Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.19 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP
Đào Thị Dừa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và Mục đích nghiên cứu: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nguyên nhân
gây rối loạn lipid máu. Có mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và kháng insulin. Mục
tiêu điều trị là kiểm soát tốt glucose máu để hạn chế rối loạn lipid máu. Nghiên cứu này
nhằm mục đích: 1) Khảo sát nồng độ một số thông số lipid máu và tỷ lệ rối loạn lipid máu
ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp (HA). 2) Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ các
thông số lipid máu với glucose máu đói ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 179 bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA. Chẩn
đoán ĐTĐ và tăng HA theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ với glucose máu đói ≥
7mmol/l và HA ≥ 130/80mmHg. Bệnh nhân được khám lâm sàng và xét nghiệm hoá sinh
(glucose máu, tỷ số HbA1c, một số thông số lipid máu).
Kết quả: Nồng độ cholesterol máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA là 6, 48mmol/l;
triglycerid là 4, 73mmol/l; LDL là 4, 60mmol/l; HDL là 1, 13mmol/l; tỷ lệ tăng
cholesterol máu là 65, 93%, triglycerid là 73, 33%, LDL là 50.40 và giảm HDL là 48,
89%. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ cholesterol máu với glucose máu đói với r
= 0, 47; mối tương quan giữa thuận giữa nồng độ triglycerid máu với glucose máu đói
với r = 0, 57; mối tương quan giữa nồng độ LDL máu với glucose máu đói với r = 0, 45;
có mối tương quan nghịch nồng độ HDL máu với glucose máu đói với r = -0, 46.
Kết luận: Có rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA. Tỷ lệ tăng cholesterol
máu là 65, 93%, triglycerid là 73, 33%, LDL là 50, 40% và giảm HDL là 48, 89%; có
mối tương quan giữa nồng độ các thông số lipid máu với nồng độ glucose máu đói.
Từ khóa: Rối loạn lipid máu, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp.
ABSTRACT
DYSLIPIDEMIA IN DIABETIC PATIENTS WITH HYPERTENSION
Dao Thi Dua * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 424 - 428
Background and Objective: Diabetes mellitus cause continually dyslipidemia.
Dyslipidemia is related with iusulin resistance. The aim of diabetic treatement is optimal
control fasting plasma glucose to prevent these complications. This study was 1) To study


the level of lipidemia parameters and the rate of dyslipidemia in diabetic patients with
hypertension; and 2) To estimate the relationship between level of lipidemia parameters
with fasting plasma glucose level in diabetic patient with hypertension.
Patiens and method: 179 diabetic patients with hypertension. Patients were
diagnosed diabetes and hypertension belong to ADA with glucosemia ≥7mmol/l. and
blood pressure ≥ 130/80mmHg with method of cross description. Patiens were examined
clinic, biochemistry (glucosemia, HbA1c value, lipidemia).
Results: Cholesterol level was 6.48mmol/l; triglycerid level was 4.73mmol/l; LDL
level was 4.60mmol/l; HDL level was 1.13mmol/l; the proportion of hypercholesteremia
was 65.93%, hypertriglyceridemia was 73.33%, increased LDL was 50.40% and
decreased HDL was 48.89%. There were relationship between cholesterol level with
fasting plasma glucose level (r = 0.47); the relationship between triglycerid level with
fasting plasma glucose level (r = 0.57); the relationship between LDL level with fasting
plasma glucose level (r = 0.45); relationship between HDL level with fasting plasma
glucose level (r = 0.46).
Conclusion: There was dyslipidemia in diabetic patients with hypertension; the
proportion of hypercholesteremia was 65.93%, hypertriglyceridemia was 73.33%,
increased LDL was 50.40% and decreased HDL was 48.89% and there were the
relationship between level of lipidemia parameters with control fasting plasma glucose.
Key word: Dyslipidemia, type 2 diabetes mellitus, hypertension.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nguyên nhân gây rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu
này có liên quan đến thiếu insulin và đề kháng insulin. Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ có nguy
cơ xơ vữa động mạch, tăng HA gấp 2-6 lần so với người không ĐTĐ, kiểm soát rối loạn
lipid máu tốt sẽ giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi
nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sau:
1. Khảo sát nồng độ một số thông số lipid máu và tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân
ĐTĐ có tăng huyết áp (HA).
2. Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ các thông số lipid máu với glucose máu đói
ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp (HA).

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
179 bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA điều trị nội trú tại khoa Nội tiết-Thần kinh Bệnh viện
Trung ương Huế từ tháng 9- 2007 đến tháng 9-2009.
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (American Diabetes
Association: ADA) được Tổ chức Y tế Thế giới cộng nhận (1998), trong nghiên cứu này
chúng tôi áp dụng glucose máu lúc đói: ≥ 7mmol/l.
- Chẩn đoán tăng HA theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (2009) đối với bệnh nhân
ĐTĐ: HA ≥ 130/80mmHg.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tăng glucose máu tạm thời do phản ứng, do dùng thuốc như Corticoides, đang chuyền
các dung dịch có đường.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang.
Hỏi bệnh và khám lâm sàng để thu thập một số thông tin về đối tượng nghiên cứu
Tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh.
Đánh giá tăng HA
Chẩn đoán tăng HA theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (2009) đối với bệnh nhân
ĐTĐ: HA ≥ 130/80mmHg và mục tiêu điều trị theo WHO (2002) mức chấp nhận được là
< 130/80mmHg.
Định lượng glucose máu lúc đói (G0)
Mục tiêu điều trị theo WHO (2002) ở mức chấp nhận được là G0 < 7mmol/l.
Định lượng HbA1c
Mục tiêu điều trị theo WHO (2002) mức chấp nhận được là HbA1c < 7,5%
Định lượng lipid máu
- Cholesterol: mục tiêu điều trị theo WHO (2002) mức chấp nhận được là ≤ 6mmol/l
và theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Việt Nam là ≤ 5,2mmol/l.
-Triglycerid: mục tiêu điều trị theo WHO (2002) và theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ
Việt Nam mức chấp nhận được là ≤ 2,2mmol/l.

- HDL: mục tiêu điều trị theo WHO (2002) và theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ
Việt Nam mức chấp nhận được là ≥ 0,9 mmol/l.
- LDL: mục tiêu điều trị theo WHO (2002) mức chấp nhận được là ≤ 4mmol/l và
theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Việt Nam ≤ 3,4mmol/l.
KẾT QUẢ
Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu.
Số lượng bệnh nhân (n) 179
Giới (Nam/Nữ) 68/111
Tuổi đời (năm) 54,5 ± 18,9
Thời gian phát hiện bệnh (năm) 6,7 ± 5,6
G0 (mmol/l) 16,47
HbA1c (%) 10,35%
G0 và HbA1c khi mới nhập viện tương đối cao.
Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp (HA)
Bảng 2. Nồng độ một số thông số lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp.
Thông số lipid ĐTĐ có tăng
HA
ĐTĐ Không
tăng HA
Người khoẻ
mạnh
P
Cholesterol
(mmol/l)
6,48 6,09 4,54 <0,01
Triglycerid
(mmol/l)
4,73 3,35 1,91 <0,01
LDL (mmol/l) 4,60 3,01 2,28 <0,01

HDL (mmol/l) 1,13 1,63 1,68 <0,01
Các thông số thông số lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp cao hơn nhóm
chứng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp (HA).
Thông số lipid ĐTĐ có tăng HA
n %
Cholesterol (≥ 5, 3mmol/l) 118 65, 93
Triglycerid (≥ 2, 2mmol/l) 131 73, 33
LDL (≥ 3, 4mmol/l) 90 50, 40
HDL (≤ 0, 9mmol/l)
88 48, 89
Tăng triglycerid chiếm tỷ lệ cao nhất.



Tương quan giữa các thông số lipid máu với glucose máu đói
Biểu đồ 1.Tương quan giữa cholesterol với glucose máu đói (r = 0, 47; p<0, 01).
Biểu đồ 2. Tương quan giữa triglycerid với glucose máu đói (r = 0, 57; p< 0, 01).
Biểu đồ 3. Tương quan giữa LDL với glucose máu đói (r = 0, 45; p < 0, 01).
Biểu đồ 4.Tương quan giữa HDL với glucose máu đói (r= - 0, 46; p < 0, 01).
BÀN LUẬN
Nồng độ các thông số lipid máu và tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng
huyết áp (HA).
ĐTĐ là một nguyên nhân gây rối loạn lipid máu, rối loạn này có liên quan đến thiếu
insulin máu và kháng insulin, là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu
trên 135 bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA, chúng tôi ghi nhận nồng độ cholesterol là
6,48mmol/l; triglycerid là 4,73mmol/l; LDL là 4,60mmol/l và HDL là 1,13mmol/l. Tỷ lệ
tăng cholesterol máu là 65,93%, triglycerid là 73,33%, LDL là 50,40% và giảm HDL là
48,89% tỷ lệ này cao so với nhóm ĐTĐ không tăng HA và nhóm người khoẻ mạnh có ý
nghĩa thống kê. Theo nghiên cứu Nguyễn Hải Thuỷ (1999), tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh

nhân ĐTĐ là 61,2%
(7)
. Nghiên cứu của Trần Kế Toán (2002) trêưn bệnh nhân ĐTĐ týp 2
ghi nhận tỷ lệ tăng cholesterol máu là 52,56%, triglycerid là 42,10%, LDL là 42,86% và
giảm HDL là 39,47%
(5)
. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Mạnh ghi nhận nồng độ các
thông số lipid máu tăng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng và hơn 60% bệnh
nhân có rối loạn lipid máu. Nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân (2009) cũng cho thấy
tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ tăng gấp 2-3 lần so với người khoẻ mạnh và
càng tăng cao hơn ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA
(1)
. Nghiên cứu của Trần Thị Kiều Diễm
(2009) trên bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 cũng ghi nhận tăng cholesterol là 37,5%, tăng
triglycerid là 50%, tăng LDL là 37,5% và giảm HDL là 33,9%
(6)
. Trong nghiên cứu của
“San Antonio Heart Study” cho thấy hơn 60% bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có rối loạn lpid
máu. Đây là một rối loạn chuyển hoá cần được kiểm soát để giảm tỷ lệ tử vong do tim
mạch ở bệnh nhân ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, vì đối tương nghiên
cứu của chúng tôi là ĐTĐ có tăng HA.
Tương quan giữa nồng độ các thông số lipid máu với glucose máu đói.
Ở bệnh nhân ĐTĐ, sự kiểm soát glucose máu có liên quan đến sự rối loạn lipid máu,
khi bệnh nhân được kiểm soát glucose máu tốt thì sự rối loạn lipid máu sẽ được cải thiện.
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, có mối tương quan giữa nồng độ các thông số lipid
máu với glucose máu đói: tương quan thuận giữa cholesterol máu với glucose máu đói với
r = 0,47; tương quan thuận giữa triglycerid máu với glucose máu đói với r = 0,57; tương
quan thuận giữa LDL máu với glucose máu đói 0,45; tương quan nghịch giữa HDL máu
với glucose máu đói với r = -0,46. Như vậy, mối tường quan giữa nồng độ triglycerid máu
với glucose máu chặt chẽ hơn so với các thông số lipid khác. Tăng triglycerid máu là một

đặc trưng của ĐTĐ không được kiểm soát glucose máu tốt. Theo American College of
Physicians (2007), bệnh nhân ĐTĐ trên 80% bất thường về lipid máu: tăng triglycerid và
giảm HDL và trên 60% tăng HA. Những bất thường này làm tăng yếu tố nguy cơ tim
mạch, vấn đề tăng HA và rối loạn lipid máu liên quan đến sự kiểm soát glucose máu
(3)
.
Theo Adult Treatment Panel III of the National Cholesterol Education Program ĐTĐ,
tăng HA, rối loạn lipid máu là những nhóm nguy cơ cao của bệnh tim mạch và có liên
quan đến sự kiểm soát glucose máu
(3)
. Các nghiên cứu đều nhận thấy rối loạn lipid máu
trở nên trầm trọng hơn ở bệnh nhân ĐTĐ không kiểm soát glucose máu tốt và mục tiêu
điều trị ĐTĐ cần kiểm soát tốt glucose máu lẫn bilan lipid máu để hạn chế các biến chứng
tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ.
KẾT LUẬN
Nồng độ các thông số lipid máu và tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng
huyết áp
Nồng độ cholesterol là 6,48mmol/l; triglycerid là 4,73mmol/l; LDL là 4,60mmol/l;
HDL là 1,13mmol/l. Tỷ lệ tăng cholesterol máu là 65,93%, triglycerid là 73, 33%, LDL là
50,40% và HDL là 48,89%.
Tương quan giữa nồng độ các thông số lipid máu với glucose máu đói.
Có mối tương quan thuận giữa cholesterol, triglycerid và LDL với glucose máu đói lần
lượt là r = 0,47; r = 0,57; r = 0,45; mối tương quan nghịch quan giữa HDL máu với
glucose máu đói với r = -0,46.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ACP Diabetes Care Guide (2007): A Team-Based Practice Manual and Self-
Assessment Program American College of Physicians, Inc. (ACP)
2 Huỳnh Văn Minh (2008), Tăng huyết áp, Tim mạch học, Nhà xuất bản đại học
Huế.
3 Leckie M (2005), Should patients with diabetes be treated more aggressively

than the normal population for hypertension and hyperlipidemia?.
4 Nguyễn Hải Thuỷ, (2008), Rối loạn lipid máu, Chuyên ngành nội tiết và chuyển
hoá, Nhà xuất bản Đại học Huế.
5 Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Thị Thanh Hương (2009), Nghiên cứu tỷ lệ
tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ngoại trú
tại bệnh viện Bạch Mai, Báo cáo khoa học hội nghị nội tiết và đái tháo đường Việt
nam Lần V, Y học thực hành số 674-674
6 Trần Hữu Dàng (2008), Đái tháo đường, Chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá,
Nhà xuất bản đại học Huế.
7 Trần Kế Toán (2002), Nghiên cứu bilan lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 2 có béo phì và không béo phì, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Dược
Huế.
8 Trần thị Kiều Diễm (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được điều trị insulin, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường
đại học Y Dược Huế.

×