Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tác dụng chống nôn của cao chiết gừng và trần bì trên chuột nhắt trắng gây nôn bằng cyclophosphamide

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.47 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

TÁC DỤNG CHỐNG NÔN CỦA CAO CHIẾT GỪNG VÀ TRẦN BÌ
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG GÂY NÔN BẰNG CYCLOPHOSPHAMIDE
Nguyễn Phương Dung*, Vũ Thị Hiệp*

TÓM TẮT
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Gừng và Trần bì là 2 vị thuốc đã được sử dụng để chống nôn từ xa
xưa. Nghiên cứu này được tiến hành trên mô hình gây nôn do sợ mùi vị lạ gây bởi cyclophospamid (60 mg/kg,
tiêm phúc mô), dùng để đánh giá tác dụng chống nôn của một vài cao chiết từ 2 vị thuốc này.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm (ngẫu nhiên, đối chứng). Sử dụng 90 chuột nhắt trắng
chủng Swiss albino, phái đực, 20-25 g, do Viện Vaccin và Sinh phẩm Y tế Nha trang cung cấp.
Đối tượng nghiên cứu: Cao cồn Gừng chứa 0,0216% 6-gingerol. Cao cồn Trần bì chứa 0,283% hesperidin
Phương tiện đánh giá: Tỷ lệ saccharin tiêu thụ của chuột trong các nhóm thử so với nhóm chứng uống
cyclophosphamide CY(+). Số liệu thực nghiệm được xử lý thống kê với test t-Student và anova 1 yếu tố.
Kết quả: Cao Gừng và cao Trần bì (40mg/kg, uống) đều thể hiện tác dụng gia tăng lượng saccharin tiêu thụ
so với nhóm CY(+): cao Gừng tăng 93,88% (P<0,001), cao Trần bì tăng 59,18% (P<0,001). Cả 3 cao phối hợp
đều làm tăng lượng saccharin tiêu thụ so với nhóm CY(+), trong đó G1-T1 tăng 115,14%, G2-T1 tăng 102,04%,
G1-T2 tăng 87,07% (P<0,001).
Kết kuận: Cao phối hợp Gừng-Trần bì thể hiện tác dụng chống nôn trên chuột nhắt tiêm cyclophosphamide
hơn cao Gừng và cao Trần bì sử dụng riêng lẻ. Tỷ lệ phối hợp Gừng-Trần bì 1-1 thể hiện tác dụng chống nôn
thực nghiệm tốt hơn tỷ lệ phối hợp 1-2 và 2-1.
Từ khóa: Gừng, Trần bì, thuốc chống nôn, chuột nhắt, cyclophosphamide.

ABSTRACT
EFFICACY OF EXTRACTS FROM GINGER AND TANGERINE SKIN PREVENTION FOR NAUSEA
ON CYCLOPHOSPHAMIDE-INDUCED MICE
Nguyen Phuong Dung, Vu Thi Hiep * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 116 - 119
Background - Ginger and tangerine skin are used since time immemorial as anti–emetics. This study was


conducted for evaluating the antiemetic effect of several extracts from them using the conditioned taste aversion
proceduce by cyclophosphamide (single dose of 60 mg/kg, ip) model.
Study design and setting.- Experimental study (randomized, controlled trials) with 90 Swiss albino male
mice, body weight of 20-25 g from the Institute of Vaccines and Medical Biological – Nhatrang.
Subjects.- Ethanol extract of ginger contain 0.0216% 6-gingerol. Ethanol extract of tangerine skin contain
0.283% hesperidin.
Outcome measurements.- The percent saccharine consumed of mice in test groups compare with
cyclophosphamide group. Tests of t-Student and ANOVA were used.
Results.- The percent saccharine consumed of mice after administrating ginger extract (40 mg/kg) and
tangerine skin extract (40 mg/kg) greater than CY(+) group (the mice used cyclophosphamide alone) 93,88% and


Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Phương Dung. ĐT: 0988202625. Email:

117


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011

59,18% (P<0.001). Mice in 3 groups used combination extracts had consumed saccharine greater than CY(+)
group 115,14% (G1-T1), 102,04% (G2-T1), 87,07% (G1-T2) (P<0.001)
Conclusion.- The combination from ginger and tangerine had shown the antiemetic effect higher than
ginger extract or tangerine extract single. The rate combination within ginger and tangerine the best is 1-1.
Key words. Ginger, tangerine skin, antiemectic, mice, cyclophosphamide
màu nâu, vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng, độ
MỞ ĐẦU
ẩm 21,48%, tro toàn phần 3,65%, chứa 0,283%

Nôn là một rối loạn tiêu hóa thường gặp và
hesperidin (tính theo cao khô kiệt).
do nhiều nguyên nhân gây nên, từ những thay
Súc vật
đổi sinh lý như thai nghén, say tàu xe, đến các
Chuột nhắt trắng, cả 2 phái, chủng Swiss
phản ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc
albino,
8-10 tuần tuổi, trọng lượng 20 - 25 g
ức chế thần kinh, hóa trị liệu, xạ trị liệu điều trị
được cung cấp bởi Viện Vắcxin & Sinh phẩm
ung thư(2), …. Y học cổ truyền Việt Nam có kinh
Y tế - Nha Trang. Nuôi trong điều kiện ổn
nghiệm sử dụng Gừng, Trần bì để phòng chống
định về chế độ ăn và chiếu sáng: thực phẩm
nôn do cảm cúm, thai nghén… Một số các
viên mua tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh;
nghiên cứu trong nước đã chứng tỏ tác dụng
giá đậu xanh 10 g/con/ngày; nhiệt độ phòng;
phòng chống nôn của các bài thuốc chứa Gừng
(5,6)
chế độ chiếu sáng tự nhiên; nước uống tự do
hoặc Trần bì . Kết quả nghiên cứu của một số
trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
tác giả nước ngoài cũng đã cho thấy bột Gừng
có tác dụng phòng chống nôn do thai nghén,
say xe, hóa trị liệu ung thư và phẫu thuật. Kết
quả nghiên cứu trên 60 phụ nữ cho thấy khi
uống 1 – 2 g bột Gừng có tác dụng dự phòng
nôn sau phẫu thuật tương tự metoclopramide

(liều 10 mg và 20 mg)(1,3). Thuốc bột hối hợp
Gừng với Trần bì làm tăng pH dịch vị của chuột
nhắt trắng(5), đây là một cơ sở quan trọng về
tiềm năng phòng chống nôn của 2 vị thuốc này.
Để bổ sung hiệu quả chống nôn của Gừng và
Trần bì, làm tiền đề triển khai nghiên cứu chế
phẩm chống nôn, chúng tôi tiến hành khảo sát
tác dụng chống nôn thực nghiệm của các cao
chiết Gừng, Trần bì trên chuột nhắt trắng gây
nôn bằng cyclophosphamide

PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
Đối tượng nghiên cứu

Cao Gừng
Chiết xuất bằng ethanol 60%, thể chất mềm,
màu nâu, vị cay, mùi thơm đặc trưng, độ ẩm
17,83%, tro toàn phần 22,29%, chứa 0,0216% 6gingerol (tính theo cao khô kiệt).
Cao Trần bì
Chiết xuất bằng ethanol 60%, thể chất mềm,

118

Phương pháp thực nghiệm

So sánh tác dụng chống nôn thực nghiệm của 3
loại cao chiết Gừng, Trần bì, Gừng – Trần bì
(theo Landauer-1985(3))
Chia ngẫu nhiên chuột thí nghiệm thành 6
nhóm, mỗi nhóm 10 chuột:

- Chứng 1-CY (-): uống NaCl 0,9%
- Chứng 2-CY (+): uống NaCl 0,9%
- Đối chứng-P: uống prochlorperazine
maleat (Nautisol 5 mg – Medochemie, Việt
Nam) 1 mg/kg.
- Thử 1-G: uống cao chiết Gừng 40 mg/kg thể
trọng.
- Thử 2-T: uống cao chiết Trần bì 40 mg/kg
thể trọng.
- Thử 3-GT: uống cao chiết Gừng – Trần bì 40
mg/kg thể trọng.
Cho chuột uống tự do dung dịch saccharin
0,3% (kl/tt) liên tục 30 phút. Liền ngay sau đó:
- Chứng 1-CY (-): tiêm phúc mô NaCl 0,9%
- Các nhóm còn lại: tiêm phúc mô dung
dịch cyclophosphamide (Endoxan 500 mg Asta
Medica),
liều
lượng
60
mg


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
cyclophosphamide khan/kg thể trọng, thể tích
10 mL/kg thể trọng.
3 ngày sau đó, mỗi lồng chuột được cung
cấp 1 ống nước cất và 1 ống saccharin 0,3%
trong 30 phút để cho chuột tự do lựa chọn 1
trong 2 loại nước uống. Tỷ lệ phần trăm

saccharin tiêu thụ được tính toán thông qua thể
tích saccharin chuột đã uống so với tổng lượng
dung dịch saccharin 0,3% cung cấp.
Áp dụng phép kiểm t-sudent độc lập để so
sánh sự khác biệt về lượng saccharin tiêu thụ
của từng nhóm thử với nhóm chứng CY (-)
hoặc CY (+).
Áp dụng phương pháp phân tích anova 1
yếu tố để đánh giá sự khác biệt về lượng
saccharin tiêu thụ của 3 nhóm thử (G, T và GT).

Nghiên cứu Y học
So sánh tác dụng chống nôn thực nghiệm của 3
loại cao chiết Gừng – Trần bì có tỷ lệ phối
hợp khác nhau (1-1, 2-1, 1-2)
Chia ngẫu nhiên động vật thí nghiệm thành
3 nhóm, mỗi nhóm 10 con:
- Nhóm G1-T1: uống cao chiết Gừng – Trần
bì (1-1), 40 mg/kg thể trọng
- Nhóm G2-T1: uống cao chiết Gừng – Trần
bì (2-1), 40 mg/kg thể trọng
- Nhóm G1-T2: uống cao chiết Gừng – Trần
bì (1-2), 40 mg/kg thể trọng.
Cho chuột uống tự do dung dịch natri
saccharin 0,3% (kl/tt) trong 30 phút và đánh giá
sự khác biệt về lượng saccharin tiêu thụ của 3
nhóm thử (G1-T1, G2-T1 và G1-T2).

KẾT QUẢ
So sánh tác dụng chống nôn thực nghiệm của 3 loại cao chiết Gừng, Trần bì và Gừng – Trần bì

Bảng 1: So sánh tỷ lệ saccharin tiêu thụ ở các nhóm (%)
Nhóm
Chứng 1,CY(-)
Chứng 2,CY(+)
Đối chứng, P
Thử 1, G
Thử 2, T
Thử 3, GT

Thể tích dung dịch
saccharin tiêu thụ (mL)
3,58 ± 0,14
###
1,18 ± 0,14
**
2,79 ± 0,13
*
2,28 ± 0,11
*
1,87 ± 0,10
**
2,55 ± 0,13

Khối lượng saccharin Tỷ lệ saccharin tiêu thụ Tỷ lệ saccharin tiêu thụ
đã tiêu thụ (mg)
(%) so với nhóm CY(-) (%) so với nhóm CY(+)
10,75 ± 0,49
100%
304,76%
###

3,53 ± 0,47
32,81%
100%
***
8,38 ± 0,39
77,90%
237,41%
***
6,84 ± 0,39
63,62%
193,88%
***
5,62 ± 0,34
52,23%
159,18%
***
7,66 ± 0,43
71,21%
217,01%

Chú thích: # so với CY(-); * so với CY(+)
67,19% (P<0,001) so với nhóm CY(-). Kết quả
thực nghiệm này phù hợp với nghiên cứu của
nhóm Landauer(4).

12.00

Khối lượng saccharin tiêu thụ (mg)

10.00

8.00
6.00
4.00
2.00
0.00
CY(-)

CY(+)

P

G

T

G-T

Nhóm

Hình 1: Khối lượng saccharin tiêu thụ ở các nhóm
(%)
Nhận xét:
Ở nhóm chứng 2, chuột gây nôn và không
điều trị, CY(+), lượng saccharin tiêu thụ giảm

Ở nhóm chuột dùng thuốc phòng chống
nôn prochlorperazine (P), dù lượng saccharin
tiêu thụ kém 22,10% so với nhóm CY(-), nhưng
lại tăng 137,41% (P<0,001) so với nhóm CY(-).
Kết quả này tương đồng với báo cáo của nhóm

nhóm Landauer(4), chứng tỏ prochlorperazine
(uống, 1 mg/kg) có khả năng ức chế tác dụng
phụ gây nôn của cyclophosphamide (IP, 60
mg/kg) và được sử dụng để đối chứng trong
đánh giá tác dụng phòng chống nôn của thuốc
nghiên cứu.
Ở nhóm chứng 2, chuột gây nôn và không
điều trị, CY(+), lượng saccharin tiêu thụ giảm

119


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011

67,19% (P<0,001) so với nhóm CY(-). Kết quả
thực nghiệm này phù hợp với nghiên cứu của
nhóm Landauer(4).
Cả 3 loại cao thử nghiệm đều tăng tiêu thụ
saccharin so với nhóm CY(+), trong đó cao
Gừng tăng 93,88%, cao Trần bì tăng 59,18%, cao
phối hợp tăng 117,01% (P<0,001)

Kết quả phân tích anova 1 yếu tố cho thấy có
sự khác biệt về lượng saccharin tiêu thụ giữa 3
nhóm thử (G, T và GT), điều này cho thấy hiệu
quả của sự phối hợp Gừng với Trần bì làm gia
tăng tác dụng phòng chống nôn (F = 36,93 < Fcrit
= 9,02, P < 0,001).


So sánh tác dụng chống nôn thực nghiệm của 3 loại cao chiết Gừng – Trần bì có tỷ lệ phối hợp khác
nhau (1-1, 2-1, 1-2)
Bảng 2: Lượng saccharin tiêu thụ ở các nhóm chuột uống cao chiết phối hợp
Tỷ lệ phối hợp
Chứng 2, CY(+)
G1-T1
G2-T1
G1-T2

Thể tích dung dịch saccharin Khối lượng saccharin đã tiêu Tỷ lệ saccharin tiêu thụ (%) so
tiêu thụ (mL)
thụ (g)
với nhóm CY(+)
1,18 ± 0,14
3,53 ± 0,47
100%
***
***
2,53 ± 0,13
7,59 ± 0,45
215,14%
***
***
2,38 ± 0,15
7,13 ± 0,51
202,04%
***
***
2,20 ± 0,11

6,60 ± 0,37
187,07%

Chú thích: * so với CY(+)

KẾT LUẬN

Khối lượng sacchrin tiêu thụ (mg)

8.00
7.00

Kết quả thực nghiệm cho thấy cao phối hợp
Gừng-Trần bì có hiệu quả tăng lượng saccharin
tiêu thụ 117,01% trên chuột nhắt tiêm
cyclophosphamide hơn cao Gừng và cao Trần bì
sử dụng riêng lẻ.

6.00
5.00
4.00
3.00
2.00
1.00
0.00
CY(+)

G1-T1

G2-T1


G1-T2

Nhóm

Hình 2: Lượng saccharin tiêu thụ ở các nhóm chuột
uống 3 loại cao chiết Gừng-Trần bì theo tỷ lệ phối hợp
khác nhau.

Cao phối hợp Gừng-Trần bì theo tỷ lệ 1-1 thể
hiện tác dụng chống nôn thực nghiệm tốt hơn tỷ
lệ phối hợp 1-2 và 2-1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nhận xét:
Cả 3 tỷ lệ phối hợp đều làm tăng lượng
saccharin tiêu thụ so với nhóm CY(+), trong đó
G1-T1 tăng 115,14%, G2-T1 tăng 102,04%, G1-T2
tăng 87,07% (P<0,001).
Kết quả phân tích anova 1 yếu tố cho thấy có
sự khác biệt về lượng saccharin tiêu thụ giữa 3
tỷ lệ phối hợp (F = 6,49 > Fcrit = 5,49, P < 0,01).
Từ kết quả thực nghiệm này, chúng tôi chọn
tỷ lệ phối hợp Gừng – Trần bì có tác dụng
phòng chống nôn hiệu quả nhất là 1:1, và sẽ áp
dụng tỷ lệ này trong bào chế và nghiên cứu
thành phẩm tiếp theo.


120

2.
3.

4.

5.
6.

Apariman S, Ratchanon S, Wiriyasirivej B., (2006). Effectiveness
of ginger for prevention of nausea and vomiting after
gynecological laparoscopy. J Med Assoc Thai. 89(12):2003-9.
Borison HL, LE McCrthy, (1983). Neuropharmacology of
chemotherapy-induced emesis. Drugs 25: Suppl 1, 8-17
Ernst E, Pittler MH., (2000). Efficacy of ginger for nausea and
vomiting: a systematic review of randomised clinical trials.
British Journal of Anaesthesia, 84(3): 367-71
Landauer MR, Balster RB, Harris LS, (1985). Attenuation of
cyclophosphamide-induced taste aversions in mice by
prochlorperazine, Δ9-tetrahydrocannabinol, nabilone and
levonantradol. Pharmacology Biochemistry and Behavior, 23(2):
259-266
Nguyễn Phương Dung (2007). Nghiên cứu chuyển dạng chế
phẩm Citrus. Tạp chí Y học TP HCM, tập 11, số 2, trang 117-120
Nguyễn Trọng Thông, Vũ Thị Ngọc Thanh, Phạm Thị Vân Anh
(2004). Sơ bộ nghiên cứu cơ chế chống nôn của can khương kết
hợp với bán hạ trên thực nghiệm. Tạp chí Dược học.




×