Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu kết quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Quốc 5 năm 2007-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.71 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRUYỀN MÁU
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ QUỐC 5 NĂM 2007- 2011
Nguyễn Đức Phát*, Nguyễn Văn Dũng*, Nguyễn Thị Loan*, Ngô Mạnh Quân**, Nguyễn Anh Trí**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu trong 5 năm 2007-2011 tại Bệnh viện đa
khoa Phú Quốc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ dựa trên dữ liệu về số đơn vị máu tiếp
nhận được, số đơn vị máu sử dụng cho người bệnh và tất cả bệnh nhân được truyền máu.
Kết quả: Trong 5 năm, Bệnh viện tiếp nhận được 1.037 đơn vị máu và chế phẩm, trong đó 962 đơn vị được
sử dụng cho 379 bệnh nhân, tất cả bệnh nhân có chỉ định đều được truyền máu, trung bình mỗi bệnh nhân nhận
2,54 đơn vị máu, 51,6% số đơn vị máu sử dụng là nhóm O. Từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân hàng máu,
toàn bộ máu tiếp nhận được từ người hiến máu tại Đảo được chuyển về Bệnh viện đa khoa Tỉnh để sàng lọc và
sản xuất chế phẩm, chúng tôi nhận chế phẩm máu (Khối hồng cầu) từ bệnh viện đa khoa Tỉnh, đồng thời tiến
hành xây dựng lực lượng hiến máu dự bị, sẵn sàng cho trường hợp cần máu với số lượng lớn.
Kết luận: Trong năm năm qua, công tác đảm bảo an toàn truyền máu ở Phú Quốc đã được cải thiện đáng
kể; đặc biệt là từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân hàng máu, toàn bộ máu sử dụng được nhận từ Bệnh viện
đa khoa Tỉnh, máu sử dụng chủ yếu là chế phẩm máu (86,2%). Việc sử dụng chế phẩm huyết tương và tiểu cầu
đã được cân nhắc tuy nhiên điều kiện trang thiết bị chưa cho phép để dự trữ các chế phẩm này.
Từ khóa: Hiến máu, sử dụng máu, truyền máu lâm sàng, hiến máu dự bị, truyền máu từng phần.

ABSTRACT
STUDY THE RESULT OF BLOOD SAFETY ASSURANCE IN PHU QUOC HOSPITAL IN 5 YEARS
2007 – 2011
Nguyen Duc Phat, Nguyen Van Dung, Nguyen Thi Loan, Ngo Manh Quan, Nguyen Anh Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 397 - 401
Aim: To assess the situation of blood collection and usage in Phu Quoc Island from 2007 to 2011.


Method: This retrospective research based on data in blood collection, using of blood and receivers during 5
years in Phu quoc Island.
Results: 1.037 units of blood were collected from paid, voluntary and family donors in 5 years. 962 units
were used for 379 receivers, with average of 2.54 units per patient; among that, half of unites were O group. From
July 2010, the Blood bank were established, blood collected was sent to Kien Giang Hospital and we received, once
a month on average, in return Red Blood Cell for storage.
Conclusion: some improvement has been achieved in blood safety in Phu Quoc island during 5 years. From
July 2010, blood used has been sent from Kien Giang hospital, the walking donor panel has been established in the
island for emergency transfusion. Platelet and plasma was still not used due to limitation of equipment in the
Island.
Key word: blood donation, blood use, Walking donor panel, blood safety.
* Bệnh Viện Đa Khoa Phú Quốc, ** Viện Huyết học – Truyền máu TW.
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Đức Phát, ĐT: 0903.695.212, Email:

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

397


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biển
đảo và duyên hải đang là vấn đề được Chính
phủ, ngành y tế quan tâm(6). Huyện đảo Phú
Quốc với quy mô 2 thị trấn, 8 xã, dân số 103.000
người, lượng khách du lịch từ 400.0000 – 600.000
lượt người/năm, Bệnh viện đa khoa Phú Quốc

có 140 giường bệnh với đủ các chuyên khoa,
luôn có nhu cầu về máu trong điều trị và cấp
cứu bệnh nhân. Trước tháng 7 năm 2010, hầu hết
lượng máu cho điều trị được tiếp nhận tại chỗ từ
người cho máu lấy tiền, thân nhân cho máu và
một số từ người hiến máu tự nguyện, sử dụng
sàng lọc nhanh trước hiến máu, máu sử dụng
chủ yếu là máu toàn phần. Nhằm cải thiện và
đảm bảo an toàn truyền máu cho người bệnh, từ
7/2010, Bệnh viện đã đầu tư nâng cấp Khoa xét
nghiệm thành cơ sở trữ máu, đủ khả năng tiếp
nhận máu, lưu trữ máu an toàn cho điều trị.
Máu được tiếp nhận từ hai nguồn: (1) nguồn tại
chỗ - lấy từ người nhà, người hiến máu dự bị và
người hiến máu tình nguyện, sau đó gửi vào
Bệnh viện Đa khoa tỉnh để làm xét nghiệm sàng
lọc và sản xuất chế phẩm máu và (2) nhận chế
phẩm máu (chủ yếu là khối hồng cầu) về lưu trữ
tại bệnh viện và luôn sẵn sàng cho cấp cứu, điều
trị, đồng thời xây dựng lực lượng hiến máu dự
bị tại chỗ. Nhờ đó, từ 7/2010, chất lượng truyền
máu được cải thiện rõ rệt, không còn tình trạng
bệnh nhân chờ máu và máu luôn đảm bảo chất
lượng tốt.
Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết
quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu tại
bệnh viện đa khoa Phú Quốc 5 năm 2007-2011”
nhằm mục tiêu: Khảo sát thực trạng công tác
đảm bảo an toàn truyền máu tại Bệnh viện đa
khoa Phú Quốc trong 5 năm 2007-2011. Trên cơ

sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nâng
cao chất lượng đảm bảo an toàn truyền máu.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
- Người hiến máu tại Bệnh viện đa khoa Phú
Quốc.

398

- Bệnh nhân được nhận máu tại Bệnh viện
đa khoa Phú Quốc.

Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu hồ sơ tài liệu.

Chỉ số và nội dung nghiên cứu
- Nguồn cung cấp máu: bao gồm máu tiếp
nhận từ người hiến máu tại chỗ và máu – chế
phẩm nhận từ bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
- Tình hình sàng lọc, bảo quản và phát máu.
- Tình hình sử dụng máu lâm sàng.
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/1/2007 –
30/6/2011.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình hình đảm bảo nguồn cung cấp máu
cho bệnh viện
Bảng 1: Kết quả tiếp nhận máu từ các đối tượng hiến
máu 2007-2011

Năm

2011
2007 2008 2009 2010
(6
Tổng
Đối
tháng)
tượng
HM tình n
74
99
67
92
195
527
nguyện % 37,0 44,8 34,0 41,1 100,0 50,8
Người n
0
26
31
18
0
75
nhà hiến %
0,0 11,8 15,7 8,0
0,0
7,2
máu
Cho máu n 126

96
99
114
0
435
lấy tiền % 63,0 43,4 50,3 50,9
0,0
41,9
Tổng
n 200 221 197 224
195 1,037

Trong 5 năm, tổng số đơn vị máu tiếp nhận
được tại Phú Quốc là 1.037 đơn vị máu, trong
đó, 50,8% là từ người hiến máu tình nguyện.
Riêng năm 2010 và 2011, toàn bộ máu tình
nguyện thu được, được chuyển về Bệnh viện đa
khoa Kiên Giang để sàng lọc và sản xuất chế
phẩm máu.
Bảng 2: Kết quả tiếp nhận máu và chế phẩm từ BV
đa khoa Kiên Giang
Năm
2007
Loạichế phẩm
Máu toàn phần
0
Khối hồng cầu
0
Chế phẩm khác
0

Tổng
0

2008
0
0
0
0

2009 2010
0
0
0
0

0
110
0
110

2011
(6 tháng)
0
130
0
130

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Kể từ 7/2010, hầu hết lượng máu sử dụng
được tiếp nhận từ BV đa khoa Kiên Giang, cơ sở
có đủ điều kiện sàng lọc và sản xuất các chế
phẩm máu và cung cấp cho các bệnh viện khác
theo mô hình cung cấp máu tập trung(9). Trong
12 tháng đã tiếp nhận 240 đơn vị Khối hồng cầu.
Trung bình chúng tôi tiếp nhận chế phẩm máu
từ BV đa khoa Kiên Giang 1 lần/tháng, khối
hồng cầu bảo quản trong 4 tuần, không sử dụng
hết sẽ đổi lại cho BV Kiên Giang. Thường nhận
máu mới và đổi lại máu cũ (nhận lần trước) sau
1 ngày để đảm bảo luôn luôn có máu dự trữ
trong kho để sẵn sàng cho cấp cứu và điều trị.

Nghiên cứu Y học

Trong 3 năm 2009 - 2011, trong tổng số bệnh
nhân sử dụng máu, 26,4% bệnh nhân nhận 1
đơn vị máu, 36,6% bệnh nhân nhận 2 đơn vị,
7,4% nhận 3 đơn vị máu và có 18,9% bệnh nhân
nhận trên 3 đơn vị máu. Trong đó, có những
bệnh nhân được nhận nhiều máu như bệnh
nhân Nguyễn Thị Đ.- 27 tuổi – Băng huyết sau
sinh, nhận 8 đơn vị máu (tháng 3/2010), bệnh
nhân Trương Duy T. – 42 tuổi – Chảy máu dạ
dày, truyền 13 đơn vị (tháng 6/1010).

Tình hình sử dụng máu lâm sàng
Bảng 3: Kết quả chỉ định truyền máu

Năm
2011 (6
Tổng
Chỉđịnh truyền 2007 2008 2009 2010
tháng)
máu
Số ca có chỉ định
75
81
85
87
51
379
truyền máu
Số đơn vị máu
200 221
phát
Số bệnh nhân
75
81
được truyền máu
Số đơn vị máu
trung bình/bệnh 2,66 2,73
nhân truyền máu

197

214

130


962

85

87

51

379

2,31

2,47

2,55

2,54

Trong 5 năm, có 379 bệnh nhân được chỉ
định sử dụng máu, 100% số bệnh nhân có chỉ
định là được nhận máu, trung bình mỗi bệnh
nhân nhận 2,54 đơn vị máu. Tổng số đơn vị máu
thu được (1.037 đơn vị) cao hơn số được sử
dụng do được chuyển vào Bệnh viện đa khoa
Kiên Giang, chúng tôi nhận lại số đơn vị máu
dự thực, số không sử dụng hết và tới hạn đã
được chuyển trả lại.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng máu của các chuyên khoa

Có 3 chuyên khoa sử dụng máu: Ngoại, Sản
và Cấp cứu. Kết quả 5 năm cho thấy, 67,8%
lượng máu sử dụng cho cấp cứu, 20,3% sử dụng
cho khoa Ngoại và 11,9% sử dụng cho các bệnh
nhân cấp cứu Sản.
Bảng 4: Tỷ lệ nhóm máu sử dụng qua từng năm
Năm
Nhóm máu
O
n
%
A
n
%
B
n
%
AB
n
%
Tổng
n

2007 2008 2009 2010
129
64,5
31
15,5
38
19,0

2
1,0
200

112
50,7
48
21,7
52
23,5
9
4,1
221

93
47,2
26
13,2
64
32,5
14
7,1
197

93
43,5
35
16,4
65
30,4

21
9,8
214

2011 Tổng
(6 tháng)
69
53,1
24
18,5
35
26,9
2
1,5
130

496
51,6
164
17,0
254
26,4
48
5,0
962

Việc sử dụng máu ở Phú Quốc hiện nay phổ
biến là truyền máu cùng nhóm. Trong tổng số
962 đơn vị máu đã sử dụng trong 5 năm, 51,6%
là nhóm O, 26,4% nhóm B, 17% là nhóm A,

nhóm AB chiếm 5%.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng số đơn vị máu
khác nhau 2009 - 2011

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Trước tháng 6/2010, 100% lượng máu sử
dụng là truyền máu toàn phần, từ nguồn máu
tiếp nhận trực tiếp tại Phú Quốc. Kể từ 7/2010,

399


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

toàn bộ lượng máu sử dụng được nhận từ Bệnh
viện đa khoa Kiên Giang (240 đơn vị), 112/130
(86,2%) số đơn vị máu sử dụng là Khối hồng
cầu.
Bảng 5: Tỷ lệ các chế phẩm được sử dụng
Năm
2007
Nhóm máu
Máu toàn phần 200
Khối hồng cầu
0
Chế phẩm khác 0
Tổng

200

2008

2009

2010

2011
(6 tháng)

221
0
0
221

197
0
0
197

114
110
0
224

18
112
0
130


BÀN LUẬN
Về nguồn máu sử dụng tại Phú Quốc:
Được đảm bảo bởi nguồn chính
Người hiến máu với đủ các đối tượng:
người cho máu lấy tiền, người hiến máu tình
nguyện và thân nhân hiến máu. Đến 2010, khi
đã xây dựng được ngân hàng máu, 100% lượng
máu thu được là từ người hiến máu tình
nguyện, không còn phải huy động người nhà
bệnh nhân hiến máu và đã chấm dứt tình trạng
người bán máu lấy tiền. Bên cạnh nguồn người
hiến máu tình nguyện, Bệnh viện Phú Quốc đã
xây dựng được lực lượng hiến máu dự bị, là
nguồn dự trữ máu sống cho những trường hợp
tai nạn, thảm họa cần truyền máu với số lượng
lớn và trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt
không huy động được máu từ Bệnh viện đa
khoa Kiên Giang. Được sự hỗ trợ của Viện
Huyết học – Truyền máu TW, Bệnh viện Phú
Quốc sẽ triển khai việc tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người dân về hiến máu dự bị(8) và
tiến hành xét nghiệm trước cho người hiến
máu(3) để tuyển chọn và xây dựng lực lượng
hiến máu dự bị thực chất và hiệu quả, bao gồm
những người nhóm máu O, có xét nghiệm sàng
lọc âm tính với HIV, HBV và HCV, lực lượng
này được khám và xét nghiệm lại 1 lần/năm, khi
huy động máu, chỉ cần làm xét nghiệm nhanh,
nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn truyền

máu(1,4). Trong đó hướng tới việc vận động
người nước ngoài thường trú tại Phú Quốc có
nhóm máu Rh(-) để sẵn sàng trong trường hợp

400

cần máu cho bệnh nhân người nước ngoài có
nhóm Rh(-) .
Chế phẩm máu nhận từ Bệnh viện đa khoa
Kiên Giang: đây là phương pháp được tiến hành
thường xuyên, trung bình nhận và đổi máu
trong vòng 4 tuần. Từ 7/2010, toàn bộ lượng
máu sử dụng là Khối hồng cầu đã qua sàng lọc,
đảm bảo chất lượng giống như máu đang sử
dụng tại Bệnh viện Kiên Giang. Tuy nhiên, điểm
hạn chế là chỉ sử dụng máu cùng nhóm. Vì máu
sử dụng chủ yếu trong cấp cứu nên tiến tới, sẽ
chủ yếu dự trữ và truyền Khối hồng cầu nhóm
O cho điều trị, như thế sẽ hạn chế rủi ro truyền
nhầm nhóm máu và thuận lợi cho công tác tiếp
nhận, dự trữ và đổi máu thường xuyên(5,7). Bên
cạnh đó, để nâng cao chất lượng máu cho sử
dụng và có thể kéo dài thời hạn bảo quản, theo
khuyến cáo từ các tài liệu, tiến tới sẽ sử dụng
khối hồng cầu có dung dịch bảo quản để có thể
duy trì thời gian bảo quản tới 42 ngày.

Bàn luận về tình hình sàng lọc, bảo quản
và phát máu tại Khoa xét nghiệm
Trước 7/2010, toàn bộ lượng máu sử dụng

được tiếp nhận và sàng lọc tại Bệnh viện. Tuy
nhiên, do số lượng tiếp nhận máu ít, không
thường xuyên nên chủ yếu là sử dụng phương
pháp xét nghiệm nhanh, điều này ít nhiều ảnh
hưởng tới an toàn truyền máu và không đúng
với các quy định của Quy chế truyền máu(2). Kể
từ 7/2010, sau khi hoàn thiện cơ sở trữ máu và
tiến hành tiếp nhận máu, chuyển máu chưa sàng
lọc về Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, chúng tôi
đã nhận lại 240 đơn vị máu đã được sàng lọc
theo đúng quy định, góp phần quan trọng cải
thiện chất lượng máu cho điều trị tại Phú Quốc.

Bàn luận về tình hình sử dụng máu lâm
sàng
Tại các cơ sở y tế có cấp cứu (nội, ngoại,
sản) đều có nhu cầu truyền máu và thực tế tại
Phú Quốc, 100% máu được sử dụng cho 3
chuyên khoa này. Nhờ vào việc chủ động
được nguồn máu tại chỗ, đặc biệt là lực lượng
hiến máu tình nguyện và hiến máu dự bị
những năm gần đây, không có trường hợp

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
nào chỉ định mà không có máu để truyền. Tuy
nhiên, bước đầu hồi cứu hồ sơ, chúng tôi ghi
nhận có những trường hợp được truyền máu

nhưng cho ra viện hoặc chuyển đi mà bệnh
nhân còn trong tình trạng thiếu máu. Bệnh
nhân Huỳnh Ngọc Đ. 79 tuổi, vào viện
24/8/2010, chẩn đoán: Thiếu máu chưa rõ
nguyên nhân, vào viện Hb 50 g/l đã được
truyền 2 đơn vị máu toàn phần trong 3 ngày
điều trị, bệnh nhân xin về với xét nghiệm Hb
là 66 g/l.
Bên cạnh đó, do nhận thức của thầy thuốc
còn hạn chế nên việc sử dụng máu hoàn toàn là
truyền máu cùng nhóm. 6 tháng đầu năm, 51,6%
lượng máu sử dụng là nhóm O. Với các cơ sở
truyền máu xa đất liền, việc dự trữ và sử dụng
chủ yếu là Khối hồng cầu nhóm O đã được
khuyến cáo(5,7) nhưng chưa áp dụng triệt để, vấn
đề này sẽ tiếp tục được cải thiện qua việc đào
tạo, tập huấn trong thời gian tới.
Việc sử dụng chế phẩm máu như huyết
tương và tiểu cầu đã được cân nhắc, một số
trường hợp do không có chế phẩm để dùng nên
bệnh nhân ra viện mà chưa phục hồi được các
chỉ số sinh lý hoặc chuyển viện trong tình trạng
còn nguy cơ xuất huyết. Bệnh nhân Nguyễn
Hoàng Gia H., 10 tuổi, chẩn đoán: Sốt xuất
huyết độ II, khi vào viện, có biểu hiện chảy máu
chân răng, nghiệm phát dây thắt (+), số lượng
Tiểu cầu liên tục giảm trong 3 ngày nằm viện, cụ
thể 04/08- 66G/l, 05/08- 21G/l, ngày 07/08 tiểu cầu
còn 7G/l. Tuy nhiên, do không có tiểu cầu để
truyền nên đã chuyển Thành phố Hồ Chí Minh

ngày 07/08/2010 khi tiểu cầu đang rất thấp và có
biểu hiện xuất huyết.

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng
truyền máu tại Phú Quốc
Nhằm nâng cao chất lượng truyền máu tại
Huyện đảo Phú Quốc, cũng như tại các đảo
khác có điều kiện tương tự, chúng tôi đề xuất
một số giải pháp thiết yếu đó là: xây dựng ngân
hàng máu hoàn chỉnh, chủ yếu là làm tốt công
tác lưu trữ, phát máu an toàn và hoàn thiện quy
trình nhận- bảo quản và đổi máu với trung tâm

Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học

Nghiên cứu Y học

truyền máu gần nhất (chủ yếu là Khối hồng cầu
nhóm O); tiến tới tự sàng lọc và sản xuất các chế
phẩm máu. Bên cạnh đó, xây dựng lực lượng
hiến máu dự bị tại chỗ thực chất và hiệu quả để
sẵn sàng huy động trong trường hợp khẩn cấp.
Đồng thời sẽ tổ chức tập huấn về sử dụng máu
và chế phẩm máu cho các bác sỹ để nâng cao
chất lượng truyền máu lâm sàng(1,4,5,7).

KẾT LUẬN
Trong 5 năm 2007-2011, Phú Quốc tiếp nhận
được 1.037 đơn vị máu và chế phẩm, trong đó
962 đơn vị được sử dụng cho 379 bệnh nhân,

trung bình mỗi bệnh nhân nhận 2,54 đơn vị
máu, 50% số đơn vị máu sử dụng là nhóm O.
Từ 7/2010, sau khi thành lập được ngân
hàng máu, toàn bộ máu sử dụng được nhận từ
Bệnh viện đa khoa Tỉnh, máu sử dụng chủ yếu
là chế phẩm máu (86,2%). Việc sử dụng chế
phẩm huyết tương và tiểu cần đã được cân nhắc
tuy nhiên điều kiện trang thiết bị chưa cho phép
để dự trữ các chế phẩm này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.
5.
6.

7.
8.

9.

10.

Australia Blood Service (2007). Draft Principles For The
Provision Of Blood To Rural And Remote Communities Via
Emergency Donor Panels.

Bộ y tế (2008). Quy chế truyền máu – 2007, NXB Y học.
Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2009). Khảo sát nhóm máu hệ
ABO, Rh (D) và tình hình nhiễm virus viêm gan B của người dân
tại đảo Bình Ba, Khánh Hòa để xây dựng lực lượng hiến máu dự
bị, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 4, tập 63: 82-85.
Malsby R 3rd, et al (2005). Walking donor transfusion in a far
forward environment, South Med J. 2005 Aug; 98(8):809-810.
McMurdo P (2006). Blood Bank and Emergency transfusion,
Raytheon Polar Services Company.
Minh Thu (2010). Việt Nam cần có mô hình riêng cho y tế biển,
đảo, TTXVN/Vietnam, />New York State Council on Human Blood and Transfusion
Services (2008). Guideline for Remote Blood Storage, First Ed.
Ngô Mạnh Quân và cs. (2010). Nhận thức, thái độ và hành vi về
hiến máu tình nguyện ở người đăng ký hiến máu dự bị tại một
số vùng đảo, Y học Việt Nam, tháng 9, số 2: 422-427.
Nguyễn Anh Trí (2006). Mô hình cung cấp máu tập trung từ
ngân hàng máu khu vực đến các bệnh viện, Một số chuyên đề
Huyết học – TM, tập II, NXB Y học.
Nguyễn Anh Trí và cs. (2010). Khảo sát nhóm máu hệ ABO,
Rh(D) của người dân tại một số huyện đảo để xây dựng lực
lượng hiến máu dự bị, Y học Việt Nam, tháng 9, số 2: 400-404.

401


Nghiên cứu Y học

402

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011


Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học



×