Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN DÁNG ĐI
VÀ THĂNG BẰNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Hồ Thị Kim Thanh1,2, Hoàng Thị Phương Nam2
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn dáng đi và thăng
bằng ở người cao tuổi. Điều tra cắt ngang 290 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
cho thấy tuổi càng cao nguy cơ có rối loạn dáng đi càng tăng. So với nhóm từ 60 – 69 tuổi, nhóm 70 - 79 tuổi
có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp 2,15 lần, nhóm 80 – 90 tuổi có nguy cơ bị rối loạn dáng đi cao gấp
12,39 lần. Không nhận thấy mối liên quan giữa giới tính và BMI đến rối loạn dáng đi. Rối loạn giấc ngủ và
giảm thị giác, thính giác làm tăng nguy cơ rối loạn dáng đi (OR tương ứng là 5,51; 3,46; 3,63).Số điểm đánh
giá suy giảm nhận thức càng thấp mức độ rối loạn dáng đi càng cao. Những bệnh nhân có teo cơ, hạ huyết
áp tư thế, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, rối loạn tiền đình, đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ
rối loạn dáng đi tương ứng là 6,28; 11,6; 2,56; 17,75; 4,37; 1,77 lần. Số bệnh mắc phải, số thuốc phải dùng
càng lớn tỷ lệ rối loạn dáng đi càng tăng. Như vậy cần có sự điều chỉnh toàn diện để điều trị các yếu tố nguy
cơ và phòng tránh ngã.
Từ khóa: rối loạn dáng đi và thăng bằng, người cao tuổi, ngã

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tượng ngã thường gặp ở người cao

huyết áp tư thế đứng (9%). Đột quỵ là nguyên

tuổi, gây nhiều hậu quả như gãy xương, chấn

nhân thần kinh phổ biến nhất. Có nhiều
phương pháp đánh giá rối loạn dáng đi và



thương, kích hoạt đợt cấp của bệnh, giảm vận
động sau ngã, mất độc lập trong hoạt động,
tâm lý sợ hãi và giảm chất lượng sống [1].
Nguy cơ cao nhất gây ngã là do rối loạn dáng
đi, thăng bằng [2]. Rối loạn dáng đi do nhiều
nguyên nhân gây ra, thường được chia làm 2
nhóm do thần kinh và không do thần kinh [3;
4; 5]. Trong nhóm các nguyên nhân không do
thần kinh thường gặp viêm khớp hoặc biến
dạng khớp, bệnh tim, bệnh phổi mạn tính và
bệnh mạch máu ngoại vi. Trong một nghiên
cứu tỷ lệ rối loạn dáng đi và thăng bằng gặp ở
75% bệnh nhân lớn tuổi [6]. Trong nghiên cứu
này bệnh nhân tự báo cáo gặp khó khăn trong
đi bộ, hầu hết do viêm khớp (37%) và hạ
Địa chỉ liên hệ: Hồ Thị Kim Thanh, Bộ môn Lão khoa,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 30/11/2016
Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

116

thăng bằng cho người cao tuổi nhưng thang
điểm Tinetti được sử dụng phổ biến. Thang
điểm gồm 9 mục đánh giá thăng bằng (tối đa
16 điểm), 7 mục đánh giá dáng đi (tối đa 12
điểm), tổng điểm là 28 điểm [4]. Thời gian
thực hiện khoảng 10 phút, đơn giản, dễ thực

hiện và ít có khác biệt trong nhận định và
đánh giá triệu chứng của các nhân viên y tế
khác nhau là những ưu điểm nổi trội của việc
sử dụng bảng điểm Tinetti trong thực hành
lâm sàng. Các bác sĩ chẩn đoán được rối
loạn dáng đi và tìm được nguyên nhân sẽ
giúp ngăn ngừa các rối loạn chức năng, hạn
chế tình trạng mất độc lập, làm giảm nguy cơ
ngã và tử vong do ngã của bệnh nhân [7; 8].
Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm:
tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn
dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi điều
trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

+ Suy giảm nhận thức nhẹ: 20 - 23 điểm.
+ Suy giảm nhận thức vừa: 14 - 19 điểm.

1. Đối tượng

+ Suy giảm nhận thức nặng: 0 - 13 điểm.
Tiêu chuẩn lựa chọn

- Đánh giá rối loạn dáng đi và thăng bằng,


Bệnh nhân trên 60 tuổi, còn khả năng đi

nguy cơ ngã thông qua bảng điểm Tinettii,

lại. Lấy mẫu ngẫu nhiên từ các khoa phòng

chẩn đoán có rối loạn dáng đi khi điểm thành
phần dáng đi < 9 điểm.

điều trị nội trú trong vòng 1 tuần từ khi nhập
viện. Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ

Xử lý số liệu: bằng chương trình SPSS
phiên bản 15.0.
3. Đạo đức nghiên cứu

Bệnh nhân có thị lực < 1/10, hoặc đếm
ngón tay dưới 1 m ở 1 hoặc 2 mắt.

Nghiên cứu tuân thủ các qui tắc về đạo
đức trong nghiên cứu y sinh. Các đối tượng

2. Phương pháp: dịch tễ học mô tả, cắt
ngang.

nghiên cứu đồng thuận tham gia và có thể rút


- Bệnh nhân được khám và làm bệnh án

về đối tượng cũng như kết quả nghiên cứu

lui bất kỳ khi nào nếu không đồng ý. Thông tin

nghiên cứu theo mẫu thống nhất.
- Khai thác tiền sử ngã, tiền sử mắc các

được bảo mật theo qui định.

bệnh mạn tính có liên quan đến rối loạn dáng

III. KẾT QUẢ

đi và thăng bằng.

Điều tra 290 người cao tuổi nhập viện điều

- Khám nội khoa tổng thể, thị giác, thính
giác, làm các xét nghiệm, thăm dò tại Bệnh
viện Lão khoa Trung ương.

trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, có 210
người có rối loạn dáng đi (72,4%).
Tuổi trung bình của nhóm có rối loạn dáng

- Bệnh nhân được làm test MMSE (MiniMental State Examination) để đánh giá suy
giảm nhận thức.


đi cao hơn nhóm không có rối loạn dáng đi, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuổi càng cao
nguy cơ mắc rối loạn dáng đi càng tăng,

+ Không có suy giảm nhận thức: ≥ 24 điểm.

(p = 0,001) (bảng 1).

Bảng 1. Tỷ lệ rối loạn dáng đi theo nhóm tuổi
RLDĐ (n = 210)

Không RLDĐ (n = 80)

Tuổi

OR

95%CI

58,75

1

-

26

32,50

2,51


1,39 - 4,52

7

8,75

12,39

3,65 - 42,04

n

%

n

%

60 – 69

62

29,52

47

70 – 79

80


38,10

≥ 80

68

32,38

Tuổi TB ± ĐLC

75 ± 9

69 ±7

P

0,001

0,001

*RLDĐ: rối loạn dáng đi; TB: trung bình; ĐLC: độ lệch chuẩn.
TCNCYH 106 (1) - 2017

117


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Liên quan giữa suy giảm giác quan và rối loạn tâm thần với rối loạn dáng đi
RLDĐ


Không RLDĐ

Bệnh lý

OR
n = 210

%

n = 80

%

Không

204

72,34

78

27,66

1



6


75

2

25

1,18

Không

130

64,36

72

35,64

1



80

90,9

8

0,01


5,51

Không

33

52,38

30

46,62



177

77,97

50

22,03

3,46

Không

108

63,15


63

36,85

1



102

85,71

17

14,29

3,63

Trầm cảm

p

0,87

Rối loạn giấc ngủ

0,0001
1

Giảm thị lực


0,0001

Giảm thính lực

0,0001

*RLDĐ: rối loạn dáng đi.
Rối loạn dáng đi liên quan chặt chẽ với giảm thị lực, thính lực và rối loạn giấc ngủ.
Bảng 3. Mối liên quan giữa điểm MMSE và rối loạn dáng đi
Rối loạn dáng đi

Không rối loạn dáng đi

Điểm MMSE

p
n = 210

%

n = 80

%

≥ 24

102

57,63


75

42,37

20 – 23

66

92,96

5

7,04

14 – 19

31

100

0

0

0 – 13

11

100


0

0

0,0001

MMSE TB ± ĐLC

22,72 ± 4,89

28,52 ± 7,75

0,0001

* TB: trung bình; ĐLC: độ lệch chuẩn; MMSE: điểm đánh giá suy giảm nhận thức.
Suy giảm nhận thức có mối liên quan chặt chẽ với rối loạn dáng đi. Điểm MMSE càng thấp thì
tỷ lệ rối loạn dáng đi càng cao (p = 0,0001).
Người bệnh bị hạ huyết áp tư thế và tăng huyết áp lần lượt có nguy cơ rối loạn dáng đi tăng
11,6 lần và 2,56 lần. Nguy cơ rối loạn dáng đi ở những người bị tai biến mạch máu não, rối loạn
tiền đình lần lượt cao gấp 17,75 lần và 4,37 lần so với những người không có bệnh lý thần kinh
(p = 0,001) (bảng 4).

118

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Liên quan giữa một số bệnh lý với rối loạn dáng đi

RLDĐ

Không RLDĐ

Bệnh lý

OR

95% CI

29,6

1

-

2

33,33

1,22

0,14 – 4,4

88,12

12

11,88


1

-

121

64,02

68

35,98

1,77

1,11 - 2,5

Không

178

73,25

65

26,75

1

-




32

68,1

15

31,9

0,58

0,21- 1,56

Không

161

70,61

67

29,39

1

-




49

79,03

13

20,97

0,57

0,43 – 5,73

Không

149

67,42

72

32,58

1

-



51


92,7

4

7,3

6,28

Hạ huyết

Không

38

56,72

29

43,28

1

áp tư thế



15

93,75


1

6,25

11,6

Tăng

Không

38

56,72

29

43,28

1

-

-

huyết áp



146


75,65

47

24,35

2,56

0,22 - 23,51

0,001

Không

69

52,27

63

47,73

1

-

-




122

91,73

11

8,27

17,75

11,9 - 43,5

0,0001

Rối loạn

Không

69

52,27

63

47,73

1

-


-

tiền đình



10

76,92

3

23,08

4,37

1,13 - 16,9

0,001

n

%

n

%

Không


176

70,4

74



4

66,67

Đái tháo

Không

89

đường



Thừa cân,
béo phì

P

COPD

0,17


0,0001

0,92

Thiếu máu

0,36
-

Teo cơ

Tai biến
mạch máu

2,18 - 18,12

0,0001

-

-

1,44 - 93,14

0,0001

*RLDĐ: rối loạn dáng đi.
Bảng 5. Mối liên quan giữa số bệnh mắc phải, số thuốc phải dùng với rối loạn dáng đi
n


OR

Số bệnh (n)

1

n+1

2,32

Số thuốc

1

n+1

1,03

TCNCYH 106 (1) - 2017

p

95%CI

0,00

1,74 - 3,11

0,00


1,74 - 3,12

119


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Khi tổng số bệnh mà bệnh nhân mắc phải tăng lên 1 bệnh thì nguy cơ bị rối loạn dáng đi tăng
lên 2,32 lần (95% CI = 1,74 – 3,11; p < 0,05), tăng thêm 1 thuốc thì nguy cơ bị rối loạn dáng đi
tăng lên 1,03 lần và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

IV. BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận

như một loại thuốc bắt buộc trong quá trình
điều trị khá cao.

thấy có khá nhiều các yếu tố tác động, chi

Những bệnh nhân bị teo yếu cơ có nguy

phối, làm tăng nguy cơ mắc rối loạn dáng đi

cơ rối loạn dáng đi cao gấp 6,28 lần so với

hoặc làm nặng thêm các biểu hiện của rối loạn

những người không mắc bệnh và sự khác biệt

dáng đi.


này có ý nghĩa thống kê. Theo tổng kết của

Nghiên cứu trên 290 người cao tuổi thấy

Laurence, tình trạng teo yếu cơ là nguy cơ

tuổi càng cao nguy cơ bị rối loạn dáng đi càng

quan trọng, thường gặp đối với các cá nhân bị

tăng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu

ngã. Những người có teo yếu cơ tăng nguy cơ

của các tác giả khác: tuổi trung bình ở nhóm

ngã trung bình gấp 4,9 lần [12]. Một phân tích

có rối loạn dáng đi là 62,7 ± 14,9 năm cao hơn

gộp từ 30 nghiên cứu đánh giá tác động của

so với nhóm không có rối loạn dáng đi là 49,5

tình trạng teo yếu cơ lên rối loạn dáng đi và

± 16 năm, ở tuổi 60 có 15% người có rối loạn

ngã cho thấy nếu người bệnh có tình trạng


dáng đi nhưng khi đến 85 tuổi thì tỷ lệ này là

yếu cơ chi dưới thì nguy cơ ngã là 1,76 lần,

82% [9; 11]. Tăng thêm một tuổi thì nguy cơ

đối với yếu cơ chi trên thì nguy cơ này gấp

ngã do rối loạn dáng đi tăng thêm 1,04 lần

3,06 lần. Việc thực hiện các bài tập tăng

[10].

cường cơ bắp là cần thiết để ngăn ngừa nguy

Những người giảm thị lực có nguy cơ mắc

cơ ngã ở người cao tuổi [2]. Các chương trình

rối loạn dáng đi tăng gấp 3,46 lần so với nhóm

điều trị hoặc tập luyện thể chất, đi bộ có thể

không giảm thị lực. Laurence tổng kết từ 16

cải thiện sức mạnh và chức năng hệ cơ. Các

nghiên cứu, kết luận nguy cơ ngã ở người có


cá nhân cần được khuyến khích vận động cơ

giảm thị lực tăng gấp 2,8 lần so với nhóm thị

thể, có thể chỉ cần đi bộ một vài phút mỗi

lực tốt, tỷ lệ dao động từ 1,1 đến 7,4 lần [12].

ngày, miễn là sự tập luyện có thể được thực

Những bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ thì

hiện một cách an toàn hợp lý [14].

nguy cơ bị rối loạn dáng đi tăng gấp 3,63 lần.

Người bệnh bị hạ huyết áp tư thế và tăng

Rối loạn giấc ngủ bao gồm ngủ ít, dễ thức

huyết áp lần lượt có nguy cơ rối loạn dáng đi

giấc, khó ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến việc

cao gấp 11,6 lần và 2,56 lần so với những

tiếp nhận thông tin từ môi trường và xử lý để

người không có. Hạ huyết áp tư thế là một


duy trì dáng đi bình thường. Việc sử dụng

trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao.

thuốc an thần – hệ quả trực tiếp do rối loạn

Nghiên cứu gộp từ 16 nghiên cứu can thiệp

giấc ngủ gây ra cũng là một nguyên nhân trực

thấy người hạ huyết áp tư thế có nguy cơ ngã

tiếp tác động đến khả năng đi lại của người

trung bình cao hơn nhóm không bị là 1,9 lần

bệnh [13]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh

[12]. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ

nhân có nhu cầu sử dụng benzodiazepam

rối loạn dáng đi cao hơn 1,77 lần so với

120

TCNCYH 106 (1) - 2017



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
những người không mắc đái tháo đường và

Lời cảm ơn

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các tác giả
khác cũng thấy đái tháo đường có liên quan
đến tốc độ đi bộ và chiều rộng của bước đi, do
đái tháo đường tác động lên các hệ thống
khác nhau của cơ thể, ảnh hưởng đến chức

Xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Lão
khoa Trung ương đã tạo điều kiện cho chúng
tôi thu thập số liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

năng vận động thần kinh ngoại vi [15].
Nghiên cứu này cho thấy nguy cơ rối loạn
dáng đi ở những người bị tai biến mạch máu
não, rối loạn tiền đình lần lượt cao gấp 17,75
lần, 4,37 lần so với những người không có
bệnh lý thần kinh. Tỷ lệ rối loạn dáng đi cao
hơn ở nhóm có điểm MMSE thấp, chứng tỏ
suy giảm nhận thức ảnh hưởng sâu sắc đến
việc duy trì một dáng đi bình thường. Kết quả
này phù hợp với các tác giả khác [16]. Gleason nhận thấy người lớn tuổi trong cộng đồng
cứ giảm một điểm MMSE thì có nguy cơ ngã
tăng thêm 20% [10].
Người cao tuổi có đặc điểm đa bệnh lý và

dùng nhiều loại thuốc một lúc, đó chính là yếu
tố nguy cơ gây ngã và rối loạn dáng đi. Trong
nghiên cứu này, mỗi người bệnh có số lượng
thuốc trung bình đang sử dụng là 4,74 ± 1,99
loại thuốc. Khi số thuốc phải uống tăng lên 1
thuốc thì nguy cơ bị rối loạn dáng đi tăng lên
1,03 lần, số bệnh kèm mắc tăng thêm 1 bệnh
thì nguy cơ rối loạn dáng đi tăng 2,32 lần.
Giảm sử dụng các thuốc hướng thần làm

1. Mary E. Tinetti, Dorothy I. Baker, Gail
McAvay (1994). A Multifactorial Intervention to
Reduce the Risk of Falling among Elderly
People Living in the Community. Jounal of
Medicine, 331, 821 - 827.
2. Dietz, V (1997). Neurophysiology of gait
disorders: present and future applications.
Electroencephalography and clinical Neurophysiology, 103, 333 - 355.
3. Joe Verghese, Anne F Ambrose, Richard B Lipton, Cuiling Wang (2010). Neurological Gait Abnormalities And Risk Of Falls In
Older Adults. Journal of Neurology, 257(3),
392 - 398.
4. Anke H Snijders, B.P.v.d.W., Nir Giladi, Bastiaan R Bloem (2007). Neurological
gait disorders in elderly people: clinical approach and classifi cation. Lancet Neurology.
6, 63 – 74.
5. Jong Sam Baik, M. Anthony, E. Lang
(2007). Gait Abnormalities in Psychogenic
Movement Disorders. Movement Disorders, 22
(3), 395 - 399.

giảm nguy cơ bị ngã.


6. Andrew S.D (2000). Gait Disorders and
Fall Risk: Detection and Prevention. Comp

V. KẾT LUẬN

Ther, 26(4), 238 – 245.

teo cơ, hạ huyết áp tư thế, tăng huyết áp, tai

7. John G. Nutt, Bastiaan R. Bloem
(2011). Miles tones in Gait, Balance, and Falling. Movement Disorders, 26(6)..
8. Brooke Salzman, T.J (2010). Gait and
Balance Disorders in Older Adults. American

biến mạch máu não, rối loạn tiền đình, sử

Family Physician, 82(1), 61 - 68.

dụng nhiều thuốc, mắc nhiều bệnh phối hợp.
Cần có sự điều chỉnh toàn diện để phòng

9. Colón-Emeric, C.S (2002). Falls in
Older Adults: Assessment and Intervention in

tránh ngã.

Primary Care. JCOM, 8(3), 48 - 58.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn dáng

đi và thăng bằng là tuổi, rối loạn giấc ngủ,
giảm thị giác, thính giác, suy giảm nhận thức,

TCNCYH 106 (1) - 2017

121


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
10. Susan W. Muir, K.G., Manuel M et al
(2012). The role of cognitive impairment in fall

Holt (2006). Gait Characteristics of Elderly
People With a History of Falls: A Dynamic Ap-

risk among older adults: a systematic review

proach. Physical Therapy, 86(11), 1501 - 1510.

and meta-analysis. Age and Ageing, 41,

14. Moreland JD, R.J., Goldsmith CH
(2004). Muscle weakness and falls in older
adults: a systematic review and meta-analysis.

299 - 308.
11. Manuel Montero-Odasso, Gustavo
Duque, Enrique R Soriano (2005). Gait disorders are associated with non-cardiovascular
falls in elderly people: a preliminary study.
BMC Geriatrics, 1, 5 - 15.

12. Laurence Z. Rubenstein, K.R.J.,
Alan S. Robbins (1994). Falls in the Nursing
Home. American College of Physicians, 121
(6), 442 - 451.
13.

Yaron Barak, R.C.W.a., Kenneth G

J Am Geriatr Soc, 52(7), 1121 - 1129.
15. Jennifer S Brach, J.B.T., Elsa S
Strotmeyer et al (2008). Diabetes Mellitus
and Gait Dysfunction: Possible Explanatory
Factors. American Physical Therapy, 88(11),
1365 – 1374.
16. Henning Stolze, S.K (2004). Prevalence of Gait Disorders in Hospitalized Neurological Patients. Movement Disorder Society.
20(1), 89 - 94.

Summary
RISK FACTORS OF GAIT DISORDERS IN ELDERLY PEOPLE
The study was conducted on 290 elderly inpatients in Vietnam National Geriatric Hospital to
determine gait and balance disorders risk factors in elderly inpatients. The results showed that the
prevalence of gait dysfunction was increased as aging. As compared with group aged 60 - 69, the
group aged 70 - 79 have gait disorder risks increased 2.15 fold and the group aged 80 - 90 increased 12.39 fold. No relation between gait disorders with BMI nor sex. Poor sleep, impaired
vision/hearing, dementia, postural hypotension. Hypertension, stroke, polypharmacy, multicomorbidities were related with higher risk of gait and balance disorders with OR 5.51, 3.46, 3.63, 6.28;
11.6; 2.56; 17.75. That means gait disorder risk factor in older inpatients were age, poor sleep
impaired vision/hearing, dementia, postural hypotension, hypertension, stroke, polypharmacy,
multicomorbidities. Health care professional should pay attention on prevention risk factors as
soon as patients admission to hospital.
Key words: Gait Disorders, older people, falls


122

TCNCYH 106 (1) - 2017



×