Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Laser ảnh hưởng như thế nào khi sinh thiết tới khả năng sống sót của phôi ngày 3 và tạo phôi túi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.14 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016

LASER ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO KHI SINH THIẾT TỚI
KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA PHÔI NGÀY 3 VÀ TẠO PHÔI TÚI
Nguyễn Thanh Tùng*; Nguyễn Ngọc Diệp*; Vũ Văn Tâm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sống sót phôi ngày 3 và tạo phôi
túi sau sinh thiết. Đối tượng và phương pháp: chia 102 phôi làm 2 hoặc 3 nhóm tuỳ vào yếu tố
ảnh hưởng nghiên cứu, sinh thiết các phôi vào ngày 3, tiếp tục nuôi cấy, đánh giá sự sống sót
và tạo phôi túi sau sinh thiết. Kết quả: tuổi mẹ càng cao, tỷ lệ thành công trong thụ tinh trong
ống nghiệm (TTTON) càng thấp, thời gian vô sinh ảnh hưởng một phần tới khả năng sống sót
và tạo phôi túi của phôi, FSH cơ bản không ảnh hưởng nhiều tới hình thái phôi sau sinh thiết.
Kết luận: sau khi sinh thiết phôi bằng laser, tuổi mẹ, thời gian vô sinh, nồng độ FSH càng cao
thì tỷ lệ phôi sống sót và tạo thành phôi túi càng giảm.
* Từ khóa: Hình thái phôi; Sinh thiết phôi; Phôi ngày 3.

How Laser Affects the Survival Ability of 3rd Day Embryo and Blastocyte
Creation after Biopsy
Summary
Objectives: To evaluate some factors affecting the survival ability of day 3 embryos and creation
of blastocyte after biopsy. Subjects and methods: 102 embryos were divided into 2 or 3 groups
depending on factors affecting research. The 3 day biopsy embryos were continued to grow and evaluate
morphology of embryos after biopsy. Results: The higher maternal age success rate of IVF lower;
infertility time also partially affected survival ability of embryos and blastocyte, FSH basically did not
much impact on the morphological embryo after biopsy. Conclusion: After biopsy, age mother, duration
of infertility, FSH levels are higher, the survival rate and blastocyte creation rate of embryos are lower.
* Key words: Morphological embryo; Embryo biopsy; Day 3 embryo.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh là vấn đề đang được quan tâm
ngày càng nhiều trên thế giới nói chung


và Việt Nam nói riêng. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 10%
các cặp vợ chồng [8]. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến vô sinh, trong đó vô sinh do nữ
chiếm khoảng 40%, vô sinh do nam khoảng
40%, 10% vô sinh do cả nam và nữ và 10%

không rõ nguyên nhân [4]. Ngày nay có nhiều
phương pháp điều trị cho bệnh nhân (BN)
hiếm muộn, trong đó phương pháp TTTON
đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực
hỗ trợ sinh sản và ngày càng được phát
triển rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên,
tỷ lệ thành công trong hỗ trợ sinh sản
chỉ đạt khoảng 30 - 40%. Trong lĩnh vực
này, còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cứu.

* Học viện Quân y
** Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tung )
Ngày nhận bài: 05/06/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/07/2016
Ngày bài báo được đăng: 22/07/2016

69


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
Hiện nay, chẩn đoán di truyền trước
chuyển phôi (Preimplantation Genetic

Diagnosis) đang là một trong những phương
pháp mang lại hiệu quả cao trong sàng
lọc phôi mang gen bệnh trước khi tiến
hành chuyển phôi cho BN, nhằm tăng
tỷ lệ có thai, đồng thời giúp những cặp vợ
chồng mang gen bệnh có thể sinh con
khoẻ mạnh. Tuy nhiên, dù đảm bảo chất
lượng về mặt chuyên môn, kinh nghiệm,
thiết bị từ phía cơ sở điều trị thì còn có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
phôi sau sinh thiết từ phía BN. Một số
nghiên cứu trên thế giới cho thấy tuổi mẹ
có ảnh hưởng của lên chất lượng phôi
tạo thành [6, 7]. Trên cơ sở đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá một
số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sống
sót phôi ngày 3 và tạo phôi túi sau sinh
thiết.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Chia 102 phôi người còn dư của 102 BN
làm 3 nhóm dựa trên độ tuổi: nhóm I:
< 30 tuổi, nhóm II: 30 - 35 tuổi, nhóm III:
> 35 tuổi. Sinh thiết phôi vào ngày 3, tiếp
tục nuôi cấy, đánh giá sự sống sót và tạo
phôi túi sau sinh thiết.
* Tiêu chuẩn lựa chọn phôi để sinh thiết:
Phôi được nuôi cấy đến ngày thứ 3 trong
môi trường nuôi cấy TTTON. Phôi có tế

bào đồng đều, tỷ lệ mảnh vỡ bào tương
< 20% (phôi độ III, IV).
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Phôi ngày 3 độ I, độ II: các phôi bào không
đồng đều, tỷ lệ mảnh vỡ bào tương ≥ 20%.
70

2. Phương pháp nghiên cứu.
* Kích thích buồng trứng:
- Phác đồ dài, sử dụng GnRHa để ức
chế hormon FSH, LH của tuyến yên, điều
hoà xuống 14 ngày, bắt đầu từ ngày 21
của chu kỳ kinh. Sau đó sử dụng rFSH tái
tổng hợp kích thích nang trứng.
- Phác đồ ngắn, dùng FSH từ N2 CKK.
- Phác đồ GnRH antagonists (cetrotide,
serono, Mỹ): BN được kích thích bằng FSH
tái tổng hợp (gonal-F, serono), có thể kết
hợp với menopur từ ngày thứ 2 của chu
kỳ kinh. Sử dụng antagonist sau 5 - 6 ngày
dùng FSH.
HCG (5.000 - 10.000 IU profasi, serono,
pregnyl, organon) được chỉ định khi có ít
nhất trên 2 nang noãn có kích thước trên
17 mm.
* Đánh giá thụ tinh và quá trình nuôi
cấy phôi:
Khoảng 16 - 18 giờ sau khi tiêm tinh
trùng vào trứng, đánh giá trứng xem có
thụ tinh hay không. Nếu đã thụ tinh tạo

thành phôi sẽ xuất hiện 2 tiền nhân và
2 thể cực. Sau đó, đánh giá phôi ở từng
thời điểm 36, 48 giờ sau thụ tinh.
* Sinh thiết tế bào phôi:
Phương pháp chi tiết sinh thiết một
phôi bào từ phôi đang thời kỳ phân cắt
bằng tia laser như sau:
Dùng kim sinh thiết hút nhẹ nhàng 1 tế
bào của phôi vào ngày thứ 3 (66 - 68 giờ
sau tiêm tinh trùng), khi phôi có ít nhất 4
tế bào và có số lượng mảnh vỡ không
quá 30%. Sau đó, chuyển phôi vào môi
trường nuôi cấy cho đến ngày 5 [5].


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Tuổi của BN ảnh hưởng tới khả năng sống sót của phôi và tạo phôi túi.
Bảng 1:
Nhóm tuổi

Nhóm I
(< 30) (1)

Nhóm II
(30 - 35) (2)

Nhóm III
(> 35) (3)


33 (32,35%)

39 (38,24%)

30 (29,41%)

21,5 ± 3,2

32,5 ± 2,2

38,4 ± 3,0

Tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục
phát triển

93,93

92,31

86,66

p1-2 > 0,05
p2-3 < 0,05
p1-3 < 0,05

Tỷ lệ phôi tạo phôi túi

84,84

82,05


76,66

p1-2 > 0,05
p2-3 < 0,05
p1-3 < 0,05

Số lượng
Tuổi trung bình

102 (100%)

Sau sinh thiết 24 giờ, tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục phát triển của từng nhóm I, II và III
lần lượt là 93,93%; 92,31%; 86,66%. Đến ngày thứ 5, tỷ lệ hình thành phôi túi tương
ứng mỗi nhóm là 84,84%; 82,05%; 76,66%. Sự khác biệt về tỷ lệ phôi sống sót và tỷ lệ
phôi tạo phôi túi giữa nhóm I và nhóm II không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), tuy nhiên
sự khác biệt về 2 tỷ lệ này giữa nhóm I so với nhóm III và nhóm II so với nhóm III có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Munne S và
CS (2007). Các tác giả cho rằng tuổi mẹ càng cao, tỷ lệ thành công trong IVF càng
thấp [6].
2. Thời gian vô sinh của BN ảnh hưởng tới khả năng sống sót của phôi và tạo
phôi túi.
Bảng 2:
Thời gian vô sinh

Từ 1 - 5 năm
(n = 58) (1)

Từ 5 - 10 năm
(n = 29) (2)


> 10 năm
(n = 15) (3)

p

Tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục
phát triển

53/58
(91,13%)

27/29
(93,10%)

13/15
(86,66%)

p1,2 > 0,05
p2,3 < 0,05
p1,3 < 0,05

Tỷ lệ phôi tạo phôi túi

49/58
(84,48%)

24/29
(82,76%)


10/15
(66,66%)

p1,2 > 0,05
p2,3 < 0,05
p1,3 < 0,05

Chỉ tiêu

Trong tổng số 102 BN nghiên cứu, 58 BN nhóm I, 29 BN nhóm II và 15 BN nhóm III.
Trong đó tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục phát triển tại thời điểm ngày 4 sau sinh thiết của
nhóm I, II, III lần lượt là 91,13% (53 phôi); 93,10% (27 phôi); 86,66% (13 phôi). Tại thời
điểm ngày 5, tỷ lệ phôi tạo phôi túi đạt cao nhất ở nhóm I với 49 phôi (84,48%) và thấp
nhất ở nhóm III với 10 phôi (66,66%), nhóm II đứng sau nhóm I với tỷ lệ phôi tạo
71


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
phôi túi là 82,76% (24 phôi). Sự khác biệt về khả năng sống sót và tạo phôi túi tại thời
điểm ngày 4, ngày 5 sau sinh thiết giữa nhóm I và nhóm II không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05), tuy nhiên sự khác biệt về 2 tỷ lệ này giữa nhóm I so với III và
nhóm II so với III có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chúng tôi thấy thời gian vô sinh ảnh
hưởng một phần tới khả năng sống sót và tạo phôi túi của phôi, kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Munne S, Sandalinas M, Escudero T (2003) [8].
3. Nội tiết FSH ngày 2 chu kỳ kinh của BN ảnh hưởng tới khả năng sống sót
của phôi và tạo phôi túi.
Bảng 3:
Nhóm

FSH < 5 (1)


FSH = 5 - 10 (2)

FSH > 10 (3)

Tổng

23

72

7

102

Tỷ lệ phôi sống sót,
tiếp tục phát triển

21/23
(91,30%)

66/72
(91,67%)

6/7
(85,71%)

p1,2 > 0,05
p2,3 < 0,05
p1,3 < 0,05


Tỷ lệ phôi tạo phôi túi

18/23
(84,53%)

60/72
(83,33%)

5/7
(71,42%)

p1,2 > 0,05
p2,3 < 0,05
p1,3 < 0,05

Số lượng

Tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục phát triển của 3 nhóm I, II, III lần lượt là 91,30%;
91,67%; 85,71% và tỷ lệ phôi tạo phôi túi tương ứng của mỗi nhóm là 84,53%;
83,33%; 71,42%. Sự khác biệt về tỷ lệ phôi sống sót và tỷ lệ phôi tạo phôi túi giữa
nhóm I và nhóm II không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), tuy nhiên sự khác biệt về 2
loại tỷ lệ này giữa nhóm I so với nhóm III và nhóm II so với nhóm III có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05). FSH cơ bản không ảnh hưởng nhiều tới hình thái phôi sau sinh thiết, kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Munne và CS [6]. Tuy nhiên, nồng độ FSH tăng
liên quan đến giảm khả năng dự trữ buồng trứng và phù hợp với tỷ lệ có thai thấp ở
nhóm BN này.
4. Phác đồ sử dụng thuốc hormon kích thích ảnh hưởng tới khả năng sống
sót của phôi và tạo phôi túi.
Bảng 4:

Phác đồ

Phác đồ ngắn
(1) (n = 53)

Phác đồ dài
(2) (n = 21)

Antagonist
(3) (n = 28)

p

Tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục
phát triển

(49/53)
92,45

(20/21)
95,23

(24/28)
85,71

p1,2 > 0,05
p2,3 < 0,05
p1,3 < 0,05

Tỷ lệ phôi tạo phôi túi


(45/53)
84,90

(17/21)
80,95

(21/28)
75,00

p1,2 > 0,05
p2,3 < 0,05
p1,3 < 0,05

Chỉ tiêu

72


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016
Tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục phát triển
của 3 nhóm phác đồ ngắn, phác đồ dài,
phác đồ antagonist lần lượt là 92,45%;
95,23%; 85,71% và tỷ lệ phôi tạo phôi túi
của 3 nhóm tương ứng là 84,90%; 80,95%;
75,00%. Sự khác biệt về tỷ lệ phôi sống
sót tiếp tục phát triển và tỷ lệ phôi tạo phôi
túi giữa nhóm I và II không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05), tuy nhiên sự khác biệt về 2
tỷ lệ này giữa nhóm I so với nhóm III và

nhóm II so với nhóm III có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Sau sinh thiết, phôi tiếp tục phát
triển và tạo phôi túi không phụ thuộc nhiều
vào phôi đó có nguồn gốc từ BN dùng thuốc
theo phác đồ nào. Tuy nhiên, số liệu còn
tương đối khiêm tốn, nên đây chỉ là nhận
xét sơ bộ, cần phải nghiên cứu với số mẫu
lớn hơn mới có thể kết luận được.
5. Phương pháp thụ tinh (IVF hoặc
ICSI) ảnh hưởng tới khả năng sống sót
của phôi và tạo phôi túi.
Bảng 5:
Phương pháp
TTTON
thụ tinh
(n = 26) (1)
Chỉ tiêu

ICSI
(n = 76) (2)

p
(1 - 2)

Tỷ lệ phôi sống sót,
tiếp tục phát triển

(23/26)
88,46


(70/76)
92,11

> 0,05

Tỷ lệ phôi tạo phôi
túi

(21/26)
80,76

(62/76)
81,57

> 0,05

Tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục phát triển
của nhóm điều trị bằng phương pháp TTTON
và ICSI lần lượt là 88,46% và 92,11%.
Tỷ lệ phôi tạo phôi túi tương ứng của mỗi
nhóm là 80,76% và 81,57%. Số liệu tổng
kết cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ phôi sống
sót tiếp tục phát triển và tỷ lệ phôi tạo phôi
túi giữa các nhóm không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Walker MC, Murphy KE, Pan S
(2004) nghiên cứu so sánh giữa phương
pháp thụ tinh trong ống nghiệm thông
thường và phương pháp tiêm tinh trùng
vào bào tương noãn thấy hình thái phôi
tạo ra từ 2 phương pháp trên như nhau.


KẾT LUẬN
Sau khi sinh thiết phôi bằng laser chúng
tôi thấy:
- Tuổi mẹ, thời gian vô sinh, nồng độ
FSH càng cao thì tỷ lệ phôi sống sót và
tạo thành phôi túi càng giảm.
- Phương pháp TTTON hoặc ICSI không
ảnh hưởng tới tỷ lệ phôi sống sót, tiếp
tục phát triển và tạo thành phôi túi sau
sinh thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Đình Hiếu. Nghiên cứu hình thái
cấu trúc phôi 3 ngày tuổi trên BN TTTON tại
Trung tâm Công nghệ Phôi. Luận văn Thạc sỹ
Y học. 2008.
2. Nguyễn Đình Tảo. Mô học chức năng hệ
sinh sản và nội tiết. Nhà xuất bản Y học. 2012.
3. Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Nội tiết sinh
sản. Nhà xuất bản Y học. 2013.
4. Kosicka-Slawinska M, Clarke A.
Preimplantation genetic diagnosis: Understanding
what parents plan to tell their children about
their conception. J Genet Couns. 2013.
5. McArthur SJ, Leigh D, MarshallJ, BoerK,
Jansen R. Pregnancies and live births after
trophectoderm biopsy and preimplantation
genetic testing of human blastocyte. Fertility
and Sterility. 2005, 84, pp.1628-1636.
6. Munne S, Chen S, Colls P, Garrisi J,

Zheng X, Cekleniak N. Maternal age, morphology,
development and chromosome abnormalities in
over 6000 cleavage-stage embryos. Reproductive
Biomedicine Online. 2007, 14, pp.628-634.
7. Munne S, Cohen J. Chromosome mosaicism
in cleavage-stage human embryos: evidence of
a maternal age effect. Reproductive Biomedicine
Online. 2002, 4 (3).pp.223-232.
8. Munne S, Sandalinas M, Escudero T.
Improved implantation after preimplantation
genetic diagnosis of aneuploidy. Reproductive
BioMedicine Online. 2003, 7, pp.91-97.

73



×