Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá tác dụng giảm đau, giảm phù nề và cải thiện vận động của nọc ong trên chuột được gây mô hình viêm khớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 9 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, GIẢM PHÙ NỀ VÀ CẢI THIỆN
VẬN ĐỘNG CỦA NỌC ONG TRÊN CHUỘT
ĐƯỢC GÂY MÔ HÌNH VIÊM KHỚP
Nguyễn Thị Thanh Mai*; Cấn Văn Mão**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau của nọc ong châm vào các huyệt trên
động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: tiến hành trên 60 chuột, chia thành 5 nhóm:
nhóm chứng, nhóm gây viêm khớp (bằng dung dịch adjuvant complete) điều trị nước muối,
nhóm gây viêm điều trị bằng nọc ong (3 liều khác nhau: 0,5 mg/kg, 1 mg/kg và 1,5 mg/kg tiêm
vào huyệt Túc tam lý) và nhóm gây viêm điều trị bằng mobic (liều 1 mg/kg). Kết quả: dung dịch
adjuvant complete (liều 50 µl tiêm bàn chân chuột duy nhất 1 lần) gây tình trạng viêm khớp,
tăng thể tích chân, giảm ngưỡng đau tại chỗ, gây đau và khó vận động khớp. Nọc ong (liều 1
mg/kg và 1,5 mg/kg) có tác dụng giảm đau, giảm thể tích chân, tăng ngưỡng đau và cải thiện
khả năng vận động của chuột. Tác dụng của nọc ong liều 1,5 mg/kg tương tự như mobic liều 1
mg/kg trên chuột. Kết luận: nọc ong (liều 1 mg/kg và 1,5 mg/kg) có tác dụng giảm đau, chống
phù nề, cải thiện vận động trên chuột được gây mô hình viêm khớp.
* Từ khóa: Viêm khớp; Nọc ong; Giảm nề; Giảm đau; Vận động.

The Effects of Bee Venom on Anti-Inflammatory, Pain Reduction
and Improvement Motion in Experimental Arthritis Rat
Summary
Objectives: To study anti-inflammatory, pain reduction effects of bee venom by
administration in point accupunture in arthritis model animal. Subjects and methods: 60 rats
were divided into 5 groups: control group (saline injection), arthritis group (adjuvant injection)
with saline treatment, three arthritis groups with bee venom treatments (doses: 0.5 mg/kg, 1
mg/kg and 1.5 mg/kg, respectively) and arthritis group with mobic treatment (1 mg/kg), bee
venom and mobic were administered in zusalin acupuncture point in rat’s hind limb. Results:
Complete adjuvant solution (50 µl) injected in rat’s hind limb (one time) induced joint
inflammation, foot volume increase, pain thresold discrease. Bee venom (1 mg/kg and 1.5


mg/kg) had analgesic effect, reduced volume, increased pain threshold in rat’s hind limb and
improved motion of rat. The anti-inflamatory effects of bee venom (1.5 mg/kg) are similar to
mobic (1 mg/kg) on rat. Conclusion: Bee venom (dose 1 mg/kg and 1.5 mg/kg) has antiflamation, pain relieve and improve motion in arthritis animal model.
* Key words: Arthritis; Bee venom; Pain reduction; Anti-inflamation; Motion.
* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Cấn Văn Mão ()
Ngày nhận bài: 21/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 27/02/2017

33


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nọc ong (Bee Venom) từ lâu đã được
sử dụng như là một phương pháp truyền
thống, thay thế thuốc có tác dụng giảm
đau và điều trị các bệnh viêm như viêm
khớp dạng thấp. Trong thí nghiệm động
vật cho thấy viêm khớp bị ức chế khi điều
trị nọc ong lâu dài [3, 6]. Nọc ong và các
thành phần của nó đã được báo cáo có
hiệu quả trong điều trị viêm khớp ở người
[4]. Thành phần chính trong nọc ong đốt
có chứa các chất enzym A2 (phosphlipases,
hyaluronidase), protein peptid (melittin,
secapin…) và một số chất có phân tử nhỏ
(histamine, dopamine, norepinephrine…)
[4].

Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống
viêm giảm đau của nọc ong đã được
nhiều nhà khoa học trên thế giới thực
hiện. Có nhiều cách thức sử dụng nọc
ong trong điều trị trên thực nghiệm như:
tiêm dưới da, tiêm bắp… Tuy nhiên,
sử dụng nọc ong thủy châm vào các
huyệt đạo được cho là có kết quả mạnh
hơn những phương pháp khác [9]. Có
nhiều mô hình gây viêm khớp trên động
vật thực nghiệm như: gây viêm khớp
bằng tá dược freud, carrageenan hoặc
lipopolysaccharide (LPS), trong đó mô
hình gây viêm khớp bằng sử dụng tá
dược freud đã được nhiều tác giả áp
dụng, đây có thể được coi là mô hình gây
viêm khớp điển hình [1]. Đặc biệt, trong
đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau
của nọc ong, mô hình này được sử dụng
rất rộng rãi [7, 8].
Hiện tại trong nước chưa có nhiều
công trình nghiên cứu về tác dụng chống
viêm giảm đau của nọc ong trên thực
34

nghiệm và lâm sàng. Mục tiêu nghiên
cứu: Đánh giá tác dụng giảm đau, giảm
phù nề và cải thiện vận động của nọc ong
trên chuột được gây mô hình viêm khớp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phương tiện nghiên
cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Chuột cống trắng trưởng thành (cân
nặng 150 g): chia thành 6 nhóm, mỗi
nhóm 10 con.
- Nhóm 1: nhóm chứng, không gây
viêm khớp, tiêm nước muối sinh lý.
- Nhóm 2: nhóm bệnh, gây viêm khớp,
điều trị bằng nước muối sinh lý.
- Nhóm 3: gây viêm khớp, điều trị bằng
nọc ong liều 0,5 mg/kg.
- Nhóm 4: gây viêm khớp, điều trị bằng
nọc ong liều 1 mg/kg.
- Nhóm 5: gây viêm khớp, điều trị bằng
nọc ong 1,5 mg/kg.
- Nhóm 6: gây viêm khớp, điều trị bằng
thuốc mobic 1 mg/kg.
* Phương tiện nghiên cứu:
- Thiết bị nghiên cứu:
+ Dụng cụ đo thể tích chân chuột
plethysmometer (UGO BASIL), xác định
ngưỡng đau Analgesy-Meter (UGO
BASIL).
+ Môi trường mở (openfield) là hộp
kính (đường kính 90 cm x 90 cm x 50 cm)
để đánh giá chức năng vận động.
+ Hệ thống ghi và phân tích hình ảnh
Any maze (Stoeling, Mỹ).



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017

Hình 1: Dụng cụ đo ngưỡng
đau chân chuột AnalgesyMeter (UGO BASIL).

(UGO BASIL)

Hình 2: Dụng cụ đo
thể tích chân chuột
plethysmometer
(UGO BASIL).

Hình 3: Môi trường mở
(openfield) để đánh giá
chức năng vận động của
chuột.

- Hóa chất nghiên cứu:
+ Dung dịch complete Freund's adjuvant (Sigma Aldrich).
+ Nọc ong dạng bột.
+ Thuốc mobic (Boehinger Ingelheim), dung dịch NaCl 0,9%.

Thuốc mobic

Dung dịch complete Freund's adjuvant

Hình 3: Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.

* Phương pháp gây viêm khớp và sử dụng thuốc, nọc ong điều trị:
- Dung dịch complete Freund's adjuvant (có chứa vi khuẩn Mycobacterium
butyricium, Hãng Sigma Aldrich) tiêm liều duy nhất dưới da (50 µl) vào bàn chân sau
bên phải (chuột được gây mê bằng thiopentan) để gây viêm khớp cổ chân của chuột.
Nhóm chứng tiêm nước muối sinh lý, liều tương đương vào cùng vị trí.
- Nọc ong Giồng Trôm (Bến Tre) được tách chiết dưới dạng bột (sản phẩm của
nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai và CS, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh) với các liều lượng khác nhau (0,5 mg: 1 mg; 1,5
mg), hòa tan trong nước muối và tiêm dưới da vào đúng huyệt Zusanli (Túc tam lý, ở
phía dưới gò chày ngoài gần khớp gối) trong 3 tuần liên tục.
- Nước muối sinh lý và mobic được sử dụng tương ứng với thể tích nọc ong và tiêm
dưới da vào đúng huyệt Zusanli (Túc tam lý), ngày 1 lần trong 3 tuần liên tục.
35


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017

Huyệt Túc tam lý (Zusanli)
trên người và chuột cống trắng

Trên người: Zusanli

Trên chuột cống: ST36

Hình 5: Vị trí huyệt Túc tam lý trên người và chuột cống.
* Phương pháp đánh giá thể tích chân chuột:
Chuột khi bị viêm khớp, chân sẽ sưng to (thể tích chân tăng lên) mức độ sưng
tương ứng với mức độ viêm của khớp. Do đó, đánh giá thể tích chân chuột sẽ giúp xác
định được mức độ viêm của khớp.
Cách xác định: đo thể tích chân sau của chuột ở hai bên (cùng bên và đối bên gây

viêm khớp) bằng phương pháp đo thay đổi thể tích nước sử dụng plethysmometer
(UGO BASIL) theo Jae Yeong Lee (2005) [5], cứ 3 ngày/lần đến ngày thứ 21. Đo thể
tích chân chuột ngay trước khi tiêm thuốc gây viêm được coi là chỉ số đối chứng (ngày 0).
Số liệu ở các đợt đo sau sẽ tính so với đối chứng.

Hình 6: Đo thể tích chân chuột sử dụng plethysmometer (UGO BASIL).
36


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
* Phương pháp xác định ngưỡng đau
tại khớp cổ chân của chuột:

* Phương pháp đánh giá khả năng vận
động:

Khi khớp bị viêm, ngưỡng đau tại chỗ
sẽ giảm đi. Vì vậy, xác định ngưỡng đau
tại chỗ sẽ thấy được mức độ viêm và
đau.

Khi chuột bị viêm khớp sẽ dẫn đến đau
và khó vận động khớp. Do đó, khả năng
vận động của chuột sẽ giảm: giảm quãng
đường vận động, giảm tốc độ vận động,
thời gian vận động…

Cách xác định: xác định ngưỡng đau
tại chỗ bằng sử dụng Analgesy-Meter
(UGO BASIL) theo phương pháp của Seo

và CS (2003) [9]. Chuột được giữ thoải
mái trên tay, chân sau từng bên sẽ kích
thích bằng vật hình nón, đầu tròn (để
không gây hại cho động vật), tăng dần
lực kích thích đến khi chuột cảm thấy đau
thì rút chân ra khỏi vị trí kích thích.
Thông số ghi được là lực tác động lên
chân chuột khi chuột rút chân khỏi vị trí
kích thích. Thông số này đo từ ngay trước
khi tiêm thuốc gây viêm khớp và sau cứ 3
ngày/lần trong suốt quá trình điều trị.

Cách xác định: cho chuột vào môi
trường mở (open field) là một hộp có kích
thước khoảng 60 cm x 60 cm x 100 cm
(rộng x dài x cao) và cho làm quen trong
vòng 5 phút. Sau đó, ghi lại toàn bộ quá
trình vận động của chuột trong thời gian 5
phút thành video clip bằng CCD camera
nối với máy tính. Các thông số về vận
động của chuột sẽ được phân tích tự
động bằng phần mềm thương mại
Anymaze (Stoeling, Mỹ).
Thí nghiệm này đánh giá ở thời điểm
trước và sau 8 ngày tiêm thuốc gây viêm
khớp và cứ 4 ngày lại ghi lại 1 lần.

Hình 7: Phần mềm ghi và phân tích vận động của chuột. Any maze (Stoeling, Mỹ).
* Phương pháp thống kê và phân tích số liệu:
Số liệu nghiên cứu được xử lý và thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 và

phần mềm SPSS version 20. Kết quả nghiên cứu về thể tích bàn chân, ngưỡng đau
chân, quãng đường vận động của các nhóm gây viêm khớp điều trị bằng nọc ong và
mobic được so sánh với nhóm chứng và nhóm chứng dương gây viêm không điều trị
cùng 1 ngày bằng phân tích phương sai một chiều (one way ANOVA).
37


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả đánh giá mức độ thay đổi thể tích chân chuột (ml).

Hình 8: Chân phải chuột sưng viêm sau tiêm dung dịch adjuvant 3 ngày.
Bảng 1: Thể tích bàn chân chuột theo thời gian (ml).
Ngày 0

Ngày 3

Ngày 6

Ngày 9

Ngày 12

Ngày 15

Ngày 18

Ngày 21

Lô 1


0,91 ± 0,06

1,00 ± 0,09

1,00 ± 0,09

1,01 ± 0,10

1,01 ± 0,11

0,99 ± 0,08

0,97 ± 0,06

0,96 ± 0,05

Lô 2

0,99 ± 0,37

1,58 ± 0,59

1,56 ± 0,57

1,54 ± 0,54

1,53 ± 0,53

1,48 ± 0,49


1,49 ± 0,50

1,45 ± 0,46

Lô 3

1,02 ± 0,28

1,53 ± 0,50

1,51 ± 0,49

1,48 ± 0,45

1,50 ± 0,47

1,44 ± 0,42

1,39 ± 0,37

1,34 ± 0,32

Lô 4

0,99 ± 0,18

1,49 ± 0,50

1,48 ± 0,49


1,42 ± 0,43

1,38 ± 0,39

1,38 ± 0,39

1,33 ± 0,34

1,27 ± 0,28

Lô 5

1,00 ± 0,13

1,13 ± 0,07

1,33 ± 0,09

1,27 ± 0,13

1,29 ± 0,07

1,25 ± 0,12

1,21 ± 0,11

1,15 ± 0,11

Lô 6


1,00 ± 0,11 1,34 ± 0,14 1,26 ± 0,06

1,25 ± 0,08

1,26 ± 0,05

1,18 ± 0,11

1,19 ± 0,10

1,12 ± 0,10

Lô 4

Lô 5

Lô 6

Lô 1

Lô 2

Lô 3

0.60
0.40
0.20
0.00
Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày

0
3
6
9
12
15
18
21

Sơ đồ 1: Thay đổi thể tích bàn chân chuột (ml) so với trước tiêm.
38


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
Kết quả bảng 1 và sơ đồ 1 cho thấy
thể tích bàn chân của chuột tiêm dung
dịch NaCl 0,9% có biến đổi ít, ở ngày thứ
3, 6, 9 sau tiêm, thể tích bàn chân chuột
tăng nhẹ nhưng giảm dần ở ngày thứ 12
sau tiêm. Nguyên nhân có thể do trong 3
ngày đầu, quá trình tiêm vào chân chuột
gây kích thích nên thể tích chân chuột có
tăng nhẹ, tuy nhiên không gây viêm, nên
chân chuột không bị sưng to như chuột ở
các nhóm được gây viêm bằng dung dịch
adjuvant. Sau 12 ngày tiêm, cơ thể chuột
đã có sự thích nghi, nên chân chuột có xu
hướng nhỏ lại, mặc dù vẫn được tiêm
hằng ngày.
Chuột gây viêm bằng dung dịch

Freud’s adjuvant complete có thể tích bàn
chân tăng mạnh sau 3 ngày tiêm, kết quả
hầu như không thay đổi sau 12 ngày và
giảm dần từ ngày thứ 12 sau tiêm. Các
nghiên cứu trước đây về mô hình gây
viêm khớp trên chuột cống đều cho thấy
chân chuột viêm có phù nề, tăng thể tích
bàn chân [1]. Nghiên cứu của Yan-li LIU
và CS cho thấy: tiêm dung dịch adjuvant
vào khớp gối chuột đã gây tăng chu vi
khớp gối từ ngày 1 sau tiêm [10]. Jae
Yeong Lee và CS cũng thấy thể tích chân

sau của chuột tăng sau 1 tuần tiêm dung
dịch adjuvant vào bàn chân chuột [5].
Thể tích bàn chân của chuột được gây
viêm và điều trị bằng mobic (meloxicam)
và nọc ong liều 0,5 mg, 1 mg và 1,5 mg
nhỏ hơn so với chuột gây viêm và điều trị
bằng dung dịch NaCl 0,9% trong suốt quá
trình điều trị. Kết quả này cũng tương tự
như: Jae Yeong Lee và Hye Ji Park dùng
nọc ong điều trị viêm bằng tiêm dung dịch
adjuvant đều thấy có tác dụng giảm thể
tích phù chân chuột [4, 5]. Ngoài ra, M.
Thirumal và CS nghiên cứu về tác dụng
chống viêm của dịch chiết Barringtonia
acutangula trên mô hình chuột được gây
viêm bằng dung dịch adjuvant đã nhận
thấy có tác dụng giảm thể tích phù chân

chuột [7].
Với chuột được điều trị bằng nọc ong
(liều 1,5 mg/kg) và mobic (liều 1 mg/kg)
có thể tích bàn chân tương đương nhau
và nhỏ hơn so với các nhóm còn lại. Kết
quả này cho thấy tác dụng chống viêm
giảm phù nề tại chỗ xung quanh vùng
viêm của nọc ong (liều 1,5 mg) gần tương
đương với tác dụng của mobic (liều
1 mg/kg) và mạnh hơn khi dùng nọc ong
(liều 0,5 mg/kg và 1 mg/kg).

2. Kết quả xác định ngưỡng đau tại khớp cổ chân của chuột.
Bảng 2: Ngưỡng đau (N) tại khớp cổ chân chuột.
Ngày 3

Ngày 6

Ngày 9

Ngày 12

Ngày 15

Ngày 18

Ngày 21

Lô 1


4,85 ± 0,78

4,87 ± 0,73

4,75 ± 1,07

4,75 ± 0,77

4,91 ± 0,74

4,90 ± 0,70

4,96 ± 1,17

Lô 2

2,86 ± 0,84

3,36 ± 1,45

3,36 ± 0,84

3,32 ± 1,03

3,68 ± 0,46

3,45 ± 0,69

3,64 ± 0,71


Lô 3

3,36 ± 1,42

3,23 ± 0,88

3,18 ± 1,15

3,64 ± 1,40

3,55 ± 0,57

3,68 ± 0,75

3,45 ± 0,72

Lô 4

3,86 ± 1,19

3,86 ± 1,12

3,86 ± 0,67

4,05 ± 0,47

4,18 ± 0,51

4,05 ± 0,61


3,94 ± 0,90

Lô 5

4,32 ± 1,08

4,09 ± 0,54

4,32 ± 0,64

4,36 ± 0,74

4,64 ± 0,95

4,36 ± 0,39

4,55 ± 0,91

Lô 6

4,45 ± 0,76

4,36 ± 1,16

4,59 ± 1,04

4,50 ± 1,02

4,45 ± 0,61


4,32 ± 0,96

4,68 ± 0,96

p

p1-2, p2-4, p2-5
< 0,05

p1-2, p2-5 <
0,05

p1-2, p2-5
< 0,05

p1-2, p2-4, p2-5
< 0,05

p1-2, p2-5
< 0,05

p1-2, p2-4, p2-5 p1-2, p2-4, p2-5
< 0,05
< 0,05

39


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
Ngưỡng đau tại khớp cổ chân chuột

được gây viêm bằng dung dịch adjuvant
và nước muối thấp hơn so với chuột
thuộc các nhóm còn lại. Kết quả này có
lẽ do quá trình viêm tại cổ chân chuột
đã làm giảm ngưỡng nhận cảm với kích
thích với kích thích đau. Trong khi điều
trị bằng nọc ong và mobic có tác dụng
cải thiện chỉ số này, đặc biệt điều trị

bằng nọc ong liều 1,5 mg/kg và mobic
liều 1 mg/kg giúp làm tăng ngưỡng
nhận cảm với kích thích đau tại cổ chân
chuột gần giống như chuột thuộc nhóm
chứng. Điều này chứng tỏ điều trị bằng
nọc ong có tác dụng giảm đau, chống
viêm và nọc ong ở liều 1,5 mg/kg có kết
quả gần tương đương với mobic liều
1 mg/kg.

3. Kết quả đánh giá khả năng vận động.
Bảng 3: Quãng đường vận động (m) của chuột.
Ngày 8

Ngày 12

Ngày 16

Ngày 20

Lô 1


6,62 ± 1,19

5,94 ± 2,35

5,74 ± 2,11

5,60 ± 3,18

Lô 2

3,57 ± 1,69

3,50 ± 1,45

3,39 ± 1,55

Lô 3

4,64 ± 3,32

4,39 ± 2,78

3,61 ± 3,07

4,16 ± 1,83

Lô 4

4,59 ± 3,27


4.30 ± 2,00

3,85 ± 3,31

3,45 ± 1,25

5,21 ± 1,76

4,37 ± 2,43

4,39 ± 3,37

5,17 ± 2,30

3,86 ± 1,65

a

Lô 5

6,30 ± 2,19

b1

Lô 6

6,69 ± 3,04

b


3,51 ± 1,39

5,39 ± 2,11

a

b

(a: p <0,01 so sánh với lô 1; b: p < 0,01;
ANOVA post hoc: LSD)
Quãng đường vận động của chuột ở
nhóm chứng cao hơn so với của chuột
thuộc các nhóm được gây viêm khớp bàn
chân. Trong các nghiên cứu gây viêm
bằng dung dịch adjuvant, nhiều tác giả
ghi nhận có hiện tượng viêm sưng đau
khớp cổ chân và bàn chân [9]. Nghiên
cứu của chúng tôi thấy: giảm vận động
trên chuột gây viêm khớp có thể do chuột
bị viêm gây đau và hạn chế cử động
khớp, nên chuột ít đi lại hơn. Kết quả này
phù hợp với một số nghiên cứu: chuột
được gây viêm bằng dung dịch adjuvant
gây giảm vận động tự nguyện
(spontaneous locomotor activity) như:
tổng quảng đường vận động, tốc độ vận
động, mức độ vận động… [2, 8].
40


b1

: p < 0,05 so sánh với lô 2, one way

Chuột thuộc các nhóm được gây viêm
khớp và điều trị bằng nọc ong, mobic có
quãng đường vận động nhiều hơn so với
chuột thuộc nhóm được gây viêm khớp
và điều trị bằng nước muối. Trong những
nghiên cứu trước đây, các tác giả đã cho
thấy: nọc ong và mobic có tác dụng
chống viêm, giảm đau, giảm phù nề, biến
dạng khớp trên người và trên động vật
[4].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi điều
trị bằng nọc ong liều 1,5 mg/kg và mobic
1 mg/kg giúp cải thiện đáng kể khả năng
vận động của chuột (quãng đường vận
động của chuột ở hai nhóm gần tương
đương với chuột thuộc nhóm chứng).


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
Nghiên cứu của các tác giả trước đây
cho thấy có nhiều cách thức sử dụng nọc
ong trong điều trị trên thực nghiệm như:
tiêm dưới da, tiêm bắp… Tuy nhiên, sử
dụng nọc ong thủy châm vào các huyệt
đạo được cho có kết quả mạnh hơn
những phương pháp khác [5, 6]. Kết quả

của chúng tôi cũng cho thấy nọc ong có
tác dụng giảm đau, giảm phù nề, cải thiện
vận động tốt.
KẾT LUẬN
Dung dịch adjuvant complete (liều
50 µl tiêm bàn chân chuột duy nhất 1 lần)
gây tình trạng viêm khớp, tăng thể tích
chân, giảm khả năng vận động và
ngưỡng đau tại chỗ ở chuột. Nọc ong
(liều 1 mg/kg và 1,5 mg/kg) tiêm vào
huyệt Túc tam lý hằng ngày có tác dụng
giảm đau, giảm viêm, giảm thể tích chân
chuột, tăng ngưỡng kích thích đau tại cổ
chân chuột, cải thiện khả năng vận động
của chuột. Tác dụng của nọc ong liều
1,5 mg/kg tương tự như mobic liều
1 mg/kg trên chuột.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bendele A. Animal models of rheumatoid
arthritis. J Musculoskel Neuron Interact. 2001,
1 (4), pp.377-385.
2. David J. Matson, Daniel C. Broom,
Susan R. Carson, James Baldassari, John
Kehne, Daniel N. Cortright. Inflammationinduced reduction of spontaneous activity by
adjuvant: A novel model to study the effect of
analgesics in rats. J Pharmacol Exp Ther.
2007, Jan, 320 (1), pp.194-201.

3. Eiseman J.L, von Bredow J, Alvares A.P.
Effect of honeybee (Apis mellifera) venom on

the course of adjuvant-induced arthritis and
depression of drug metabolism in the rat.
Biochem Pharmacol. 1982, 31, pp.1139-1146.
4. Hye Ji Park, Seong Ho Lee, Dong Ju Son,
Ki Wan Oh, Ki Hyun Kim, Ho Sueb Song,
Goon Joung Kim, Goo Taeg Oh, Do Young
Yoon, Jin Tae Hong. Antiarthritic effect of bee
venom. Arthritis and Rheumatism. 2004, Vol
50, No 11, November, pp.3504 -3515.
5. Jae Yeong Lee, Seong Soo Kang,
Joong-Hyun Kim, Chun Sik Bae, Seok Hwa
Choi. Inhibitory effect of whole bee venom in
adjuvant-induced arthritis. In vivo. 2005, 19,
pp.801-806.
6. Kang S.S, Pak S.C, Choi S.H. The effect
of whole bee venom on arthritis. Am J Chin
Med. 200, 30, pp.73-80.
7. M. Thirumal, R. Vijaya Bharathi, B.
Kumudhaveni, G. Kishore. Anti-arthritic activity
of chloroform extract of Barringtonia acutangula
(L) Gaertn leaves on Wister rats. Der
Pharmacia Lettre. 2013, 5 (3), pp.367-373.
8. Norimasa Taniguchi, Shigeyuki Kanai,
Masazumi Kawamoto, Hiroshi Endo, Hideaki
Higashino. Study on application of static
magnetic field for adjuvant arthritis rats. Evid
Based Complement Alternat Med. 2004, Sep,
1 (2), pp.187-191.
9. Seo D.M, Park D.S, Kang S.G. The
analgesic effect of bee venom aquaacupuncture

and its mechanism in the rat model with
adjuvant-induced arthritis. J Kor Acu Mox Soc.
2003, 20, pp.85-97.
10. Yan-li LIU, Hai-ming LIN, Rong ZOU,
Jun-chao WU, Rong HAN, Laurence N Ramod,
Paul F Reid, Zheng-hong Qin. Suppression of
complete Freund’s adjuvant-induced adjuvant
arthritis by cobratoxin. Acta Pharmacol Sin.
2009, Feb, 30 (2), pp.219-227.

41



×