Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu cải thiện độ tan và độ hòa tan của meloxicam bằng kỹ thuật tạo hệ phân tán rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.32 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN ĐỘ TAN VÀ ĐỘ HÒA TAN CỦA
MELOXICAM BẰNG KỸ THUẬT TẠO HỆ PHÂN TÁN RẮN
Nguyễn Đức Cường*; Phan Thị Thu Hằng*; Nguyễn Hoàng Hiệp*
Phạm Đức Thịnh*; Nguyễn Trọng Điệp*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát ảnh hưởng của các chất mang đến độ tan và độ hòa tan của meloxicam
(MX) trong hệ phân tán rắn (HPTR) bào chế bằng phương pháp đun chảy. Phương pháp: bào
chế HPTR bằng phương pháp đun chảy với các chất mang là PEG 4000, PEG 6000, gelucire
và pluronic. Kết quả: các công thức HPTR khảo sát đều làm tăng độ tan và độ hòa tan so với
MX nguyên liệu. PEG 6000 cải thiện độ tan và độ hòa tan tốt hơn PEG 4000. Khi thay thế một
phần PEG 6000 bằng gelucire hoặc pluronic, chỉ có gelucire làm tăng, trong khi pluronic lại làm
giảm độ tan và độ hòa tan của MX. Kết luận: đã khảo sát được chất mang cho HPTR chứa MX
bào chế theo phương pháp đun chảy. Bước đầu đã lựa chọn được công thức HPTR có thành
phần MX/PEG 6000/gelucire với tỷ lệ 1/6/1.
* Từ khóa: Meloxicam; Hệ phân tán rắn; Đun chảy.

Improving the Solubility and Dissolution of Meloxicam using Solid
Dispersion
Summary
Objectives: To investigate the influence of the carriers to the solubility and dissolution of
meloxicam (MX) in the solid dispersion preparated by melting method. Methods: Making the
solid dispersions by melting method with PEG 4000, PEG 6000, gelucire and pluronic as
cariers. Results: The solid dispersion formulas increased solubility and dissolution of MX in
comparision with the raw MX. PEG 6000 improved the solubility and dissolution better than PEG
4000. When replacing a part of PEG 6000 with either gelucire or pluronic, only just gelucire had
increased trend, while pluronic reduced the solubility and dissolution of MX. Conclusion : The
carriers were screened for the preparation of solid dispersion containing MX by melting method.
Initially selected the solid dispersion formula contains MX/PEG 6000/gelucire component with
the ratio of 1/6/1, respectively.


* Keywords: Meloxicam; Solid dispersion; Melting.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Meloxicam là dược chất thuộc nhóm
thuốc chống viêm cấu trúc không có nhân
steroid (NSAIDs), có tác dụng chống viêm,

thường dùng để điều trị một số bệnh lý
viêm xương khớp, được biết đến với
các biệt dược như mobic, mebilax...
Theo hệ thống phân loại sinh dược học,

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Điệp ()
Ngày nhận bài: 09/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018

17


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
MX thuộc phân nhóm II, có độ tan kém và
tính thấm tốt. Do đó, độ tan và tốc độ hòa
tan của MX là yếu tố quan trọng, quyết
định đến mức độ giải phóng và hấp thu
dược chất từ dạng thuốc. Vì vậy, để làm
tăng sinh khả dụng, cần phải cải thiện
được độ tan và độ hòa tan cho MX.
Hiện nay, có nhiều biện pháp để cải
thiện độ tan và độ hòa tan cho dược chất

như: giảm kích thước tiểu phân, sử dụng
chất diện hoạt, dùng hỗn hợp dung môi,
tạo tiền thuốc, tạo hệ phân tán rắn hoặc
hệ tự nhũ hóa... Trong đó, hệ phân tán
rắn (HPTR) là một trong những kỹ thuật
bào chế hiện đại được ứng dụng rộng rãi
trong nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.
So với các biện pháp làm tăng độ tan
khác, HPTR có ưu điểm là kỹ thuật bào
chế đơn giản, sản phẩm tạo thành có đặc
tính tốt, có khả năng triển khai sản xuất
lớn. Tuy nhiên, để tạo HPTR, cần lựa chọn
phương pháp bào chế và chất mang thích
hợp với từng loại dược chất. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Khảo sát
để lựa chọn hệ chất mang có khả năng
làm tăng độ tan và tốc độ hòa tan của MX
trong HPTR bào chế bằng phương pháp
đun chảy.
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu và thiết bị.
- Nguyên liệu: MX (Singapore, BP 2015);
các tá dược PEG 4000, PEG 6000, gelucire,
pluronic đạt tiêu chuẩn dược dụng. Các
hóa chất và dung môi khác đạt tiêu chuẩn
tinh khiết phân tích.
18

- Thiết bị: máy quang phổ Lambomed

UDV-2960 (Mỹ). Máy thử độ hòa tan
COMPLAY (Anh). Máy siêu âm Elma
S100H (Thụy Sỹ). Cân phân tích Mettler
Toledo ML204 (Thụy Sỹ) có độ chính xác
đến 0,1 mg.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Bào chế hỗn hợp vật lý: nghiền nhỏ
MX và PEG thành bột mịn, rây qua rây
0,315 mm. Cân các thành phần theo công
thức, trộn thành hỗn hợp bột kép theo
nguyên tắc trộn đồng lượng. Bảo quản
hỗn hợp vật lý trong lọ thủy tinh tối màu,
nút kín, đặt trong bình hút ẩm.
- Bào chế HPTR bằng phương pháp
đun chảy: cân khoảng 2 g MX và các chất
mang với tỷ lệ tương ứng theo từng công
thức thiết kế. Đun chảy chất mang trong
cốc có mỏ trên bếp cách thủy ở nhiệt độ
60 - 70°C, khuấy đều để các chất mang
chảy lỏng hoàn toàn. Cho MX vào hỗn
hợp tá dược đã chảy lỏng, khuấy đều
trong 10 phút để dược chất phân tán
đồng nhất vào tá dược. Làm lạnh nhanh
hỗn hợp trên trong nước đá, kết hợp với
khuấy trộn đến khi hỗn hợp đông rắn
hoàn toàn. Để ổn định hỗn hợp trong bình
hút ẩm trong 24 giờ, sau đó nghiền, rây
qua rây 0,315 mm. Sản phẩm được bảo
quản trong lọ thủy tinh tối màu, nút kín,
đặt trong bình hút ẩm.

- Định lượng MX: tiến hành xây dựng
đường chuẩn của MX trong môi trường
nước và môi trường đệm phosphat pH 7,4.
Quét phổ để xác định cực đại hấp thụ cho
từng môi trường và tiến hành định lượng
MX bằng phương pháp UV-Vis ở các cực
đại hấp thụ xác định được.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
- Xác định độ tan của MX: mẫu thử
bao gồm: MX nguyên liệu, hỗn hợp vật lý,
HPTR. Môi trường thử: nước cất. Tiến hành:
cân lượng mẫu thử tương đương 100 mg
MX vào bình nón có dung tích 100 ml,
bổ sung 50 ml nước cất. Lắc ngang trong
24 giờ, sau đó để ổn định trong 48 giờ,
ly tâm, lọc dịch qua màng có kích thước
lỗ lọc 0,45 µm. Độ tan của MX trong mẫu
thử là nồng độ dung dịch bão hòa được
định lượng bằng UV-Vis.
- Xác định độ hòa tan của MX:
+ Điều kiện thử: thiết bị kiểu cánh khuấy.
Tốc độ khuấy: 75 vòng/phút. Môi trường
hòa tan: 900 ml dung dịch đệm phosphat
pH 7,4. Nhiệt độ môi trường: 37 ± 0,50C.
+ Tiến hành: lấy một lượng mẫu thử
tương đương với khoảng 30 mg MX
nguyên liệu cho môi trường thử, tiến hành
thử với các điều kiện ở trên. Sau khoảng

thời gian 5, 10, 15, 30, 45, 60, 75, 105,
120 phút, lấy 5 ml môi trường, đồng thời
bổ sung 5 ml môi trường mới. Lọc dịch
hòa tan qua màng 0,45 µm rồi định lượng
bằng UV-Vis. Tỷ lệ (%) MX hòa tan tại thời
điểm (t) được tính theo công thức sau:
% MX (t) =

Ct x n x 900
m x 1.000

x 100

Trong đó: (Ct): nồng độ MX trong môi
trường tại thời điểm t (µg/ml); (n): hệ số pha
loãng; (m): khối lượng MX trong mẫu (mg).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Kết quả xây dựng đƣờng chuẩn MX.
Kết quả quét phổ cho thấy MX có cực
đại hấp thụ trong môi trường nước ở

λ = 379 nm và đệm phosphat pH 7,4 ở
λ = 373 nm. Do đó, hai bước sóng trên
được sử dụng để xây dựng đường chuẩn
của MX trong môi trường nước và đệm
phosphat pH 7,4.
Bảng 1: Mật độ quang của các dung
dịch MX chuẩn trong nước (n = 5).
Nồng độ

(µg/ml)

Mật độ quang
trung bình

RSD (%)

5,8

0,242

1,65

8,7

0,362

1,66

11,6

0,4 7

1 68

14,5

0,600

1,83


17,4

0,709

1,41

Hình 1: Đường chuẩn của MX trong nước.
Bảng 2: Mật độ quang của dung dịch
MX chuẩn trong đệm phosphat pH 7,4
(n = 5).
Nồng độ
(µg/ml)

Mật độ quang
trung bình

RSD (%)

6,6

0,336

1,49

8,8

0,449

1,56


11,0

0 5 9

1,97

13,2

0,661

1,82

15,4

0,779

1,50

19


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018

Hình 2: Đường chuẩn của MX trong môi trường đệm phosphat pH 7,4.
Trong khoảng nồng độ khảo sát với cả hai môi trường, có mối tương quan tuyến
tính giữa mật độ quang và nồng độ MX (R2 > 0,999). Ngoài ra, phương pháp có độ lặp
lại tốt (RSD% < 2%). Do đó, có thể sử dụng phương pháp UV-Vis để định lượng MX
trong nguyên liệu và các mẫu thử.
2. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng các tá dƣợc đến độ tan và độ hòa tan.

* Ảnh hưởng của PEG 4000 và PEG 6000 đến độ tan và độ hòa tan của MX:
- Ảnh hưởng của PEG 4000 và PEG 6000 đến độ tan của MX:
Bảng 3: Độ tan của MX từ HPTR bào chế với PEG 4000 và PEG 6000.
Thành phần (g)

Độ tan (µg/ml)
(n = 3,
)

Tỷ lệ tăng độ tan
so với nguyên liệu

24,45 ± 0,56

-

40,29 ± 1,91

1,65

10

67,76 ± 1,45

2,77

5

56,62 ± 2,14


2,32

Công thức
MX
MX nguyên liệu

2

CT1

2

CT2

2

CT3

2

PEG 4000

PEG 6000

10

5

Độ tan của MX nguyên liệu trong nước 24,45 µg/ml. Các công thức HPTR bào chế
với PEG 4000 và PEG 6000 đều cải thiện được độ tan của MX, tăng gấp 1,65 - 2,77

lần so với nguyên liệu. Trong đó, HPTR dùng PEG 6000 có độ tan cao nhất (67,76
µg/ml), HPTR dùng PEG 4000 có độ tan thấp nhất (40,29 µg/ml). Khi phối hợp PEG
6000 và PEG 4000 với tỷ lệ 1:1 (CT3), độ tan của MX cao hơn khi dùng PEG 4000,
nhưng thấp hơn khi dùng PEG 6000.
- Ảnh hưởng của PEG 4000 và PEG 6000 đến độ hòa tan của MX:
20


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
Bảng 4: Tỷ lệ MX hòa tan từ HPTR bào chế với PEG 4000 và PEG 6000.
Tỷ lệ (%) MX hòa tan theo thời gian (phút) (n = 3,

Công thức
5

10

15

30

MX nguyên liệu

6,09 ±
0,14

10,36 ±
0,22

15,41 ±

0,33

CT1

30,41 ±
0,71

52,78 ±
2,56

CT2

49,30 ±
2,42

CT3

34,90 ±
1,37

45

60

)

75

105


120

29,23 ± 33,84 ± 41,26 ± 47,66 ±
0,68
0,85
1,96
2,12

54,18 ±
2,31

54,06 ±
1,32

70,24 ±
3,45

84,35 ± 85,19 ± 84,47 ± 84,24 ±
3,35
3,74
3,42
3,43

85,07 ±
3,53

82,56 ±
3,82

63,70 ±

3,56

74,76 ±
3,38

84,29 ± 84,05 ± 82,50 ± 82,50 ±
3,15
3,45
3,48
3,05

83,45 ±
3,52

84,17 ±
3,61

53,88 ±
2,52

69,06 ±
3,11

83,66 ± 84,25 ± 83,66 ± 82,94 ±
3,31
3,63
3,72
3,57

83,66 ±

2,29

82,83 ±
3,15

- Tỷ lệ hòa tan của MX nguyên liệu trong môi trường đệm phosphat pH 7,4 tương
đối thấp, sau 120 phút chỉ giải phóng được 54,06%. Một số nghiên cứu cho thấy độ
hòa tan của MX nguyên liệu < 20% sau 60 phút [1, 5, 6], một số nghiên cứu khác lại cho
rằng độ hòa tan đạt khoảng gần 80% sau 60 phút [9], gần 70% sau 30 phút [8], hay gần
40% sau 120 phút [2]. Điều này có thể do sự khác nhau về nguồn gốc nguyên liệu, vì MX
nguyên liệu bào chế bằng phun sấy có thể cho tỷ lệ hòa tan 60% sau 60 phút [9].
- HPTR chứa MX bào chế với PEG 4000 và/hoặc PEG 6000 đều cải thiện rõ rệt độ
hòa tan của MX. Trong đó, tỷ lệ MX hòa tan từ HPTR sau 15 phút đều cao hơn so với
nguyên liệu sau 120 phút. Sau 30 phút, hầu hết các công thức HPTR đều đạt tỷ lệ giải
phóng MX cao nhất (khoảng 84%). Tuy nhiên, HPTR bào chế với PEG 6000 có tốc độ
giải phóng dược chất nhanh nhất, đặc biệt 15 phút đầu, ở các thời điểm khác, công
thức HPTR tương đương nhau.
Như vậy, HPTR bào chế với PEG 6000 cải thiện được độ tan và độ hòa tan của MX
tốt nhất nên được lựa chọn làm chất mang để khảo sát tiếp.
2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ PEG 6000 đến độ tan và độ hòa tan của MX.
- Ảnh hưởng của tỷ lệ PEG 6000 đến độ tan của MX:
Bảng 5: Độ tan của MX từ HPTR bào chế với tỷ lệ PEG 6000 khác nhau.
Phƣơng pháp
bào chế

Thành phần (g)

Độ tan (µg/ml)

Tỷ lệ tăng độ tan so

với nguyên liệu

MX

PEG 6000

Tỷ lệ
MX/PEG

CT4

2

2

1/1

63,18 ± 2,45

2,57

CT5

2

6

1/3

67,56 ± 2,51


2,75

2

10

1/5

67,76 ± 2,76

2,76

CT6

2

14

1/7

86,64 ± 3,17

3,54

CT7

2

20


1/10

72,53 ± 2,67

2,97

2

14

1/7

43,03 ± 1,91

1,76

Công thức

CT2

CT8
MX nguyên liệu

Đun chảy

Hỗn hợp vật lý

2


(n = 3,

)

24,45 ± 0,56

21


TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
Khi tăng tỷ lệ PEG 6000 có xu hướng làm tăng độ tan của MX. Ở tỷ lệ MX/PEG 1/1,
độ tan là 63,19 µg/ml. Khi tiếp tục tăng tỷ lệ MX/PEG lên 1/7, độ tan của MX cao nhất
(86,64 µg/ml, gấp 3,54 lần so với MX nguyên liệu). Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng tỷ lệ
MX/PEG lên 1/10, độ tan của MX lại giảm xuống. Đối với hỗn hợp vật lý cũng có tỷ lệ
MX/PEG là 1/7, nhưng chỉ làm tăng độ tan gấp 1,76 lần so với MX nguyên liệu.
- Ảnh hưởng của tỷ lệ PEG 6000 đến độ hòa tan của MX:
Bảng 6: Tỷ lệ MX hòa tan từ HPTR bào chế với tỷ lệ PEG 6000 khác nhau.
Tỷ lệ (%) MX hòa tan theo thời gian (phút) (n = 3,

Công thức

)

5

10

15

30


45

60

75

105

120

CT4

55,29 ±
1,82

59,87 ±
2,18

67,09 ±
2,23

79,09 ±
2,60

78,86 ±
3,28

77,98 ±
2,97


77,87 ±
3,14

78,07 ±
3,21

77,35 ±
3,54

CT5

53,02 ±
1,78

62,37 ±
2,62

71,01 ±
2,85

78,92 ±
3,12

77,72 ±
3,68

77,96 ±
3,49


76,40 ±
3,84

76,16 ±
3,63

73,77 ±
3,54

CT2

49,30 ±
1,65

63,70 ±
3,20

74,76 ±
3,58

79,29 ±
3,91

79,05 ±
3,71

78,90 ±
3,85

78,50 ±

3,49

79,50 ±
3,62

78,35 ±
3,77

CT6

38,85 ±
1,24

57,37 ±
1,98

70,63 ±
3,44

83,78 ±
3,89

86,17 ±
3,97

82,82 ±
4,08

83,54 ±
3,75


82,70 ±
3,95

82,94 ±
3,86

CT7

42,29 ±
1,36

56,82 ±
1,96

71,23 ±
3,46

83,7 ±
3,89

83,24 ±
3,87

83,84 ±
3,27

84,80 ±
3,73


84,68 ±
3,59

84,56 ±
3,87

CT8

36,09 ±
1,15

52,56 ±
1,34

64,71 ±
3,12

75,29 ±
3,54

77,81 ±
3,67

77,09 ±
3,63

79,62 ±
3,86

76,25 ±

3,73

72,52 ±
3,67

MX nguyên
liệu

6,09 ±
0,14

10,36 ±
0,22

15,41 ±
0,33

29,23 ±
0,68

33,84 ±
0,85

41,26 ±
1,96

47,66 ±
2,12

54,18 ±

2,31

54,06 ±
1,32

Công thức HPTR bào chế với PEG 6000
ở những tỷ lệ khác nhau đều làm tăng độ
hòa tan cho MX so với MX nguyên liệu
hoặc hỗn hợp vật lý, đặc biệt trong 30
phút đầu, sau đó duy trì ổn định và không
tăng thêm. Trong đó, các công thức có
tỷ lệ PEG 6000 thấp (CT2, CT4, CT5),
tỷ lệ MX giải phóng ở thời điểm ban đầu
cao hơn, nhưng các thời điểm sau lại
thấp hơn so với CT6, CT7. Ngược lại,
các công thức có tỷ lệ PEG 6000 cao hơn
(CT6, CT7), tỷ lệ MX giải phóng thấp ở
khoảng 15 phút đầu, nhưng sau đó tăng
lên và cao hơn so với CT2, CT4, CT5.
Điều này có thể do khi tăng tỷ lệ PEG làm
tăng độ nhớt và bề dày lớp khuếch tán
nên làm chậm giải phóng MX ở thời điểm
ban đầu, nhưng khi HPTR rã hết, độ hòa
22

tan của MX phụ thuộc vào tỷ lệ chất mang
trong công thức. Nghiên cứu của Jafar và
CS [7], Shazly và CS [9] cho thấy, tỷ lệ
PEG 6000 tăng đều làm tăng độ tan của
MX từ HPTR bào chế bằng phương pháp

bốc hơi dung môi, nhưng khi tỷ lệ PEG
cao quá lại làm giảm độ hòa tan của MX.
Kết quả trên cũng cho thấy hỗn hợp vật lý
làm tăng độ tan của MX, nhưng đều thấp
hơn so với HPTR.
Như vậy, khi tỷ lệ MX/PEG ở mức cao
(1/7 và 1/10), độ hòa tan của MX có xu
hướng thấp ở thời điểm 15 phút đầu,
nhưng sau đó tăng lên, đạt mức cao nhất
sau 30 phút. Mặt khác, ở tỷ lệ MX/PEG là
1/7 có độ tan trong nước của MX cao
nhất. Do vậy, tỷ lệ MX/PEG 1/7 được lựa
chọn để khảo sát tiếp.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
3. Ảnh hƣởng của gelucire và pluronic đến độ tan và độ hòa tan của MX.
Từ công thức CT6 với tỷ lệ MX/PEG 6000 là 1/7, thêm gelucire hoặc pluronic với tỷ
lệ 1/1, 1/2 và 1/3 so với MX, đồng thời giảm lượng PEG xuống tương ứng để đảm bảo
tỷ lệ MX/tá dược luôn là 1/7.
Bảng 7: Công thức khảo sát ảnh hưởng của gelucire và pluronic đến độ tan và độ
hòa tan của MX từ HPTR.
Công thức

Thành phần (g)

Phƣơng pháp

MX


PEG 6000

CT6

2

14

CT9

2

12

2

CT10

2

10

4

2

8

6


CT12

2

12

2

CT13

2

10

4

CT14

2

8

6

2

12

2


12

Đun chảy

CT11

CT15

Hỗn hợp vật lý

CT16

Gelucire

Pluronic

2
2

- Ảnh hưởng của gelucire và pluronic đến độ tan của MX:
Bảng 8: Độ tan của MX từ HPTR bào chế với PEG 6000 và gelucire hoặc pluronic ở
các tỷ lệ khác nhau.
Công thức
Độ tan (µg/ml)
(n = 3,
)
Tỷ lệ tăng độ
tan

CT6


CT9

CT10

CT11

CT12

CT13

CT14

CT15

CT16

MX
nguyên
liệu

86,64 ± 91,44 ± 90,24 ± 98,23 ± 71,46 ± 77,05 ± 77,05 ± 46,25 ± 46,37± 24,45 ±
0,56
3,17
3,73
3,68
4,25
3,18
3,19
4,73

2,41
2,39
3,54

3,74

3,69

4,02

2,92

3,15

3,15

1,89

1,90

Khi thay thế một phần PEG 6000 bằng gelucire đều làm tăng độ tan cho MX, ở công
thức CT11 có độ tan cao nhất. Ngược lại, khi thay thế một phần PEG 6000 bằng
pluronic lại làm giảm độ tan của MX. Đối với hỗn hợp vật lý bào chế với gelucire hoặc
pluronic đều có độ tan thấp hơn HPTR bào chế bằng phương pháp đun chảy, dù có
hay không thêm gelucire hoặc pluronic. Theo El-Bardy và CS, HPTR của MX dùng
gelucire làm chất mang, bào chế bằng phương pháp phun sấy thì độ tan của MX tăng
1,64 khi tỷ lệ MX/gelucire là 1/1 và tăng 3,85 lần khi tỷ lệ này là 1/4 [4].
- Ảnh hưởng của gelucire và pluronic đến độ hòa tan của MX:
23



TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
Bảng 9: Tỷ lệ MX hòa tan từ HPTR bào chế với PEG 6000 và gelucire hoặc pluronic
ở các tỷ lệ khác nhau.
Công
thức
CT6

CT9

CT10
CT11

CT12

CT13
CT14

CT15

CT16

Tỷ lệ (%) hòa tan MX theo thời gian (phút) (n = 3,
5

10

15

30


45

60

75

)
105

120

38,85

57,37

70,63

83,78

86,17

82,82

83,54

82,70

82,94


± 1,24

± 1,98

± 3,44

± 3,89

± 3,97

± 4,08

± 3,75

± 3,95

± 3,86

67,56

84,65

88,54

94,08

95,02

94,78


94,90

93,13

91,48

± 3,96

± 3,45

± 4,17

± 4,13

± 4,06

± 4,25

± 4,32

± 4,16

± 4,05

64,75

80,24

89,61


92,49

95,97

94,77

95,01

94,53

93,45

± 1,88

± 3,73

± 3,60

± 3,48

± 3,71

± 3,75

± 4,17

± 4,08

± 4,34


64,38

78,58

88,45

95,42

96,02

96,87

96,14

95,90

95,18

± 2,17

± 3,28

± 3,56

± 3,77

± 4,28

± 4,81


± 4,39

± 4,72

± 4,26

54,36

70,27

78,40

89,60

92,66

91,01

91,48

90,42

89,95

± 1,58

± 3,04

± 3,27


± 3,19

± 4,69

± 3,64

± 3,75

± 3,08

± 3,61

52,86

66,91

77,60

87,33

89,73

92,25

92,13

92,37

91,05


± 1,72

± 2,94

± 3,25

± 3,53

± 3,42

± 3,68

± 3,67

± 3,71

± 3,64

54,88

69,92

79,06

87,24

89,77

88,32


89,17

91,33

90,01

± 1,59

± 3,03

± 3,29

± 3,53

± 3,49

± 3,56

± 3,91

± 3,76

± 4,61

61,46

68,07

72,04


77,69

79,98

76,49

75,29

76,13

73,48

± 2,78

± 2,97

± 3,09

± 3,25

± 3,32

± 3,14

± 3,18

± 3,21

± 3,13


25,75

32,37

36,57

45,35

46,91

47,63

50,64

49,56

46,79

± 0,85

± 0,94

± 1,06

± 1,72

± 2,36

± 2,38


± 2,47

± 2,14

± 2,36

Hình 3: Đồ thị hòa tan của MX từ HPTR bào chế với PEG 6000 và gelucire hoặc
pluronic ở các tỷ lệ khác nhau.
So với MX nguyên liệu, hỗn hợp vật lý
và HPTR dùng PEG 6000 (CT6), các HPTR
bào chế với gelucire hoặc pluronic đều
làm tăng độ hòa tan của MX. Tuy nhiên,
24

các HPTR bào chế với gelucire có độ hòa
tan cao hơn so với pluronic, đặc biệt
trong khoảng 30 phút đầu. Với cùng chất
mang là gelucire hoặc pluronic, tỷ lệ chất


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018
mang trong khoảng khảo sát ít ảnh hưởng
đến độ hòa tan của MX. Đối với hỗn hợp
vật lý bào chế với gelucire cũng có độ
hòa tan cao hơn so với pluronic. Như vậy,
HPTR bào chế với PEG 6000 phối hợp
với gelucire cải thiện được độ tan và độ
hòa tan cho MX tốt nhất. Trong đó, các
công thức CT9, CT10 và CT11 có độ tan
và độ hòa tan tương đương nhau, nhưng

công thức CT9 có tỷ lệ gelucire thấp nhất
nên được lựa chọn.
Như vậy, qua quá trình khảo sát đã
xác định được hệ chất mang để bào chế
HPTR chứa MX bằng phương pháp đun
chảy với tỷ lệ MX/PEG 6000/gelucire là 1/6/1.
KẾT LUẬN
Đã khảo sát được các chất mang trong
bào chế HPTR chứa MX theo phương
pháp đun chảy. Bước đầu đã lựa chọn
được công thức HPTR có thành phần là
MX/PEG 6000/gelucire với tỷ lệ 1/6/1.
Công thức HPTR lựa chọn có độ tan
91,44 ± 3,73 µg/ml, tăng gấp 3,74 lần so
với MX nguyên liệu và độ hòa tan cao
hơn rõ rệt so với MX nguyên liệu (sau 30
phút đã giải phóng được 94,08 ± 4,13%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Thu Hòa. Bào chế hệ phân tán
rắn MX. Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ.
Trường Đại học Dược Hà Nội. 2013.
2. Issa A.A, Marchidan D, Cojocaru V et al.
Preparation and evaluation of meloxicam solid

dispersion by melting method. FARMACIA.
2013, 61 (6), pp.1216-1232.
3. Chowdary K.P.R, Hymavathi R.
Enhancement of dissolution rate of meloxicam.
Indian Journal of Pharmaceutical Sciences.
2001, March - April, pp.150-154.

4. El-Badry M, Fathy M. Enhancement of
the dissolution and permeation rates of
meloxicam by formation of its freeze-dried
solid dispersions in polyvinylpyrrolidone K-30.
Drug Development and Industrial Pharmacy.
2006, 32, pp.141-150.
5. Kumar S.G.V, Mishra D.N. Preparation,
characterization and in vitro dissolution study
of solid dispersion of meloxicam with PEG
6000. The Pharmaceutical Society of Japan.
2006, 126 (8), pp.657-664.
6. Dehghan M.G.G, Jafar M. Improving
dissolution of meloxicam using solid dispersions.
Iranian Journal of Pharmaceutical Research.
2006, 4, pp.231-238.
7. Jafar M, MHG D, Shareef A.
Enhancement of dissolution and antiinflammatory
effect of meloxicam. International Journal of
Applied Pharmaceutics. 2010, 2 (1), pp.22-27.
8. Zaini E, Witarsah A.S, Agustin R.
Enhancement of dissolution rate of Meloxicam
by co-grinding technique using hydroxypropyl
methylcellulose. Journal of Chemical and
Pharmaceutical Research. 2014, 6 (11),
pp.263-267.
9. Shazly G, Badran M, Zoheir K et al.
Utilization of spray drying technique for
improvement of dissolution and anti-inflammatory
effect of meloxicam. Pak J Pharm Sci. 2015,
28 (1), pp.103-111.


25



×