Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV bậc 2 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.38 KB, 11 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV BẬC 2 
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI 
Võ Thanh Nhơn*, Nguyễn Hữu Chí**  

TÓM TẮT 
Đặt  vấn  đề: Điều trị HIV/AIDS bằng ARVs có thể kéo dài suốt đời, vì vậy những tác dụng phụ không 
mong muốn có thể xuất hiện, trong đó rối loạn lipid là một vấn đề mới được đề cập gần đây. 
Mục tiêu: Khảo sát rối loạn lipid ở bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV phác đồ bậc 2 tại Bệnh viện Bệnh 
Nhiệt Đới. 
Phương pháp: Tiền cứu mô tả cắt ngang. 
Kết  quả:  Rối  loạn  lipid  máu  trong  nghiên  cứu  được  ghi  nhận  ở  159/217(73,3%)  bệnh  nhân  nhiễm 
HIV/AIDS được điều trị bằng ARVs bậc 2, trong đó rối loạn kiểu nhóm 1 (tăng cholesterol + triglycerid) là 89 
(41%) bệnh nhân, nhóm 2 (tăng cholesterol + triglycerid + LDL‐C) là 84 (38,7%) và nhóm 3 (tăng cholesterol + 
triglycerid + LDL‐C và giảm HDL‐C) là 52 (24%). Tăng Cholesterol được ghi nhận 47,9% (Trị số trung bình 
5,42 ± 1,84 mmol/L), Triglycerid 71,4% (Trị số trung bình 4,35 ± 3,34 mmol/L), LDL ‐C 58,1% (Trị số trung 
bình 4,68 ± 3,31 mmol/L) và giảm HDL‐C 35% (Trị số trung bình 1,17 ± 0,50 mmol/L). Rối loạn lipid máu có 
liên quan đến với tuổi và nồng độ Hb.  
Kết luận: Điều trị HIV/AIDS bằng phác đồ bậc 2 có thể gây ra rối loạn lipid máu. Cơ chế gây rối loạn này 
cũng như thay đổi nồng độ lipid trong quá trình điều trị và cách xử trí cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo.  
Từ khóa: rối loạn lipid máu, HIV/AIDS, ARV.  

ASTRACT 
DYSLIPIDEMIA IN HIV/AIDS PATIENTS TREATED BY THE SECOND LINE ARVS IN THE HOSPITAL FOR
TROPICAL DISEASES
Vo Thanh Nhon, Nguyen Huu Chi  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 401 ‐ 411 
Background: The treatment of HIV/AIDS patients lasts a lifetime, so several undesirable side effects may 


occur, including dyslipidemia. 
Objective: To examine dyslipidemia in HIV/AIDS patients under the second line ARVs in the Hospital for 
Tropical Diseases.  
Methods: Prospective, cross‐sectional descriptive. 
Results:  In  our  study  dyslipidemia  were  recorded  in  159/217(73.3%)  HIV/AIDS  patients  treated  by  the 
second line ARV. Of 159 patients, the increase in cholesterol and triglyceride (group 1) noted in 89 (41%), the 
increase  in  cholesterol,  triglyceride  and  LDL‐C  (group  2)  in  84  (38.7%),  and  the  increase  in  cholesterol, 
triglyceride and LDL‐C, decrease in HDL‐C (group 3) in 52 (24%). The elevated cholesterol in the blood observed 
in 47.9 % patients with the average value of 5.42 ± 1.84 mmol/L, elevated triglyceride in 71.4 % with the average 
value  of  4.35  ±  3.34  mmol/  L,  elevated  LDL  ‐  C  in  58.1  %  with  the  average  value  of  4.68  ±  3.31  mmol/L, 
decreased HDL‐C in 35% with the average value of 1.17 ± 0.50mmol/L. The dyslipidemia were associated with 
the age, hemoglobin concentration, duration of HIV infection, duration of treatment with the first line and second 
* BV đa khoa Tiền Giang   ** Bộ môn Nhiễm ĐH Y Dược TP HCM 
Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Thành Nhơn 
 ĐT: 0984982435 

Nhiễm

401


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

line ARVs, immunocompromised state,... but the differences did not show the statistical significance.  
Conclusion: The HIV/AIDS patients in the Hospital for Tropical Diseases of Ho Chi Minh City treated by 
the second line ARVs presented the dyslipidemia but the mechanism of these disorders, the change of lipid profiles 
during the treatment, the management of the abnormalities were not mentioned in this study.  
Keywords: dyslipidemia, HIV/AIDS. second line ARV.  

trị  bằng  phác  đồ  bậc  I  có  tỉ  lệ  rối  loạn  chuyển 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
hóa lipid máu khoảng 35,5%  (12) đến 48%  (3), đối 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 1981 đến 
với phác đồ bậc II là 66,7% (10) cho đến 83%(4). Tại 
nay  có  khoảng  hơn  60  triệu  người  đã  bị  nhiễm 
Việt  Nam,  một  nghiên  cứu  tác  dụng  phụ  của  2 
HIV, trong đó khoảng 25 triệu người đã chết vì 
phác đồ ARV bậc I thực hiện từ 7/2006 – 6/2008 
AIDS. Mỗi ngày có gần 7.000 người nhiễm mới 
tại  Bệnh  viện  Đống  Đa  (Hà  Nội),  tỉ  lệ  rối  loạn 
và gần 5.000 người chết vì AIDS. Ở Việt Nam, từ 
chuyển hóa lipid máu lần lượt là 40,8% với phác 
ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào cuối 
đồ  D4T,  3TC,  NVP  (1a)  và  16,3%  với  phác  đồ 
năm  1990,  tính  đến  30/11/2012,  số  trường  hợp 
D4T, 3TC, EFV (1c)(14). Nghiên cứu của Nguyễn 
nhiễm  HIV  hiện  còn  sống  là  208.866,  tử  vong 
Thành  Dũng  trên  129  bệnh  nhân  điều  trị  bằng 
62.184 và số bệnh nhân AIDS là 59.839.  
phác đồ ARV bậc 2 cho thấy có sự gia tăng trị số 
Năm 1997 được xem là cột mốc quan trọng 
cholesterol và triglycerid sau 12 tháng điều trị(7). 
trong  lịch  sử  điều  trị  nhiễm  HIV/AIDS.  Đó  là 
Tuy  nhiên,  nghiên  cứu  vừa  nêu  chưa  khảo  sát 
thời điểm bắt đầu dùng thuốc kháng retrovirus 
rối  loạn  lipid  máu  ở  phác  đồ  có  thuốc  ức  chế 
hiệu  quả  cao  (highly  active  antiretroviral 
protease như Lopinavir/Ritonavir (LVP/r), thuốc 
therapy = HAART) với việc phối hợp cùng lúc 3 

chủ  lực  trong  phác  đồ  bậc  II  dùng  cho  bệnh 
thuốc  ARV  trong  một  phác  đồ.  Số  bệnh  nhân 
nhân bị thất bại điều trị với phác đồ bậc 1. 
đang  được  điều  trị  hiện  nay  tại  Việt  Nam  ước 
Với  mong  muốn  góp  phần  tìm  hiểu  thêm 
tính vào khoảng 68.000 bệnh nhân, trong đó có 
vấn đề trên, đề tài của chúng tôi được thực hiện 
63.490 bệnh nhân người lớn và 3.567 trẻ em. Từ 
với  mục  tiêu  là  khảo  sát  rối  loạn  lipid  ở  bệnh 
khi áp dụng HAART, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong 
nhân nhiễm HIV điều trị ARV phác đồ bậc 2 tại 
của  bệnh  nhân  nhiễm  HIV/AIDS  giảm  xuống 
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (BV BNĐ). 
song hành với sự trỗi dậy độc tính và tác dụng 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
phụ  của  thuốc  trên  nhiều  cơ  quan  của  người 
bệnh.  Bất  thường  về  chuyển  hóa  như  rối  loạn 
Thiết kế nghiên cứu 
phân  bố  mỡ,  rối  loạn  chuyển  hóa  lipid,  tăng 
Tiền cứu mô tả cắt ngang 
đường  huyết  và  kháng  insulin.  Tác  dụng  phụ 
Đối tượng nghiên cứu 
của  thuốc  có  thể  làm  giảm  sự  gắn  bó  của  bệnh 
Dân số mẫu 
nhân với HAART, đồng thời làm gia tăng nguy 
cơ bệnh tim mạch.  
Bệnh  nhân  nhiễm  HIV/AIDS  đến  khám 
Điều  trị  HIV/AIDS  kéo  dài  suốt  đời,  nhiều 
tác  dụng  phụ  không  mong  muốn  có  thể  xuất 
hiện, trong đó rối lọan chuyển hóa lipid là một 

vấn  đề  mới  được  nêu  lên  gần  đây.  Trên  thực 
hành, kiểm tra rối loạn sinh học ở người nhiễm 
HIV  được  thực  hiện  một  cách  rộng  rãi  khi  bắt 
đầu  sử  dụng  thuốc  ức  chế  protease,  một  loại 
thuốc được sử dụng trong phác đồ bậc 2. Nhiều 
nghiên cứu cho thấy bệnh nhân HIV/AIDS điều 

402

ngoại trú tại BVBNĐ. 

Dân số nghiên cứu 
Bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV bậc 
2 tại BVBNĐ  

Cỡ mẫu 
Dựa  vào  công  thức  tính  cỡ  mẫu  trong  thiết 
kết cắt ngang mô tả. 
Z
× p (1 − p )  
n =
2
(1 − α / 2 )

d

2

Chuyên Đề Nội Khoa 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
‐ α = xác xuất sai lầm loại 1 là 0,05 → Z(1‐α/2) = 
1,96 
‐ p = 0,66: Tỉ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh 
nhân HIV điều trị phác đồ bậc II [68]. 
‐ Sai số cho phép d= 0,1 
⇒ n = 200 

Tiêu chuẩn chọn mẫu 
‐ Tuổi ≥ 15 
‐ Nhiễm HIV được xác định khi mẫu huyết 
thanh  dương  tính  cả  3  xét  nghiệm  kháng  thể 
HIV bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau (theo quy 
định của Bộ Y Tế VN):  
+  XN  1  (sàng  lọc):  Architect  HIV  Ag/Ab 
Combo (hãng Abbott Laboratories Hoa kỳ), xét 
nghiệm  này  định  tính  kháng  nguyên  p24  của 
HIV  và  các  kháng  thể  đối  với  HIV  túyp  1  và 
týp 2. 
+  XN  2:  AxSym  HIV  ½  (hãng  Abbott),  xác 
định kháng thể HIV. 
+  XN  3:  COBAS  HIV  Combi  (Công  ty 
Roche),  xét  nghiệm  định  tính  kháng  nguyên 
HIV‐1  p24  và  kháng  thể  HIV‐1  nhóm  O  và 
kháng thể HIV‐2. 
‐ Có chỉ định điều trị ARV theo “Hướng dẫn 
chẩn  đoán  và  điều  trị  HIV/AIDS”  của  Bộ  Y  tế 
tháng 08/2009 và sửa đổi bổ sung năm 2011. 
‐ Đồng ý tham gia nghiên cứu. 


Tiêu chuẩn loại trừ 
Phụ nữ  có  thai  sử  dụng  ARV  phòng  ngừa 
lây  truyền  mẹ‐con.  Bệnh  nhân  có  tiền  sử  rối 
loạn  lipid  máu,  bệnh  tiểu  đường  và  bệnh  lý 
tim  mạch  từ  trước.  Bệnh  nhân  nhiễm  HBV, 
HCV kèm theo. 

Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
Mẫu máu nghiên cứu được tiến hành lấy tại 
phòng  khám  ngoại  trú  HIV/AIDS  BVBNĐtừ 
tháng 12/ 2011 đến tháng 12/ 2012. 
Phương pháp xử lý số liệu 
Số  liệu  được  nhập  và  phân  tích  bằng  phần 
mềm  SPSS  phiên  bản  11.5.  Các  biến  số  không 
liên tục được tính toán theo tỷ lệ % và kiểm định 
bằng  phép  kiểm  χ2  có  hay  không  hiệu  chỉnh 

Nhiễm

Nghiên cứu Y học

Fisher. Các biến số liên tục được tính toán theo 
số  trung  bình  bằng  phép  kiểm  Mann‐Whitney. 
Giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. 

KẾT QUẢ 
Từ  tháng  12/20011  đến  tháng  12/2012,  tổng 
cộng  có  217  bệnh  nhân  điều  trị  ARV  bậc  2  đủ 
tiêu chuẩn chọn lựa được đưa vào nghiên cứu.  


Tỉ lệ bệnh nhân bị rối loạn lipid máu  
Bảng 1: Tỉ lệ bệnh nhân bị rối loạn rối loạn lipid máu  
Nhóm rối loạn
Rối loạn 1 trị số lipid
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3

Tần số (n)
159
89
84
52

Tỉ lệ (%)
73,3
41
38,7
24

Bệnh nhân có rối loạn ít nhất 1 trong 4 trị số 
lipid (cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL‐C, 
HDL‐C) là 159, chiếm tỉ lệ 73,3%. Rối loạn kiểu 
nhóm  1  (tăng  cholesterol  +  triglycerid)  là  41%. 
Rối loạn lipid máu kiểu nhóm 2 (tăng cholesterol 
+  triglycerid  +  LDL‐C)  là  37,8%.  Rối  loạn  lipid 
máu kiểu nhóm 3 (tăng cholesterol + triglycerid 
+ LDL‐C và giảm HDL‐C) là 24%. 


Các  chỉ  số  lipid  ở  bệnh  nhân  dùng  ARVs 
bậc 2 
Bảng 2: Trị số Cholesterol, triglycerid, LDL‐C, HDL‐
C (Mmol/L) 
Chỉ số lipid máu
Cholesterol (Mmo/L)
Triglycerid (Mmo/L)
LDL-C (Mmo/L)
HDL-C (Mmo/L)

Trung bình
5,42±1,84
4,35±3,34
4,68±3,31
1,17±0,50

Trung vị (IQR)
5,11 (3,0- 6,2)
3,52 (2,0 – 5,2)
4,22 (2,53- 5,71)
1,15 (0,77-1,64)

Tỉ lệ rối loạn lipid trong phác đồ bậc 2 
Bảng 3: Tần số (n) và tỉ lệ (%) rối loạn lipid máu. 
Yếu tố
Tần số (n,%) Trung bình ±SD
4,03 ± 0,79
Cholesterol Bình thường 113 (52,1)
(Mmo/L)
Tăng

104 (47,9)
6,93 ± 1,40
Bình
thường
62
(28,6)
1,76
± 0,34
Triglycerid
(Mmo/L)
Tăng
155 (71,4)
5,38± 3,45
Bình thường
91 (41,9)
2,39± 0,44
LDL-C
(Mmo/L)
Tăng
126 (58,1)
6,34 ± 5,62
Bình thường 141 (65,0)
1,46 ± 0,39
HDL-C
(Mmo/L)
Giảm
76 (35,0)
0,66 ± 0,2

Tăng  cholesterol  (Mmo/L)  trong  phác  đồ 

ARV bậc 2 của nghiên cứu có tỉ lệ 47,9% với trị 

403


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

số  trung  bình  6,93  ±  1,40.  Tăng  triglyceride 
(Mmo/L)  trong  phác  đồ  ARV  bậc  2  của  nghiên 
cứu  có  tỉ  lệ  71,4%  và  có  trị  số  trung  bình  5,38± 
3,45. Tăng LDL‐C (Mmo/L) trong phác đồ ARV 
bậc 2 của nghiên cứu có tỉ lệ 58,1%, trị số trung 
bình  6,34  ±  5,62.  Giảm  HDL‐C  (Mmo/L)  trong 
phác  đồ  ARV  bậc  2  của  nghiên  cứu  có  tỉ  lệ 
71,4%, trị số trung bình 0,66 ± 0,2. 

nhân bình cân và thiếu cân có tỉ lệ rối loạn lipid 
máu không khác nhau ở ở cả 3 nhóm với p lần 
lượt là 0,747, 0,893 và 0,436). 

Các yếu tố liên quan đến rối loạn lipd máu 

Thời <5 năm
gian 5-10 năm
nhiễm
>10 năm
HIV


Mối  liên  quan  giữa  rối  loạn  lipid  máu  và  cơ 
địa bệnh nhân 
Bảng 4: Rối loạn lipid máu liên quan đến cơ địa 
(n=217) 
Yếu tố
Giới
Tuổi

BMI

Nhóm 1 (n,%) Nhóm 2 (n,%)

Nam
Nữ
<40
≥ 40

63 (40,9%)*
26 (41,3%)
65 (37,6%)*
24 (55,8%)

TC
BC

43 (42,2%)*
46 (40%)

Nhóm 3
(n,%)

60 (39%)** 40 (26%)***
24 (38,1%) 12 (19,1%)
61 (35,1%)**
38
24 (54,5%) (21,8%)***
14 (32,6%)
39 (38,2%)***
17
45 (39,1%) (28,1%)***
29 (23,2%)

* p= 0,961; ** P=0,950 và *** p= 0,278). 

 

Giới tính 
 Ở bệnh nhân rối loạn lipid nhóm 1 và nhóm 
2,  tỉ  lệ  rối  loạn  của  nam  và  nữ  tương  đương 
nhau lần lượt là 40,9% vs 41,3%, 39% vs 38,1%. 
Đối với rối loạn lipid kiểu nhóm 3, phái nam có 
tỉ  lệ  rối  loạn  lipid  máu  cao  hơn  nữ  (26%  vs 
19,1%) nhưng không có khác biệt thống kê.  

Rối  loạn  lipid  máu  liên  quan  đến  tuổi 
bệnh nhân 
So  sánh  ở  hai  lứa  tuổi  >40  và  <40,  rối  loạn 
lipid ở nhóm ≥40 nhiều hơn. Tỉ lệ rối loạn lipid 
nhóm 1 là 55,8% (so với 37,6%), nhóm 2 là 54,5% 
(so với 35,1%) với p <0,05. Riêng ở bệnh nhân có 
rối loạn lipid nhóm 3, lứa tuổi >40 tuổi có tỉ lệ rối 

loạn lipid máu cao hơn (32,6% vs 21,8%) nhưng 
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,14).  

Rối loạn lipid máu liên quan đến BMI 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  dựa  vào 
BMI chúng tôi chia bệnh nhân ra hai loại: thiếu 
cân  (TC)  và  bình  thường  (BT).  BMI  của  bệnh 

404

Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và thời 
gian nhiễm HIV  
Bảng 5: Thời gian nhiễm HIV  
Yếu tố

Nhóm 1 (n,%)

Nhóm 2
Nhóm 3
(n,%)
(n,%)
20 (36,4%)* 19 (43,5%)** 12 (21%)***
64 (43,5%) 60 (45,8%) 38 (25,9%)
5 (33,3%)
3 (33,3%) 2 (13,3%)

 *p=0,375, ** p= 0,561 và *** p= 0,308) 

 


Ở  bệnh  nhân  có  thời  gian  nhiễm  HIV  5‐10 
năm,  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid  máu  ở  cả  3  kiểu  nhóm 
cao hơn so với bệnh nhân có thời gian nhiễm <5 
năm.  Tuy  nhiên,  sự  khác  biệt  này  lại  không  có 
giá trị thống kê với p lần lượt là 0,375, 0,561 và 
0,308. 

Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và các 
giai đoạn lâm sàng(GĐLS)  
Bảng 6: Giai đoạn lâm sàng liên quan đến rối loạn 
lipid máu  
LS 1+2

Nhóm 1 Nhóm 2 (n,%)
(n,%)
76 (43,3%)* 71 (40,6%)**

LS 3+4

13 (44,6%)

Yếu tố
GĐLS

13 (44,6%)

 * p= 0,140, ** p= 0,230 và *** p= 0,668 

Nhóm 3
(n,%)

43
(24,6%)***
9 (21,4%)%)

 

Tỉ lệ rối loạn lipid máu tương tự nhau ở các 
giai đoạn lâm sàng với p lần lượt là 0,140, 0,230 
và 0,668) 
Mối liên quan rối loạn lipid máu liên quan 
đến tiền sử dùng ARV bậc 1  
‐ Thời gian điều trị ARV bậc 1 
Tỉ lệ rối loạn lipid kiểu nhóm 1ở bệnh nhân 
có thời gian điều trị <12 tháng, 12‐36 tháng và 
>36 tháng tương đương nhau (39,5%, 41,6% và 
42%).  Đối  với  rối  loạn  kiểu  nhóm  2  và  3  cho 
thấy  bệnh  nhân  nào  có  tiền  sử  điều  trị  12‐26 
tháng  có  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid  máu  cao  hơn  so 
bệnh  nhân  điều  trị  <12  tháng  và  >36  tháng 
nhưng khác biết không có ý nghĩa thống kê với 
p lần lượt là 0,940, 0,866 và 0,098.  

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Bảng 7: Rối loạn lipid máu liên quan đến tiền sử điều 
trị ARV bậc 1 
Nhóm 1
Nhóm 2

Nhóm 3
Yếu tố
(n,%)
(n,%)
(n,%)
<12 30 (39,5%) * 28 (36,8%)** 12 (15,8%)***
Thời
gian
12-36 42 (41,6%) 41 (40,6%) 41 (40,6%)
điều trị
>36
17 (42%)
15 (37,5%) 15 (37,7%)
(tháng)
d4T

40 (40,8%)* 36 (36,7)** 27 (27,6%)***
Không 49 (41,1%) 48 (40,3%) 25 (21%)
NVP

36 (38%)* 34 (37%)** 20 (21%)***
Không 53 (42,4%) 50 (40%)
50 (40%)
EFV

54 (42,5%)* 51 (40,2%)** 32 (25,2%)***
Không 35 (38,9%) 33 (33,7%) 20 (22,2%)

Nghiên cứu Y học


sử dụng ở cả 3 nhóm (ở nhóm 1: 40,8% vs 41,1%; 
ở nhóm 2: 40,3% vs 36,7% và ở nhóm 3: 27,6% vs 
21%) với p lần lượt là p=0,975; 0,588 và 0,261. 
‐ Tiền sử điều trị NVP 
Bệnh nhân có tiền sử điều trị NVP có tỉ  lệ 
rối  loạn  lipid  máu  tương  tự  như  bệnh  nhân 
không dùng thuốc này với p lần lượt là 0,628; 
0,649 và 0,510. 
‐ Tiền sử điều trị EFV 
Bệnh nhân có tiền sử điều trị EFV có rối loạn 

* p= 0,940, ** p= 0,866, *** p= 0,098 

lipid máu không khác biệt nhiều hơn ở cả 3 kiểu 

‐ Tiền sử điều trị bằng d4T 

rối loạn, tỉ lệ lần lượt là 42,5% vs 38,9%; 40,2% vs 

Bệnh  nhân  có  tiền  sử  điều  trị  d4T  trong 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid 

33.7%  và  25,2%  vs  22,2%,  không  có  ý  nghĩa 
thống kê với p lần lượt là 0,592, 0,603 và 0,631. 

máu không khác nhau so với bệnh nhân không 
Mối liên quan giửa rối loạn lipid máu và ARV bậc 2  
Bảng 8: Rối loạn lipid máu liên quan đến thời gian và phác đồ ARV bậc 2 
Yếu tố
Thời gian điều trị (tháng)


Công thức ARV2 (n=205

<12
12-36
>36
TDF, 3TC, LPV/r
TDF, AZT, 3TC, LPV/r

‐ Thời gian điều trị ARV 
Bệnh nhân có thời gian điều trị càng lâu tỉ lệ 
rối loạn lipid máu càng nhiều hơn. Tỉ lệ rối loạn 
lipid máu kiểu nhóm 1 với thời gian điều trị <12 
tháng,  12‐36  tháng  và  trên  36  tháng  tương 
đương nhau (40%, 39,3% và 38,9%). Đối với rối 
loạn kiểu nhóm 2 và nhóm 3, bệnh nhân có thời 
gian  điều  trị  trên  36  tháng,  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid 

Nhóm 1 (n,%)
28 (40%)*
35 (39,3%)
35 (38,9%)
72 (41,4%)
13 (41,9%)

kê với p lần lượt là 0,785; 0,947 và 0,953.  
‐ Công thức ARV bậc 2 
Bệnh nhân điều trị phác đồ TDF, 3TC, LPV/r 
và  TDF,  AZT,  3TC,  LPV/r  có  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid 
máu tương tự nhau. 


Nhiễm

Nhóm 3 (n,%)
14 (20%)***
22 (24,7%)
16 (27,5%)
40 (23%)
10 (32,3%)

Mối liên quan rối loạn lipid máu và yếu tố 
cận lâm sàng  
Bảng 9: Liên quan các yếu tố cận lâm sàng với rối 
loạn lipid máu 
Yếu tố
T CD4+
(TB/mm3)
ALT (IU/L)

máu  nhiều  hơn  (42%  vs  37,2%  và  37,9%;  27% 
vs24% và 20% nhưng không có khác biệt thống 

Nhóm 2 (n,%)
26 (37,1%)**
33 (37,9%)
26 (42,6%)
67 (38,5%)
13 (41,9%)

Hb (g/L)


<200

Nhóm 1
Nhóm 2
(n,%)
(n,%)
24 (45,3%)* 22 (41,5%)**

≥ 200 65 (39,6%) 64 (38,5%)
≥ 45 72 (44,2%)* 68 (41,7%)**
<45
≥ 12
<12

17 (31,5%) 16 (29,6%)
76 (42%) 71 (49,2%)
13 (36%) 13 (36,1%)

Nhóm 3
(n,%)
13
(24,5%)***
39 (23,8%)
40
(24,5%)**
12 (22,2%)
47 (26%)*
5 (13,9%)


Rối  loạn  lipid  máu  liên  quan  đến  tế  bào  T 
CD4+ (TB/mm3) 
Bệnh nhân có tế bào T CD4+<200 tỉ lệ rối loạn 
lipid máu nhiều hơn ở cả 3 kiểu nhóm (45,3% vs 
39,6%; 41,5% vs 38,5% và 24,55 vs 23,8%) nhưng 

405


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

không  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  p  lần  lượt  là 
0,467; 0,630 và 0,912.  

 Rối loạn lipid máu liên quan đến ALT (IU/L) 
Bệnh nhân có ALT ≥ 45 (IU/L) có tỉ lệ rối loạn 
lipid  máu  nhiều  hơn  so  với  bệnh  nhân  có  ALT 
bình thường (44,%2 vs 31,5%; 41,7% vs 29,6% và 
24,5% vs 22,2%) nhưng không có khác biệt thống 
kê với p lần lượt là 0,100; 0,144 và 0,792.  
Rối  loạn  lipid  máu  liên  quan  đến  nồng  độ  Hb 
(g/L) 
Ở  bệnh  nhân  có  Hb≥  12  g/L,  tỉ  lệ  rối  loạn 
lipid máu cao hơn so với bệnh nhân thiếu máu 
(Hb<12 g/L). Đối với rối loạn lipid kiểu nhóm 3, 
có tỉ lệ rối loạn lần lượt ở bệnh nhân không thiếu 
máu và thiếu máu lần lượt là 26% và 13.9% với 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,049.  


BÀN LUẬN 
Rối loạn lipid máu theo phân nhóm ở phác 
đồ ARV bậc 2 
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có ít 
nhất  1  rối  loạn  lipid  máu  chiếm  tỉ  lệ  73,3%  và 
không  có  liên  quan  đến  các  yếu  tố  dịch  tễ,  lâm 
sàng và tiền sử điều trị ARV bậc 1. Kết quả này 
tương  tự  như  nghiên  cứu  của  EoinG(4), 
Marianne(8). Phân chia nhóm rối loạn lipid máu 
trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  tỉ  lệ 
bệnh nhân có rối loạn lipid máu nhóm 1 là 41.%, 
nhóm 2 là 38,7% và nhóm 3 là 24%. Các nghiên 
cứu  của  Katherine  (2010)(6),  Nery  (2011)(10)  và 
Nawakete (2012)(9) cũng cho kết quả tương tự. 

Các chỉ số rối loạn lipid trong phác đồ bậc 

Sự thay đổi Cholesterol ở phác đồ ARV bậc 2 
Thay  đổi  cholesterol  đã  được  ghi  nhận  rất 
sớm  ở  phác  đồ  ARV  bậc  2.  Nghiên  cứu  của 
chúng tôi thực hiện trên 217 bệnh nhân cho thấy 
tỉ  lệ  phần  trăm  được  ghi  nhận  như  sau: 
Cholesterol  tăng  48%  với  trị  số  trung  bình 
5,42±1,84  Mmol/L,  trong  đó  bệnh  nhân  dùng 
phác đồ ABC, ddI, LPV/r tăng cao nhất (66,6%). 
Tuy nhiên, cỡ mẫu nghiên cứu của phác đồ này 
quá nhỏ (n= 6/217) nên không thể hiện được sự 

406


chính xác. Mức độ tăng cholesterol trong nghiên 
cứu của chúng  tôi  không  biệt  với  nhiều  nghiên 
cứu  trên  thế  giới.  Trong  nghiên  cứu  của 
Marianne(8)  ở  Pháp  năm  2008,  tỉ  lệ  tăng 
cholesterol được ghi nhận là 57% (cao hơn trong 
nghiên cứu của chúng tôi). Một nghiên cứu của 
Catarian(2) thực hiện trên 12.531 bệnh nhân thực 
hiện  năm  2011  tại  Tanzania  cho  thấy  tỉ  lệ  tăng 
Cholesterol  dao  động  từ  23  đến  76%  tương  tự 
với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. 

Sự thay đổi Triglyceride ở phác đồ ARV bậc 2 
Thay  đổi  triglyceride  máu  là  trị  số  thay  đổi 
lớn  nhất  trong  phác  đồ  bậc  II  có  thuốc  ức  chế 
men  protease  (protease  inhibitors  =  PI).  Trong 
một nghiên cứu gộp của Eoin G(8) năm 2011 cho 
thấy  tỉ  lệ  tăng  triglyceride  máu  trong  phác  đồ 
ARV  bậc  II  là  83%.  Tỉ  lệ  tăng  Triglyceride  máu 
trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  71,4%  với 
nồng  độ  trung  bình  là  4,35±3,34  Mmol/L.  Tỉ  lệ 
này  thấp  hơn  trong  nghiên  cứu  của  Eoin  G(4) 
thực hiện năm 2011, nhưng cao hơn nghiên cứu 
của Marianna(8) (28%). 
 Sự thay đổi HDL‐C ở phác đồ ARV bậc 2 
Giảm trị số HDL‐C trong phác đồ ARV bậc 2 
là  một  trong  những  nguy  cơ  bệnh  tim  mạch  ở 
bệnh  nhân  HIV  điều  trị  ARV.  Nghiên  cứu  của 
chúng tôi nhận thấy trị số HDL giảm 35% trong 
tổng số 217 bệnh nhân (trị số trung bình HDL‐C 

1,17±0,50  mmol/L).  Trong  nghiên  cứu  của 
Marianne(8),  tỉ  lệ  giảm  HDL‐C  là  22%  sau  20 
tháng  điều  trị  phác  đồ  ARV  bậc  2.  Nghiên  cứu 
của  Periard  D(14)  và  cộng  sự  trên  93  bệnh  nhân 
thực  hiện  năm  1999  cũng  cho  thấy  HDL‐C 
không thay đổi trên bệnh nhân điều trị ARV bậc 
2.  Như  vậy,  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  không 
phù  hợp  với  một  số  nghiên  cứu  trên  thế  giới, 
nhưng vì đây là nghiên cứu lần đầu thực hiện tại 
Việt  Nam  nên  cần  có  nhiều  nghiên  cứu  có  cỡ 
mẫu lớn hơn để xác định vấn đề này. Tuy nhiên, 
trong nghiên cứu của Marianna(8) cũng xác nhận 
sự giảm HDL‐C trong phác đồ ARV có chứa PI 
cũng đang còn nhiều tranh cãi và có những kết 
quả khác nhau. 
 Sự thay đổi LDL‐C ở phác đồ ARV bậc 2 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Điều  trị  ARV  có  PI  đã  chứng  minh  được 
hiệu  quả  làm  giảm  tải  lượng  virus  khi  bệnh 
nhân  thất  bại  với  phác  đồ  ARV  bậc  I(7).  Trong 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  tỉ  lệ  tăng 
LDL‐C ở phác đồ ARV bậc II là 58,1% với trị số 
trung bình là LDL‐C 4,68 ± 3,31 mmol/L. Trong 
nghiên  cứu  do  Nawakatare(9)  thực  hiện  tại 
Tazania trên hơn 5.000 bệnh nhân cho thấy mức 
tăng LDL‐C là 53%. Như vậy, mức tăng LDL‐C 

trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một 
số nghiên cứu được thực hiện trên thế giới.  
Các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu 

Mối liên quan giửa rối loạn lipid máu và tuổi 
bệnh nhân 
Theo  Jean  PM,  Hội  Lão  khoa  Châu  Âu 
(European  Geriatric  Medicine  ‐EGM),  quá  trình 
lão hóa của con người bắt đầu xuất hiện ở tuổi 
40 trở lên. Ở lứa tuổi này con người bắt đầu có 
biểu hiện giảm sút về trí tuệ, đồng thời xuất hiện 
các  rối  loạn  về  chuyển  hóa  và  có  khả  năng  rối 
loạn  lipid  máu.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho 
thấy  có  sự  rối  loạn  lipid  khác  nhau  ở  2  nhóm 
tuổi này. Trong rối loạn lipid máu nhóm 1, bệnh 
nhân điều trị ARV bậc 2 ở lứa tuổi từ 40 trở lên tỉ 
lệ  rối  loạn  là  55,8%,  trong  khi  dưới  40  tuổi  chỉ 
chiếm  37,6%.  Ở  bệnh  nhân  có  rối  loạn  kiểu 
nhóm 2 cũng có sự khác biệt, lứa tuổi từ 40 trở 
lên tỉ lệ rối loạn lipid máu 54,5% so với 35,1% ở 
lứa tuổi dưới 40. Ở bệnh nhân có rối loạn nhóm 
3 cũng cho kết quả tương tự: lứa tuổi >40 có tỉ lệ 
rối  loạn  cao  hơn  lứa  tuổi  <40.  Nghiên  cứu  của 
Marianne(8) thực hiện trên 1172 bệnh nhân năm 
2008  tại  Pháp  xác  định  tuổi  lớn  hơn  40  có  liên 
quan  đến  rối  loạn  lipid  máu  nhiều  hơn.  Một 
nghiên  cứu  khác  của  Katherine  V(6)  thực  hiện 
2001 cho thấy loạn dưỡng mỡ có liên quan đến 
tuổi và tăng nhiều hơn ở lứa tuổi từ 40 trở lên. 
Như  vậy,  rối  loạn  lipid  máu  có  liên  quan  đến 

tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với 
những nghiên cứu này. Riêng ở bệnh nhân >40 
có rối loạn nhóm 3 cao hơn nhưng lại không có ý 
nghỉa  thống  kê.  Điều  này  có  thể  cỡ  mẫu  của 
chúng  tôi  còn  nhỏ  chưa  chứng  minh  được  sự 
khác biệt. Mặt khác, rối loạn lipid máu hỗn hợp 

Nhiễm

Nghiên cứu Y học

thường  thay  đổi  chủ  yếu  các  tăng  cholesterol, 
triglyceride, LDL‐C và giảm HDL‐C trong bệnh 
nhân  HIV/AIDS  vẫn  còn  chưa  thống  nhất  nên 
cần có thêm những khảo sát rối loạn lipid máu ở 
nhóm này với những cỡ mẫu lớn hơn.  

Mối liên quan giữa giới tính và rối loạn lipid 
máu ở bệnh nhân sử dụng phác đồ ARV bậc 2 
Trong  217  bệnh  nhân,  nam  chiếm  71%. 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  rối 
loạn lipid kiểu nhóm 1 ở nam và nữ lần lượt là 
40,9  và  41,3%,  ở  nhóm  2  là  39%  và  38,1%  và  ở 
nhóm 3 là 26% và 19,1%. Như vậy, rối loạn lipid 
máu ở bệnh nhân sử  dụng  phác  đồ  ARV  bậc  2 
không có sự khác nhau về giới tính. Nghiên cứu 
của Marianne(8) cho thấy giữa nam và nữ tỉ lệ rối 
loạn lipid máu tương tự nhau. Một nghiên cứu 
khác  của  Nery(10)  thực  hiện  tại  Brazil  cũng  cho 
thấy không có khác biệt về rối loạn lipid máu ở 

hai phái. Như vậy, bệnh nhân sử dụng phác đồ 
ARV bậc 2 không có sự  khác biệt rối loạn lipid 
máu giữa nam và nữ. 
Mối liên quan giữa BMI và rối loạn lipid máu 
ở bệnh nhân sử dụng phác đồ ARV bậc 2 
Rối loạn lipid máu liên quan đến BMI được 
nhắc  đến  trong  nhiều  nghiên  cứu  trên  thế  giới. 
Người  béo  phì  có  BMI  cao  sẽ  có  rối  loạn  lipid 
máu nhiều hơn. Nghiên cứu của chúng tôi thực 
hiện trên 217 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị 
ARV  bậc  2  ghi  nhận  không  có  bệnh  nhân  thừa 
cân và béo phì. Rối loạn lipid máu kiểu nhóm 1 
cho thấy bệnh nhân thiếu cân và bình cân có tỉ lệ 
gần  bằng  nhau  (40%  và  42%).  Đối  với  rối  loạn 
kiểu nhóm 2 cũng không có sự khác biệt (38,2% 
và  39,1%).  Rối  loạn  lipid  kiểu  nhóm  3  ở  bệnh 
nhân bình cân thường cao hơn bệnh nhân thiếu 
cân  (32,6%  so  với  21,8%)  nhưng  không  có  sự 
khác biệt thống kê. Nghiên cứu của Marianne(9) 
ghi  nhận  nhóm  bệnh  nhân  có  BMI  cao  tỉ  lệ  rối 
loạn lipid máu nhiều hơn. Một nghiên cứu khác 
của  Carlos  D(3)  tại  Tây  Ban  Nha  trên  710  bệnh 
nhân cho thấy bệnh nhân có BMI trên 23 có rối 
loạn  lipid  máu  nhiều  hơn.  Bệnh  nhân  điều  trị 
ARV  bậc  2  được  chỉ  định  khi  thất  bại  với  phác 
đồ  bậc  1  bao  gồm  thất  bại  về  lâm  sàng,  miễn 

407



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

dịch  và  virus.  Mặt  khác  Việt  Nam  thuộc  nhóm 
quốc gia đang phát triển nên chế độ dinh dưỡng 
cho người dân còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu 
của  chúng  tôi  không  có  nhóm  bệnh  nhân  thừa 
cân  và  béo  phì  nên  khó  phân  tích  so  sánh,  tuy 
nhiên  ở  bệnh  nhân  có  rối  loạn  kiểu  nhóm  3  có 
BMI bình thường (18,5‐22,99), rối loạn lipid máu 
nhiều hơn nhưng không  có  khác  biệt  thống  kê. 
Như  vậy,  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng  phù 
hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới nhưng 
chưa  phân  tích  được  BMI  ở  nhóm  thừa  cân  và 
béo phì so với bệnh nhân thiếu cân.  

Liên  quan  đến  thời  gian  nhiễm  HIV  và  rối 
loạn lipid máu ở bệnh nhân sử dụng phác đồ 
ARV bậc 2 
Trước  khi  được  điều  trị  bằng  ARV,  nhiễm 
HIV  cũng  gây  ra  rối  loạn  lipid  máu. Tăng 
cholesterol toàn phần và LDL‐C và giảm HDL‐C 
đã được chứng minh trong một nghiên cứu hai 
nhóm  bệnh  nhân  nam  có  HIV  dương  tính  và 
HIV  âm  tính. Ở những bệnh nhân nhiễm HIV này
chưa  điều  trị  ARV  đã  có  tăng  nồng  độ 
triglyceride, LDL‐C và giảm HDL‐C trong huyết 
thanh so với nhóm chứng không nhiễm HIV. Do 
đó, thời gian nhiễm HIV càng lâu có thể gây rối 

loạn  lipid  máu  nhiều  hơn  so.  Nghiên  cứu  của 
chúng  tôi  ghi  nhận  ở  bệnh  nhân  có  thời  gian 
nhiễm HIV giai đoạn 5‐10 năm tỉ lệ rối loạn lipid 
nhóm  1  cao  nhất  (43,5%),  tương  tự  như  bệnh 
nhân có rối loạn kiểu nhóm 2 và 3. Nghiên cứu 
Ketharine(6)  thực  hiện  năm  2001  trên  1035  bệnh 
nhân cho thấy thời gian nhiễm HIV không  liên 
quan  đến  rối  loạn  lipid  máu.  Một  nghiên  cứu 
khác của Adewole O(1) và cộng sự thực hiện năm 
2010 tại Nigeria trên 130 bệnh nhân nhiễm HIV 
cho  thấy  tăng  lipid  máu  nhưng  cũng  không  có 
khác  biệt  thống  kê.  So  với  kết  quả  nghiên  cứu 
của chúng tôi với một số  nghiên  cứu  thực  hiện 
trên thế giới cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid máu cao 
hơn ở nhóm bệnh nhân có thời gian nhiễm HIV 

408

từ 5‐10 năm tương tự như nhau.  

Liên quan giữa giai đoạn lâm sàng và rối loạn 
lipid máu ở bệnh nhân sử dụng phác đồ ARV 
bậc 2 
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 
phòng  khám  ngoại  trú  ở  bệnh  nhân  đã  kháng 
thuốc  phác  đồ  ARV  bậc  1.  Giai  đoạn  lâm  sàng 
được chia làm hai nhóm: lâm sàng giai đoạn 1và 
2  (suy  giảm  miễn  dịch  nhẹ)  và  lâm  sàng  giai 
đoạn  3  và  4  (suy  giảm  miễn  dịch  nặng).  Tình 
trạng rối loạn lipid máu được ghi nhận như sau: 

rối  loạn  kiểu  nhóm  1  giữa  các  giai  đoạn  lâm 
sàng  tương  tự  nhau  (43,4%  và  44,6%),  rối  loạn 
kiểu nhóm 2 thì giai đoạn lâm sàng 3 và 4 có tỉ lệ 
rối  loạn  lipid  máu  cao  hơn  (44,6  vs  40,6%),  rối 
loạn kiểu nhóm 3 thì có tỉ lệ tương đương nhau. 
Như  vậy,  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  giai 
đoạn  lâm  sàng  của  bệnh  nhân  không  có  liên 
quan  đến  rối  loạn  lipid  máu,  tương  tự  như 
nghiên cứu của Marianne S(9) thực hiện tại Pháp 
năm 2008 và của Periard D(14) năm 1999.  
Rối loạn lipid máu liên quan đến thời gian đã 
sử dụng phác đồ ARV bậc 1 ở bệnh nhân sử 
dụng phác đồ ARV bậc 2 
Điều trị ARV làm giảm tải lượng HIV RNA, 
phục  hồi  miễn  dịch,  cải  thiện  chất  lượng  cuộc 
sống.  Phục  hồi  miễn  dịch  đánh  giá  dựa  vào  sự 
gia  tăng  tế  bào  T  CD4  +,  giảm  tải  lượng  virus 
dưới  ngưỡng  phát  hiện,  không  xuất  hiện  các 
bệnh  nhiễm  trùng  cơ  hội.  Tuy  nhiên,  việc  điều 
trị  này  thường  đưa  đến tăng  cholesterol  toàn 
phần,  LDL‐C  và  triglyceride.  Trong  phác  đồ  có 
thuốc ức chế men sao chép ngược không có gốc 
(non‐nucleos(t)ide 
reverse 
transcriptase 
inhibitors  =  NNRTI),  có  sự  gia  tăng  cholesterol 
toàn  phần,  LDL‐C  và  triglycerids,  tăng 
triglyceride  thường  không  nghiêm  trọng  như 
phác đồ có sử dụng PI. Thời gian điều trị kéo dài 
cũng  gây  rối  loạn  lipid  máu.  Nghiên  cứu  của 

chúng  tôi  thấy  bệnh  nhân  có  tiền  sử  điều  trị 
ARV bậc 1 từ 12‐36 tháng tỉ lệ rối loạn lipid máu 
nhiều  hơn.  Nghiên  cứu  của  Calza  L(2)  trên  130 
bệnh nhân năm 2005 cho thấy tỉ lệ rối loạn lipid 
máu  sau  12  tháng  điều  trị  42,2%.  Tỉ  lệ  trong 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
nghiên cứu của chúng tôi là 40,6%, chỉ nói được 
bệnh nhân có tiền sử dùng ARV bậc 1 thời gian 
12‐  36  tháng  có  rối  loạn  lipid  máu  nhiều  hơn 
nhưng lại không có khác biệt thống kê giữa các 
nhóm.  

Liên quan tiền căn sử dụng d4T phác đồ ARV 
bậc 1 với rối loạn lipid máu ở phác đồ bậc 2 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân 
có  tiền  sử  điều  trị  d4T  trước  khi  chuyển  sang 
phác đồ ARV bậc 2 tỉ lệ rối loạn lipid máu nhóm 
1 là 40,8%, nhóm 2 là 36,7% và nhóm 3 là 27,6%. 
Nghiên cứu của Katherin) cho thấy bệnh nhân có 
tiền  sử  điều  trị  d4T  thì  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid  máu 
nhiều hơn khi chuyển sang phác đồ so với người 
không  có  tiền  sử  điều  trị  d4T.  Một  nghiên  cứu 
khác của Johannes R(5) và cộng sự thực hiện năm 
2004 có tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân sử 
dụng  d4T  sau  42  tháng  là  27%,  tương  tự  với 
nghiên cứu của chúng tôi.  

Liên quan tiền căn sử dụng NVP phác đồ ARV 
bậc 1 với rối loạn lipid máu ở phác đồ bậc 2 
NVP được ghi nhận ít gây rối loạn lipid máu 
hơn so với các thuốc khác trong nhóm NNRTIs. 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  giữa  bệnh 
nhân có và không có tiền sử điều trị NVP không 
có khác nhau khi chuyển sang điều trị phác đồ 
ARV  bậc  2.  Nghiên  cứu  của  Marianne  S(9)  cho 
thấy  NVP  gây  rối  loạn  lipid  máu  thấp  hơn  các 
thuốc cùng nhóm NNRTIs. 
Liên quan tiền căn sử dụng EFV phác đồ ARV 
bậc 1 với rối loạn lipid máu ở phác đồ bậc 2 
Trong  nhóm  thuốc  NNRTIs,  EFV  được  ghi 
nhận  gây  rối  loạn  lipid  máu  nhiều  hơn  so  với 
NVP. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận bệnh 
nhân có tiền căn sử dụng EFV trước khi chuyển 
sang phác đồ ARV bậc 2 tỉ lệ rối loạn lipid máu 
nhiều hơn so với không sử dụng ở cả 3 kiểu rối 
loạn (42,5% và 38,9%; 40,2% và 33,7%; 25,2% và 
22,2%). Một nghiên cứu cắt ngang của Eric W(13) 
thực hiện tại Cameroon được tiến hành từ tháng 
11  năm  2009  đến  tháng  1  năm  2010,  138  bệnh 
nhân HIV chưa điều trị ARV và 138 người khác 
được  điều  trị  ít  nhất  12  tháng  với  phác  đồ  bao 

Nhiễm

Nghiên cứu Y học

gồm  NVP  hoặc  EFV.  Kết  quả  cho  thấy  nhóm 

dùng  EFV  thì  có  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid  máu  nhiều 
hơn.  Như  vậy,  bệnh  nhân  có  tiền  căn  sử  dụng 
EFV  tỉ  lệ  rối  loạn  lipid  máu  sẽ  cao  hơn  so  với 
nhóm  bệnh  nhân  không  có  sử  dụng  thuốc  này 
trước khi chuyển sang phác đồ bậc 2. 

Mối liên quan rối loạn lipid máu và thời gian 
sử dụng ARV bậc 2 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  trên  217  bệnh 
nhân với thời gian điều trị ARV bậc 2 được chia 
ra làm ba loại: dưới 12 tháng, từ 12 đến 36 tháng 
và trên 36 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ 
lệ rối loạn lipid máu nhóm 1 ở bệnh nhân có thời 
gian điều trị ARV trên 36 tháng nhiều hơn 21‐36 
tháng và dưới 36 tháng (44,8%, 39,3% và 40%). Ở 
bệnh nhân có rối loạn nhóm 2 được dùng thuốc 
trên 36 tháng cũng cao hơn 2 kiểu nhóm còn lại. 
Rối  loạn  kiểu  nhóm  3  ở  bệnh  nhân  điều  trị  từ 
trên 36 tháng cao hơn nhóm bệnh nhân điều trị 
dưới  12  tháng  (27,5%  vs  20%).  Như  vậy,  bệnh 
nhân  có  thời  gian  điều  trị  ARV  lâu  hơn  có  rối 
loạn lipid máu nhiều hơn nhưng không có khác 
biệt  thống  kê.  Nghiên  cứu  của  Katherine(6)  trên 
1035 bệnh nhân cho thấy thời điều trị ARV bậc 2 
lâu rối loạn lipid máu nhiều hơn (không có khác 
biệt thống kê), nghiên cứu của Adewole O(1) năm 
2010  tại  Nigeria  trên  130  bệnh  nhân  cho  thấy 
bệnh nhân điều trị ARV trên 12 tháng có rối loạn 
lipd máu nhiều hơn so với nhóm dưới 12 tháng. 
Thời gian điều trị ARV dài hơn có rối loạn lipid 

máu nhiều hơn nhưng không có khác biệt thống 
kê. Như vậy, so với một số nghiên cứu trên thế 
giới, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các 
nghiên cứu đã thực hiện. 
Mối liên quan rối loạn lipid máu và tế bào T 
CD4+ ở bệnh nhân sử dụng ARV bậc 2 
Kết quả nghiên cứu liên quan giửa số lượng 
tế bào T CD4+ và rối loạn lipid máu của chúng tôi 
cho  thấy  rối  loạn  kiểu  nhóm  1  khi  T  CD4+  (tế 
bào/mm3 máu) dưới 200 là 45,3%, cao hơn bệnh 
nhân có số lượng tế bào T CD4+ trên 200. Rối loạn 
kiểu nhóm 2 ở bệnh nhân có số lượng tế bào T 
CD4+ thấp hơn cũng có rối loạn lipid máu nhiều 
hơn (41,5% so với (38,5%). Đối với rối loạn kiểu 

409


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

nhóm 3, tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân có T 
CD4+ dưới 200 và trên 200 tỉ lệ lần lượt là 24,5% 
và  23,8%.  Như  vậy,  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
cho thấy bệnh nhân có số lượng T CD4+ dưới 200 
sẽ  có  rối  loạn  lipid  máu  nhiều  hơn  (không  có 
khác biệt thống kê giữa các nhóm), phù hợp với 
một  số  nghiên  cứu  khác  đã  thực  hiện  trên  thế 
giới. Nghiên cứu của Catharina(3) thực hiện trên 

12.513 bệnh nhân ở Tanzania (2011) cho thấy có 
sự gia tăng trị số trung bình của triglyceride và 
LDL‐C khi số lượng tế bào T CD4+ dưới 200.  

Mối  liên  quan  rối  loạn  lipid  máu  và  ALT  ở 
bệnh nhân được điều trị phác đồ bậc 2 
Nồng  độ  ALT  trung  bình  trong  nghiên  cứu 
của  chúng  tôi  là  37,16  ±  36,07  IU/L.  Kết  quả 
nghiên cứu cho thấy nhóm 1 tỉ lệ rối loạn lipid 
máu  khi  ALT  ≥  45  và  <40  lần  lượt  là  44,2%  và 
31.1%.  Nhóm  2  (cũng  cho  kết  quả  tương  tự 
(41,7% so với 38,5%) và nhóm 3 kết quả lần lượt 
là (24,5% và 22,2%). Tuy có tỉ lệ rối loạn cao hơn 
nhưng  không  có  khác  biệt  thống  kê  giữa  các 
nhóm.  Tăng  men  gan  kèm  rối  loạn  lipid  máu 
cũng  có  thể  do  bệnh  lý  chuyển  hóa  ở  gan. 
Nghiên  cứu  của  Adewole(1)  (2010)  cho  thấy 
không có sự liên quan giữa viêm gan và rối loạn 
lipid máu. Tăng men gan liên quan đến rối loạn 
lipid  máu  trên  bệnh  nhân  điều  trị  ARV  bậc  2 
chưa  được  nghiên  cứu  nhiều.  Kết  quả  nghiên 
cứu  của  chúng  tôi  chưa  phù  hợp  với  một  số 
nghiên  cứu  trên  thế  giới  nên  cần  có  nhiều 
nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài hơn để 
kết luận vấn đề này. 
Mối liên quan của Hb đến rối loạn lipid máu ở 
bệnh nhân được điều trị phác đồ ARV bậc 2 
Điều trị ARV đã cải thiện rõ rệt về lâm sàng, 
bệnh nhân hết nhiễm trùng cơ hội, sinh hoạt tốt 
hơn và cải thiện tình trạng thiếu máu. Hb trung 

bình trong nghiên cứu của chúng tôi 13,66 ± 1,81 
g/L. Liên quan giữa rối loạn lipid máu và nồng 
độ Hb trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 
như sau bệnh nhân có Hb trên 12g/L có rối loạn 
lipd  máu  nhiều  hơn  nhóm  bệnh  nhân  thiếu 
máu. Ở nhóm 3, bệnh nhân điều trị ARV bậc 2, 
Hb trên 12g/L rối loạn có liên đến rối loạn lipid 

410

máu và có khác biệt giữa 2 nhóm (26% và 13,9% 
với p= 0,049). Một nghiên cứu tại Hàn Quốc của 
Ozdemir A(11) thực hiện năm 2007 trên 427 bệnh 
nhân  ghi  nhân  nhóm  bệnh  nhân  có  chỉ  số  Hb 
trên  14g/L  sẽ  có  rối  loạn  lipid  máu  nhiều  hơn. 
Giải  thích  điều  này  có  thể  do  Hb  <12g/L  gặp  ở 
những  bệnh  nhân  có  tình  trạng  suy  kiệt  kèm 
thiếu  máu,  BMI  sẽ  thấp  nên  tình  trạng  rối  loạn 
lipid  máu  sẽ  thấp  hơn.  Kết  quả  này  cũng  phù 
hợp  với  nghiên  cứu  của  chúng  tôi.  Tuy  nhiên, 
liên  quan  giữa  chỉ  số  Hb  và  rối  loạn  lipid  máu 
trên  bệnh  nhân  HIV/AIDS  sử  dụng  ARV  bậc  2 
chưa được khảo sát nhiều trong các nghiên cứu 
trên thế giới. 

KẾT LUẬN 
Rối  loạn  lipid  máu  trong  nghiên  cứu  của 
chúng tôi được ghi nhận ở 159/217 (73,3%) bệnh 
nhân,  trong  đó  các  chỉ  số  rối  loạn  kiểu  nhóm  1 
(tăng cholesterol và triglyceride) là 41%, nhóm 2 

(tăng  cholesterol,  triglyceride  và  LDL‐C)  là 
38,7% và nhóm 3 (tăng cholesterol + triglycerid + 
LDL‐C  và  giảm  HDL‐C)  là  24%.  Tăng 
Cholesterol được ghi nhận 47,9% bệnh nhân với 
trị  số  trung  bình  5,42  ±  1,84  mmol/L,  tăng 
triglyceride  71,4%  với  trị  số  trung  bình  4,35  ± 
3,34 mmol/L, tăng LDL‐C 58,1% với trị số trung 
bình  4,68  ±  3,31  mmol/L  và  giảm  HDL‐C  35% 
với trị số trung bình 1,17 ± 0,50 mmol/L.  
Các  yếu  tố  tuổi,  thời  gian  nhiễm  HIV,  thời 
gian sử dụng ARV bậc 1, thời gian sử dụng ARV 
bậc  2,  trị  số  ALT,  Hb  có  liên  quan  đến  rối  loạn 
lipid máu nhưng không có giá trị thống kê.  
Tóm  lại,  qua  nghiên  cứu  chúng  tôi  mới  ghi 
nhận có rối loạn lipid máu ở  bệnh  nhân  nhiễm 
HIV/AIDS nhưng chưa tìm được các yếu tố liên 
quan  cũng  như  diễn  tiến  cơ  học  nồng  độ  lipid 
trong  quá  trình  điều  trị  cũng  như  hậu  quả  của 
rối loạn lipid trên bệnh nhân.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1.

2.

Adewole  O,  Eze  S,  Betiku,  Anteyi  E,  Wada  I, Ajuwon  Z, 
Erhabor  G,  (2010),  “Lipid  profile  in  HIV/AIDS  patients  in 
Nigeria”, Afr Health Sci, 10(2), pp. 144–149 
Calza L, Manfredi R, Chiodo F., et al, (2011), “Dyslipidaemia 
associated  with  antiretroviral  therapy  in  HIV‐infected 

patients” Journals Antimicrobial Chemotherapy, 53(1), pp. 10‐14 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
3.

Carlos D, Aberg J, et al. (2011), “Management of dyslipidemia 
in  HIV‐infected”,  Clinical  Infectious  Diseases,  37, (5),  pp. 613‐
627 

4.

Eoin  R,  Patrick  W,  (2011),  “HIV  and  HAART‐Associated 

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.


Dyslipidemia Open Cardiovasc”, Med J, 5, pp. 49–63.
Johannes  R,  Vielhauer  V,  Beckmann  RA.;  Michl  G,  Wille  L, 
Salzberger B et al. (2004), “Stavudine Versus Zidovudine and 
the Development of Lipodystrophy”, AIDS, 28, pp. 263‐279. 
Katherine S, (2010), “Metabolic consequences and therapeutic 
options  in  highly  active  antiretroviral  therapy  in  human 
immunodeficiency  virus‐1  infection”,  J  Antimicrobial 
Chemotherapy, 61(2), pp. 238‐245 
Lê Bửu Châu (2009), “Diễn biến bệnh nhân nhiễm HIV người 
lớn sau điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt 
đới Tp.Hồ Chí Minh”. Luận văn Thạc sỹ Y học. 
Marianne S, Raffi F, Capeau J, Willy R, Marie R, Christian P,
et al (2008), “Factors related to lipodystrophy and Metabolic 
Alterations in Patients with Human Immunodeficiency Virus 
infection  receiving  highly  active  antiretroviral  therap”,  Clin 
Infect Dis, 34(10), pp. 1396‐1405. 
Nawakatare  JM,  (2012),  “Assement  ofrisk  factor  for 
cardiovasculardiseases among HIV infected patiens artending 
muhimbili national hospital care and treatment clinic”, Mmed, 
30, pp. 470‐491 
Nery  MW,  Martelli  CM,  Turchi  MD,  et  al.  (2011), 
“Dyslipidemia  in  AIDS  patients  on  highly  active 
antiretroviral therapy”, Braz J Infect Dis, 15(2), pp.151‐155. 

12.

13.

14.


15.

Nghiên cứu Y học

relationship  between  iron  deficiency  anemia  and  lipid 
metabolism in premenopausal women”, Am J Med Sci, 334(5), 
pp. 331‐3. 
Pefura EW, Foueudjeu A, KengneAP, Kaze FJ, Ngogang J, et 
al. (2011), “First‐line antiretroviral therapy and  dyslipidemia 
in people living with HIV‐1 in Cameroon”, AIDS Res Ther, 8, 
pp. 25‐33. 
Pefura Yone EW, Betyoumin AF, Kengne AP, Kaze Folefack 
FJ,  Ngogang  J..  (2011),  “First‐line  antiretroviral  therapy  and 
dyslipidemia  in  people  living  with  HIV‐1  in  Cameroon:  a 
cross‐sectional study”, AIDS Res Ther, 33 (8), pp. 1142‐1186.  
Périard  D, Telenti  A, Cheseaux  JJ, Halfon  P, Reymond 
MJ, Marcovina  SM.  (1999),  “Atherogenic  dyslipidemia  in 
HIV‐infected individuals treated with protease inhibitors. The 
Swiss HIV Cohort Study”, Mesh, 100(7), pp. 700‐5. 
Phạm Bá Hiền, Thẩm Chí Dũng, Trần  Viết  Tiến  và  Nguyễn 
Văn Mùi, (2009), “Đánh giá tác dụng không mong muốn của 
hai  phác  đồ  điều  trị  bệnh  nhân  AIDS:  Stavudine  + 
Lamivudine  +  Nevirapine  và  Zidovudine  +  Lamivudine  + 
Nevirapine”, Tạp chí Y học Dự phòng, 21, pp. 96‐102. 

 
Ngày nhận bài báo: 07/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 


Ozdemir  A, Sevinç  C, Selamet  U, Türkmen  F,  (2007),  “The 
 

Nhiễm

411



×