Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu ứng dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.46 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG
CỐ BẰNG SÓNG CAO TẦN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nguyễn Văn Thạch*; Nguyễn Lê Bảo Tiến*
Nguyễn Duy Luật*; Nguyễn Đình Hoà*
TÓM TẮT
Tạo hình nhân nhày đĩa đệm cột sống cổ bằng sóng cao tần (Nucleoplasty) là một can thiệp ít
xâm lấn được bắt đầu ứng dụng điều trị bệnh lý cột sống tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2007.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 66 bệnh nhân (BN) thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ có chỉ
định điều trị bằng sóng cao tần nhằm đánh giá kết quả điều trị của kỹ thuật Nucleoplasty. Kết quả:
sau điều trị 3, 6 tháng, điểm đau cổ, điểm đau tay, chỉ số theo thang điểm NRS giảm; chỉ số NDI tăng
so trước điều trị. Kết quả chung tốt và rất tốt chiếm 79,7%, trung bình 15,3%, kém 3,4% và rất kém
1,7%. Qua kết quả nghiên cứu khẳng định kỹ thuật Nucleoplasty là kỹ thuật an toàn, ít biến chứng,
không cần gây mê, thời gian hồi phục ngắn, tuy nhiên, giá thành cao, cần có chỉ định chặt chẽ.
* Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm cột sống cæ; Sóng cao tần.

Research on application of high frequency waves in
treating disc cervical herniation at VietDuc hospital
Summary
Shaping mucosal disc of cervical spine by high frequency waves (Nucleoplasty) is a minimally
invasive intervention, are applied firstly at Vietduc Hospital in 2007. We studied 66 patients with
cervical spine disc herniationon treated by high-frequency. The treatment results after 3, 6 months
showed that neck pain point, arm pain point, Numerical Rating Scale (NRS) index reduced and Neck
Disability index (NDI) increased compared with the results before treatment. Good and very good result
were 79.7%; medium result was 15.3%; bad result was 3.4%; very bad result was 1.7%. Based on
these results, we found that this technique was safe, less complications, no need for anesthesia,
recovery time was short, however the price was still high and treating indication should be specified.
* Key words: Disc cervical herniation; High frequency waves.

ĐẶT VẤN ĐỀ


Bệnh lý TVĐĐ cột sống thường gặp với
tỷ lệ ngày càng cao do thói quen sinh hoạt
trong cuộc sống hiện đại. Tại Mỹ, bệnh lý
cột sống ảnh hưởng đến > 10 triệu người
và chi phí điều trị > 20 tỷ đô la hàng năm.
Tại Việt Nam, theo Trần Ngọc Ân, TVĐĐ cột
sống cổ gặp tới 40% trong thoát vị cột sống.

Tại Việt Nam, việc điều trị TVĐĐ cột sống
cổ được chú ý từ những năm 90 của thế
kỷ XX. Hiện nay, việc chẩn đoán TVĐĐ đã
đạt được những bước tiến mới do áp dụng
các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại: chụp c¾t
lớp vi tính, cộng hưởng từ...
Điều trị TVĐĐ có rất nhiều phương pháp
như điều trị nội khoa, ngoại khoa. Những năm

* Bệnh viện Việt Đức
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Duy Luật


171


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
gần đây, điều trị ngoại khoa đã đạt được áp
dụng rộng rãi và bước đầu mang lại kết quả
khả quan. Nghiên cứu của Carragree (2001)
những trường hợp kích thước thoát vị nhỏ
hơn 6 mm (tính từ bờ sau thân đốt sống)

mổ cho kết quả chỉ đạt 24%. Như vậy, cần
có phương pháp điều trị phù hợp cho các
thoát vị giai đoạn sớm, nhỏ, chưa vỡ (thoát
vị còn bao). chưa có chèn ép tủy điều trị nội
khoa thất bại và sóng cao tần có thể là một
giải pháp cho những trường hợp này. Tại
Việt Nam điều trị TVĐĐ bằng sóng cao tần
được áp dụng từ năm 2007 tại BÖnh viÖn
Việt Đức. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều
trị TVĐĐ bằng sóng cao tần vẫn chưa nhiều.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm
mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán
hình ảnh và đánh giá kết quả điều trị TVĐĐ
cột sống cổ điều trị bằng sóng cao tần.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
66 BN được chẩn đoán và điều trị bằng
sóng cao tần từ 9 - 2007 đến 04 - 2010.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô
tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu.
- Đánh giá mức độ đau cổ, đau tay bằng
thang điểm NRS và NDI, đánh giá kết quả
chung theo tiêu chuẩn MacNab cải tiến.
- Các bước tiến hành nghiên cứu:
+ Thu thập thông tin trên một bệnh án
thống nhất.
+ Khám lâm sàng.

+ Chụp cộng hưởng từ.
+ Phương pháp phẫu thuật.
- Phương tiện phẫu thuật: màn hình tăng
sáng (C-arm), máy tạo sóng cao tần, kim và
đầu que đốt.

- Các bước tiến hành phẫu thuật:
+ Vệ sinh vùng cổ trước.
+ BN nằm ngửa, kê gối nhỏ dưới vai, để
cổ tư thế ưỡn. Kéo vai để kiểm tra C6C7T1
nếu cần.
+ Gây tê tại chỗ.
+ Chọc kim qua da dưới hưỡng dẫn của
C-arm. Vị trí cần xác định trên bình diện
nghiêng, đầu kim chọc dừng 1/3 sau đĩa đệm,
trên bình diện trước sau, đầu kim chọc dừng
lại ngay đường giữa.
+ Kiểm tra C-arm trên 2 bình diện.
+ Tiến hành đốt ở 3 vị trí: đường sau,
đường giữa, đường trước, trên bình diện
chụp nghiêng trong mổ. Đốt sóng cao tần,
tần số (thường dùng tần số 2), mỗi vị trí đốt
khoảng 6 giây, xoay kim 3600.
+ Rút kim và băng vết chọc kim.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của nhóm BN nghiên
cứu.
40 BN nữ (60,61%) và 26 nam (39,39%),
tỷ lệ BN nữ gấp 1,5 lần so với BN nam. Các

tác giả khác lại thấy nam nhiều hơn nữ:
Võ Xuân Sơn, Nguyễn Đức Hiệp, Kelsey,
Kokubun. Chúng tôi không thấy lý do đặc
biệt nào giải thích sự khác biệt trên, có thể
do mức độ thoát vị, số lượng BN nghiên
cứu còn ít và chỉ mô tả loại thoát vị thể lồi
bên. Trong khi các tác giả trên lại mô tả nhiều
loại thoát vị.
* Phân bố theo tuổi:
< 30 tuæi: 1 BN (1,5%); 30 - 39 tuæi: 7 BN
(10,6%); 40 - 49 tuæi: 25 BN (37,9%); 50 - 59
tuæi: 27 BN (40,9%); ≥ 60 tuæi: 6 BN (9,1%).
Tuổi trung bình của BN là 48,7; cao nhất
72 tuổi, thấp nhất 29 tuổi, gần tương tự như
các nghiên cứu khác: Võ Xuân Sơn gặp
tuổi trung bình 46, Nguyễn Đức Hiệp 45,8,

173


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013
Kelsey 41,9 và Kokubun 51. Như vậy, bệnh
gặp ở cả người trẻ lẫn người nhiều tuổi.
Tuy nhiên, quá trình thoái hóa đĩa đệm
thường diễn ra ở người  30 tuổi chậm hơn
khoảng 10 năm so với cột sống thắt lưng.
Do đó, bệnh lý thoát vị cổ thường thấy ở
tuổi trung niên, ít xảy ra ở người trẻ, chiếm
tỷ lệ cao nhất là nhóm 50 - 59 và 40 - 49.
Kelsey và Kokubun cũng cho kết quả tương tự.

2. Bệnh cảnh lâm sàng.
Bảng 1: Vị trí thoát vị theo tầng.
VỊ
TRÍ

C2C3

C3C4

C4C5

C5C6

C6C7

TỔNG

n

1

22

18

22

3

66


%

1,5

33,3

27,3

33,3

4,5

100

Bảng 2: Mức độ thoái hóa dựa theo phân
loại của Pfirrmann.
ĐỘ
THOÁI HÓA

ĐỘ I

ĐỘ II

ĐỘ III

TỔNG

n


0

30

36

66

%

0

45,45

54,55

100

66 đĩa đệm được điều trị, trong đó, nhiều
nhất là mức C5C6 và C3C4 với 44 đĩa đệm
(66,6%). 36 đĩa đệm (54,55%) thoái hóa độ
III, tương ứng với tuổi trung bình nhóm BN
được điều trị tương đối cao (48,7 tuổi), ảnh
hưởng đến kết quả điều trị chung, đĩa đệm
càng thoái hóa càng chứng tỏ sự mất nước
trong đĩa đệm. Mức độ thoái hoá càng cao,
kết quả điều trị càng kém.
Bornaldi và CS điều trị cho 55 BN với
tổng số 75 đĩa đệm ở các mức C4C5, C5C6
và C6C7, không có đĩa đệm ở mức C3C4

và chỉ có 5 đĩa đệm ở mức C4C5. Tác giả
ghi nhận không có kinh nghiệm khi điều trị
cho các đĩa đệm ở mức khác từ C4 đến C7,
còn trong nhóm của chúng tôi, 1 BN được

điều trị ở mức C2C3, nhưng kết quả chung
tốt.
3. Kết quả điều trị.
* Mức độ đau cổ và đau lan tay:
Điểm đau cổ trước mổ 6,24 ± 1,08; sau
mổ 3, 6 tháng lần lượt là 2,83 ± 1,27; 2,66 ±
1,24. Sự khác biệt về điểm đau cổ trước
và sau mổ 3, 6 tháng có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
Điểm đau tay trước mổ 5,8 ± 1,32; sau
mổ 3, 6 tháng lần lượt là 2,78 ± 1,31; 2,64 ±
1,28. Sự khác biệt về điểm đau tay trước
và sau mổ 3, 6 tháng có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
Các tác giả khác cũng cho thấy sự khác
biệt giữa điểm đau trước và sau điều trị, kết
quả này được duy trì 12 tháng sau mổ hoặc
thậm chí 24 tháng sau phẫu thuật.
So sánh với nhóm điều trị bảo tồn, Birnbaum
và CS nhận thấy điểm đau cổ trung bình
giảm từ 8,8 xuống còn 2,3 ở nhóm được
phẫu thuật và từ 8,4 xuống 5,1 ở nhóm điều
trị bảo tồn sau 2 năm theo dõi.
* Chỉ số giảm chức năng cột sống cổ (NDI):
NDI trước mổ 49,21± 11,11 và sau mổ 3,

6 tháng lần lượt là 27,03 ± 11,33; 26,44 ±
11,02. Sự khác biệt về chỉ số giảm chức
năng cột sống cổ trước và sau mổ 3, 6 tháng
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
* Kết quả chung theo tiêu chuẩn MacNab
cải tiến:
Rất tốt: 5 BN (8,5%); tốt: 42 BN (71,2%);
trung bình: 9 BN (15,3%); kém: 2 BN (3,4%);
rất kém: 1 BN (1,7%). Chúng tôi chỉ đánh
giá kết quả chung cho 59 BN, vì 2 BN trong
tổng số 66 BN bị mất liên lạc không khám
lại sau mổ 3, 6 tháng. Bornaldi gặp kết quả
rất tốt và tốt là 44/55 BN (80%); Jian cho
thấy tỷ lệ này là 83,73%.

174


TP CH Y - DC HC QUN S S 5-2013
KT LUN
Qua nghiờn cu 66 BN TV ct sng
c c chn oỏn v iu tr bng súng
cao tn t 9 - 2007 n 04 - 2010 ti Bnh
vin Vit c, chỳng tụi nhn thy:
- Thoát vị đĩa đệm ct sng c ch yu
xy ra tui trung niờn (78,8%), tui trung
bỡnh 48,7 8,39, t l n/nam l 1,5. Triu
chng khi im v lý do BN n vin l
au c (21,2%) v au c cú lan tay (78,8%).
Chp cng hng t cho thy, thoỏt v cũn

bao, th thoỏt v li (100%), thoỏi húa a
m II (45,5%), III (54,55%), mc thoỏt
v C2C3 (1,5%); C3C4 (33,3%); C4C5 (27,3%);
C5C6 (33,3%); C6C7 (4,5%).
- ỏnh giỏ kt qu sau iu tr 3, 6 thỏng
cho thy im au c, im au tay, ch s
gim chc nng ct sng c theo thang
im NRS gim; ch s theo thang im
NDI tng so vi trc iu tr. Trong tng
s 59 BN c khỏm li, kt qu chung tt
v rt tt 79,7%, trung bỡnh 15,3%, kộm
3,4% v rt kộm: 1,7%.
- K thut Nucleoplasty l mt can thip
ớt xõm ln, an ton, ớt bin chng. BN cú th
ra vin trong ngy, khụng cn gõy mờ, thi
gian hi phc ngn. Tuy nhiờn, giỏ thnh
cũn cao v cn cú ch nh rt cht ch.

3. Bornaldi G, Baruzzi F, Facchineti A. Plasma
radio-frequency-based diskectomy for treatment
of cervical herniatied nucleus pulposus: feasibility,
safety and preliminary clinical results. Am J
Neuroradiol. 2006, 27, pp.2104-11.

TI LIU THAM KHO

10. Sergeev V N and Belov S V. Coblation
technology: A new method for high-frequency
electrosurgery. Bimedical Engineering. 2003,
Vol 37, No 1.


1. Bhagia S M, Slipman C W, Nirschl M. Side
effects and complications after percutaneous
disc decompression using coblation technology.
Am J Phys Med Rehabil. 2005, 1, pp.6-13.
2. Birnbaum K. Percutaneous cervical disc
decompression. Surgical and Radiologic Anatomy.
2009, February, p.4.

4. Freeman B J C, Mehdian R. Intradiscal
electrothermal therapy, percutaneous discectomy,
and nucleoplasty: What is the current evidence?.
Current Pain and Headache Reports. 2008, 12,
pp.14-21.
5. Jian L, Deng-lu Y, Zai-heng Z. Percutaneous
cervical nucleoplasty in the treatment of cervical
disc herniation. Eur Spine J. 2008, Dec, 17 (12),
pp.1664-1669.
6. Lee M S, Cooper G, Lutz GE et al. Histologic
characterization of coblation nucleoplasty performed
on sheep intervertebral disc. Pain, Physician.
2003, 6, pp.439-442.
7. Lewis S S, Zacharia I. Percutaneous disc
decompression using nucleoplasty. Pain Physician.
2002, Vol 5, 2, pp.121-126.
8. Pfirrmann PWA, Metzdoft A, Zanetti M. et
al. Magnetic resonance classification of lumbar
intervertebral disc degeneration. Spine. 2001, 26,
pp.1873-1878.
9. Pool J J M, Ostelo R W J G, Hoving J L et al.

Minimal clinically important change of the neck
disability index and the numerical rating scale
for patients with neck pain. Spine. 2007; 32;
pp.3047-3051.

Ngy nhn bi: 21/2/2013
Ngy phn bin ỏnh giỏ bi bỏo:
10/4/2013
Ngy bi bỏo c ng: 23/5/2013

175


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013

176



×