Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Nghiên cứu thực trạng viêm nha chu ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám ngoại trú tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGÔ NHẬT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở NGÝỜI CAO
TUỔI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ÐẾN KHÁM
NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ÐỨC NÃM 2017

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


HUẾ - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGÔ NHẬT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở NGÝỜI CAO
TUỔI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ÐẾN KHÁM


NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ÐỨC NÃM 2017

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: CK 60 72 76 05
Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRẦN TẤN TÀI


HUẾ - 2018

Lời Cảm Ơn
Trong thời gian học tập và thực hiện luận án này, tôi luôn nhận được sự
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế,
Bệnh viện Quận Thủ Đức và các bạn đồng nghiệp.
Với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Y Tế công Cộng, Phòng Đào
Tạo Sau Đại Học và Quý Thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế đã cho phép và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BS. Trần Tấn Tài là người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Thầy đã dành nhiều thời gian
quí báu để tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót trong luận án cũng như
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh
viện Quận Thủ Đức đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện điều tra nghiên cứu này
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn đồng nghiệp

đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
chương trình học tập và nghiên cứu này.
Huế, ngày 17 tháng 07 năm 2018
Ngô Nhật Phương



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và tôi chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nếu có gì sai sót, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận án

Ngô Nhật Phương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CAL
CI
CPI
cs
CSRM
CVR
ĐTĐ
GI


Clinical attachment loss: mất bám dính lâm sàng
Calculus index: chỉ số vôi răng
Community periodontal index: chỉ số nha chu cộng đồng
Cộng sự
Chăm sóc răng miệng
Cạo vôi răng
Đái tháo đường
Gingival index: chỉ số nướu

NC
NCT
OHIS

Nha chu
Người cao tuổi
Oral hygiene index simplified

PD
PLI
SKRM

Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản
Pocket depth: độ sâu túi nha chu
Plaque index: chỉ số mảng bám
Sức khỏe răng miệng

TB

Trung bình


THPT
TPHCM
VSRM
WHO

Trung học phổ thông
Thành phố Hồ Chí Minh
Vệ sinh răng miệng
World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH


ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ......
.......................................................................................................................... 3
1.2. BỆNH NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI.........................................................4
1.3. NHỮNG YẾU TỔ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHA CHU..................................13
1.4. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BỆNH NHA CHU TRONG NGHIÊN CỨU.............17
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............................................................................22
1.5. GIỚI THIỆU KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC........
........................................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................27

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................27
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..............................................................................42
2.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC..................43
CHƯƠNG 3 kẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................45
3.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017.......................
........................................................................................................................ 45
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH NHA CHU....................62
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.......................................................................................12
4.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM
NGOẠI TRÚ TẠI BV QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017...................................72
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NHA CHU.............................83
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ số mảng bám PLI (Plaque index) của Loe và Silness (1967)..............17
Bảng 1.2. Đánh giá chỉ số PLI...................................................................................18
Bảng 1.3. Chỉ số CI (Calculus index)........................................................................18
Bảng 1.4 Đánh giá chỉ số vôi răng CI (Calculus index)............................................19
Bảng 1.5. Tiêu chuẩn chỉ số nướu.............................................................................19
Bảng 1.6. Đánh giá chỉ số nướu GI (Gingival index)................................................20
Bảng 1.7. Chỉ số nha chu trong cộng đồng (CPI)......................................................22
Bảng 2.1 Các Phòng khám tại bệnh viện quận Thủ Đức được chọn vào khung mẫu
nghiên cứu................................................................................................................. 29
Bảng 2.2. Chỉ số nha chu cộng đồng CPI .................................................................38

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi.....................................................45
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.......................................46
Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn..............................................47
Bảng 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kinh tế gia đình..................................48
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con.................................................49
Bảng 3.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh lý nội khoa................................50
Bảng 3.7 Kiến thức về chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu....................50
Bảng 3.8 Thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu.........................51
Bảng 3.9 Kết quả khám lâm sàng mảng bám theo vùng lục phân.............................52
Bảng 3.10 Tỷ lệ mảng bám của đối tượng................................................................53
Bảng 3.11 Kết quả khám lâm sàng chỉ số nướu theo vùng lục phân..........................53
Bảng 3.12 Tỷ lệ viêm nướu của đối tượng................................................................54
Bảng 3.13 Kết quả khám lâm sàng chỉ số vôi răng theo vùng lục phân.....................54
Bảng 3.14 Tỷ lệ vôi răng của đối tượng....................................................................55
Bảng 3.15 Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất chung và theo nhóm tuổi (Bệnh nhân
được tính ở mức độ tổn thương cao nhất)..................................................................57


Bảng 3.16 Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất theo giới (Bệnh nhân được tính ở mức độ
tổn thương cao nhất)..................................................................................................58
Bảng 3.17 Tỷ lệ đối tượng có túi nha chu theo nhóm tuổi.........................................58
Bảng 3.18 Số vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo tuổi....................................59
Bảng 3.19 Số vùng lục phân lạnh mạnh và bệnh lý theo giới....................................60
Bảng 3.20 Số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo nhóm tuổi.........61
Bảng 3.21 Số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo giới...................61
Bảng 3.22Liên quan giữa yếu tố dân tộc và bệnh nha chu........................................62
Bảng 3.23 Liên quan giữa giới tính và bệnh nha chu................................................62
Bảng 3.24 Liên quan giữa nhóm tuổi và bệnh nha chu..............................................63
Bảng 3.25 Liên quan giữa học vấn và bệnh nha chu.................................................63
Bảng 3.26. Liên quan giữa nghề nghiệp và bệnh nha chu.........................................64

Bảng 3.27 Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và bệnh nha chu...............................64
Bảng 3.28 Liên quan giữa số con của đối tượng và tình trạng bệnh nha chu................65
Bảng 3.29 Liên quan giữa kinh tế gia đình của đối tượng và tình trạng bệnh nha chu
.................................................................................................................................. 65
Bảng 3.30 Liên quan giữa nguồn thu nhập của đối tượng và tỷ lệ bệnh nha chu...........66
Bảng 3.31 Liên quan giữa sống chung người khác và tỷ lệ bệnh nha chu.................66
Bảng 3.32. Liên quan bệnh đái tháo đường và tỷ lệ bệnh nha chu............................67
Bảng 3.33 Liên quan giữa bệnh tim mạch và tỷ lệ bệnh nha chu..............................67
Bảng 3.34 Liên quan giữa mắc bệnh nội khoa khác và tỷ lệ bệnh nha chu................68
Bảng 3.35. Liên quan giữa kiến thức phòng bệnh nha chu và tỷ lệ bệnh nha chu.........68
Bảng 3.36 Liên quan thực hành phòng chống bệnh nha chu và tỷ lệ bệnh nha chu.......69
Bảng 3.37. Liên quan giữa uống rượu và tỷ lệ bệnh nha chu....................................69
Bảng 3.38 Liên quan giữa hút thuốc lá và tỷ lệ bệnh nha chu...................................69
Bảng 3.39 Liên quan đối tượng hằng năm có đi khám răng miệng và tỷ lệ bệnh nha
chu............................................................................................................................. 70
Bảng 3.40 Một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu qua phân tích đa biến.............70


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.................................................45
Biểu đồ 3.2 Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu.............................................46
Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân........................47
Biểu đồ 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo những người đang sống chung.......48
Biểu đồ 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nguồn thu nhập..............................49
Biểu đồ 3.6 Phân bố tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu theo nhóm tuổi....................56
Biểu đồ 3.7 Phân bố Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất chung và theo nhóm tuổi.......57
Biểu đồ 3.8 Phân bố tỷ lệ đối tượng có túi nha chu theo giới....................................59



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn qui trình thực hiện nghiên cứu..........................................44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nửa cuối thế kỷ 20, sự thành công của các chương trình Y tế Cộng đồng và
những tiến bộ được thực hiện trong y học đã làm gia tăng đáng kể tuổi thọ ở các nước
trên thế giới [61]. Tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm, dự kiến đạt
mức 67,2 tuổi năm 2010 và 75,4 tuổi vào năm 2050. Dự báo trong giai đoạn 20052050, một nửa lượng dân số gia tăng là do tăng số người trên 60 tuổi (60+). Các
nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất,
theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm
tới. Tốc độ già hóa tại các nước đang phát triển ngày càng nhanh hơn tại các nước
phát triển (ví dụ Pháp mất khoảng 75 năm còn ở Singapore chỉ mất 19 năm) [11].
Việt Nam cũng bước vào giai đoạn “dân số già” từ năm 2017 cho đến nay. Tỷ lệ
người cao tuổi (60+) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% năm 1979 lên 9,45% năm
2007, xấp xỉ ngưỡng dân số già theo qui định của thế giới. Tỷ lệ này dự kiến là 11,24%
vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050. Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979
đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần. Tốc độ già hoá
của dân số nước ta khoảng 35 năm (tỷ lệ người cao tuổi từ 7% năm 1990 tăng lên
14% năm 2025) [11].
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, phần lớn người cao tuổi
(NCT) có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận
người cao tuổi đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với nhiều
nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau
cao, tình trạng khỏe mạnh thấp [6]. Vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao
tuổi đối với ngành y tế nói chung, và chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao
tuổi của ngành Răng Hàm Mặt nói riêng là một vấn đề cấp thiết. Mặc dù có nhiều

nỗ lực trong phòng chống và nâng cao sức khỏe răng miệng nhưng hiện nay bệnh
nha chu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số người cao tuổi. Trong vài thập niên gần

đây, các nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng (SKRM) ở NCT được
tiến hành ngày một nhiều, kết quả đều cho thấy bệnh nha chu là một trong


2

những bệnh phổ biến có tỷ lệ và số trung bình mắc rất cao và được coi là
nguyên nhân chính dẫn tới mất răng ở NCT [5], [12]. Theo nghiên cứu của MS
Hopcraft (2015) trên dân số người Úc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm
người từ 55–74 tuổi chiếm 23,7%, trên 75 tuổi là 26,0% [40]. Ở Chile, nghiên cứu
của Viviana (2017) cho thấy tỷ lệ người dân trên 65 tuổi mắc bệnh nha chu là 98%
[72]. Tại nước ta, theo nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thụy và Nguyễn Quang Tâm
(2018) ở nhóm dân số trên 60 tuổi tại 3 bệnh xá ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
mỗi người trung bình có 7.68 ± 4.55 răng chảy máu nướu, tỷ lệ có túi nha chu
chiếm 26,2% trong đó túi trên 7mm chiếm 9,5% [57]. Bệnh nha chu là một bệnh
tiến triển phức tạp có nhiều yếu tố liên quan như tuổi, giới tính, hút thuốc lá, đái
tháo đường, béo phì, thiếu vitamin D (Genco RJ, 2013; Yousef AA, 2014) [36], [76]
khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm. Các yếu tố này cũng
ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Để giải quyết triệt để bệnh nha chu cũng như
dự phòng thì việc tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là cần thiết để đưa ra
được những khuyến cáo hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ
răng miệng cho người cao tuổi.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh nha chu ở người cao tuổi
còn ít, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng sức khỏe nha chu người cao tuổi
trên địa bàn quận Thủ Đức. Việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng bệnh nha chu sẽ góp
phần cung cấp thông tin đầy đủ cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực
trạng bệnh nha chu ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến
khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017” nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh nha chu ở bệnh nhân người cao tuổi đến khám ngoại trú
tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nha chu ở đối
tượng nghiên cứu.


3


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Tại hội nghị Quốc tế về người già ở Viên (Áo – 1982) đã quy định người cao
tuổi đó là những người từ 60 tuổi trở lên. Khái niệm “Người cao tuổi” hiện nay
đang được dùng phổ biến ở nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa tích cực, động viên so
với khái niệm “Người già”. Tuy nhiên, về mặt khoa học thì như nhau. Theo pháp
lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
khóa 10 ban hành ngày 28/4/2000, người cao tuổi (theo quy định của pháp lệnh này)
là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [15].
1.1.2 Biến đổi sinh lý chung và tình trạng sức khỏe người cao tuổi
Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa làm cho hình thái và chức năng các cơ quan
thoái triển dần và không phục hồi [62]. Tất cả những quá trình lão hóa đó là nguyên
nhân làm cho sức khỏe người cao tuổi giảm sút và hay mắc các bệnh mãn tính và
cấp tính.

Lão hóa bắt đầu từ da, da cứng và nhăn nheo, mắt điều tiết kém và thị lực
giảm, thính lực kém đi [62]. Trong báo cáo về Vấn đề người cao tuổi ở Việt Nam
của Lê Văn Khảm (2014) có tới 76,7% NCT có dấu hiệu giảm thị lực, tỷ lệ người bị
giảm thính lực là trên 40% [6].
Ở người cao tuôi, hoạt động chức năng các cơ quan, phủ tạng giảm dần, bài
tiết dịch vị kém ăn uống kém ngon và chậm tiêu, hệ thống nội tiết yếu đi. Chức
năng hô hấp giảm, chức năng tim mạch kém thích ứng với lao động nặng [62]. Một
số bệnh lý liên quan đến các cơ quan này theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa
trung ương, là tăng huyết áp phổ biến với tỷ lệ mắc lên tới 42% ở những người từ
60 tuổi đến 74 tuổi và những người từ 75 tuổi trở lên là 54,6%. Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (vốn có nguyên nhân từ các bệnh về đường hô hấp kéo dài), cũng xuất


5

hiện ở 12,6% NCT. Các tình trạng sa sút về sức khỏe đáng kể khác ở cả nam giới và
nữ giới cao tuổi là các bệnh tiểu đường và bệnh của đường tiêu hóa như loét dạ dày,
viêm đại tràng, nuốt nghẹn có tỷ lệ mắc tương ứng là 15,4%, 9,7% và 10,2% (Lê
Văm Khảm, 2014) [6].
Người cao tuổi dễ bị gãy xương do chứng loãng xương. [62]. Một số bệnh thể
hiện sự biến đổi ở xương của người già gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng
cuộc sống như các bệnh về xương khớp, phổ biến là thoái hóa khớp (33,9%), thấp
khớp (9%) và loãng xương (10,4%) (Lê Văn Khảm, 2014) [6].
Ngoài ra, khả năng làm việc trí óc và vận động của người cao tuổi giảm đi
đáng kể, nhanh mệt, tư duy nghèo dần, liên tưởng kém, trí nhớ giảm hay quên, kém
nhạy bén, chậm chạp [62]. Theo Báo cáo Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay (Lê Văn Khảm, 2014) tỷ lệ NCT gặp ít nhất một loại khó khăn về vận động là
gần 72 % và gặp ít nhất một trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày là 37,6%. Về tinh
thần, những thay đổi về xã hội, tâm lý, sức khỏe suy giảm, bệnh tật và những lo
toan trong cuộc sống, sự cô đơn khi mất đi người bạn đời, người thân thiết làm cho

NCT bị sự suy sụp về tinh thần và mắc các bệnh lý tâm thần trầm trọng. Theo
nghiên cứu tại một số địa phương, tỷ lệ NCT gặp phải tình trạng khó ngủ là 67%, lo
lắng về cuộc sống là 51%, buồn rầu là 40%, chán nản là 42% và mệt mỏi thường
xuyên là 34%. Tỷ lệ NCT sa sút trí tuệ là 4,9 [6].
1.2. BỆNH NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI
1.2.1. Định nghĩa bệnh nha chu và các dạng bệnh nha chu [8]
Bệnh nha chu là bệnh phá hủy những thành phần nâng đỡ răng như nướu, dây
chằng nha chu, xê măng và xương ổ răng.
Có 2 dạng bệnh nha chu chính là viêm nướu và viêm nha chu:
-

Viêm nướu: viêm nhiễm tấn công mô nướu, thường thấy dưới dạng mãn tính.
Viêm có thể lan tràn xuống bên dưới gây phá hủy dây chằng hay xương ổ tạo
thành bệnh nha chu viêm. Viêm nướu có dạng triển dưỡng hay tụt nướu tùy
tính chất của viêm và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Loại bỏ nguyên nhân
gây bệnh, viêm nướu có thể phục hồi.


6

-

Viêm nha chu: viêm nhiễm tấn công vào mô nha chu bên dưới gây phá hủy
mô, ở giai đoạn nặng, mô nha chu không phục hồi mặc dù được điều trị ổn

định. Có 3 loại viêm nha chu phá hủy chính:
+ Loại viêm nhiễm: gọi là viêm nha chu, thường thấy nhất. Do nguyên nhân tại
chỗ, ảnh hưởng nhiều trên một số răng. Xương ổ tiêu khi túi nha chu được
thành lập.
+ Loại liên quan đến yếu tố toàn thân: ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ

thể và do vi trùng đặc hiệu như viêm nha chu thanh thiếu niên.
+ Loại suy thoái: Teo mô nha chu liên quan đến tuổi già hay thiếu chức năng như
hở khóp cắn, mất răng đối kháng…
Ba dạng nha chu trên hay lầm lẫn và có thể kết hợp với nhau, ở giai đoạn cuối
của bệnh, biểu hiện lâm sàng của chúng rất khó phân biệt.
1.2.2. Mô nha chu và những biến đổi sinh lý ở người cao tuổi
1.2.2.1 Nướu
Nướu bao gồm biểu mô và mô liên kết nằm dưới được gọi là lớp đệm niêm mạc.
Ở người cao tuổi, biểu mô nướu trở nên mỏng đi và giảm sự sừng hóa [7], nên
làm tăng khả năng tiếp xúc với các tác nhân vi khuẩn, giảm sức đề kháng đối với
chấn thương chức năng, hoặc cả hai. Hàng rào biểu mô bị suy giảm chức năng bảo
vệ, các sản phẩm của vi khuẩn có thể đi vào khoảng gian bào rộng của biểu mô kết
nối, làm ảnh hưởng đến sức khỏe nha chu lâu dài [22], [27], [33].
Sự di chuyển về phía chóp của biểu mô kết nối, hậu quả là tụt nướu còn nhiều
tranh cãi. Sự tụt nướu xảy ra có thể do nhiều yếu tố, như sự mọc răng thụ động khi
mòn răng do lực ăn nhai. Rõ ràng sự tụt nướu theo tuổi là quá trình không thể tránh
khỏi, nhưng tiến triển và tích lũy của bệnh nha chu hay chấn thương theo thời gian
có thể tránh được [69].
1.2.2.2. Biến đổi ở xương ổ răng
Xương ổ răng là trung mô có độ biệt hóa cao gồm thành phần hữu cơ (tế bào,
sợi và chất gắn vô định hình vào khung xương), thành phần vô cơ (Ca, P, C dưới
dạng tinh thể apatit). Xương ổ răng thay đổi nhờ vào hai quá trình rất khác nhau:
điều chỉnh và tái cấu trúc. Cả hai quá trình này đều thay đổi theo tuổi tác. Theo tuổi


7

cấu trúc xương trở nên xốp hơn và số lượng tế bào ở màng xương giảm [7]. Mặc dù
tuổi tác là một yếu tố nguy cơ về giảm khối lượng xương trong loãng xương, nhưng nó
không phải là nguyên nhân và do đó cần được phân biệt với sự lão hóa sinh lý bình

thường [27]. Hiện tượng loãng xương ở người già là do giảm tạo xương, khác với bệnh
lý là tăng phá hủy xương [7].
1.2.2.3. Biến đổi ở dây chằng nha chu
Dây chằng nha chu là một mô liên kết mềm, neo chặt răng vào xương ổ và có
chức năng như là một mô đệm giữa các mô cứng để giảm thiểu lực nhai [23].
Những thay đổi trong dây chằng nha chu theo tuổi đã được báo cáo như giảm
số lượng nguyên bào sợi và cấu trúc trở nên bất thường hơn, song song với những
thay đổi trong mô liên kết nướu (Bhadbhade S, 2015) [27]. Như ta đã biết, thành
phần tế bào của dây chằng nha chu tham gia vào sự thành lập và tiêu xương, xê
măng trong các vận động sinh lý của răng. Tốc độ thành lập và biệt hóa của các tế
bào có ảnh hưởng đến tốc độ thành lập xương, collagen và xê măng [7].
1.2.2.4. Biến đổi ở xê măng
Xê măng là mô ít khoáng hóa nhất, gồm sợi collagen tạo nên khung hữu cơ,
muối khoáng và nước [7]. Một số kết quả đồng thuận cho thấy tác động lão hóa lên
xê măng chân răng. Sự gia tăng độ dầy xê măng là một phát hiện chung, sự gia tăng
này gấp từ 5 đến 10 lần so với sự gia tăng của tuổi. Phát hiện này không đáng ngạc
nhiên bởi vì sự lắng đọng tiếp tục xảy ra sau khi răng mọc [27].
1.2.3. Sinh bệnh học bệnh nha chu
Bệnh nha chu là tập hợp những tình trạng viêm nhiễm mô nha chu, nếu viêm
nhiễm chỉ xảy ra ở nướu gọi là viêm nướu, nếu ở mô nha chu sâu sẽ gọi là viêm nha
chu, nghĩa là có sự phá hủy xương ổ răng và hệ thống bám dính liên kết. Người ta
công nhận rằng hai yếu tố chính là vi khuẩn và miễn dịch tham gia vào bệnh căn
nha chu [7].
Trong suốt thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, đã có nhiều báo cáo đưa ra nguyên
nhân của viêm nướu và viêm nha chu. Trong số các nguyên nhân thông thường là mô
nha chu suy thoái theo quá trình lão hóa, còn có bệnh tuần hoàn, bệnh Gout, thiếu hụt


8


dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, chấn thương khớp cắn, loạn dưỡng bất thường trong
phát triển răng, và kích thích cơ học từ các yếu tố tại chỗ chẳng hạn như lắng đọng
canxi. Hầu hết các lý thuyết này ít hoặc không có bằng chứng khoa học. Sau khi thử
nghiệm, vào năm 1876, một số nhà nghiên cứu, bao gồm Willoughby D. Miller, cho
rằng vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong nha chu.
Các kết luận vi sinh chính được thiết lập bao gồm:
- Bệnh viêm nha chu là bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến nhiều loại vi khuẩn,
các tác nhân gây bệnh là một phần của vi khuẩn vùng miệng.
- Mảng bám răng đóng vai trò quan trọng trong bệnh căn bệnh nha chu, một số
vi khuẩn trong mảng bám răng có nhiều tác nhân gây bệnh hơn những loại khác
[24], chúng khởi động và duy trì đáp ứng miễn dịch-viêm của ký chủ, phản ứng này
phá hủy mô liên kết, dây chằng nha chu và xương ổ răng [7].
Thật vậy, hầu hết các mô bị phá hủy ở những bệnh nhân viêm nha chu xuất
hiện là do phản ứng của vật chủ đáp ứng với các tác nhân vi khuẩn hơn là từ tác
động trực tiếp của vi khuẩn gây bệnh [24]. Những enzyme và độc tố do vi khuẩn kỵ
khí sinh bệnh tiết ra phá hủy chất ngoại tế bào như collagen hay màng tế bào ký
chủ. Protein ở bề mặt của vi khuẩn cũng có khả năng khởi động đáp ứng miễn dịch
và gây ra phản ứng viêm tại chỗ (Darveau và cs., 1997) [31]. Khi đó, các hoạt chất
cytokine, prostagladin và tế bào bạch cầu, tế bào sợi, được phóng thích ra, phá vỡ
collagen tạo chỗ cho tế bào bạch cầu thâm nhập. Mô nha chu bị căng rộng ra và dần
tấy lên. Khi mảng bám tích tụ dưới nướu và mật độ vi khuẩn kỵ khí gia tăng, bám
dính liên kết của răng bị pháy hủy, biểu mô tăng sinh dọc theo bề mặt chân răng
hình thành túi nha chu. Các hủy cốt bào cũng bắt đầu phá hủy xương (Schwartz và
cs, 1997) [65].
Những yếu tố nguy cơ như tuổi, giới tính, di truyền, hút thuốc lá cũng góp
phần gây ra sự phá hủy mô và xác định tính mẫn cảm đối với bệnh. Những yếu tố
nguy cơ này liên hệ đến ký chủ hoặc đến môi trường đóng vai trò chủ yếu trong quá


9


trình tiến triển bệnh viêm nha chu [7], [24].
Bệnh nha chu là một tình trạng phá hủy, tiến triển, thường mạn tính và tỷ lệ
mắc bệnh và độ trầm trọng của nó tăng theo tuổi. Có một câu hỏi đáng xem xét là
sự gia tăng tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh theo tuổi, là do đó là một bệnh phụ
thuộc vào tuổi hay là do ảnh hưởng tích lũy của các tác nhân gây bệnh trong đời
sống [44].
Theo Eduardo Hebling (2012) một số thay đổi trong cấu trúc nội tiết vi sinh vật
ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của xương theo tuổi tác. Ví dụ như thiếu vitamin D là
một hiện tượng phổ biến ở những người cao tuổi. Lượng canxi thấp do thiếu hụt
vitamin D liên quan đến suy thận có thể dẫn đến cường cận giáp tái phát. Đối với nha
chu, chứng thiếu xương và loãng xương được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng đối
với sự tiêu xương ổ trong bệnh nha chu. Quá trình lão hóa tác động lên các mô nha
chu, làm thay đổi số lượng và tính sinh học tế bào ban đầu của chúng, làm trầm trọng
thêm sự mất xương ở bệnh nhân cao tuổi và suy giảm chức năng miễn dịch ở những
bệnh nhân bị viêm nha chu. Những hậu quả này có thể liên quan với:
- Thay đổi trong sự phân hóa và tăng sinh tế bào tạo xương và tế bào hủy xương
- Sự gia tăng đáp ứng của tế bào nha chu đối với vi khuẩn đường miệng và lực
cơ học dẫn đến sự bài tiết các cytokine liên quan đến sự mất xương
- Thay đổi hệ thống nội tiết ở người già [33].
Cần chú ý rằng bệnh nha chu cũng là yếu tố nguy cơ của các bệnh người già
chẳng hạn như ĐTĐ type 2, bệnh tim mạch, việc điều trị bệnh nha chu trở nên quan
trọng hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh toàn thân ở người cao tuổi [44].
Sự hiện diện của bệnh nha chu có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo hai cách: vi khuẩn
thâm nhập vào máu và ảnh hưởng của cơ chế viêm. Tuy nhiên, các bệnh toàn thân
cũng có thể ảnh hưởng đến khoang miệng (Cullinan và cs) [30].
Ngoài ra, sang chấn với những lực bất thường tác động lên răng cũng là
nguyên nhân tại chỗ quan trọng. Sang chấn không gây ra viêm nhưng gây ra tiêu
xương ổ răng và biến viêm nướu thành viêm nha chu [62].
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh nha chu ở người cao tuổi



10

Bệnh nha chu có 2 loại: viêm nướu và viêm nha chu, cả 2 đều do vi khuẩn gây
nên, tương tác với quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Một số yếu tố tại chỗ hoặc
toàn thân có tác động thúc đẩy và làm bệnh nặng thêm [7].
1.2.3.1.Viêm nướu
Viêm nướu có nguyên nhân tại chỗ là do vi khuẩn ở mảng bám, vôi răng và
các yếu tố làm tăng tích lũy vi khuẩn, một số nguyên nhân toàn thân khác ở người
cao tuổi như các bệnh về máu, nội tiết, do dùng thuốc…có biểu hiện viêm nướu với
các hình thái và mức độ nặng nhẹ khác nhau, tiến triển của viêm nướu có thể tồn tại
một thời gian dài, nhiều trường hợp sẽ tiến tới viêm nha chu [7], [44].
Viêm nướu có biểu hiện ban đầu chỉ là các tổn thương tại chỗ khu trú có
sưng, nóng, đau, chảy máu khi thăm khám. Viêm nhiễm tiến triển có thể dẫn đến áp
xe [44] đến các mức độ nặng như vết loét, mảng hoại tử. Mức độ viêm nướu và tốc
độ phát triển bệnh ở người cao tuổi nhanh hơn so với nhóm tuổi trẻ hơn, là do số
lượng thành phần tế bào trong mô nha chu giảm, giảm chất lượng phản ứng miễn
dịch [69]. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể phục hồi nếu kiểm soát mảng bám hiệu quả
đầy đủ [44].
1.2.3.2.Viêm nha chu
Viêm nha chu được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhưng đều có chung đặc
điểm như mất bám dính, tiêu xương ổ, thành lập túi nha chu với nhiều mức độ khác
nhau, trong đó thường gặp nhất là viêm nha chu mạn.
Viêm nha chu có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng như viêm nướu, ngoài ra còn
có túi nướu bệnh lý, có thể có răng lung lay, di chuyển do xương ổ răng tiêu nhiều,
cùng với hiện tượng mất bám dính của nướu làm chân răng bị bộc lộ ít hay nhiều
trong môi trường miệng. Tất cả các nhà lâm sàng nhận thấy, răng mất bám dính mà
chịu thêm chất thương khớp cắn thì hình ảnh X-quang cho thấy có tiêu xương dạng
“hình chén” [7].

1.2.4 Chẩn đoán bệnh nha chu
Đặc điểm lâm sàng để phân biệt viêm nướu và viêm nha chu là mất bám
dính, đi kèm với sự xuất hiện của túi nha chu và tiêu xương ổ răng [7]. Chẩn đoán


11

bệnh nha chu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nướu viêm đỏ, chảy máu, đau tại chỗ,
răng lung lay, sưng, túi nha chu, hay có mủ. Những trường hợp bệnh trầm trọng
nướu thường loét và có mùi hôi và chảy máu. Hình chụp phim X quang có thể phát
hiện tiêu xương. Bờ miếng trám dư thừa có thể là yếu tố kích thích tại chỗ. Chấn
thương khớp cắn đặc biệt động tác nghiến siết chặt răng có thể làm gia tăng độ trầm
trọng của bệnh nhưng không phải là yếu tố khởi phát của bệnh [44].
1.2.5. Vấn đề chăm sóc răng miệng phòng ngừa bệnh nha chu cho người cao
tuổi
Ở người cao tuổi, sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng
cuộc sống. Sức khỏe răng miệng kém bao gồm sâu răng, bệnh nha chu và mất răng
ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và do đó suy giảm sức khỏe. Tương tự bệnh
toàn thân và các tác dụng phụ của các cuộc điều trị có thể làm gia tăng nguy cơ
bệnh vùng miệng [16]. Vì vậy, thiết kế và thực hiện chương trình phòng ngừa nha
khoa toàn diện cho người cao tuổi là rất cần thiết. Mặc dù người cao tuổi bị mất
răng ít hơn so với trước đây, nhưng tỷ lệ mắc bệnh răng miệng vẫn còn cao do có
nhiều răng hiện diện hơn. Sự hiện diện của sâu răng, nha chu bệnh và khô miệng là
bệnh vùng miệng thường được tìm thấy ảnh hưởng chủ yếu đến dân số người già
hơn [61].
WHO đã khuyến cáo sử dụng chiến lược phòng ngừa bệnh nha chu dựa trên
các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách, chế
độ ăn nhiều trái cây, rau quả và ít đường, chất béo, sử dụng các chất kháng khuẩn
như chlohexidine, Florua, ngưng hút thuốc lá [50].
Theo quan niệm mới về diễn tiến của bệnh nha chu thì mảng bám vẫn đóng

một vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành bệnh [7]. Việc tích tụ mảng bám ở
người cao tuổi bị trầm trọng hơn bởi sự hiện diện của phục hình, mất răng và tụt
nướu. Việc đeo hàm giả tháo lắp ảnh hưởng tiêu cực đến sự tích tụ mảng bám.
Ngoài ra, họ thường gặp khó khăn trong việc loại bỏ mảng bám bằng cách cơ học
(chải răng) vì giảm tính khéo léo hoặc thị lực kém hoặc do hạn chế sinh lý liên quan
đến các tình trạng như đột quỵ, bệnh Parkinson hoặc viêm khớp nặng [61]. Vì thế,


12

việc chăm sóc răng miệng người cao tuổi nên cân đối giữa tự chăm sóc (người cao
tuổi tự chăm sóc mình), chăm sóc không chính thức (cần sự giúp đỡ từ người nhà và
bạn bè) và chăm sóc chính thức (các dịch vụ y tế và xã hội)[11].
Đối tượng NCT tự chăm sóc răng miệng hoặc cần sự giúp đỡ của người thân
cần được tư vấn và giáo dục thực hành vệ sinh răng miệng. Giáo dục người cao tuổi
(và người thân) bao gồm một cuộc thảo luận với bệnh nhân nguyên nhân của bệnh
hiện tại và phương tiện can thiệp và phòng ngừa bệnh trong tương lai. Thảo luận
nguyên nhân phải đầy đủ, nhưng phù hợp với mức độ hiểu biết của người già, dựa
vào thực hành trên những mô hình đơn giản hiệu quả. Hầu hết phương pháp đánh
răng đa số là dử dụng phương pháp Bass bằng bàn chải lông mềm, ở những người
bị tụt nướu thì sử dụng lực chải răng nhẹ nhàng [61].
Một số báo cáo trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng việc có rất ít người già sử
dụng dịch vụ sức khỏe răng miệng, đặc biệt là ở nhóm đối tượng không có điều kiện
kinh tế xã hội [61]. Nên việc giáo dục tuyên truyền nên lấy vôi răng 6 tháng/lần hay
thực hiện các chương trình nha khoa cộng đồng của các cơ quan y tế địa phương rất
cần thiết để phòng ngừa bệnh nha chu ở người cao tuổi.
Hiệu quả của việc kiểm soát mảng bám răng ở NCT đã được chứng minh qua
nghiên cứu của Vigild M (1993) trên 407 người sống tại Viện dưỡng lão, các đối
tượng này được chăm sóc, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, kết quả cho thấy tình
trạng sâu răng và mảng bám răng thấp hơn so với những người không nhận được sự

chăm sóc. Năm 1999, Mascarenhas A.K cho thấy những người đi khám răng miệng
định kỳ, lấy vôi răng, làm vệ sinh răng miệng có SKRM tốt hơn hẳn so với những
người không đi khám thường xuyên [12].
1.2.6 Một số biện pháp điều trị và dự phòng bệnh nha chu [12]
Điều trị bệnh nha chu
Điều trị khởi đầu: Lấy vôi răng và làm nhẵn mặt chân răng
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lấy sạch vôi răng và mảng bám cùng với giữ vệ
sinh răng miệng tốt sẽ đem lại sự lành mạnh cho tổ chức quanh răng. Có nhiều

phương pháp lấy vôi răng, nhưng trong thực hành lâm sàng thì phương pháp


13

lấy vôi răng bằng các dụng cụ cầm tay và lấy vôi răng bằng máy siêu âm là
được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả điều trị cao.
Điều trị túi nha chu
Liệu pháp điều trị túi nha chu thông dụng nhất hiện nay vẫn là liệu
pháp oxy già. Sau khi bơm rửa sạch túi nha chu bằng oxy già, người ta thổi
khô và đưa vào túi các chất sát trùng, chống viêm như chlohexidine 1.2%
hoặc các loại mỡ kháng sinh như Metronidazole, Tetracycline ... Đến nay, đã
có rất nhiều các nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả tốt của việc sử dụng
các loại paste kháng sinh tại chỗ kết hợp với điều trị cơ học trong điều trị bảo
tồn bệnh nha chu.
Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật là một biện pháp điều trị bệnh lý tổ chức nha chu,
cho phép tổ chức nha chu đảm bảo được chức phận và đảm bảo kiểm soát
răng với hiệu quả cao nhất. Các phẫu thuật thường được thực hiện sau bước
điều trị khởi đầu, khi đã loại trừ được các yếu tố gây bệnh như vôi răng, mảng
bám răng và các yếu tố gián tiếp gây bệnh khác.

Điều trị duy trì
Đây là bước quyết định thành công của điều trị bệnh nha chu, nếu làm
không tốt bệnh sẽ tái phát nhanh chóng và thường nặng thêm.
Dự phòng bệnh nha chu
Hướng dẫn chải răng
Có rất nhiều phương pháp chải răng khác nhau. Chẳng hạn như: phương pháp
Stillman, phương pháp Charter, phương pháp Leonard, phương pháp Smith, phương
pháp Toothpick ... Tuy nhiên, không có một phương pháp chải răng nào phù hợp với
tất cả mọi người. Phụ thuộc hình thái cung răng (chen chúc, thưa…), đặc điểm tổ
chức nha chu, cũng như sự thuận tay phải hay tay trái của mỗi người mà chúng ta sẽ
tìm ra phương pháp vệ sinh răng miệng thích hợp. Ngoài ra, trong quá trình điều trị


×