Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá rối loạn vận động thành tim bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.2 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013

ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG THÀNH TIM BẰNG SIÊU ÂM
DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU CƠ TIM CỤC BỘ
Hoàng Đình Anh*
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá rối loạn vận động thành tim và cho điểm bằng phần mềm siêu âm ở 51
bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB), tuổi trung bình 64,4 ± 9,4, nam 33, nữ 18.
Kết quả: siêu âm tim Doppler màu có giá trị phát hiện rối loạn vận động thành ở 80,4% BN BTTMCB,
điểm và chỉ số vận động thành tăng cao giúp tiên lƣợng mức độ bệnh, định hƣớng nhánh động
mạch vành (ĐMV) tổn thƣơng theo vùng cơ tim.
* Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ; Siêu âm Doppler tim; Rối loạn vận động thành.

EVALUATION OF DYSKINETIC WALL MOTION OF HEART BY
DOPPLER ECHOCARDIOGRAPHY IN PATIENTS
WITH ISCHEMIC HEART DISEASE
Summary
We studied dyskinetic wall motion by Doppler echocardiography in 51 patients with ischemic
heart diseases, average age 64.4 ± 0.4 (33 men, 18 women). The results showed that: Doppler
echocardiography found out 80.4% of dyskinetic wall motion in ischemic heart diseases. Wall motion
score (WMS) and wall motion score index (WMSI) increased will help to evaluate situation of
ischemic heart disease and find out injury brand of conory artery.
* Key words: Ischemic heart disease; Doppler echocardiography; Wall motion score.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là tình trạng
thiếu máu một phần hoặc hoàn toàn lƣợng
máu cho một vùng cơ tim, nguyên nhân
chính do bệnh lý ĐMV.
Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh khá cao, từ
5 - 10%. Ở Việt Nam, bệnh có xu hƣớng


tăng lên theo sự phát triển kinh tế, xã hội.
Theo thống kê tại Viện Tim mạch Quốc gia
Việt Nam, BTTMCB chiếm 9,5% tổng số BN
điều trị.
Có nhiều phƣơng pháp chẩn đoán
BTTMCB, nhƣ lâm sàng dựa vào cơn đau

thắt ngực, biến đổi sóng điện tim và cuối
cùng để chẩn đoán xác định là chụp ĐMV.
Hiện nay, một số quan điểm cho rằng,
cần đƣa thêm tiêu chuẩn rối loạn vận động
thành vào chẩn đoán BTTMCB. Nhƣ vậy,
phƣơng pháp siêu âm Doppler tim có vai trò
quan trọng trong đánh giá rối loạn vận động
từng vùng cơ tim, có thể quan sát trên siêu
âm 2D ở một số mặt cắt cơ bản hoặc sử
dụng phƣơng pháp siêu âm Doppler mô cơ
tim (TDI), phƣơng pháp siêu âm tim gắng
sức (Stress echo).

* Bệnh viện 103
Người phản hồi (Corresponping): Hoàng Đình Anh


97


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi
sử dụng phần mềm siêu âm đánh giá điểm

và chỉ số vận động thành ở BN BTTMCB
nhằm: Tìm hiểu giá trị của phương pháp
cho điểm từng vùng tưới máu cơ tim theo
sơ đồ định chuẩn 16 vùng bằng phần mềm
siêu âm Doppler tim.
ĐỐI TƢƠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
51 BN BTTMCB có cơn đau thắt ngực
điển hình và tiêu chuẩn điện tim có thiếu
máu cơ tim cục bộ nhƣ đoạn ST chênh
xuống ≤ 1 mm hoặc ST chênh lên ≥ 2 mm ở
V1 - V4 hoặc chênh lên ≥ 1 mm ở các đạo
trình khác, sóng T (-) đối xứng có thể có
xuất hiện sóng q sâu ≥ 4 mm.
- BN đƣợc ghi ECG và siêu âm Doppler
tim tại Bộ môn - Khoa Chẩn đoán Chức
năng, Bệnh viện 103 với hệ thống máy siêu
âm hãng Philips HD -15 (Mỹ).
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Đánh giá cho điểm vận động thành
(Wall motion score - WMS) và chỉ số vận
động thành (Wall motion score index WMSI) theo sơ đồ 16 vùng của Hội Siêu âm
Mỹ (1986), theo sơ đồ phần mềm khi đƣợc
đánh dấu có rối loạn vận động thành, máy
sẽ tự động đánh dấu và cho điểm.
Trƣớc vách
1

Vùng vách


Thành trƣớc
6

7
12

5

11

16 13
15 14

Thành dƣới sau

2
8
9

3

Thành bên
10
4

Thµnh sau

Hình 1: Sơ đồ mặt cắt trục ngang qua thất
trái theo Schiller (1989).


Hình 2: Cho điểm vận động thành theo
phần mềm siêu âm (máy siêu âm
Philips HD-15).

100


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
* Tiêu chí cho điểm: vận động bình thƣờng:
1 điểm; giảm vận động (hypokynetic): 2 điểm;
không vận động (akinetic): 3 điểm; rối loạn
vận động (dyskinetic): 4 điểm; phình thành
tim (aneurysm): 5 điểm. Điểm vận động
thành (WMS) là tổng điểm các vùng đƣợc
đánh giá.
Chỉ số vận động thành (WMSI) tính bằng
WMS chia cho số vùng đƣợc quan sát, bình
thƣờng WMSI = 1.
- Đánh giá vùng cơ tim tổn thƣơng (%).
- Dự đoán ĐMV tổn thƣơng.
- Thống kê xử lý số liệu theo chƣơng
trình SPSS 15.0 (WHO).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới nhóm nghiên
cứu.

Số BN
%


NAM

NỮ

CHUNG

33

18

51

64,7

35,3

100

< 0,05

64,4  9,4

> 0,05

Tuổi trung
63,6  9,9 65,7  8,5
bình

p


BN BTTMCB có tuổi trung bình khá cao
(64,4  9,4), thấp nhất 45 tuổi, cao nhất 84
tuổi. Bệnh thƣờng liên quan với quá trình
vữa xơ động mạch nói chung, trong đó, có
tổn thƣơng vữa xơ ĐMV, chủ yếu gặp ở
ngƣời cao tuổi. Một số nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc thấy: bệnh thƣờng gặp ở lứa
tuổi > 58, tuổi trung bình cả 2 giới không có
sự khác biệt, nhƣng tỷ lệ bệnh ở nam gặp
nhiều hơn nữ (64,7% so víi 35,3%), tỷ lệ
nam/nữ lµ 1,8. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của Đào Tiến Mạnh [3]: nam có nhiều
yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐMV hơn nữ, nhƣ
nghiện thuốc lá, uống rƣợu, tăng huyết áp.

Bảng 2: Vị trí thiếu máu cơ tim trên điện
tim đồ thƣờng quy.
VÙNG TỔN
THƢƠNG

SỐ VÙNG TỔN
THƢƠNG

TỶ LỆ
%

(67 vùng/51 BN)
Trƣớc vách


22

32,8

Trƣớc bên

14

20,9

Trƣớc rộng

11

16,4

Sau dƣới

20

29.9

Tất cả BN đều đƣợc ghi điện tim trƣớc
khi siêu âm, tìm ra vùng thiếu máu hoặc
nhồi máu cần khảo sát kỹ khi siêu âm. BN
có đoạn ST  > 2 mm hoặc ST 1 mm hoặc
có thay đổi sóng T và/hoặc có sóng Q sâu,
định hƣớng có tổn thƣơng thiếu máu, nhồi
máu cơ tim. Có những BN có tới 2 - 3 vùng
tổn thƣơng, nhƣ vậy, số vùng tổn thƣơng

gặp 67/51 BN. Tổn thƣơng ĐMV trái ở các
vùng trƣớc vách, thành bên và trƣớc rộng
chiếm tỷ lệ cao (47/67 BN = 70,1%), tổn
thƣơng ĐMV phải thấp hơn so với thành
sau dƣới chỉ gặp 20/67 BN (29,9%). Theo
Đào Tiến Mạnh [3]: chủ yếu gặp tổn thƣơng
thiếu máu và nhồi máu ở thành trƣớc bên
do ĐMV trái chi phối.
Đây là điều thuận lợi khi siêu âm cho
điểm vận động và đánh giá chỉ số vận động
thành, vì vùng trƣớc bên thƣờng dễ quan
sát hơn, đánh giá chính xác hơn, vùng thành
sau khi có rối loạn vận động thành, rất khó
đánh giá, mức độ tổn thƣơng nhẹ hơn.
Bảng 3: Điểm vận động thành và chỉ số
vận động thành.
KẾT QUẢ SIÊU
ÂM
Không có rối loạn
vận động thành

WMS
(điểm)
16

Có rối loạn vận
26,8 ± 7,4
động thành

51 BN

WMSI
n

%

10

19,6

1,68 ± 0,49 41

80,4

1,0

Tất cả BN đƣợc làm siêu âm Doppler
màu đánh giá chức năng tim, mức độ hở

100


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
van, áp lực động mạch phổi, đặc biệt tập
trung đánh giá rối loạn vận động thành trên
4 mặt cắt cơ bản: mặt cắt trục dọc, mặt 4
buồng tim, 2 buồng tim và trục ngang vùng
nền, giữa, mỏm, cho điểm theo phân bố 16
vùng của Hiệp hội Siêu âm Mỹ.
Kết quả cho thấy: 10 BN (19,6%) không
có rối loạn vận động thành, mặc dù điện tim

có thay đổi đoạn ST - T, 41 BN (80,4%) có
rối loạn vận động thành tim. Những BN
không có rối loạn vận động thành trên siêu
âm đa số có thiếu máu thành sau trên điện
tim. Vì vậy, đánh giá điểm vận động thành
khó khăn hoặc do tăng vận động bù của
vùng cơ tim lành cạnh tổn thƣơng tạo ra
nhận định âm tính giả, số BN này cần đƣợc
siêu âm gắng sức để xác định chính xác
hơn.
41 BN có rối loạn vận động thành cho
điểm theo thang điểm từ 1 - 5, đánh dấu
vào sơ đồ phần mềm định sẵn trên máy
theo từng mặt cắt, khi hiện hình mặt cắt
khác, nếu vùng nào đã đƣợc cho điểm sẽ
hiện hình mã hoá màu để tránh cho điểm
trùng nhau, bảo đảm độ chính xác.
Điểm vận động thành trung bình ở BN
khá cao, với WMS: 26,8 ± 7,9 điểm và chỉ
số vận động thành WMSI: 1,68 ± 0,49, bình
thƣờng điểm WMS là 16 điểm, WMSI là 1.
Nhƣ vậy, BN có rối loạn vận động thành
trong nghiên cứu của chúng tôi có WMS,
WMSI gần gấp 2 lần bình thƣờng. Nhiều
tác giả nhận thấy: chỉ số vận động thành
WMSI càng cao, tổn thƣơng cơ tim càng
lớn. Theo Nashimura, khi WMSI > 2, tiên
lƣợng nặng, độ đặc hiệu 90%.
Bảng 4: Đánh giá vùng có rối loạn vận động
thành theo nguồn cung cấp máu của ĐMV.


SỐ NHÁNH ĐMV Tỷ lệ

ĐMV CUNG CẤP MÁU

(70/41 BN)

%

Động mạch liên thất trƣớc (vùng
số 1, 2, 7, 8, 12, 13, 14, 15, 16)

34

47,6

Động mạch mũ (vùng số 3, 4,
9, 10)

17

24,3

ĐMV phải (vùng số 5, 6, 11)

19

27,1

Trong 41 BN xác định có rối loạn vận

động thành trên siêu âm, chủ yếu gặp rối
loạn vận động vùng ĐMV trái chi phối
(72,9%), ĐMV phải ít hơn (27,1%), cơ bản
cũng phù hợp kết quả biến đổi ST - T trên
điện tim đồ (70,1% vùng thành trƣớc - bên
do ĐMV trái chi phối). Kết quả này hoàn
toàn phù hợp với nghiên cứu của Hồ An
Bình và Trần Văn Dƣơng [1, 2] khi chụp
ĐMV nhận thấy chủ yếu gặp tổn thƣơng
ĐMV trái (68,9%).
Bảng 5: Số ĐMV tổn thƣơng xác định
trên siêu âm.
SỐ ĐMV TỔN THƢƠNG


thƣơng
ĐMV

Không
ĐMV

SỐ BN (51 BN)

TỶ LỆ %

tổn 1 nhánh

16

31,4


2 nhánh

21

41,2

Cả 3 nhánh

4

7,8

10

19,6



tổn

thƣơng

Dựa vào vùng có rối loạn vận động
thành tim với số điểm và chỉ số vận động
thành tăng hơn bình thƣờng, khi đối chiếu
với nhánh ĐMV cấp máu thấy, 31,4% BN
có tổn thƣơng 1 nhánh động mạch, 48,9%
BN có tổn thƣơng đa nhánh (2, 3 nhánh).
Có tới 70 nhánh/41 BN có tổn thƣơng. Nhƣ

vậy, sẽ có nhiều BN tổn thƣơng đa nhánh,
khi có tổn thƣơng đa nhánh, số điểm và chỉ
số vận động thành sẽ tăng cao, tổn thƣơng
diện rộng làm giảm chức năng tim nhiều,
cần có chỉ định chụp và can thiệp vành sớm.
KẾT LUẬN
- Bệnh nhân BTTMCB có tuổi trung bình
cao (> 60 tuổi), thƣờng gặp nam giới (64,7%).

101


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
- Siêu âm tim Doppler màu có giá trị phát
hiện rối loạn vận động thành (80,4%), cho
điểm và chỉ số vận động thành tim giúp tiên
lƣợng mức độ tổn thƣơng.
- Xác định vị trí vùng rối loạn vận động
thành trên siêu âm giúp chỉ ra nhánh ĐMV
và số lƣợng nhánh ĐMV bị tổn thƣơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Bình, Huỳnh Văn Minh. Đánh giá tổn
thƣơng ĐMV qua chụp mạch và sự tƣơng quan
rối loạn lipid ở BN suy vành. Tạp chí Tim mạch.
2004, số 37, tr.119-126.
2. TrÇn Văn Dương, Nguyễn Quang Tuấn,
Phạm Gia Khải. Vai trò của chụp ĐMV trong
chẩn đoán và điều trị bệnh ĐMV. Kỷ yếu Đại hội
Tim mạch lần 8. 2000.


3. §µo Tiến Mạnh. Nghiên cứu giá trị chẩn đoán
BTTMCB bằng phƣơng pháp xạ hình tƣới máu
cơ tim. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2006.
4. Nahimura RA. Role of two - dimensional
echocardiogrphy in the prediction of in hospital
complications after acute myocardial infarction. J
Am Coll Cardial. 19846, pp.1080-1089
5. Joselina LM, Thiago JS, Thaiana. Chronotropic
incompitence and a higher frequency of myocardial
ischemia in exercise echocardiography. Cardivasc
Ultrasound. 2007, 5, p.38.

Ngày nhận bài: 4/4/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo:
24/5/2013
Ngày bài báo được đăng: 26/5/2013

102


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013

103



×