Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm lâm sàng giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn sự thích ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.48 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG GIẤC NGỦ
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG
Đinh Thị Huyền1, Nguyễn Văn Tuấn2,
Nguyễn Thành Long3, Nguyễn Doãn Phương4
1,2,3

Trường Đại học Y Hà Nội; 4Bệnh viện Bạch Mai

Rối loạn sự thích ứng chiếm 0,9-1,4% dân số và là rối loạn thường gặp thứ 3 chiếm 11 - 18% trong các
rối loạn tâm thần. Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng quan trọng và thường gặp trong các rối
loạn sự thích ứng. Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh ở 40 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn sự thích ứng
theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD - 10 (F43) điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần Bạch Mai, trong thời
gian từ tháng 09/2017 đến tháng 06/2018 nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối
loạn sự thích ứng. Bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn cho nghiên cứu, đồng thời sử dụng thang điểm
đánh giá giấc ngủ PSQI, chúng tôi đánh giá các triệu chứng và mức độ nặng rối loạn giấc ngủ. Kết quả được
xử lý bằng phần mềm SPSS 25, sử dụng thuật toán mô tả (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ). Kết quả
có 82,5% bệnh nhân rối loạn sự thích ứng có rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là mất ngủ 100%, mất ngủ kèm theo
ác mộng 40%, mất ngủ kèm theo giật mình khi ngủ 75%, thời gian mất ngủ xuất hiện sau sang chấn trung
bình 2 tuần, thời gian ngủ trung bình mỗi đêm là 3 tiếng. Tỷ lệ mất ngủ ở nữ là 85% và ở nam là 77%. Tỉ lệ
rối loạn giấc ngủ ở nhóm nữ giới cao hơn nam giới với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Từ khoá: Rối loạn sự thích ứng,rối loạn giấc ngủ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn sự thích ứng là hội chứng cảm
xúc và hành vi xuất hiện khi cá thể đáp ứng lại

biến gây ảnh hưởng về thể chất và tinh thần
và làm nặng thêm tình trạng bệnh tâm thần.


với những sự kiện gây sang chấn trong cuộc

Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu

sống. Rối loạn sự thích ứng chiếm 0,9 - 1,4%

chứng phổ biến và quan trọng trong các rối

dân số và là rối loạn thường gặp thứ 3 chiếm

loạn sự thích ứng song ở Việt Nam chưa có

11 - 18% trong các rối loạn tâm thần [1 - 3].

công trình nào nghiên cứu, nên chúng tôi thực

Rối loạn giấc ngủ được xem là một triệu

hiện nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng giấc ngủ

chứng cơ thể trong phản ứng căng thẳng, là

ở bệnh nhân rối loạn sự thích ứng” nhằm làm

biểu hiện gặp trong 43 - 48% các rối loạn sự

rõ vấn đề này.

thích ứng, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 78%
bệnh nhân mất ngủ báo cáo có liên quan đến

căng thẳng [4; 5]. Mất ngủ là nhân tố quan
trọng trong vòng xoắn bệnh lý của các rối loạn
tâm sinh [6], là triệu chứng than phiền phổ

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
40 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn sự
thích ứng theo tiêu chuẩn của bảng phân loại
bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10) mục F43

Địa chỉ liên hệ: Đinh Thị Huyền, Trường Đại học Y Hà Nội

bao gồm các chẩn đoán F43.20; F43.21;

Email:

F43.22; F43.23; F43.24; F43.25; F43.28 và có

Ngày nhận: 05/9/2018

biểu hiện rối loạn giấc ngủ được đưa vào

Ngày được chấp thuận: 19/10/2018

nghiên cứu. Các bệnh nhân không đồng ý

96

TCNCYH 115 (6) - 2018



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tham gia, không tuân thủ yêu cầu của nghiên

chấp thuận từ phía bệnh nhân và gia đình.

cứu sẽ được loại bỏ, đồng thời nghiên cứu

Đánh giá bệnh nhân về các yếu tố nhân khẩu

không đưa vào các bệnh nhân bị mắc các

xã hội, đồng thời đánh giá đặc điểm giấc ngủ

bệnh lý nội ngoại khoa cấp và mạn tính nặng,

dựa theo bệnh án nghiên cứu và thang điểm

các bệnh nhân có hạn chế về mặt đọc hiểu

PSQI.

ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp.

Xử lý số liệu: Các thông tin số liệu được
nhập, quản lý và xử lý bằng phần mềm SPSS

2. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu
mô tả chùm ca bệnh. Thời gian nghiên cứu từ


25.0 bằng các thuật toán mô tả (tỷ lệ, trung
bình, độ lệch chuẩn).

tháng 9/2017 đến tháng 6/2018. Nghiên cứu

3. Đạo đức nghiên cứu

được tiến hành tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai. Các đối tượng được
chẩn đoán rối loạn sự thích ứng có biểu hiện
rối loạn giấc ngủ bởi các bác sĩ bệnh phòng
sẽ được nghiên cứu viên đánh giá lại chẩn
đoán bệnh cũng theo tiêu chuẩn ICD - 10. Sau

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu
phục vụ khoa học, nhằm nâng cao chất lượng
chẩn đoán và điều trị chăm sóc bệnh nhân;
nghiên cứu là loại hình mô tả nên không ảnh
hưởng hay can thiệp vào quá trình điều trị

khi đánh giá lại, các bệnh nhân có chẩn đoán

khách quan của bệnh nhân. Bệnh nhân được
giải thích nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia

không phù hợp hoặc nghi ngờ chẩn đoán sẽ

nghiên cứu, được rút lui khỏi nghiên cứu mà

bị loại bỏ, các đối tượng còn lại sẽ được đưa

vào nghiên cứu sau khi họ được thông báo về

không có sự cản trở hay các ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình điều trị, đồng thời được sự

mục tiêu của nghiên cứu, đồng thời có sự

chấp thuận từ phía gia đình.

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng
Đặcđiểm
Giới
Tuổi

Thể rối loạn sự thích ứng

n

%

Nam

13

32,5

Nữ


27

67,5

Tuổi trung bình

38,77 ± 14,37

F43.20

7

17,5

F43.21

12

30,0

F43.22

21

52,5

Tỷ lệ nữ/nam mắc rối loạn sự thích ứng có biểu hiện rối loạn giấc ngủ khoảng 2/1. Tuổi trung
bình của bệnh nhân là 38,77 ± 14,37. Tỉ lệ bệnh nhân rối loạn sự thích ứng với phản ứng hỗn
hợp lo âu và trầm cảm chiếm chủ yếu 52,5%.
TCNCYH 115 (6) - 2018


97


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Đặc điểm lâm sàng giấc ngủ
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng giấc ngủ
Đặc điểm

n

%

Mất ngủ

33

82,5

Không rối loạn giấc ngủ

7

17,5

Rối loạn giấc ngủ khác

0

0


Ác mộng

16

40

Không ác mộng

9

22,5

Giật mình khi ngủ

30

75

Lo sợ mất ngủ

28

70

Buồn ngủ ban ngày

12

30


Giấc ngủ

Mơ khi ngủ

Thời gian trung bình vào giấc ngủ

79,9 phút

Thời gian trung bình ngủ mỗi đêm

3,26 giờ

Thời gian trung bình xuất hiện rối loạn giấc ngủ sau sang chấn

2,2 tuần

Thời gian rối loạn giấc ngủ trung bình trước khi vào viện

7,4 tuần

Điểm trung bình PSQI

12,97

Có 82,5% bệnh nhân rối loạn thích ứng có rối loạn giấc ngủ, trong đó 100% bệnh nhân có rối
loạn giấc ngủ đều là rối loạn mất ngủ. Có 40% bệnh nhân bị ác mộng khi ngủ và 75% bị giật mình
khi ngủ, 30% bệnh nhân có buồn ngủ ban ngày. Thời gian vào giấc ngủ trung bình là 80 phút và
thời gian ngủ mỗi đêm trung bình là 3,26 giờ. Thời gian xuất hiện rối loạn giấc ngủ trung bình sau
sang chấn là 2,2 tuần, thời gian xuất hiện rối loạn giấc ngủ trung bình trước khi vào viện là 7,4

tuần. Điểm PSQI trung bình là 12,97 ± 5,59.
3. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ theo giới và theo thể bệnh
Bảng 3. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ theo giới và theo thể bệnh

Đặc điểm

Giới

Thể bệnh

Nam

Nữ

F43.20

F43.21

F43.22

n

%

n

%

n


%

n

%

n

%

Mất ngủ

10

77

23

85

6

86

11

92

16


76

Ác mộng khi ngủ

3

23

13

48

2

29

7

58

7

33

Giật mình khi ngủ

9

69


21

78

6

86

8

67

16

76

Thời gian trung bình vào giấc ngủ (phút)

61,25

88,68

90,0

77,19

78,46

Thời gian trung bình ngủ mỗi đêm (giờ)


4,38

2,74

4,0

3,13

3,12

10,60

14

11,33

12,45

13,94

Điểm PSQI trung bình

98

TCNCYH 115 (6) - 2018


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tỷ lệ mất ngủ ở nữ là 85% và ở nam là 77%. Thời gian vào giấc ngủ trung bình ở nam là
61,25 phút, ở nữ là 88,68 phút. Điểm PSQI trung bình của nữ giới thấp hơn nam giới có ý nghĩa

thống kê (10,6 và 14). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mất ngủ, thời gian vào
giấc ngủ và thời gian trung bình giấc ngủ giữa các thể bệnh.

IV. BÀN LUẬN

phút. Thời gian ngủ mỗi đêm trung bình là

Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 40 bệnh

3,26 giờ, điểm PSQI trung bình là 12,97 ±

nhân. Tỷ lệ nữ gặp nhiều hơn nam (67,5% và

5,59. Kết quả này so với nghiên cứu của

32,5%), tuổi trung bình của bệnh nhân là

Mariam Kashani và cộng sự[10] là thấp hơn

38,77± 14.37, kết quả này tương tự với

về thời gian ngủ đồng nghĩa với cao hơn về

nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Yến năm 2013

điểm PSQI, điều này có thể giải thích là vì

[7]. Các nguyên nhân có thể được đưa ra như

mẫu nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh


sự ảnh hưởng của nhân cách, chịu đựng

nhân mức độ của bệnh nặng cần phải điều trị

nhiều stress, sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh

nội trú.

nguyệt khiến cho tỉ lệ nữ giới mắc cao hơn

Về đặc điểm liên quan với giới tính, nghiên

nam giới. Tỷ lệ các thể rối loạn sự thích ứng,

cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ rối loạn giấc

nhiều nhất là thể F43.22 với 52,5%, thể

ngủ, thời gian vào giấc ngủ ở nam giới là thấp

F43.21 là 30%, F43.20 là 17,5%. Kết quả này

hơn nữ với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu

Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu

trên thế giới về tỷ lệ rối loạn sự thích ứng thể


trong nước và trên thế giới [11].

F43.22 gặp nhiều nhất với 54,8% [8].
Tỷ lệ mất ngủ ở bệnh nhân rối loạn sự

V. KẾT LUẬN

thích ứng của nghiên cứu là 82,5%. Kết quả

Qua nghiên cứu rối loạn giấc ngủ trên 40

này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn

bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn sự thích

Hoàng Yến [7]. Điều này có thể giải thích là vì

ứng điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm

nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có

thần Bạch Mai từ tháng 9/2017 đến tháng

khác về tỷ lệ giữa các nhóm tuổi và số lượng

6/2018, rối loạn giấc ngủ trong nhóm bệnh

sang chấn trên mỗi cá thể.


nhân rối loạn sự thích ứng chiếm tỷ lệ 82,5%,

Trong số những bệnh nhân rối loạn giấc

rối loạn giấc ngủ biểu hiện mất ngủ là chủ yếu

ngủ thì 100% bệnh nhân là mất ngủ, không có

kèm theo đa dạng các biểu hiện khác như ác

ngủ nhiều hoặc các rối loạn giấc ngủ khác. Có

mộng, giật mình khi ngủ, buồn ngủ ban ngày.

40% bệnh nhân bị ác mộng khi ngủ, kết quả

Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ, thời gian trung bình

này tương tự nghiên cứu của E. Shevyhealey

vào giấc ngủ ở nhóm nữ giới cao hơn so với

và cộng sự với 45% bệnh nhân bị ác mộng khi

nhóm nam giới có sự khác biệt có ý nghĩa

ngủ [9]. Thời gian vào giấc ngủ trung bình là

thống kê.


80 phút, kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của E. Shevyhealey và cộng sự năm 1981

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[9] với thời gian vào giấc ngủ trung bình ở

1. Maercker A, Forstmeier S, Pielmaier L

những bệnh nhân mất ngủ thích ứng là 68

et al (2012). Adjustment disorders: prevalence

TCNCYH 115 (6) - 2018

99


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
in a representative nationwide survey in Germany. Social Psychiatry and Psychiatric Epi-

health outcomes. Sleep Med, 13(10), 1261 1270.

demiology, 47, 1745 - 1452

7. Nguyễn Hoàng Yến, Nguyễn Văn

2. Casey PR, Dillon S, Tyrer PJ (1984).
The diagnostic status of patients with con-


Tuấn (2016). Đặc điểm lâm sàng rối loạn sự

spicuous psychiatric morbidity in primary care.

lâm sàng, 95(8), 10 - 17.

thích ứng với phản ứng lo âu trầm cảm. Y học

Psychol Med, 14, 673 - 681.
3. Bruffaerts R, Sabbe M, Demyttenaere
K (2004). Attenders of a university hospital
psychiatric emergency service in Belgiumgeneral characteristics and gender differences. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol,

8. Foster P, Oxman T (1994). A descriptive study of adjustment disorder diagnoses in
general hospital patients. Irish Journal of Psychological Medicine, 11 (4), 153 - 157.
9. Shevy E, Anthony K, Lawrence J et al
(1981). Onset of Insomnia: Role of Life-Stress

39, 146 - 153.
4. Charles J, Rudolf H (1981). Social Support and Psychological Distress:A Longitudinal

45.

Analysis. Journal of Abnormal Psychology, 90
(4), 365 - 370.

(2012). Perceived stress correlates with dis-

5. Presicci A, Lecce P, Ventura P, Margari F (2010). Depressive and adjustment disorders - some questions about the differential
diagnosis: case studies. Neuropsychiatr Dis

Treat, 7, 73 - 81.
6. Altman NG, Izci-Balserak B, Schopfer
E et al (2012). Sleep duration versus sleep
insufficiency as predictors of cardiometabolic

Events. Psychosomatic Medicine, 43(5), 439 10. Kashani M, Eliasson A, Vernalis M
turbed sleep: a link connecting stress and cardiovascular disease. Stress, 15(1), 45 - 51.
11. Angst J, Vollrath M, Koch R et al
(1989). The Zurich Study. VII. Insomnia:
symptoms,

classification

and

prevalence.

European archives of psychiatry and neurological sciences, 238(5-6), 285 - 293.

Summary
CLINICAL CHARACTERISTICS OF SLEEP PATTERN OF PATIENTS
WITH ADJUSTMENT DISORDERS
Adjustment disorders are present in 0.9 - 1.4% of the population and are the third most
common disorder, accounting for 11 - 18% of mental disorders. Sleep disorder is one of the most
important and common symptom of adjustment disorders. A case series report study was
conducted on 40 patients diagnosed with adjustment disorders according to ICD - 10 diagnostic
criteria (F43) in the period from 09/2017 to 06/2018 at National Institute of Mental Health to
describe the clinical characteristics of sleep disorder in patients with adjustment disorders. By
using the designed questionaires and Pittburgh Sleep Quality Index (PSQI), we assessed the
symptoms and the degree of severity of sleep disturbance. The data was stored and analyzed by

the analytic software SPSS 25.0. The descriptive algorithms were used (Mean, standard
deviation, and proportion). 82.5% of patients with adjustment disorders had sleep disturbances.
Sleep disturbances mainly comprised of complete insomnia, with 40% having nightmares, and
100

TCNCYH 115 (6) - 2018


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
75% insomnia with hypnic jerks and daytime sleepiness. The average duration of insomnia
following psychological trauma is 2 weeks, with an average sleep time of 3 hours per night. The
prevalence of insomnia is 85% in women and 77% in men. The major symptom of sleep
disturbance in patients with adjustment disorders is insomnia. The prevalence of sleep
disturbances is higher in women than men with statistically significant differences.
Keywords: Adjustment disorder, sleep disorder

TCNCYH 115 (6) - 2018

101



×