Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

U ác tính nguyên phát ruột thừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.61 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

U ÁC TÍNH NGUYÊN PHÁT RUỘT THỪA
Nguyễn Thanh Phong*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U ác tính ruột thừa là bệnh hiếm gặp, chiếm 0,5 % bệnh viêm ruột thừa. Thường được chẩn
đoán trong tình huống cắt ruột thừa hay kết quả mô học sau cắt ruột thừa. Thỉnh thoảng u vỡ tạo ổ apxe khu trú.
Chẩn đoán xác định trước và trong mổ còn khó khăn. Trong nước chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này.
Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm nêu kinh nghiệm bước đầu trong chẩn đoán và xử trí u ác tính nguyên phát
ruột thừa.
Đối tượng – phương pháp: Hồi cứu 12 trường hợp u ác tính ruột thừa được điều trị tại khoa hồi sức cấp
cứu bệnh viện Bình Dân từ tháng 1/2006 đến tháng 5/2011.
Kết quả: Không có trường hợp nào được chẩn đoán trước và trong mổ. Tất cả đều được chẩn đoán nhờ giải
phẫu bệnh lý (GPB). 50% TH là carcinôm tuyến tiết nhầy, 50% TH là carcinôm tuyến. Có 2 TH được mổ lại cắt
đại tràng phải trong thời gian hậu phẫu, các TH khác đều xuất viện khi chưa có kết quả GPB và không tái khám.
Có 2 TH carcinôm tuyến tiết nhầy xâm lấn nhập viện mổ lại. Chỉ thực hiện được hóa trị sau mổ 1 TH.
Kết luận: Mặc dù u ác tính ruột thừa hiếm gặp, tất cả đều được chẩn đoán dựa vào kết quả giải phẫu bệnh
lý sau mổ. Chẩn đoán trước và trong mổ khó khăn. Kết quả điều trị còn hạn chế. Vì vậy đặc biệt nhấn mạnh tầm
quan trọng trong chẩn đoán và xử trí trong lúc mổ và theo dõi sau mổ.
Từ khoá: u ác tính ruột thừa.

ABSTRACT
PRIMARY MALIGNANT TUMORS OF THE APPENDIX
Nguyen Thanh Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 179 – 184
Background: Primary malignant tumors of the appendix are rarely found, in 0.5% of appendices. They were
diagnosed usually at the time of appendectomy or based on pathologic examination of specimens and could
sometimes be perforated and lead to localized abscess. It was difficult to have a positive diagnosis pre-operatively or
per-operatively and have rarely study the disease.


The aim of the study: We report our early results in diagnosis and treatment the primary malignant
tumors of the appendix.
Methods: Having retrospectively studied 12 cases malignant tumors of the appendix treated at Binh Dan
hospital from January 2006 to May 2011.
Results: There was no case pre-operatively or per-operatively diagnosis. All was positive diagnosis by
anapathology. 50% was Mucinous adenocarcinoma and Adenocarcinoma was 50%. 2 cases were re-explored and
done right hemicolectomy in postoperative days. The others were discharged the hospital without pathologic
examination of specimen neither results nor re-examine. Two recurred-mucinous adenocarcinoma cases were
operated. There was only one chemotherapy case.
Conclusions: Although primary malignant tumors of the appendix are rare, they were all positive diagnosis
by pathologic examination of specimen. It was difficult to have a positive diagnosis pre-operatively or per-

* ĐHY Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thanh Phong,

ĐT: 0903643310

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011

Email: ,

179


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

operatively. The prognostic of disease was poor. My study is specially emphasize in early diagnosis and treated in
operative and re-examine postoperative.

Key words: malignant tumors of the appendix.
Bảng 2. Giới tính

ĐẶT VẤN ĐỀ
U ác tính nguyên phát ruột thừa được mô tả
lần đầu vào 1882(5), là một bệnh hiếm gặp và
không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu nào,
chiếm 0,9-1,4% mẫu bệnh phẩm ruột thừa. Chẩn
đoán trước mổ khó khăn và chỉ một ít trường
hợp phát hiện trong lúc mổ. Trong nước chưa có
nhiều nghiên cứu về bệnh này.

Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm nêu kinh nghiệm bước đầu về chẩn
đoán và xử trí u ác tính nguyên phát ruột thừa.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu 12 trường hợp u ác tính
nguyên phát ruột thừa được phẫu thuật tại khoa
hồi sức cấp cứu bệnh viện Bình Dân từ tháng
1/2006 đến 5/2011.
Trong giai đoạn này chúng tôi có 7307 TH
cắt ruột thừa, như vậy u ác tính nguyên phát
ruột thừa chiếm tỉ lệ 0,1%.
Tất cả bệnh nhân đều có kết quả giải phẫu
bệnh là Carcinôm tuyến nhầy hay carcinôm
tuyến.

KẾT QUẢ
Bảng 1. Tuổi

Nhóm
carcinôm tuyến nhầy
(Mucinous
adenocarcinoma)
carcinôm tuyến
(Adenocarcinoma)
Chung

Tuổi trung
bình
62,3

Nhỏ
nhất
31

Lớn
nhất
74

46,6

28

76

54,5

28


76

Tuổi trung bình của bệnh nhân Carcinôm
tuyến nhầy vào lúc chẩn đoán là 62,3 (31-74) và
ở nhóm bệnh nhân còn lại là 46,6 (28-76). Chung
cho cả 2 nhóm là 54,5 (28-76).

180

Nhóm
carcinôm tuyến nhầy
(Mucinous adenocarcinoma)
U ác tính biểu mô tuyến
(Adenocarcinoma)
Chung

Nam
4

Nữ
2

3

3

7

5


Nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam: nữ 7:5

Lâm sàng
Thời gian mắc bệnh trung bình là 7,5 ngày
thay đổi từ 2 ngày đến 1 tháng.

Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng
Đau bụng
Sốt
Sụt cân
Phản ứng thành bụng
Khối u bụng

Số lượt
12
5
1
9
3

Tất cả bệnh nhân đều nhập viện vì đau bụng
cấp, đa số 9 (75%) TH có phản ứng thành bụng
vùng hố chậu P khi khám. Sốt chỉ có 5 (42%) TH.
Có 3 (25%) TH có khối u bụng và 1 (8,3%) TH có
sụt cân trên bệnh kéo dài 1 tháng.
Công thức máu có số lượng bạch cầu tăng
trên 8000/mm3 trong 9 trường hợp, bạch cầu
trung bình là 11333/mm3 (thay đổi 770023900/mm3). Chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung

tính trung bình 8216/mm3 (thay đổi 470020700/mm3).
Siêu âm bụng được thực hiện cho tất cả bệnh
nhân. 2 TH siêu âm không bất thường. 7 TH
phát hiện khối echo hỗn hợp vùng hố chậu P, 3
TH có dịch giữa các quai ruột vùng hạ vị và túi
cùng Douglas.
CTscan bụng được thực hiện cho 4 bệnh
nhân, 3 TH có hình ảnh u dạng nang đa cung,
vách vôi hóa theo dõi u nhầy ruột thừa. 1 TH
dịch ổ bụng lượng vừa theo dõi VPMCRNN.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán trước Chẩn đoán sau mổ
mổ
VPM khu trú VRT
vỡ
U sau PM

VPM toàn bộ do u
nhầy RT vỡ

Thương tổn


Xử trí

GPB

U đường kính 7 cm

Cắt ruột thừa

M

Cắt ĐTP

M

u ruột thừa dính đt
U nhầy, 2cm, gốc rt
lên, di căn Douglas

Mổ lại

Số
ca

U nhầy tái phát xâm lấn
tử cung buồng trúng/ 4 1
năm sau
hoá trị 5 FU
1

U nhầy ruột thừa


U nhầy ruột thừa

U nhầy 1,5-4cm

2. cắt RT
1. cắt ĐTP

M

1. Cắt ĐTP /HP12

3

VRT C

VRT C

RT vỡ mủ

Cắt RT NS

M

Mổ u xâm lấn manh
tràng+ RN/ sau 1 năm

1

1. Cắt manh tràng

1. CắT RTNS

C

Apxe rt
VPM RT
VRT C
VPMCRNN

VRT vỡ mủ tạo apxe RT vỡ mủ tạo apxe

1. U GỐC RT 2 cm
Cắt rt+mở gốc RT ra da
vỡ mủ
Cắt RT
1. Vỡ mủ đầu RT
VRT C
RT sung huyết
Cắt ruột thừa
RT vỡ mủ+ hạch
VPM toàn thể/VRT
Cắt ruột thừa
mạc treo
VPM RT

Có 7 TH chẩn đoán trước mổ là VRT cấp và
VRT có biến chứng 1 TH u sau phúc mạc, 3 TH
u nhầy ruột thừa và 1 TH VPMCRNN. Không
có trường hợp nào chẩn đoán đúng u ác tính
ruột thừa trước mổ.

Có 7 TH chẩn đoán sau mổ là VRT cấp và
VRT có biến chứng, 4 TH u nhầy ruột thừa trong
đó có 1 TH u nhầy giả phúc mạc
(pseudomyxoma peritonei), 1 TH u ruột thừa
dính đại tràng lên và di căn Douglas. Không có
trường hợp nào chẩn đoán đúng u ác tính ruột
thừa trong mổ.
Trong 6 TH carcinôm tuyến nhầycó 4 TH u ở
ruột thừa, 1 TH u ở phần xa ruột thừa và 1 TH u
ở gốc ruột thừa so với 1/6 TH carcinôm tuyến ở
gốc ruột thừa.

Điều trị
Trong 6 TH carcinôm tuyến nhầy có 1 TH u
vỡ gây biến chứng u nhầy giả phúc mạc.
(pseudomyxoma peritonei) lúc mổ và TH này u
tái phát mổ lại sau 4 năm.1 TH u vỡ được cắt
ruột thừa nội soi sau đó u tái phát xâm lấn ruột
non, manh tràng phải mổ lại sau 1 năm. 1 TH u
nhầy ở gốc ruột thừa được cắt đại tràng P có tái
khám và hoá trị 5 FU. 3 TH u ở đầu ruột thừa thì
có 2 TH được xử trí cắt ruột thừa đơn thuần và 1
TH hậu phẫu ngày 12 có kết quả mô bệnh học

C

2
Cắt ĐTP /HP10. Tái
khám –không hoá trị


2

C

1

C

Tái khám- không hoá trị 1

được mổ lại cắt đại tràng P, trường hợp còn lại
được cắt đại tràng P. Như vậy 6 TH carcinôm
tuyến nhầycó 2 TH cắt đại tràng P từ đầu do u
nhầy ở gốc ruột thừa và u nhầy to 4 cm. 4 TH cắt
ruột thừa đơn thuần trong đó có 1 ca phẫu thuật
qua nội soi. Chỉ có 1/4 TH được mổ lại cắt đại
tràng P khi có kết quả mô bệnh học.
Trong 6 TH adenocarcinima, có 5 TH ruột
thừa vỡ mủ gây apxe RT 2 TH và VPM là 3 TH.
1 TH ruột thừa sung huyết khi mổ. Có 1 TH có
hạch mạc treo khi mổ. Có 1 TH cắt manh tràng
do ruột thừa vỡ mủ tạo ổ áp xe. 1 TH u ruột
thừa ở gốc manh tràng vỡ mủ gây VPM được xử
trí cắt ruột thừa và mở manh tràng ra da qua gốc
ruột thừa, ngày hậu phẫu 10 có kết quả mô bệnh
học là carcinôm tuyến được mổ lại cắt đại tràng
P. Như vậy 6 TH carcinôm tuyến có 4 TH cắt
ruột thừa từ đầu trong đó có 1 TH là phẫu thuật
nội soi, 1 TH cắt manh tràng do ruột thừa vở mủ
tạo ổ áp xe. 1 TH cắt ruột thừa và mở manh

tràng ra da qua gốc ruột thừa, ngày hậu phẫu 10
có kết quả mô bệnh học là carcinôm tuyến được
mổ lại cắt đại tràng P.

BÀN LUẬN
Dịch tễ học
Tần suất: U ác tính nguyên phát ruột thừa
được mô tả lần đầu vào 1882(5), là một bệnh hiếm

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011

181


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

gặp chiếm 0,1-1,4% mẫu bệnh phẩm ruột thừa.
Nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ này là 0,1%.
Carcinôm tuyến chiếm 58% u ác tính nguyên
phát ruột thừa, còn lại là u dạng carcinoid. Tuổi
trung bình của bệnh nhân u ác tính nguyên phát
ruột thừa có tiết nhầy hay không là 65, nhiều
báo cáo khác cho rằng cao nhất trong khoản 60
tuổi. Nam bị nhiều hơn nữ.
Theo nghiên cứu của Sieracki(9) u ruột thừa
ác tính ở cả 2 nhóm phổ biến là nam. Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.
Nguyên nhân: những bệnh nhân bị viêm

loét đại tràng mạn tính tăng nguy cơ dễ bị dị
sản lớp thượng mô và hoá ác ở đoạn ruột bị
viêm loét. Viêm loét ở ruột thừa cũng được
tìm thấy xấp xỉ 50% bệnh nhân bị viêm loét
toàn bộ đại tràng. U ác tính nguyên phát ruột
thừa đã được mô tả ở những bệnh nhân bị
viêm loét đại tràng kéo dài(1,2).

Lâm sàng
U ác tính nguyên phát ruột thừa có biểu
hiện lâm sàng không khác biệt gì với viêm
ruột thừa cấp và các trường hợp còn lại nhập
viện vì khối u bụng hay có thể lan vào khoang
phúc mạc gây nên u nhầy giả phúc mạc,
những trường hợp này có thể biểu hiện bụng
căng(1). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với điều này 9 (75%) TH có biểu hiện
không khác biệt gì với viêm ruột thừa cấp. Có
3 (25%) TH nhập viện vì khối u bụng.
Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, CT hay chụp
đại tràng cản quang có vai trò giới hạn trong
chẩn đoán những trường hợp u ác tính ruột
thừa có biểu hiện lâm sàng như VRT cấp.
Siêu âm bụng mặc dù theo y văn không
được coi là phương tiện chẩn đoán u ác tính
nguyên phát ruột thừa nhưng chúng tôi vẫn
xem đó là 1 phương tiện có thể áp dụng tại các
bệnh viện vì trong nghiên cứu của chúng tôi
siêu âm phát hiện được 7 (58,3%) TH có echo
hỗn hợp vùng hố chậu P, 3 (25%) TH có dịch

giữa các quai ruột vùng hạ vị và túi cùng
Douglas. Chỉ 2(16,6%) TH không bất thường.

182

CTscan thường có giá trị trong chẩn đoán
Carcinôm tuyến nhầy hơn carcinôm tuyến đặc
biệt trong trường hợp có khối u bụng(4).
Trên CT chúng ta có thể thấy ruột thừa có
hình ảnh như một hình ống(4), lòng ruột thừa
chứa đầy chất mucin với thành calci hóa bao
xung quanh. Trên CT có sự thay đổi thành
của mucocele, có thể dày hoặc mỏng. Thành
mỏng thì không giúp chẩn đoán nguyên nhân
ác tính hay không của mucocele ruột thừa, có
hạch trong lớp cơ gợi ý chẩn đoán Carcinôm
tuyến nhầy như là nguyên nhân của
mucocele. Hầu như 50% bệnh nhân bị
Carcinôm tuyến nhầy bị u nhầy giả phúc mạc,
tình trạng này có thể thấy rất rõ trên CT. U
nhầy giả phúc mạc biểu hiện bằng tình trạng
nhiều ổ nhầy khắp phúc mạc. Điều này cũng
phù hợp với hình ảnh CTscan trong nghiên
cứu của chúng tôi với 4 bệnh nhân được làm
CT thì 3 TH có hình ảnh U dạng nang đa cung
vách vôi hóa. 1 TH dịch ổ bụng lượng vừa.

Điều trị
U ác tính nguyên phát ruột thừa là bệnh
hiếm gặp, vì vậy lâm sàng, xử trí, và điều trị bổ

túc sau mổ chưa được mô tả đầy đủ. Phần lớn
bệnh nhân thường nhập viện với triệu chứng
viêm ruột thừa cấp hay khối u vùng hố chậu P.
Nói chung, u ác tính nguyên phát ruột thừa
hiếm khi được chẩn đoán trước mổ và trong mổ
vì vậy còn khó khăn trong xử trí.
Qua 12 TH u ác tính nguyên phát ruột
thừa chúng tôi nhận thấy phẫu thuật viên
không có những yếu tố giúp chẩn đoán lành
hay ác tính. Điều đó cũng có nghĩa là không
có tiêu chuẩn rõ ràng để cắt ruột thừa, cắt
manh tràng hay cắt đại tràng P.
Về mặt mô bệnh học, carcinôm tuyến
nhầyruột thừa được xem như là carcinôm tuyến
biệt hoá tốt, bởi vì nó có tiên lượng và xử trí
hoàn toàn khác biệt với dạng carcinôm tuyến.
Carcinôm tuyến nhầyruột thừa hiếm khi di
căn theo đường bạch mạch, chúng tôi có
1(16,6%) TH di căn hạch grade 1.Vì vậy cắt ruột
thừa thường là đủ. Trong nghiên cứu của chúng

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

tôi trong 6 TH carcinôm tuyến nhầyruột thừa
chỉ có 2 TH cắt đại tràng P từ đầu do u nhầy ở

gốc ruột thừa và u nhầy to 4 cm. Còn lại 4 TH
cắt ruột thừa đơn thuần trong đó có 1 ca phẫu
thuật qua nội soi. Chỉ có 1/4 TH được mổ lại cắt
đại tràng P khi có kết quả mô bệnh học.

và đại tràng xuống.

Trong 6 TH Carcinôm tuyến nhầy có 1 TH u
vỡ gây biến chứng u nhầy giả phúc mạc.
(pseudomyxoma peritonei) lúc mổ và TH này u
tái phát mổ lại sau 4 năm.

Một số phẫu thuật viên không đồng ý cắt
u nhầy bằng mổ mở. Theo các tác giả này, có
thể cắt u nhầy ruột thừa bằng phẫu thuật nội
soi và có được những ưu điểm của phẫu thuật
nội soi, tương tự như phẫu thuật nội soi điều
trị những bệnh lý khác. Nếu thực hiện bằng
phẫu thuật nội soi thì cần tránh cầm nắm trực
tiếp u nhầy và nên cho u nhầy vào túi cao su
để lấy ra khỏi ổ bụng.

Theo Otto(8) u nhầy ruột thừa vỡ thì không
có ảnh hưởng đáng kể đến tiên lượng sau mổ.
Tuy nhiên, theo Edmondson(2) nên cắt đại tràng
P cho những trường hợp carcinôm tuyến
nhầyvỡ,và chỉ nên cắt ruột thừa đơn thuần cho
những TH u nằm ở đầu ruột thừa và chưa xâm
lấn qua lớp dưới niêm ruột thừa. Nghiên cứu
của chúng tôi cũng phù hợp với điều này.

Nguyên tắc cơ bản trong phẫu thuật điều trị
u nhầy ruột thừa là không làm vỡ u nhầy trong
quá trình mổ cắt bỏ khối u. U nhầy còn nguyên
vẹn giúp giảm nguy cơ về sau cho bệnh nhân.
Theo Misdraji(6), trong 39 bệnh nhân cắt bỏ
nguyên vẹn u nhầy, sau mổ bệnh không còn
diễn tiến. Ngược lại, khi có tế bào biểu mô tiết
nhầy rơi vãi vào khoang phúc mạc thì diễn tiến
lâm sàng hoàn toàn khác, thường tiến triển
thành u nhầy trên bề mặt phúc mạc.
Vì vậy, giữ u nhầy còn nguyên vẹn trong lúc
mổ là rất quan trọng. Khi nội soi, nếu phát hiện
u nhầy ruột thừa thì nên chuyển sang mổ mở để
cắt u nhầy an toàn hơn, mặc dù có thể cắt u
nhầy qua nội soi mà không làm vỡ u nhầy.
Mổ mở giúp giảm nguy cơ vỡ u nhầy và
gieo rắc tế bào ở lỗ trocar, ngăn chặn diễn tiến
có thể hóa ác của tế bào tiết nhầy khi bám vào
phúc mạc. Ngoài ra, mổ mở còn cho phép phẫu
thuật viên thám sát kỹ đại tràng và phần còn lại
của ổ bụng để phát hiện các ổ tích tụ dịch nhầy.
Những nơi thường tích tụ dịch nhầy là dưới gan
phải, vùng chậu, những u nhầy dạng nốt ở mạc
nối cũng rất thường gặp. Chất nhầy cũng có thể
tích tụ ở túi cùng tạo ra khoảng trống ở rãnh đại
tràng trái trên chỗ nối giữa đại tràng chậu hông

Nội soi rất khó thám sát tỉ mỉ tất cả các vị
trí giải phẫu. Mổ mở cho phép sờ và thám sát
trực tiếp tất cả những vị trí có nguy cơ tích tụ

dịch nhầy và có thể tiến triển thành ung thư
nhầy di căn.

González(3) báo cáo một trường hợp phẫu
thuật nội soi cắt nguyên vẹn u nhầy ruột thừa,
nhưng 9 tháng sau bệnh nhân bị u nhầy giả
phúc mạc. Theo tác giả, khi phẫu tích, cầm nắm
ruột thừa, bơm khí vào khoang phúc mạc, và lấy
bệnh phẩm qua thành bụng có lẽ gây gieo rắc tế
bào tiết nhầy vào khoang phúc mạc.
Chúng tôi có 4 TH cắt ruột thừa đơn thuần
trong đó có 1 TH cắt ruột thừa qua nội soi,
sau đó 1 năm mổ lại vì u xâm lấn manh tràng
và ruột non.
Khi carcinôm tuyến nhầyvỡ hay có di căn
hạch thì phương pháp phẫu thuật phải là cắt đại
tràng phải mới giúp cải thiện tỉ lệ sống sau 10
năm (tỉ lệ sống sau 10 năm đối với cắt đại tràng
phải là 65%, cắt ruột thừa đơn thuần chỉ đạt
37%). Hóa trị và xạ trị hỗ trợ cũng cần thiết cho
những trường hợp carcinôm tuyến nhầyvỡ hay
u giả nhầy phúc mạc.
Trước đây, phương pháp điều tri u nhầy
ruột thừa ác tính là cắt đại tràng phải để cải
thiện tỉ lệ sống sau 5 năm. Tuy nhiên, báo cáo
gần đây của Gonzalez(3) cho thấy cắt đại tràng
phải không giúp cải thiện tỉ lệ sống sau 5 năm
trong điều trị u giả nhầy phúc mạc và u nhầy
ruột thừa có di căn ổ bụng. Theo tác giả, cắt đại
tràng phải được chỉ định cho những trường hợp

kết quả cắt lạnh u nhầy hay hạch vùng hồi đại
tràng có kết quả ác tính. Một chỉ định khác của

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011

183


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

cắt đại tràng phải là diện cắt ở gốc ruột thừa còn
tế bào ác tính. Những trường hợp u giả nhầy
phúc mạc cần cắt ruột thừa và lấy chất nhầy
trong khoang phúc mạc để phân tích, nếu kết
quả cho thấy có tế bào biểu mô ác tính thì bệnh
nhân cần được điều trị tiếp bằng phẫu thuật
giảm tế bào (cytoreductive surgery) và hóa trị
trong ổ bụng (intraperitoneal chemotherapy).
Để chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp
cần đánh giá kỹ gốc ruột thừa và có kết quả cắt
lạnh ở gốc ruột thừa, khảo sát hạch vùng trước
khi quyết định cắt ruột thừa đơn thuần, cắt
manh tràng hay cắt đại tràng phải. Cũng cần
khảo sát tế bào học của chất nhầy trong ổ bụng.
Nếu mổ mở, nên mổ theo đường trắng giữa để
có thể thám sát tốt phần còn lại của ổ bụng.
Phẫu thuật nội soi vẫn có vai trò quan trọng
trong điều trị u nhầy ruột thừa.

Carcinôm tuyến của ruột thừa giống như ở
đại tràng. là u ác tính của ruột thừa, hiếm gặp
thường là phát hiện tình cờ khi cắt ruột thừa.
50% trường hợp đã có di căn khi phát hiện.
Những bệnh nhân bị u ác tính ruột thừa nên
cắt đại tràng phải.
Loại carcinôm tuyến thường nằm ở gốc ruột
thừa(7), trong nghiên cứu của chúng tôi có 1/6
TH u nằm ở gốc ruột thừa, loại này thường di
căn theo đường máu hay bạch mạch, bên cạnh
đó thường xâm lấn qua thành ruột thừa(7), chúng
tôi có 1/6 TH u xấm lấn vách ruột thừa và mạc
treo.
Dẫn lưu bạch mạch và tĩnh mạch ruột thừa
theo manh tràng và đoạn cuối hồi tràng và hầu
như tất cả chuổi hạch hồi đại tràng đều dẫn lưu
cho ruột thừa, vì vậy những u nguyên phát ruột
thừa thì phải đánh giá có di căn đại thể trên
những nhóm hạch này không.
Do cách thức lây lan của carcinôm tuyến nên
nhiều nghiên cứu khuyên phải luôn luôn điều
trị chủ yếu là cắt đại tràng P(1). Trong nghiên cứu
của chúng tôi chỉ có 1 TH cắt manh tràng. 1 TH
mở manh tràng ra da do chẩn đoán VRT mủ vỡ

184

sát gốc, HP 10 mổ lại cắt đại tràng P. Những TH
còn lại chỉ cắt RT đơn thuần và bệnh nhân
không tái khám.

U ác tính ruột thừa có thể di căn đến các
tạng khác trong ổ bụng, chúng tôi có 1 TH u tái
phát di căn buồng trứng và tử cung, 1 TH di căn
ruột non được mổ lại. Trong nhiều nghiên cứu tỉ
lệ di căn buồng trứng là 57%(1) vì vậy nhiều tác
giả ủng hộ quan điểm cắt bỏ buồng trứng và tử
cung cho những phụ nữ đã mãn kinh để tăng cơ
hội sống sót sau mổ và loại bỏ khả năng di căn
sau mổ.

KẾT LUẬN
Mặc dù u ác tính ruột thừa hiếm gặp, lâm
sàng thường không khác biệt gì với viêm ruột
thừa cấp và các trường hợp còn lại nhập viện vì
khối u bụng hay lan vào khoang phúc mạc.
Chẩn đoán trước và trong mổ khó khăn. Tất cả
đều được chẩn đoán dựa vào kết quả giải phẫu
bệnh lý sau mổ. Kết quả điều trị còn hạn chế. Vì
vậy đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng trong
chẩn đoán và xử trí trong lúc mổ và theo dõi sau
mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

5.


6.

7.
8.
9.

Andersson A, Bergdahl L, and Boquist L (1976). Primary
Carcinoma of the Appendix. Ann. Surg: 53-57.
Edmondson J., et al. (1967). Primary Adenocarcinoma of the
Appendix. Am. Surg, 33: 717.
González Moreno S, Shmookler BM, Sugarbaker PH. (1998).
Appendicial mucocele: contraindication to laparoscopic
appendectomy. Surg endosc.12: 1177-1179.
Kim SH, Lim HK, Lee WJ, Lim JH, Byun JY. (1998). Mucocele of
the Appendix: Ultrasonographic and CT findings. Abdominal
Imaging 23: 292-296.
. O’Donnell ME, et al. (2007). Malignant neoplasms of the
appendix. International journal of colorectal disease. Volume 22,
Number 10: 1239-1248.
Misdraji J, Yantiss R, Graeme-Cook F. (2003). Appendiceal
mucinous neoplasms: a clinicopathological analysis of 107 cases.
Am J Surg Pathol;27: 1089-1103.
Montgomery JG and Johnson ET (1931). Primary Carcinoma
and Carcinoid of the Appendix. J. MissouLi Med. Assoc. 28: 215.
Otto RE, Ghislandi EV, Lorenzo GA, Conn J., Jr (1970). Primary
Appendiceal Adenocarcinoma. Am. J. Surg. 120: 704.
Sieracki J. Tesluk. H (1956). Primary Adenocarcinoma of the
Vermiform Appendix. Cancer. 9: 997.


Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012



×