về hành vi đánh bạc của sinh viên ....................................................41
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên .....................................................41
1.3.2. Biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ...............................................45
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên ....................48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................53
Chương 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC CỦA SINH VIÊN Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..........................54
2.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................54

2.1.1. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................54
2.1.2. Mô tả về khách thể nghiên cứu ...............................................................54
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................55
2.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................59
2.3. Một số biện pháp tác động nhận thức của sinh viên với hành vi đánh bạc ....99
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ..........................................................................99


2.3.2. Đề xuất một số biện pháp tác động nhận thức của sinh viên về hành vi
đánh bạc ..........................................................................................................107
2.3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ...111
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................120
1. Kết luận ...........................................................................................................120
2. Kiến nghị .........................................................................................................122
2.1. Đối với sinh viên ......................................................................................122
2.2. Đối với gia đình........................................................................................122
2.3. Đối với nhà trường ...................................................................................122
2.4. Đối với các ban ngành liên quan ..............................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................124
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

BLHS: Bộ luật hình sự

-


ĐH: Đại học

-

ĐTB: Điểm trung bình

-

ĐLC: Độ lệch chuẩn

-

F: Biến số kiểm nghiệm

-

%: Phần trăm

-

P: Xác suất

-

SV: Sinh viên

-

STT: Thứ tự


-

t: Giá trị T

-

TANDTC: Tòa án Nhân dân Tối cao

-

Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Mô tả về khách thể nghiên cứu ................................................................54
Bảng 2. 2. Mức độ quy đổi tương ứng điểm trung bình của biểu hiện hành vi đánh
bạc .............................................................................................................................57
Bảng 2. 3. Quan niệm của sinh viên về đánh bạc .....................................................59
Bảng 2. 4. Sự tham gia của sinh viên vào loại hình giải trí đánh bạc .......................60
Bảng 2. 5. Những loại hình đánh bạc sinh viên đã từng tham gia ............................61
Bảng 2. 6. Thời gian chơi đánh bạc trong ngày bình thường....................................62
Bảng 2. 7. Thời gian chơi đánh bạc trong ngày rảnh rỗi, hoặc ngày nghỉ/ lễ, Tết ....63
Bảng 2. 8. Số lần chơi các trò chơi liên quan đến đánh bạc trong một tuần .............63
Bảng 2. 9. Sự quan tâm của sinh viên dành cho một số loại hình giải trí .................64
Bảng 2. 10. Khái niệm về hành vi đánh bạc mà sinh viên cho là phù hợp nhất .......65
Bảng 2. 11. Biểu hiện hành vi đánh bạc trong nhận thức của sinh viên ...................66
Bảng 2. 12. Biểu hiện hành vi đánh bạc trên bình diện cảm xúc của sinh viên ........69
Bảng 2. 13. Biểu hiện hành vi đánh bạc trên bình diện ý chí của sinh viên .............72
Bảng 2. 14. Biểu hiện hành vi đánh bạc về thói quen và thái độ của sinh viên ........77
Bảng 2. 15. Biểu hiện hành vi đánh bạc trong một số hoạt động của sinh viên .......80

Bảng 2. 16. Biểu hiện lệch chuẩn có liên quan đến hành vi đánh bạc của sinh viên 83
Bảng 2. 17. Biểu hiện hành vi đánh bạc trên một số vấn đề về mặt sức khỏe của sinh
viên ............................................................................................................................85
Bảng 2. 18. Kết quả các biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ..........................87
Bảng 2. 19. Kết quả so sánh các biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên xét theo
giới tính .....................................................................................................................87
Bảng 2. 20. Kết quả so sánh các biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên xét theo
trường ........................................................................................................................88
Bảng 2. 21. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 1 ...............91
Bảng 2. 22. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 2 ...............92
Bảng 2. 23. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 3 ...............93
Bảng 2. 24. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 4 ...............94
Bảng 2. 25. Biểu hiện hành vi đánh bạc thông qua tình huống giả định 5 ...............95


Bảng 2. 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên ..............96
Bảng 2. 27. Xử lý kỷ luật của nhà trường với hành vi đánh bạc ..............................98
Bảng 2. 28. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ...............................113
Bảng 2. 29. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ..................................114


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ thực trạng chơi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại
học tại TP. HCM .......................................................................................................60


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới sau đoạn đường hơn một phần năm thế kỷ đã đem lại bộ mặt
mới cho đất nước ta. Chuyển mình từ quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn
trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tuy vậy, cơ chế mới cũng có
mặt trái, đó là sự phát triển ngày càng phức tạp với hậu quả mỗi lúc một nghiêm
trọng hơn của các tệ nạn xã hội. “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến (từ các vi phạm những nguyên
tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với các thuần phong mỹ
tục, các giá trị xã hội cho đến vi phạm các quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp
luật ) gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa và những hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân”. Chưa bao giờ
tệ nạn xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia ảnh hưởng đến sự sống, an ninh của con người
có tính phổ biến do những kẻ vô lương tâm tổ chức thực hiện như vài ba thập niên
gần đây như ma túy, mại dâm, buôn lậu, cờ bạc, hàng giả, … Trong đó, tệ nạn cờ
bạc đang ngày càng phổ biến và phát triển, trở thành hiện tượng nhức nhối của xã
hội nước ta.
“Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm”.
Hoạt động cờ bạc ngày nay diễn ra bằng những hình thức phong phú, đa dạng,
lan rộng ra cả miền núi, miền biển, nông thôn hẻo lánh, dùng từ ô tô, nhà cửa, xe
máy cho đến bát gạo, lúa non, … để gá bạc, chơi đề, lợi dụng cả vào các môn thể
thao vui chơi giải trí như đua ngựa, bóng đá, … Đủ mọi lứa tuổi từ trẻ đến già, từ
gái đến trai, từ người có trình độ văn hóa thấp đến người có trình độ văn hóa cao
như viên chức, sinh viên, thậm chí cả cán bộ quản lý kinh tế dùng tiền công quỹ để
đánh bạc, gây hậu quả thật sự nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, cờ bạc còn tấn công
vào môi trường học đường, quyến rũ nhiều học sinh, sinh viên, thậm chí có trường
hợp cả khu làng sinh viên đắm chìm trong thú đỏ đen, phổ biến tới mức các “con
bạc sinh viên” có thể tìm thấy các trò cờ bạc ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không



2

cần đặt chân ra đường. Nạn cờ bạc quả thật ngày càng phát triển khá gay gắt và
phức tạp.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị phát triển nhất của Việt Nam, là trung tâm
kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước, với hệ thống
các viện nghiên cứu và các trường Đại học khá quy mô. Theo thống kê năm 2011, ở
thành phố Hồ Chí Minh có đến 551 330 sinh viên trong tổng số 2 208 062 sinh viên
cả nước. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với
mọi thể chế chính trị, có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có
trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội, được xã hội kỳ vọng rất nhiều.
Đây cũng là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người, là lớp người
giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không
đồng đều về mặt tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau, không
phải bất cứ sinh viên nào cũng được định hướng những giá trị, hành vi đúng đắn.
Đánh bạc trong sinh viên là hành vi hết sức nguy hiểm, gây mất trật tự trị an và kéo
theo nhiều tệ nạn khác, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Báo chí và
các phương tiện thông tin đại chúng khác vẫn không ngừng đưa tin về một số thực
trạng, hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ nạn đánh bạc. Vì vậy việc tìm hiểu biểu hiện
và mức độ hành vi đánh bạc ở sinh viên Đại học, phân tích các yếu tố dẫn đến
những hành vi cũng như đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh
viên trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc là vô cùng cấp thiết.
Gần đây, ở Việt Nam có một số đề tài về tệ nạn xã hội nói chung và tệ cờ bạc
nói riêng được quan tâm như: “Đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong phòng chống
văn hóa độc hại và tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay”, “Đấu tranh phòng chống các
tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và
một số trường Đại học tại đây nói riêng chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về
hành vi đánh bạc của sinh viên.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài tìm hiểu “THỰC
TRẠNG HÀNH VI ĐÁNH BẠC CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI

HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
2. Mục đích nghiên cứu


3

Xác định thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tác động nhận
thức hành vi đánh bạc của sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
400 sinh viên của 4 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh:
Đại học Sư phạm TP.HCM
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Bách khoa TP.HCM
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành
phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh còn thấp.
- Có sự khác biệt về mức độ hành vi đánh bạc của sinh viên xét theo trường Đại
học và theo giới tính.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường
Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố xã hội
và sự tự giáo dục của sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài như:
hành vi, hành vi dưới góc độ Tâm lý học, đánh bạc, hành vi đánh bạc, biểu hiện

hành vi đánh bạc của sinh viên.
5.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của
sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tìm hiểu
nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi này.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tác động nhận thức hành vi đánh bạc của
sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.


4

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung: Đề tài chỉ đề cập và mô tả về một số biểu hiện và mức độ biểu
hiện hành vi đánh bạc, bao gồm:
- Đánh bạc dưới mọi hình thức: xóc đĩa, đánh phỏm, tú lơ khơ, tam cúc, ba cây,
đỏ đen, …
- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử, bàn bida hoặc bằng các phương tiện
khác, …
- Tham gia cá cược ăn tiền trong các môn thể thao, vui chơi giải trí như đua
ngựa, chọi gà, bóng đá, … và mọi hình thức cá cược ăn tiền khác.
Người nghiên cứu chưa có điều kiện để đi xa hơn trong việc tìm hiểu nguyên
nhân tiến hành trị liệu hay cai nghiện cờ bạc.
6.2. Về khách thể: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu 400 sinh viên của 4 trường
Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm
hành vi, phân loại hành vi, biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của hành vi đánh
bạc. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành
trên cấu trúc đã được xác lập.

7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Tệ nạn cờ bạc là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng khác không ngừng đưa tin về một số thực trạng,
hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ tệ nạn cờ bạc. Trong đó, xuất hiện không ít
trường hợp sinh viên Đại học sa đà vào cờ bạc dẫn đến những tác hại xấu như sa
sút học hành, rối loạn hành vi, thủ đoạn gian dối trộm cắp thậm chí cả hành động
giết người do quá túng thiếu tiền bạc.
Vì vậy việc tìm hiểu biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh
viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, phân tích các yếu tố


5

dẫn đến những hành vi, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức hành vi
đánh bạc của sinh viên đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
a. Mục đích:
Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó xây
dựng các bản anket.
b. Cách thực hiện:
Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, tìm ra những cơ sở nghiên cứu.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nên sẽ được trình bày chi tiết ở
chương 2.
Xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu một số biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi
đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn:

Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số sinh viên nhằm làm rõ thêm thực
trạng biểu hiện và mức độ biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên.
7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ %, trị số
trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T-Test, kiểm nghiệm ANOVA làm cơ
sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi đánh bạc của sinh viên.
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Một số nghiên cứu về hành vi con người.
1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh bạc và hành vi đánh bạc.


6

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1. Hành vi.
1.2.2. Đánh bạc và hành vi đánh bạc.
1.3. Lý luận về hành vi đánh bạc của sinh viên.
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên.
1.3.2. Biểu hiện hành vi đánh bạc của sinh viên.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên.
- Chương 2: Thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường Đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh.
2.1. Tổ chức nghiên cứu.
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường
Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Một số biện pháp tác động nhận thức của sinh viên với hành vi đánh bạc.
- Kết luận và kiến nghị.

- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI ĐÁNH BẠC
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 số nghiên cứu về hành vi con người
Từ khi chủ nghĩa hành vi ra đời, vấn đề hành vi con người rất được quan tâm
nghiên cứu. Đặc biệt là ở thế kỷ 21, vấn đề nghiên cứu tâm lý con người trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết trong việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh từ đời sống tinh
thần, vấn đề xã hội cũng như khai phá hết những tiềm năng còn tiềm ẩn của con
người để đáp ứng sự phát triển không ngừng của xã hội.
Trong nghiên cứu tác động của các mô hình sống, bạo lực của con người trên
phim ảnh, trong phim hoạt hình đến hành vi bạo lực của trẻ em trước tuổi học,
Bađura đã phát hiện rằng các em được quan sát hành vi bạo lực trên phim ảnh và
trong đời thường đã thể hiện tính bạo lực nhiều hơn so với trẻ em ở nhóm đối
chứng. Nghiên cứu đã đề cập đến xu hướng mô hình hóa các hành vi của người
được quan sát thành các “mô hình” hành vi của mình; hay nói khác đi là tính bắt
chước trong hành vi của trẻ em. [48, 26]
Nhà Tâm lý học Gordon Olport (1897 - 1967) trong các công trình nghiên cứu
của mình đã chứng minh ảnh hưởng của nhóm đến hành vi, tri giác và quan điểm
của các thành viên. Những nghiên cứu này dựa trên quan điểm của thuyết hành vi
cổ điển và hành vi trong các nghiên cứu này là hành vi theo cơ chế “kích thích phản ứng”. [60, 18]
Trong một nghiên cứu khảo sát về Hiện tượng học (Phenomenology) của hành
vi mua hàng cưỡng bức, các tác giả O’Guinn và Faber cho thấy: Tỉ lệ những người
có hành vi mua hàng cưỡng bức nghiêng nhiều về phía nữ giới, cụ thể là chiếm tới
92% trên tổng số mẫu khảo sát. [15, 3]

Vấn đề về hành vi cũng được các nhà Tâm lý học, Giáo dục học ở Việt Nam
rất quan tâm. Trong vòng mười năm trở lại đây, có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung
quanh vấn đề này. Cụ thể một số đề tài như:


8

Tác giả Hoàng Gia Trang nghiên cứu “Thực trạng biểu hiện hành vi lệch
chuẩn trong học sinh Trung học phổ thông hiện nay”. Kết quả cho thấy tỷ lệ học
sinh có vấn đề về hành vi là 9.24%, hành vi sai lệch biểu hiện nhiều nhất ở những
hành vi như nói dối nhiều lần (28.41%), trốn học bỏ tiết (21.22%), gây gỗ (7.19%),
phá hoại tài sản người khác (4.31%). [30; 38]
Nghiên cứu “Một số nhân tố chi phối hành vi tiêu dùng của người dân đối với
sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân” của tác giả Lê Hương. Đánh giá của người
dân về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp tư nhân có đến 77.7 % cho
rằng giá cả hợp túi tiền của gia đình là một lý do khiến họ vẫn tiếp tục sử dụng các
sản phẩm. Ngoài ra, 75.8% nhất trí với lý do là giá cả phù hợp chất lượng sản phẩm.
[26; 20]
Tác giả Vũ Dũng nghiên cứu “Thái độ và hành vi của người dân đối với môi
trường”. Nghiên cứu được tiến hành tại ba điểm: Phường Đồng Xuân, Phường
Thành Xuân Bắc của Hà Nội và xã Vạn Phúc của tỉnh Hà Tây. Kết quả nghiên cứu
như sau:
- Về việc sử dụng chất đốt trong gia đình: có 13.2% gia đình được hỏi dùng điện,
54.3% dùng ga, 2.0% dùng củi, 25.5% dùng than.
- Về việc sử dụng khu vệ sinh: có 70% gia đình cho là nhà vệ sinh của họ có chất
lượng tốt, 26.5% là trung bình, 3.3% là chất lượng kém.
- Về các hành vi bảo vệ môi trường tại gia đình: chỉ có 0.2% số người cho rằng họ
có dọn vệ sinh xung quanh nhà, 5.2% có khai thông cống rãnh gần nhà. Nhìn chung
người dân chưa có hành vi chưa tích cực đối với môi trường. [12; 11]
Có thể đề cập đến khóa luận tốt nghiệp đại học “Nghiên cứu một số biểu hiện

hành vi của người có HIV tại Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của
tác giả Nguyễn Minh Phụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn những người
khi biết tin mình nhiễm HIV có xu hướng biểu hiện những hành vi tiêu cực hơn là
những hành vi tích cực, điển hình như hành vi “nằm một chỗ, không muốn giao tiếp
với người khác” (82.8%); “bỏ bê công việc hiện tại” (62.9%) và “khóc lóc, than
thở” (57.2%). [90; 33]


9

Luận văn Thạc sĩ “Một số biểu hiện ở hành vi mua sắm của nữ doanh nhân tại
Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Võ Huệ Anh. Kết quả cho thấy các
nhóm sản phẩm ưu tiên trong việc mua sắm của nữ doanh nhân là: thực phẩm
(88%), vật dụng sinh hoạt gia đình (69.5%), quần áo (58.5%), và sách, báo, tạp chí
(54.5%). Mức độ nghiện mua sắm hay còn gọi là mua hàng cưỡng bức trong giới nữ
doanh nhân lên đến 9%. [88; 3]
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về hành vi của con người trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Nhưng những nghiên cứu về hành vi đánh bạc chưa được quan
tâm thực hiện nhiều.
1.1.2. Một số nghiên cứu về đánh bạc và hành vi đánh bạc
Trước tiên, ta tìm hiểu về tình hình đánh bạc ở một số thủ đô cờ bạc trên thế
giới nói riêng, và các thủ đô cờ bạc ở châu Á nói chung. Vào năm 1626 tại thành
phố Venise, Italia một cơ sở đánh bạc đầu tiên được luật pháp công nhận. Giới
thượng lưu Venise thường đến đây giải trí và gọi nhà đánh bạc này là casini. Về
sau, mọi người gọi chệch ra là Casino và bắt đầu từ đây các cơ sở đánh bạc trên thế
giới được mang một cái tên mới là Casino. Năm 1650 các Casino được xây dựng ở
các nước châu Âu khác, trong đó Casino nổi tiếng nhất là Casino mang tên Spa ở
nước Bỉ. Các Casino được xây ở Pháp, Đức, Anh và được nhà nước cho mở 12 giờ
mỗi ngày. Vào năm 1806 ở nước Pháp nhà vua Napoleon đã cho xây dựng hàng loạt
Casino và các sòng bạc này được chính quyền cấp giấy phép hoạt động. Các Casino

nước Pháp nổi tiếng trên thế giới với sự bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, lịch sự, phục
vụ tốt. Nhưng từ đây cũng xuất hiện nhiều vấn đề xã hội chung quanh các sòng bạc
này như tự tử vì thua bạc, tâm thần,… Vì vậy, năm 1837 tất cả các Casino bị chính
quyền Pháp cấm hoạt động. Nhưng nước Đức lại thành lập và cấp giấy phép hoạt
động cho một số Casino ở Baden – Baden, Wiesbaden, Bad – Humburg. Các Casino
ở nước Đức đã xuất hiện các kiểu chơi cờ bạc dạng xóc đĩa. Năm 1860 ở Monaco
đã mở sòng bạc mang tên Fracois Blanc. Trên vùng đất Monte – Carlo đã thành lập
Casino của hiệp hội Societe des Bains de Mer. Năm 1899 đã xuất hiện các salons
priver (phòng cá nhân) để đánh bạc cho yên tĩnh. Năm 1931 tại Las Vegas ( Hoa
Kỳ) đã xuất hiện các sòng bạc đầu tiên được chính quyền cho phép.


10

Nhưng nhắc tới thế giới cờ bạc thì phải nói đến Hoa Kỳ với vương quốc Las
Vegas nổi tiếng. Không cần thăm nước Mỹ thì mọi người trên thế giới cũng biết thủ
đô của nước Mỹ là Washington.D.C. Nhưng đối với thế giới thì đây chỉ là thủ đô về
chính trị, văn hóa, khoa học của nước Mỹ. Nếu New York là thủ đô kinh tế của
nước Mỹ thì thủ đô của Mafia Hoa Kỳ lại là Las Vegas. Cái tên Las Vegas này còn
được mệnh danh là thủ đô cờ bạc thế giới. Từ đầu thế kỷ 17 những tên tội phạm
nguy hiểm, giết người, ăn cướp và lừa đảo dựng lên thành phố này để ở đây, cách
xa các đồn cảnh sát và bao bọc bởi những đồng cát nóng bỏng. Chúng có thể đóng
vai các nhà quý tộc, tẩy rửa những đồng tiền tội phạm và đầu tư vào ngành kinh
doanh béo bở: cờ bạc . Một thành công nữa của Las Vegas là các sòng bạc mở cửa
cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, hữu danh hay vô danh, thậm chí
cả người da đen và dân Puectorico. Nghiên cứư lịch sử thành phố cờ bạc này cho
thấy từ xa xưa người dân da đỏ đã chơi một loại xóc đĩa với các con xúc xắc và
những que gỗ màu. Trên địa hạt bang Nevada, các trò chơi cờ bạc được chính quyền
và pháp luật cho phép, loại trừ thời gian 1910 – 1930. Cho đến nay thì cờ bạc đã trở
thành nguồn thu chủ yếu của thành phố sa mạc vốn được mệnh danh là “thủ đô

Mafia Hoa Kỳ” này.
Nếu như Las Vegas được mệnh danh là thủ đô cờ bạc của thế giới, thì Hồng
Kông, Ma Cao trước khi trở về Trung Quốc được mệnh danh là thủ đô cờ bạc của
châu Á. Hồng Kông là thành phố của Casino, có rất nhiều sòng bạc Casino các loại,
phần lớn được tập trung trong các khách sạn lớn, các khu ăn chơi, bên cạnh những
tiệm massage, các tiệm ăn, các quán bar, các quán dancing, … các sòng bạc của
Hồng Kông khác với Hoa Kỳ và các nước là rất sang trọng, chỉ dành cho các nhà
triệu phú, những người giàu có. An ninh trật tự ở Hồng Kông khá tốt. Mặc dù lãnh
địa này đã và đang tồn tại nhiều băng đảng tội phạm gốc châu Á nổi tiếng như Hội
Tam Hoàng, băng “Bamboo”, các nhóm Yakuza, …
Ở châu Á các sòng bạc đã xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc, Việt Nam.
Casino ở Macao xuất hiện từ năm 1850. Từ năm 1962 Hiệp hội Sociedae de
Tusismo e Diversoes de Macao trở thành độc quyền cấp giấy phép ở Macao. Và


11

lãnh thổ nhỏ thuộc Bồ Đào Nha này đã trở thành một vương quốc Casino nổi tiếng
đứng hàng đầu châu Á.
Ở Trung Quốc, hiện nay bao gồm cả Hồng Kông và Macao hiện tồn tại hai
phương thức quản lý đối với cờ bạc. Trung Quốc lục địa kể từ khi Đảng Cộng sản
cầm quyền năm 1949 thì đánh bạc bị cấm dưới mọi hình thức. Những năm gần đây
trong tiến trình cải cách và mở cửa, chính phủ Trung Quốc cho phép mở một số
sòng bạc dạng slot machine (máy đánh bạc tự động) ở một số vùng kinh tế mở,
dành cho người nước ngoài và Hoa Kiều. Còn ở Hồng Kông và Macao vẫn áp dụng
phương thức quản lý cũ với cờ bạc là cấp phép và thu thuế. Ở nước Australia, ngành
công nghiệp cờ bạc mỗi năm thu được 8 tỷ đôla Australia. Ở nuớc này có 14 casino
ở Sydney, Gold Coast, Brisbane, Townsvlle, Melbourne, … trong đó các sòng bạc
Casino được chính quyền cấp phép đầu tiên vào năm 1992 và 1994 ở Melbourne và
Sydney.

Tại Philippin và Malaysia, các sòng bạc Casino cũng được nhà nước cấp
phép hoạt động. Tại Philippin, công ty Philippine Amusement and Gaming
Corporation (PAGCOR) dưới sự kiểm soát của chính phủ quản lý các Casino ở
nước này. PAGCOR tổ chức các trò chơi bingo ở 10 Casino và trò chơi slot
machine ở một sòng bạc Casino ở Manila. Phần lớn khách chơi cờ bạc ở Philippin
là người nước ngoài. Tại Malaysia, chính phủ đã làm chủ sở hữu sòng bạc Casino
lớn nhất Đông Nam Á ở Kuala Lumpur.
Tại Campuchia, sòng bạc Casino đầu tiên được mở trên thuyền nổi ở Mega
Resort floating Casino trên sông Tonle Sap vào năm 1995. Năm 1996 trên địa phận
gần biên giới Thái Lan, chính quyền địa phương đã mở nhiều Casino, chính phủ đã
thu được 500000 USD lợi nhuận. Một Casino lớn được mở trên địa phận tỉnh
Svâyriêng đối diện cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).
Tại Việt Nam, đầu tiên ta tìm hiểu về giai đoạn trước năm 1945.
Thời xa xưa ở Việt Nam những người vô công rỗi nghề thường có tính ham
mê cờ bạc. Trong những tháng giêng, tháng hai, tháng ba, gọi là “tháng ăn chơi”,
đàn bà, trẻ con cho chí người lớn, chỗ thì tụm năm, tụm ba chơi xúc xắc, quay đất,
xóc đĩa, giồi mỏ, giồi chẳn lẻ, bài phu, tam cúc, tứ sắc, bài cào … đâu đâu cũng thấy


12

nói tới chuyện cờ bạc. Đó là cách chơi xuân, ăn thua độ năm ba đồng, còn quanh
năm những tay ăn chơi chực bóc áo tháo quần của nhau thì nhất là hay chơi xóc đĩa,
ít xì hay là tài bàn, đánh bất. Trong xã hội phong kiến Việt Nam vấn đề cờ bạc được
đề cập đến trong các Bộ luật lớn như Quốc Triều Hình Luật triều Lê, Luật Gia Long
triều Nguyễn ở một góc độ giữ gìn an ninh trật tự phong kiến. Đặc biệt vấn đề tệ
nạn cờ bạc đã được đề cập đến nhiều trong hương ước của làng xóm, ở các vùng
nông thôn Việt Nam . Tuy nhiên dưới chế độ cũ các tệ nạn cờ bạc như đánh chắn, tổ
tôm, cua cá, ba cây, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc,… đã xảy ra phổ biến không chỉ ở các
vùng nông thôn và cả ở khu vực thành thị. Các sòng bạc dạng Casino đã được cấp

giấy phép hoạt động công khai để thu lợi nhuận cho chính quyền.
Trải qua nhiều thời kỳ pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp
luật phong kiến Trung Hoa. Năm 1698, vua Lê Huy Tông hạ lệnh cho viên đề lãnh
dò xét: “Người chứa gá và người đánh gá đều bị phạt nặng, số tiền bị phạt nhiều hay
ít tùy theo thứ bậc phẩm trật của từng người”. Ngay sau khi lên ngôi năm 1802, vua
Gia Long đã ban lệnh nghiêm cấm đánh bạc, quy định hình phạt nghiêm khắc. Theo
Luật Gia Long ban bố, các khoản tiền thu về trong và sau vụ đánh bạc được dùng
làm phần thưởng cho những người có công tố giác tội phạm. Dưới triều các vua
Minh Mạng, vua Thiệu thì tội đánh bạc bị phạt rất nặng, không cần biết là quan hay
lính. Quan phạm tội thì bị phạt rất nặng, thậm chí bị phạt treo cổ. Còn những người
có trách nhiệm quản lý, theo dõi khi để xảy ra việc đánh bạc cũng bị phạt giáng
chức từ 2 – 4 cấp. Tuy nhiên, những ai có công phát hiện tội phạm sẽ được thưởng.
Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân còn non
trẻ, đất nước bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. Nền
kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại phải đối phó với những khó khăn chồng chất.
Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, chống thực dân pháp xâm lược. Sau đó, hàng loạt văn bản pháp
luật đã được Nhà nước ban hành. Bên cạnh hoạt động đấu tranh chống thực dân
cùng bọn tay sai, phản động, Nhà nước ta còn hết sức chú trọng việc giữ gìn an ninh
trật tự, an toàn xã hội dân trong kháng chiến. Chính vì vậy, pháp luật hình sự của
chính quyền nhân dân đã tập trung phục vụ thực hiện các nhiệm vụ đó.


13

Ngày 14/04/1948, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 168 về tội đánh bạc
nhằm mục đích chặn tay địch và những phần tử thuộc các giai cấp bóc lột, dùng cờ
bạc vào những mục đích phá hoại, đầu độc, bóc lột nhân dân, làm cho một số người
xao lãng nhiệm vụ cách mạng. Và sau đó có nhiều văn bản được ban hành như:
Thông tư số 301-VHH-HS ngày 14/01/1957 của Bộ tư pháp về bài trừ tệ nạn xã hội;

Chỉ thị 1183 – TATC/TC ngày 01/07/1960 của Tòa án tối cao về xử lý cờ bạc,
Thông tư 121 – CP ngày 09/08/1961 của Hội đồng chính phủ “về việc tập trung giáo
dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội”, Chỉ thị 14 – CT ngày
16/01/1961 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng “về các biện pháp giải quyết các vấn đề
cứu tế xã hội và tệ nạn xã hội” đã yêu cầu lập hồ sơ đưa ra truy tố hoặc tập trung cải
tạo đối với bọn tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc chuyên nghiệp. Trong quyết định số
154 – CP ngày 01/10/1973 của Hội đồng Chính phủ “về việc bổ sung đối tượng bị
coi là lưu manh chuyên nghiệp thuộc diện tập trung giáo dục cải tạo ở cơ sở sản xuất
do Bộ Công an quản lý” cũng quy định về xử lý các đối tượng cờ bạc chuyên
nghiệp. Tiếp đó, Chỉ thị 135/HĐBT ngày 14/05/1989 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng “về việc giải quyết trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới” cũng nhấn
mạnh việc xử lý, quản lý các đối tượng cờ bạc. Các hành vi tổ chức đánh bạc, đánh
bạc cũng bị xử lý hành chính theo quy định của Nghị định 141 – HĐBT ngày
25/04/1991 “quy định về phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự”.
Ngày 18/05/1994 Liên Bộ Tài chính - Nội vụ đã ra thông tư số 43/LB-TT
hướng dẫn xử lý việc lợi dụng xổ số kiến thiết để hoạt động số đề. Vấn đề phòng
chống tệ nạn cờ bạc cũng được đề cập đến trong chỉ thị 814/TTg ngày 12/12/1995
của Thủ tướng chính phủ: “về tăng cường quản lý, thiết lập trật tự trong các hoạt
động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm
trọng”. Chỉ thị 814/TTg quy định “đối với hoạt động đánh bạc, số đề: tuyên truyền
giáo dục làm cho nhân dân hiểu biết đầy đủ về pháp luật, thấy rõ đánh bạc, số đề là
hành vi phạm pháp; đồng thời cải tiến việc phát hành sổ xố kiến thiết. Các cơ quan
quản lý nhà nước phải tăng cường công tác quản lý xã hội, tiến hành điều tra,
nghiên cứu, nắm chắc các đối tượng cờ bạc, số đề, phân loại, lập thành hồ sơ để xử


14

lý kịp thời. Truy quét để xóa bỏ các tụ điểm cờ bạc, số đề. Xử lý những người tham
gia đánh bạc và nghiêm trị những chủ thể chứa bạc, chủ đề”.

Qua từng thời kỳ cách mạng, đường lối xử lý đối với người phạm tội đánh bạc
cũng thay đổi, nhưng các dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc vẫn không có gì thay đổi.
Bộ luật hình sự 1985 quy định tội đánh bạc , tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong
cùng một điều luật (Điều 200). Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định tội đánh
bạc tại Điều 248, còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 249.
Việc tách tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thành hai điều luật riêng
là nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do yêu cầu thực tiễn
đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999
được cấu tạo từ khoản 1 điều 200 Bộ luật hình sự 1985 và có sửa đổi, bổ sung như
sau:
Bổ sung tình tiết là yếu tố định tội, đó là: tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc
phải có giá trị lớn, nếu chưa có giá trị lớn thì người đánh bạc phải là người đã bị xử
phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới
cấu thành tội đánh bạc .
Bổ sung các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt và được quy định tại điểm a
và b khoản 2 của điều luật như: có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng
để đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
Bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính quy định tại khoản 1 của điều luật,
tăng mức cải tạo không giam giữ từ một năm lên ba năm; hình phạt bổ sung được
quy định trong cùng một điều luật và tăng mức phạt từ một triệu đến năm triệu lên
từ ba triệu đến ba mươi triệu; bỏ hình phạt tịch thu một phần tài sản mà Điều 218
Bộ luật hình sự 1985 quy định đối với tội phạm này.[34]
Ở nước ta, tội phạm đánh bạc xuất hiện trong mọi thời đại với những dấu hiệu
khác nhau, trong từng giai đoạn có quy mô và mức độ khác nhau. Tội phạm đánh
bạc ngày nay đã lan rộng, với những thủ đoạn bọn chúng sử dụng ngày càng tinh vi,
đa dạng gây ảnh hưởng và nguy hiểm rất cao cho xã hội. Do đó, việc ban hành các


15


Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, và Bộ luật hình sự Việt Nam
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để nghiêm trị loại tội phạm này là rất cần thiết.
Đánh bạc là một vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. Các nghiên cứu về đánh
bạc trên thế giới cũng như ở Việt Nam dưới góc độ Tâm lý học nói chung và hành
vi nói riêng thật sự chưa có nhiều. Trong phạm vi hết sức có thể, người viết đề cập
đến một số công trình liên quan đến đánh bạc trong các lĩnh vực Luật học, Y khoa
và Xã hội học như sau:
Tác giả Cao Thị Oanh với đề tài: “Đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên
địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2002, kết quả nghiên cứu cho thấy trong những
năm 1997-2001, số vụ cờ bạc và số người thực hiện hành vi cờ bạc trên địa bàn
thành phố Hà Nội không những không giảm xuống mà còn có xu hướng tăng lên.
Những số liệu thể hiện sự đánh giá chính xác của nhà nước về tình hình tội cờ bạcsố liệu xét xử của các Tòa án là không phản ánh đúng diễn biến của xu hướng đó.
Điều này cho thấy số liệu xét xử của các tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong những năm vừa qua không chỉ thể hiện kết quả của hoạt động đấu tranh phòng
chống tội phạm mà còn ảnh hưởng lớn (cả trực tiếp và gián tiếp) bởi sự thay đổi của
pháp luật hình sự liên quan tới loại tội phạm này. Cụ thể là nó chịu ảnh hưởng trực
tiếp của việc thu hẹp phạm vi xử lý về Hình sự đối với các tội cờ bạc do bộ luật
Hình sự năm 1999 nêu ra cũng như những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các
quy định của luật hình sự khi xác định ranh giới giữa tôi phạm và vi phạm hành
chính đối với các hành vi cờ bạc. Ngoài ra còn cần phải tính đến phần tội phạm ẩn
có thể ở mức đáng kể của chúng và có biện pháp tìm cách hạn chế tỉ lệ tội phạm ẩn
này. Nói chung, các tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội đang là vấn dề bức
xúc với diễn biến phức tạp gây thiệt hại to lớn cho đời sống xã hội chúng ta. [29]
Tác giả Phan Thị Ngọc Quí với luận văn: “Quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999)” nghiên cứu
những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc, qua đó thấy được những khó khăn, và rút ra
những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong đấu tranh phòng chống tội phạm đánh
bạc. Đồng thời, cho ta thấy được tình hình gia tăng của loại tội phạm này và có biện
pháp đúng đắn để ngăn chặn và đi đến đẩy lùi tội phạm. Một cách tổng quát, việc



×