Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HỢP CHẤT VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA DỊCH CHIẾT NẤM HOÀNG CHI TRÊN TẾ BÀO NẤM MEN KHI BỊ CHIẾU TIA CỰC TÍM" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.81 KB, 11 trang )



103
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010


XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HỢP CHẤT VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA DỊCH CHIẾT
NẤM HOÀNG CHI TRÊN TẾ BÀO NẤM MEN KHI BỊ CHIẾU TIA CỰC TÍM
Cao Đăng Nguyên
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Sử dụng 4 chủng C1, C4, C15 và C16 thuộc loài nấm Hoàng chi (Ganoderma
colossum) đã nuôi trồng thành công trên giá thể keo tai tượng để đánh giá khả năng tích lũy
một số hợp chất cơ bản và bước đầu tìm hiểu tác dụng dược lý của nấm nuôi trồng này, kết quả
cho thấy:
Hầu hết các chủng nấm Hoàng chi nuôi trồng đều có khả năng tích lũy cellulose và tinh
bột cao hơn hẳn nấm tự nhiên; trong khi đó sự tích lũy dextrin và pectin có sự sai khác phức tạp
giữa nấm tự nhiên cũng như giữa các chủng nuôi trồng. Trong các nấm nuôi trồng, chủng C15
và C16 có tỷ lệ thành phần của các chất polysaccharide nghiên cứu gần với nấm tự nhiên hơn
cả. Trừ chủng C1, các chủng nấm còn lại có hàm lượng protein hòa tan tổng số cao gấp hơn hai
lần so với nấm tự nhiên và khả năng hòa tan của protein trong các dung môi rất khác nhau,
chúng thường tan tốt trong môi trường kiềm và ít tan hơn trong môi trường nước. Dịch chiết
nấm Hoàng chi nuôi trồng ở nồng độ 3,67% có khả năng bảo vệ tế bào nấm men S. cerevisiae
với tỷ lệ sống sót từ 22-53% khi bị chiếu tia cực tím ở bước sóng λ = 253,7nm trong thời gian
chiếu từ 2- 10 giây.

1. Mở đầu
Hoàng chi (Ganoderma colossum) là loài đặc biệt quý hiếm vừa mới phát hiện
và đã được nuôi trồng thành công tại Thừa Thiên Huế [1]. Nó có thể được coi là loài đặc
hữu của Việt Nam [1], [18]
Trong nấm Linh chi nói chung, có nhiều nhóm nhóm hoạt chất như


polysaccharide, protein mà tiêu biểu loại protein - lingzhi-8 là tác nhân chống dị ứng
phổ rộng và tăng cường tính miễn dịch rất hữu hiệu, đồng thời duy trì các kháng thể
chống kháng nguyên viêm gan B [14], [9]. Theo một số công trình gần đây cho biết, loài
Linh chi (G. lucidum) còn có các hoạt chất sinh học có bản chất protein có hoạt tính
kháng sinh, ức chế vi khuẩn Salmonella typhi, Staphylococcus aureus [4], [5].
Đến nay, Phòng Thí nghiệm Nuôi trồng nấm, Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học,
Trường Đại học Khoa học Huế đã trồng thành công nhiều chủng nấm phát triển tốt trên


104
giá thể cây keo tai tượng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nấm Hoàng chi ở mức độ phân
loại và thử nghiệm nuôi trồng, còn việc nghiên cứu các hoạt chất sinh học trong nấm
này còn rất ít công trình đề cập tới. Do đó, việc xác định các hợp chất và tìm hiểu khả
năng bảo vệ của dịch chiết nấm Hoàng chi này ngoài việc làm cơ sở cho việc chọn
chủng nuôi trồng thích hợp mà còn như là bước đầu kiểm tra tác dụng dược lý, từ đó để
bào chế và sử dụng loại nấm quý hiếm này.
2. Đối tượng và phương pháp
2.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 4 chủng nấm Hoàng chi (Ganoderma
colossum (Fr.) C. F. Baker); có ký hiệu: C1, C4, C15 & C16 được TS. Ngô Anh nuôi tại
trồng trên giá thể keo tai tượng tại Phòng Thí nghiệm Nuôi trồng nấm, Bộ môn Thực vật,
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế. Mẫu nấm nghiên cứu là quả thể đã
trưởng thành (4 tháng tuổi), được sấy khô tới khối lượng không đổi.
Nấm men thuần khiết được cung cấp bởi Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh
học (VTCC) - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xác định hàm lượng một số hợp chất thuộc polysaccharide
- Phương pháp định lượng cellulose trên nguyên tắc hòa tan bằng acid và kiềm
[22].
- Định lượng tinh bột theo phương pháp thủy phân bằng acid [17].

- Phương pháp định lượng dextrin bằng phương pháp kết tủa với cồn [15].
- Phương pháp định lượng pectin bằng phương pháp canxi pectat [15].
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu protein
- Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Bradford [3].
2.2.3. Phương pháp tìm hiểu tác dụng của dịch chiết nấm Hoàng chi trên nấm
men dựa trên nguyên tắc chiếu tia cực tím (UV) trực tiếp ở bước sóng λ = 253,7 nm để
gây đột biến tế bào nấm men [2], [22].
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Xác định một số thành phần hợp chất thuộc polysaccharide
Hikino, H. và cộng sự (1985-1989) đã chứng minh hoạt lực hạ đường huyết của
nhiều polysaccharide. Đó là các heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thư [19]. Các
polysaccharide, đặc biệt là β- D glucan của Ganoderma lucidum có tác dụng chống khối
u, tăng khả năng miễn dịch [11]. Ngoài ra các thành phần polysaccharide hòa tan trong
nước như chất xơ pectin và dịch nhầy dextin có tác dụng chống táo bón, giảm


105
cholesterol huyết, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, u mạch máu đặc biệt chống các
bệnh ung thư đường tiêu hóa hữu hiệu [7], [16], [23].
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về khả năng tích lũy một số các hợp
chất thuộc polysaccharide ở các chủng Hoàng chi nghiên cứu. Kết quả thu được ở bảng 1.
Bảng 1. Hàm lượng (%) các hợp chất thuộc polysaccharide trong các chủng Hoàng chi
Hàm lượng
(%)
Chủng
C1 C4 C15 C16 MTN*
Cellulose 49,95 ± 0,04

48,96 ± 0,15


46,44 ± 0,29

47,27 ± 0,16

40,01 ± 0,82
Tinh bột 17,02 ± 0,11

16,1 ± 0,05 12,6 ± 0,08 13,6 ± 0,04 13,27 ± 0,13
Dextrin 2,61 ± 0,05 2,17 ± 0,01 2,65 ± 0,08 3,49 ± 0,02 3,45 ± 0,21
Pectin 28,1 ± 0,07 30,95 ± 0,04

23,93 ± 0,02

31,64 ± 0,01

28,72 ± 0,19
MTN*: sử dụng kết quả đã công bố
Ghi chú: MTN-Mẫu nấm tự nhiên
Qua bảng 1, chúng tôi nhận thấy, hàm lượng cellulose trong các chủng Hoàng
chi nghiên cứu đạt khá cao, từ 40 - 50%. Hàm lượng này cao nhất ở chủng C1 (49,95%).
Ở các chủng C15, C16 và C4 hàm lượng cellulose chênh lệch không đáng kể, chúng xấp
xỉ 47% và cao hơn so với mẫu thu hái tự nhiên (40,01%).
So sánh với các kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Chính và cs ở nấm
Linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi trồng [12] thì thấy rằng sự tích lũy celllulose ở các
chủng Hoàng chi nghiên cứu cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả
này (36%). Trong khi các nghiên cứu trước đó cho thấy từ 30-39% đã có tác dụng tốt
trong việc điều trị khối u và chống ung thư [6].
Hàm lượng tinh bột ở các chủng nấm Hoàng chi nghiên cứu đạt từ 13-26%. Hàm
lượng này ở cao nhất ở chủng C1 (17,02%); tiếp theo là chủng C4 (16,1%). Trong khi
đó, ở các chủng C15 và C16 hàm lượng này gần giống so với nấm tự nhiên, chúng đều

xấp xỉ 13%.
Kết quả này tương đối phù hợp với các nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị
Chính và cs trên loài Hồng chi (Ganoderma lucidum) nuôi trồng (6-20%).
Hàm lượng dextrin trong các chủng nấm nghiên cứu từ 2-3,5%. Hàm lượng này
ở chủng C16 gần giống so với mẫu thu hái tự nhiên (xấp xỉ 3,5%). Trong khi đó, ở các
chủng còn lại hàm lượng dextrin chỉ đạt từ 2- 2,6%, chúng đều thấp hơn so với mẫu
nấm tự nhiên.
Sự tích lũy pectin ở các chủng nấm nghiên cứu không giống nhau. Hàm lượng


106
pectin cao nhất ở chủng C4 và C16 (xấp xỉ 31%); thấp nhất ở chủng C15 (24%). Trong
khi ở chủng C1 cho kết quả khá giống với nấm thu hái tự nhiên, chúng đều xấp xỉ 28%.
- Đánh giá về tỷ lệ hàm lượng các hợp chất thuộc polysaccharide
Chúng tôi cho rằng, tác dụng dược lý của nấm Linh chi không chỉ phụ thuộc vào
thành phần mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ các thành phần của các hợp chất trong nấm. Trên
cơ sở phân tích hàm lượng của một số hợp chất thuộc polysaccharide ở các chủng
Hoàng chi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá tỷ lệ các thành phần của cellulose,
tinh bột, dextrin và pectin trên bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ giữa cellulose : tinh bột : dextrin : pectin
TT Cellulose: Tinh bột: Dextrin: Pectin
Chủng C1 19: 7: 1: 11
Chủng C4 23: 7: 1: 16
Chủng C15 17: 5: 1: 9
Chủng C16 14: 4: 1: 9
MTN* 12: 4: 1: 8
MNN* Sử dụng kết quả đã công bố
Qua bảng 2, chúng tôi nhận thấy trong 4 chủng nuôi trồng chủng C1 và C4 tỷ lệ
này khác so với nấm tự nhiên, nhưng chủng C16 và sau đó là chủng C15 có tỷ lệ giữa
cellulose, tinh bột, pectin, dextrin gần giống so với nấm tự nhiên hơn cả. Từ đó cho thấy,

liệu nấm nuôi trồng có tác dụng dược lý như nấm tự nhiên hay không là vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu.
3.2. Xác định các dạng protein hòa tan
Kino K, Yamashita A, Yamaoka K và cs (1989) đã tìm ra nhóm hoạt chất có bản
chất protein tiêu biểu là Lingzhi-8. Loại protein này là một tác nhân chống dị ứng phổ
rộng và điều hòa miễn dịch rất hữu hiệu, đồng thời duy trì tạo kháng thể chống các
kháng nguyên viêm gan B [13].
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu khả năng tích lũy ở một số protein ở
các chủng Hoàng chi nuôi trồng.
Protein hoà tan tổng số:
Các protein khác nhau có thể được hòa tan trong các môi trường khác nhau như
nước, muối, acid loãng và base loãng. Để tìm hiểu đặc trưng về các protein hòa tan của
các chủng Hoàng chi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chiết rút protein lần lượt trong các
môi trường nước, muối, acid loãng và base loãng, thu được kết quả được ở bảng 3.


107
Bảng 3. Hàm lượng protein hòa tan tổng số
Chủng C1 C4 C15 C16 MTN*
Hàm lượng (%) 1,3 ± 0,03 3,64 ± 0,05

4,23 ± 0,04

3,76 ± 0,04

1,79 ± 0,04

MTN*: sử dụng kết quả đã công bố
Qua bảng 3, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các chủng nuôi trồng có khả năng tích
lũy protein hòa tan tổng số cao hơn nấm tự nhiên. Trong đó, hàm lượng đạt cao nhất ở

chủng C15 (4,23%) ; ở chủng C4 là 3,64% và C15 là 3,76% (chúng đều cao gấp khoảng
2 lần so với mẫu nấm thu hái tự nhiên (1,79%)). Tuy nhiên, hàm lượng này ở chủng C1
chỉ đạt 1,3%, thấp hơn nhiều so với nấm tự nhiên.
Đánh giá tỷ lệ cellulose và protein :
Như đã biết, trong các thành phần các hợp chất trong nấm Linh chi, cellulose và
protein là hai hợp chất quan trọng bậc nhất. Điều đó được thể hiện qua công bố của
Ukai S. và cs (1983) về thành phần hoạt chất trong nấm Linh chi và đã kết luận rằng
phức hợp polysaccharide - protein có hoạt tính chống khối u và tăng khả năng miễn dịch
[21]. Ngoài ra, các nghiên cứu về polysaccharide không tan trong nước của các tác giả
Nhật Bản và Trung Quốc chứng tỏ hiệu lực chống khối u rất rõ, thậm chí làm tan khối u
với tỷ lệ ¾ với các loài Ganoderma applanatum và Ganoderma lucidum [19]. Trên cơ
sở đó, chúng tôi đánh giá tỷ lệ cellulose/ protein, kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ giữa hàm lượng cellulose và protein hòa tan tổng số
Chủng C1 C4 C15 C16 MTN*
Tỷ lệ cellulose/
protein
38 : 1 13 : 1 11 : 1 13 : 1 22 : 1
MTN*: sử dụng kết quả đã công bố
Qua bảng 4 chúng tôi nhận thấy, trong bốn chủng nấm nuôi trồng, không có
chủng nào có tỷ lệ cellulose/protein gần giống nấm tự nhiên. Cụ thể là: tỷ lệ giữa
cellulose/protein của ở ba chủng C4, C15 và C16 là tương đối giống nhau (xấp xỉ 13 : 1).
Riêng chủng C1 là xấp xỉ 38 : 1, cũng khác xa với nấm tự nhiên. Như vậy, liệu chất
lượng nấm nuôi trồng ảnh hưởng như thế nào khi tỷ lệ các thành phần trên không giống
với nấm tự nhiên là vấn đề cần nghiên cứu tiếp tục để đánh giá và có thể đưa ra những
kết luận xác đáng về công hiệu của các nấm này.
Khả năng hòa tan của protein trong một số loại dung môi:
Protein có khả năng hòa tan trong các dung môi khác nhau. Để tìm hiểu tính chất
này, chúng tôi chiết rút protein trong một số loại dung môi: H
2
O, dung dịch NaCl 1M,

PBS pH 6, PBS pH 7,4 và PBS pH 8; kết quả được trình bày ở bảng 5.


108
Kết quả ở bảng 5 cho thấy, nhìn chung, protein các chủng nấm nuôi trồng có khả
năng hòa tan tốt trong đệm PBS có pH từ 6- 8 và ít tan hơn trong môi trường nước. Đặc
biệt, trong môi trường pH 8 từ 75- 96% protein trong các chủng đều dược chiết rút. Mặt
khác, đánh giá tỷ lệ các dạng protein hòa tan cũng thấy khác nhau giữa các chủng và
khác cả với nấm tự nhiên. Một lần nữa lại cho thấy để lựa chọn chủng thích hợp cần
phải tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều nữa.
Bảng 5. Hàm lượng (%) protein trong các loại dung môi khác nhau (M ± SE)
Dung môi
Chủng nấm nghiên cứu
C1
Tỷ lệ
(%)
C4
Tỷ lệ
(%)
C15
Tỷ lệ
(%)
C16
Tỷ lệ
(%)
MTN*

Tỷ lệ
(%)
H

2
0
0,26 ±
0,03
20,8
0,25 ±
0,03
6,9
1,99 ±
0,02
47
0,47 ±
0,02
12,5
1,22 ±
0,04
68,16
NaCl
0,38 ±
0,03
30,4
0,09 ±
0,04
2,5
2,96 ±
0,03
70
2,64 ±
0,09
70,21


1,09 ±
0,05
60,89
PBS pH 6
0,89 ±
0,02
71,2
0,29 ±
0,03
8
3,09 ±
0,05
73
1,14 ±
0,08
30,32

0,30 ±
0,03
16,76
PBS pH 7,4
1,04 ±
0,06
83,2
0,51 ±
0,04
14
3,74 ±
0,05

88,4
3,49 ±
0,03
92,82

1,35 ±
0,01
75,42
PBS pH 8
1,21 ±
0,03
96,8
2,64 ±
0,05
73
3,52 ±
0,05
83,2
2,84 ±
0,05
75,53

0,92 ±
0,04
51,4
Protein tổ
ng
số
1,3 ±
0,03

100
3,64 ±
0,05
100
4,23 ±
0,04
100
3,76 ±
0,04
100
1,79 ±
0,04
100
MTN*: sử dụng kết quả đã công bố
Ghi chú: PBS- Đệm phosphate có muối
3.3. Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết nấm Hoàng chi trên nấm men (S.
cerevisiae).
Các chế phẩm từ Linh chi có tác dụng làm tăng hệ thống miễn dịch, chống các tế
bào lão hóa, khử các gốc oxy tự do, sửa chữa cấu trúc ADN (gen) bị hỏng (Kupin, 1993)
[20], ngoài ra, còn có khả năng đào thải chất phóng xạ, hạn chế và loại trừ những tổn
thương phóng xạ ở mô và tế bào [19].
Sau nhiều lần thăm dò, chúng tôi sử dụng dịch chiết của chủng C15 là chủng có
khả năng tích lũy protein cao nhất, cũng là chủng có tỷ lệ các thành phần hợp chất
polysaccharide gần giống với nấm tự nhiên hơn cả ở nồng độ 3,67% (2g/60mL) để tìm
hiểu hoạt tính bảo vệ của nấm Hoàng chi trên đối tượng nấm men (Saccharomyces
cerevisiae) trong điều kiện chiếu tia cực tím.


109
Khi chiếu tia cực tím ở bước sóng λ = 253,7nm, S. cerevisiae bắt đầu chết ở liều

chiếu 2 giây và chết ồ ạt đến 100% ở liều chiếu 12 giây. Xác định tỷ lệ tế bào sống sót
sau khi chiếu tia cực tím 2 giây, 4 giây, 6 giây, 8 giây,10 giây và 12 giây. Các thí nghiệm
được lặp lại 3 lần với 5 đĩa thí nghiệm mỗi lần. Kết quả được trình bày ở bảng 6 và hình
1.
Bảng 6. Ảnh hưởng của dịch chiết nấm Hoàng chi nồng độ 3,67% lên độ sống sót của
S. cerevisiae bị chiếu tia cực tím
TT
Số lượng khuẩn lạc trung bình/ đĩa
Đối chứng 1* 506 ± 15,52
Thời gian
chiếu (giây)

2 4 6 8 10 12
Đối chứng 2

204 ± 9,67

60 ± 3,28 42,67 ± 4,67

38,33 ± 6,70 2,67 ± 0,67

0
Thí nghiệm 270 ± 7,15

201,67 ± 8,41

175 ± 4,04 129,33 ± 2,92

109 ± 5,56


0
* Không chiếu
Kết quả ở bảng 6 cho thấy, số lượng khuẩn lạc ở các lô thí nghiệm mọc nhiều
hơn hẳn so với đối chứng 2. Cụ thể: ở liều chiếu 2 giây, tỷ lệ tế bào sống sót trung bình
của lô thí nghiệm là 53,36% so với đối chứng 40,32% cùng thời gian chiếu trên nấm
men có xử lý với dịch chiết nấm Linh chi. Ở liều chiếu 4 giây tỷ lệ tế bào sống sót trung
bình là 39,86% so với đối chứng là 11,80%, ở liều chiếu 6 giây tỷ lệ tế bào sống sót so
với đối chứng là 34,58%. Tỷ lệ tỷ lệ sống ở thời gian chiếu 8 giây so với đối chứng là
25,56%.
Đáng chú ý ở thời gian chiếu 10 giây, tỷ lệ tế bào sống sót trung bình của lô thí
nghiệm là 21,54% cao hơn hẳn so với đối chứng (0,53%).
Từ kết quả ở trên, rõ ràng nấm Hoàng chi nuôi trồng có khả năng bảo vệ tế bào
nấm men khi bị chiếu tia cực tím. Các nấm này có hoạt tính sinh học không kém so với
nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi trồng trên đối tượng nấm men chiếu tia cực
tím đã được công bố [12], [20]. Theo một số tác giả này, sở dĩ nấm men có tỷ lệ sống
sót cao trong điều kiện chiếu tia cực tím là do khi được xử lý với dịch chiết nấm Linh
chi, trong nấm đã có những hoạt chất có khả năng sửa chữa những gen bị sai hỏng do
tác động của tia tử ngoại ở nấm men [10], [20].
Việc nghiên cứu khả năng chống tia cực tím của nấm Linh chi là vấn đề còn khá
mới nên cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học của nấm Hoàng chi cũng
như cần được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác với dịch chiết ở các nồng
độ khác nhau, để có thể đưa ra những kết luận xác thực.



110


Hình 1. Độ sống sót của nấm men sau khi chiếu tia cực tím 10 giây


4. Kết luận
- Hầu hết các chủng nấm Hoàng chi nuôi trồng đều có khả năng tích lũy
cellulose và tinh bột cao hơn hẳn nấm tự nhiên; trong khi đó sự tích lũy dextrin và
pectin có sự sai khác phức tạp giữa nấm tự nhiên cũng như giữa các chủng nuôi trồng.
- Trong các nấm nuôi trồng, chủng C15 và C16 có tỷ lệ thành phần của các chất
polysaccharide nghiên cứu gần với nấm tự nhiên hơn cả.
- Trừ chủng C1, các chủng nấm còn lại có hàm lượng protein hòa tan tổng số cao
gấp hơn hai lần so với nấm tự nhiên và khả năng hòa tan của protein trong các dung môi
rất khác nhau, chúng thường tan tốt trong môi trường kiềm và ít tan hơn trong môi
trường nước.
- Dịch chiết nấm Hoàng chi nuôi trồng ở nồng độ 3,67% có khả năng bảo vệ tế
bào nấm men S. cerevisiae với tỷ lệ sống sót từ 22 - 53% khi bị chiếu tia cực tím ở bước
sóng λ = 253,7nm trong thời gian chiếu từ 2 - 10 giây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Anh, Trần Đình Hùng. Một số nấm dược liệu được nuôi trồng thành công tại Thừa
Thiên Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển 4- 5 : (2005) 68- 70.
2. American Society Microbiology. Manual of Methods for General Bacteriology,
Washington, DC 20006, (1981), 224-226.
Đối chứng1
Đối chứng 2 Thí nghiệm


111
3. Bradford M.M. A rapid and sensitive method for the quantitation of microgram
quantities of protein utilizing the principle of protein-dye binding, Analytical
Biochemistry, 72, (1976), 248-254.
4. Nguyễn Thị Chính , Vũ Thành Công, Ick-Dong Yoo, Jong-Pyung Kim, Đặng Xuyến
Như, Dương Hồng Dinh. Nghiên cứu một số thành phần và hoạt chất sinh học của nấm
Linh chi Ganoderma lucidum nuôi trồng ở Việt Nam. Báo cáo Hội nghị Sinh học toàn
quốc, Hà nội (2005) 429-432

5. Nguyễn Thị Chính, Kiều Thu Vân, Dương Đình Bi, Nguyễn Thị Đức Hiền. Nghiên cứu
một số hoạt chất sinh học và tác dụng chữa bệnh của nấm Linh chi (Ganoderma
lucidum). Proceedings- Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội (1999) 956-
963.
6. Choi, Seung Hee, Kim Byong Kak, Ha Won Kim, Jin Hwan Kwak, Eung Chil Choi,
Young Choong Kim, Young-Bok Yoo, Yong Hwan Park. Studies on Protoplast
Formation and Regeneration of Ganoderma lucidum. Archives of Pharmacal Research,
10 (3), (1992), 158-158.
7. Harrison, Goddard Foote. Treatment of angiogenesis dependent conditions with dextrin
sulphate. Proc. Phytochem. Soc. Eur, 44 (2004) 47-58.
8. Hong KJ, Dunn DM, Shen CL., Pence BC. Effects of Ganoderma lucidum on apoptotic
and anti-inflammatory function in HT-29 human clonic carcinoma cells. Phytother Res,
18(9): (2004) 768-70.
9. Huimei Lu, Eikai Kyo, Toshihiro Uesaka, Osamu Katoh and Hiromitsu Watanabe. A
water-soluble extract from cultured medium of Ganoderma lucidum (Rei-shi) mycelia
suppresses azoxy-methane-induction of colon cancers in malt F344 rats, Biosci.
Biotechnol. Biochem, 10: (2003) 375-379.
10. Jin-Woo Kim, Byung-Sik moon, Young-Min Park, Nam-Hee Yoo, In-Ja Ryoo, Nguyen
Thi Chinh, Ick-Dong Yoo and Jong-Pyung Kim. Structures and Antioxidant Activity of
Diketopiperazines Isolation from the mushrooom Sarcodon aspatus. J. Korean Soc.
Appl. Biol.Chem,48(1), (2005) 93-97.
11. Kazuo Ryoyama, Yumi Kidachi, Hideaki Yamaguchi, Hideki Kajiura and Hiroki Takata.
Anti-Tumor Activity of an Enzymatically Synthesized α-1,6 Branched α-1,4-Glucan,
Glycogen. Biosci. Biotechnol. Biochem., 68, (2004) 2332-2340.
12. Trinh Tam Kiet, Ngo Anh, Kleinwachter P., Grafe U. New unusual sterol – type
metabolites from a Vietnam mushroom, Ganoderma colossum, Tanth Asian Symposium
on medicinal plants, species and other natural products, Conf-Dhaka – Bangladesh.
(2000).



112

13. Kino K, Yamashita A, Yamaoka K et al. Isolation and characterization of a new
immunomodulatory protein, Ling Zhi-8, from Ganoderma lucidum. J Biol Chem, (264),
(1989), 47-472.
14. Kleinwachter P. , Ngo Anh, Trinh Tam Kiet, Schlegel B., Dahse H. M., Hartl A. M
Grafe U. Colossolactones, New Triterpenoid Metabolites from a Vietnamese mushroom
Ganoderma colossum, J. Nat. Prod. 64(2). (2001) 236-239.
15. Nguyễn Văn Mùi, Thực hành hóa sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
16. Sanchez D., Muguerza B., Moulay L., Hernández R., Miguel M. and Aleixandre A.
Highly Methoxylated Pectin Improves Insulin Resistance and Other Cardiometabolic
Risk Factors in Zucker Fatty Rats. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 56 (10),
(2008), 3574-3581.
17. Phạm Văn Số, Bùi Thị Như Thuận. Kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm, Nxb Khoa
học và Kĩ thuật, Hà Nội, (1975), 250-266.
18. Lê Xuân Thám. Nấm Linh chi cấy thuốc quý. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1998.
19. Lê Xuân Thám, Nấm Linh chi – Dược liệu quý ở Việt Nam, Nxb Mũi Cà Mau, 1996.
20. Ngô Thị Ái Thương, Phạm Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Chính. Khả năng sửa chữa đột biến
gen của nấm linh chi Ganoderma lucidum đối với Saccharomyces cerevisiae., Tóm tắt
các báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Hà
Nội, (2004), 204-205.
21. Ukai S; Kiho T; Hara C; Kuruma I; Tanaka Y. Polysaccharides in fungi. XIV. Anti-
inflammatory effect of the polysaccharides from the fruit bodies of several fungi. J
Pharmacobiodyn, 6 (12), (1983) 90-983.
22. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1983), Sổ tay phân tích Đất - Nước - Phân bón - Cây
trồng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 1983.
23. Zhao, J. D. and Zhang, X. Q. Resources and taxonomy of Ling zhi in China”,
International Symposium on Ganoderma Research. Beijing, Beijing Medical
University, (1994), 24-26.




113

DETETMINED SOME COMPOUNDS AND PROTECTIVE EFFECT ON S.
CEREVISIAE WHEN EXPOSED TO UV RADIATION FROM THE EXTRACT
OF GANODERMA COLOSSUM (FR.) C.F.BAKER GROWN
Cao Dang Nguyen
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
- The study investigated some primary compounds belonging 4 strains: Ganoderma
colossum ( C1, C4, C15, C16 grown on Acacia substrate (Acasia wood). Our findings shows
that mushrooms grown showed the highest cellulose and starch content, much higher than those
of the natural mushrooms. The contents of dextrin and pectin are not different among the
studied mushrooms.
Among the extraction buffers, the basic buffers shows better solubility. Particularly, the
PBS pH 8.0 can dissolve 75-96 % of the total soluble proteins.
- The percentage of each polysaccharide compound of C1 is similar among the grown
samples as well as the natural samples. On the contrary the percentage of each polysaccharide
compound of others and the percentage of soluble proteins in the grown samples are apparently
disparate.
The percentage between cellulose and protein composition of the grown samples and
natural samples are also vastly different.
- In addition, in this project we have determined some preliminary pharmacological
effects of G. colossum on yeast cells (Saccharomyces cerevisiae). We have reached the following
conclusion: The extract of G. colossum at 3,67% (w/v) can have a protective effect on S.
cerevisiae when exposed to UV radiation at λ=253nm for 2-10 second.

×