Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.89 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

Nghiên cứu Y học

CHỈ SỐ SỨC CẢN ĐỘNG MẠCH THẬN Ở BỆNH NHÂN
BỆNH THẬN MẠN TÍNH DO VIÊM CẦU THẬN MẠN
Đỗ Gia Tuyển*, Nguyễn Thị An Thủy*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát chỉ số sức cản động mạch thận (Resistive index- RI) bằng siêu âm Doppler động mạch
thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn điều trị nội trú tại khoa Thận Tiết niệu- Bệnh viện
Bạch Mai từ T1/2013-T8/2013.
Phương pháp: phương pháp mô tả cắt ngang tiến cứu.
Kết quả: chỉ số sức cản ĐMT tại các vị trí gốc ĐMT là 0.74 ± 0.05, ở thân ĐMT là 0.73 ± 0.05 và ở ĐMT
nhu mô là 0.68 ± 0.06. Không có sự khác biệt về chỉ số sức cản ở hai bên động mạch thận phải và trái (p > 0.05) tại
vị trí gốc, thân và nhu mô thận, đồng thời khi mức độ suy thận càng nặng thì chỉ số sức cản ĐMT càng cao và
càng có sự khác biệt rõ rệt giữa các giai đoạn BTMT.
Kết luân: Siêu âm Doppler mạch thận đo chỉ số sức cản động mạch thận là một biện pháp có ích giúp đánh
giá tình trạng xơ hóa cầu thận và tiên lượng khả năng tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối trong tương.
Từ khóa: chỉ số sức cản (RI), động mạch thận, bệnh thận mạn tính.

ABSTRACT
THE RENAL ARTERIAL RESISTIVE INDEX IN CHRONIC KIDNEY DIESASE PATIENTS
Do Gia Tuyen, Nguyen Thi An Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 389 Objectives: investigated the renal arterial resistive index by using Doppler ultrasound technique chronic
kidney disease cause by glomerulonephritis, hospitalized in Nephrology- Urology Department, Bach Mai hospital
from January 2013 to August 2013.
Method: prospective cross- section study.
Results: Mean RI at the principal arterial was 0.74 ± 0.05, at the body arterial was 0.73 ± 0.05 and the
parenchyma arterial was 0.68 ± 0.06, it’s significantly higher than normal parameters. There was no difference
between right and left arterial renal arterial resistive index at 3 positions: principal arterial, body arterial and
parenchyma arterial (p > 0.05). There was significant difference in renal arterial resistive index at 3 positions:


principal arterial, body arterial and parenchyma arterial (p < 0.05) among three group’s patients with chronic
kidney disease stage II-III, IV and V.
Conclusions: The results demonstrated that the more advanced renal insufficiency the higher in renal
resistant index. Our studies indicated that renal arterial resistive index by using Doppler ultrasound should be
done in CKD patients who are at risk of progressing to end stage renal disease.
Key words: resistive index, renal arterial, chronic kidney disease.
làm giảm mức lọc cầu thận một cách từ từ,
MỞ ĐẦU
không hồi phục, kết quả cuối cùng là suy thận
Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm
giai đoạn cuối. Trong các nguyên nhân gây suy
sàng và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm tháng
thận mạn thì viêm cầu thận mạn là nguyên nhân
* Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Nguyễn Thị An Thủy
ĐT: 0914.596.896.

Email:

389


Nghiên cứu Y học
hay gặp nhất, chiếm tới 30-45% các trường hợp(2).
Tiến triển của viêm cầu thận mạn dẫn đến xơ
hóa cầu thận và tổ chức kẽ thận, giảm dần chức
năng của các mao mạch cầu thận, kết quả là
giảm dần số lượng và diện tích các mạch máu
trong thận làm tăng sức cản mạch máu trong
thận(11,12,3). Sức cản mạch máu trong thận được

tính bởi chỉ số sức cản (Resistive index- RI) trong
siêu âm Doppler mạch thận(8). Siêu âm Doppler
mạch thận đã được áp dụng từ lâu tại Việt Nam
để chẩn đoán
các bệnh liên quan đến mạch máu thận, tuy
nhiên các công trình nghiên cứu về RI đối với
bệnh lý nhu mô thận mà đặc biệt là ở bệnh nhân
viêm cầu thận mạn còn rất hạn chế. Việc phát
hiện sớm, điều trị kịp thời và dự đoán được tiên
lượng của tình trạng suy thận sẽ làm chậm tiến
triển của bệnh và có ý nghĩa quan trọng trong
việc quyết định lựa chọn các phương pháp điều
trị cho bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu: Khảo sát chỉ số sức
cản động mạch thận (RI) bằng siêu âm Doppler động
mạch thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm
cầu thận.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
chứng lâm sàng và khảo sát các xét nghiệm
huyết học, sinh hóa (được thực hiện tại các khoa
chuyên trách bệnh viện Bạch Mai với các thông
số tham chiếu do các khoa này công bố) và được
siêu âm thận bằng máy ALOKA đặt tại khoa
Thận Tiết Niệu Bệnh viện Bạch Mai, do các bác
sỹ chuyên khoa Thận siêu âm. Mức lọc cầu thận

được tính theo công thức của Crockcoff-Gault.

Siêu âm Doppler ĐMT hai bên
Bằng máy siêu âm Doppler Philips HD 11
đặt tại viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai và do
một bác sỹ chuyên khoa Tim mạch duy nhất
thực hiện, tính chỉ số sức cản RI của Pourcelot. RI
< 0.7 là bình thường, RI ≥ 0.7 là tăng chỉ số sức
cản(8).

Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số
liệu.

KẾT QUẢ
Chỉ số
RI BTMT gđ
II-III (n = 19)
IV (n = 19)
V (n = 25)
Tổng (n = 63)
p

Gốc
0.71 ± 0.04
0.74 ± 0.03
0.77 ± 0.04
0.74 ± 0.05
< 0.05


ĐMT các vị trí
Thân
0.69 ± 0.04
0.73 ± 0.04
0.76 ± 0.04
0.73 ± 0.05
< 0.05

Nhu mô
0.63 ± 0.04
0.66 ± 0.05
0.72 ± 0.06
0.68 ± 0.06
< 0.05

Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn BTMT

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
63 bệnh nhân chẩn đoán bệnh thận mạn tính
do viêm cầu thận, điều trị nội trú tại khoa Thận
Tiết niệu- Bệnh viện Bạch Mai từ T1/2013T8/2013.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh cầu thận thứ phát, hội chứng thận
hư, bệnh cầu thận do nhiễm độc thai nghén,
suy thận cấp, suy thận mạn đã được điều trị
thay thế.

Phương pháp nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được tiến hành nghiên cứu

theo các bước thống nhất: khai thác tiền sử, triệu

390

Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giai
đoạn BTMT
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, BN
BTMT gđ II-III chiếm 30.2%, gđ IV chiếm
30.2% và gđ V chiếm 39.6%.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

Nghiên cứu Y học

Chỉ số sức cản tại gốc, thân và nhu mô thận 2 bên
Bảng 1: Chỉ số sức cản tại gốc, thân và nhu mô thận 2 bên
RI ĐMT BTMT gđ
II-III

X± SD
p

IV

X± SD
p

V


X± SD

Gốc
(TT)
0.70 ± 0.05

Thân
(TP)
(TT)
0.70 ± 0.35
0.69 ± 0.52

Nhu mô
(TP)
(TT)
0.63 ± 0.37
0.63 ± 0.41

> 0.05
0.74 ± 0.39
0.74 ± 0.03

> 0.05
0.73 ± 0.46
0.73 ± 0.36

> 0.05
0.65 ± 0.54
0.67 ± 0.46


> 0.05
0.77 ± 0.34
0.77 ± 0.47

> 0.05
0.77 ± 0.45
0.76 ± 0.45

> 0.05
0.72 ± 0.53
0.72 ± 0.62

(TP)
0.71 ± 0.04

P

> 0.05

Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa chỉ số
sức cản ở 2 bên ĐMT tại vị trí gốc,thân và nhu
mô thận với p > 0.05 ở mỗi nhóm BTMT gđ II-III,
IV và V.

Chỉ số sức cản ĐMT tại các vị trí gốc, thân
và nhu mô thận của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
Do không có sự khác biệt về RI bên phải và
trái ĐMT tại các vị trí gốc, thân và nhu mô thận
nên RI trung bình tại các vị trí trên được tính

bằng trung bình cộng của hai bên phải và trái.
Bảng 2: RI tại gốc, thân và nhu mô thận của nhóm
BN nghiên cứu
Chỉ số
RI BTMT gđ
II-III (n = 19)
IV(n = 19)
V(n = 25)
Tổng (n = 63)
p

Gốc
0.71 ± 0.04
0.74 ± 0.03
0.77 ± 0.04
0.74 ± 0.05
< 0.05

ĐMT các vị trí
Thân
0.69 ± 0.04
0.73 ± 0.04
0.76 ± 0.04
0.73 ± 0.05
< 0.05

Nhu mô
0.63 ± 0.04
0.66 ± 0.05
0.72 ± 0.06

0.68 ± 0.06
< 0.05

Nhận xét: RI trung bình tại gốc, thân và nhu
mô ĐMT của nhóm nghiên cứu lần lượt là 0.74 ±
0.05, 0.73 ± 0.05, 0.68 ± 0.06. Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về RI trung bình tại gốc, thân và
nhu mô ĐMT giữa 3 nhóm BTMT gđ II-III, IV và
V với p<0.05, có nghĩa là khi mức độ suy thận
càng nặng thì RI tại các vị trí trên càng tăng.

Chỉ số sức cản tại gốc, thân và nhu mô
ĐMT khi so sánh từng cặp giai đoạn
BTMT của nhóm nghiên cứu
Bảng 3: Chỉ số sức cản ĐMT khi so sánh từng cặp
giai đoạn BTMT

> 0.05
Chỉ số RI
So sánh
II-III và IV
II-III và V
IV và V

Gốc
P < 0.05
p < 0.05
p < 0.05

> 0.05

ĐMT các vị trí
Thân
P < 0.05
P < 0.05
p < 0.05

Nhu mô
p > 0.05
P < 0.05
p < 0.05

Nhận xét: Tại gốc và thân ĐMT có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về RI trung bình giữa
từng cặp BTMT gđ II-III và IV, II-III và V, IV và V
với p < 0.05. Tại nhu mô ĐMT không có sự khác
biệt về RI trung bình giữa BTMT gđ II-III và IV
nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI
trung bình giữa BTMT gđ II-III và V, IV và V với
p < 0.05.

BÀN LUẬN
Kết quả từ biểu đồ 1 cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ BN ở
ba nhóm BTMT giai đoạn II-III, IV và V (gđ IIIII là 30.2%, gđ IV là 30.2% và gđ V là 39.6%).
Sở dĩ như vậy là do chúng tôi lựa chọn BN sao
cho tỷ lệ giữa các nhóm như nhau để không
ảnh hưởng đên kết quả khi so sánh chỉ số RI
giữa các nhóm.
Qua nghiên cứu 63 bệnh nhân chúng tôi
nhận thấy không có sự khác biệt về RI ĐMT tại

các vị trí gốc ĐMT, thân ĐMT và nhu mô ĐMT
giữa hai bên thận phải và thận trái ở mỗi nhóm
BN BTMT giai đoạn II-III, IV và IV với p > 0.05.
Trong nghiên cứu của tác giả Bùi Văng Giang
năm 1997(1) trên 40 người bình thường cho thấy
không có sự khác biệt về RI ĐMT tại các vị trí
gần chỗ xuất phát của ĐMT, thân ĐMT rốn thận
và ở các nhánh liên thùy giữa ĐMT phải và
ĐMT trái. Năm 1997, tác giả Savader S.J(9) cũng

391


Nghiên cứu Y học
đã tiến hành đo lưu lượng dòng máu qua thận
của người bình thường, kết quả cho thấy lưu
lượng máu qua thận phải 382 ml/phút và thận
trái 370 ml/phút, sự khác biệt giữa lưu lượng
máu qua thận phải và thận trái không có ý nghĩa
thống kê (p > 0.05). Điều này gợi ý có sự gia tăng
sức đề kháng của tiểu động mạch trong thận và
là dấu hiệu xơ cứng động mạch thận đang phát
triển, cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận. Trong
nghiên cứu của chúng tôi đối tượng là những
bệnh nhân bệnh thận mạn do viêm cầu thận
mạn cở các giai đoạn khác nhau, kết quả bước
đầu từ bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt về
RI tại vị trí gốc, thân và nhu mô ĐMT ở hai bên
thận với p > 0.05. Vì vậy, trong nghiên cứu này
chúng tôi đã sử dụng RI trung bình tại các vị trí

trên được tính bằng trung bình cộng của RI ở hai
bên ĐMT phải và trái, tương tự với cách tính RI
trung bình trong các nghiên cứu của tác giả
Richard J.MacIsaac(5), Toshihiro Sugiura(10) . Kết
quả từ bảng 2 cho thấy RI trung bình tại các vị trí
gốc, thân và nhu mô ĐMT của nhóm nghiên cứu
là 0.74 ± 0.05, 0.73 ± 0.05 và 0.68 ± 0.06. Mặc dù
trong một số tài liệu đã nêu ra giá trị trung bình
về RI ở người bình thường, tuy nhiên để có một
cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, đặc biệt
khi đối tượng nghiên cứu là người Việt Nam,
chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và so sánh RI
động mạch thận với một số tác giả trong nước
nghiên cứu về chỉ số RI động mạch thận ở người
Việt Nam bình thường. Nghiên cứu của tác giả
Bùi Văn Giang (1997)(1) đã tiến hành đo RI động
mạch thận ở 40 người bình thường và cho thấy
RI trung bình đo tại vị trí nhu mô ĐMT là: 0.57 ±
0.04. Tương tự như vậy Huỳnh Văn Nhuận
nghiên cứu trên 22 người khỏe mạnh, cùng độ
tuổi, không có bệnh thận và THA cho thấy RI
trung bình tại gốc ĐMT của nhóm người khỏe
mạnh là 0.665 ± 0.04. Nghiên cứu của tác giả
Mastoraku.I(6) trên 50 người tình nguyện khỏe
mạnh cũng cho thấy RI trung bình đo tại vị trí
nhu mô ĐMT của người trưởng thành bình
thường là 0.60 ± 0.01. Như vậy RI ở nhóm bệnh
nhân mắc bệnh thận mạn tính cao hơn một cách

392


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
đáng kể và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0.05.Điều đó cho thấy RI ĐMT ở những bệnh
nhân mắc bệnh thận mạn tính tăng cao hơn so
với người bình thường. Khi tiến hành so sánh
với một số tác giả khác cùng nghiên cứu về RI
ĐMT ở bệnh thận suy thận mạn chúng tôi nhận
thấy: Theo tác giả Huỳnh Văn Nhuận(4) nghiên
cứu trên 36 bệnh nhân suy thận mạn, kết quả
nghiên cứu cho thấy RI trung bình tại gốc ĐMT
là 0.79 ± 0.03 cao hơn kết quả trong nghiên cứu
của chúng tôi là 0.74 ± 0.05. Điều này khẳng định
thêm về bằng chứng có sự tăng sức cản ĐMT ở
nhóm bệnh nhân suy thận mạn. Hơn thế nữa khi
so sánh thì có sự khác biệt về RI ĐMT trong
nghiên cứu của tác giả với kết quả của chúng tôi,
đó là RI trung bình ĐMT trong nhóm BN của tác
giả cao hơn hẳn RI trung bình đo tại cùng vị trí
của ĐMT trong nghiên cứu của chúng tôi có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt này có
thể được lý giải như sau: Trong nghiên cứu của
Huỳnh Văn Nhuận đối tượng nghiên cứu của là
những bệnh nhân suy thận mạn độ III, IV (theo
phân loại cũ của Nguyễn Văn Sang) có nồng độ
Creatinin máu ≥ 300 μmol/l, trong khi đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân có
MLCT ≤ 89 ml/ph (Theo phân loại BTMT của Hội
thận học Hoa Kỳ 2002), như vậy nhóm bệnh
nhân của tác giả có mức độ suy thận nặng hơn so

với nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi. Điều
này càng khẳng định một điều rằng bệnh nhân
có mức lọc cầu thận càng giảm thì chỉ só sức cản
động mạch thận càng tăng.
Trong nghiên cứu này dù số lượng bệnh
nhân không nhiều nhưng chúng tôi cũng đã lựa
chọn đủ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn do
VCTM có mức lọc cầu thận khác nhau để khảo
sát sức cản ĐMT ở 3 nhóm bệnh thận mạn tính.
Theo bảng 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về RI trung bình tại các vị trí gốc, thân
và nhu mô ĐMT ở các nhóm BN BTMT giai
đoạn II-III, IV và V, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0.05. Đây là một bằng chứng nữa gợi ý
rằng bệnh nhân có mức độ suy thận càng nặng
thì RI ĐMT sẽ tăng lên, ít nhất ở nhóm bệnh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
nhân suy thận do viêm cầu thận mạn. Những
nghiên cứu trên đây cùng với kết quả của chúng
tôi ủng hộ giả thuyết cho rằng khi mức độ suy
thận càng nặng thì mức độ xơ hóa cầu thận càng
tăng lên làm tăng sức cản động mạch thận.
Tương quan giữa mức lọc cầu thận và lưu lượng
máu qua thận biến đổi là một vòng xoắn của
bệnh lý thận.Giảm lưu lượng máu sẽ gây xơ hóa
nhu mô thận, ngược lại giảm mức lọc cầu thận,
xơ hóa nhu mô thận lại dẫn tới giảm lưu lượng
máu qua thận.Như vậy, chỉ số sức cản ĐMT ở

bệnh nhân bệnh thận mạn tính tăng cao hơn so
với người bình thường và khi mức độ suy thận
càng nặng thì RI tại các vị trí gốc, thân và nhu
mô ĐMT càng tăng. Chính vì vậy một số tác giả
đã cho rằng có thể dựa vào sự biến đổi RI ĐMT
để đánh giá mức độ và theo dõi tiến triển của
tình trạng suy thận mạn tính(10,7).

KẾT LUẬN
RI trung bình tại các vị trí gốc, thân và nhu
mô ĐMT của nhóm nghiên cứu là 0,74 ± 0,05,
0,73 ± 0,05 và 0,68 ± 0,06, cao hơn so với giá trị
bình thường có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đồng
thời, không có sự khác biệt về RI tại các vị trí gốc
ĐMT, thân ĐMT và nhu mô ĐMT giữa hai bên
thận phải và thận trái ở mỗi nhóm BN BTMT giai
đoạn II-III, IV và V (p>0,05). Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về RI trung bình tại gốc, thân và
nhu mô ĐMT giữa 3 nhóm BTMT gđ II-III, IV và
V với p < 0,05, có nghĩa là mức độ suy thận càng
nặng thì RI tại các vị trí trên càng tăng. Như vậy
việc siêu âm Doppler ĐMT để đánh giá chỉ số
sức cản ĐMT giúp góp phần tiên lượng mức độ
nặng và sự tiến triển đến BTMT giai đoạn cuối
để giúp người thầy thuốc kịp thời đưa ra hướng

Nghiên cứu Y học
điều trị tích cực nhằm hạn chế sự tiến triển của
bệnh đồng thời giúp BN có kế hoạch chuẩn bị
trong tương lai cho tình trạng bệnh của họ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.
8.

9.

10.

11.

12.

Bùi Văn Giang (1997). Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu
âm Doppler của dộng mạch thận ở người bình thường 20-40
tuổi. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, chuyên
ngành chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Hà Nội, p.12-30,
Đỗ Gia Tuyển (2012). Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính.
Bài giảng bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Tập

I.p.398-411.
Đỗ Thị Liệu (2007). Bệnh lý cầu thận. Bài giảng bệnh học Nội
khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tập I.p.340-354.
Huỳnh Văn Nhuận (2005). Chỉ số trở kháng RI và chỉ số mạch
PI của động mạch thận ở bệnh nhân suy thận mạn độ III, IV.
Tạp chí y học thực hành, số 3(505):p.88-89.
MacIsaac, R.J, et al. (2006). Is nonalbuminuric renal
insufficiency in type 2 diabetes related to an increase in
intrarenal vascular disease? Diabetes Care, 29(7):p.1560-6.
Mastorakou, I., et al. (1994). Pulsatility and resistance indices
in intrarenal arteries of normal adults. Abdom Imaging,
19(4):p.369-73.
Parolini, C., et al. (2009). Renal resistive index and long-term
outcome in chronic nephropathies. Radiology, 252(3):p.888-96.
Phạm Minh Thông (2012). Siêu âm Doppler màu động mạch
thận. Siêu âm Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng
và ngoại biên, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, p.219-227.
Savader, S.J, G.B Lund, and F.A.Osterman, Jr. (1997).
Volumetric evaluation of blood flow in normal renal arteries
with a Doppler flow wire: a feasibility study. J Vasc Interv
Radiol, 8(2):p.209-14.
Sugiura, T. and A. Wada (2009). Resistive index predicts renal
prognosis in chronic kidney disease. Nephrol Dial Transplant,
24(9): p.2780-5.
Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Viêm cầu thận mạn. Bài
giảng bệnh học Nội khoa, Nhà Xuất bản Y học Hà Nội, Tập
I.p.279-283.
Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bệnh thận. Giải phẫu bệnh
học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, p.470-489.


Ngày nhận bài báo: 29/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 8/06/2015
Ngày bài báo được đăng:

05/08/2015

393


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015

TÌNH HÌNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trần Văn Nguyên*, Ngô Đức Lộc**

TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện có khoảng 200 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận định kỳ tài bệnh viện
Đa Khoa Thành phố Cần Thơ. Số lượng bệnh nhân đông, nhưng chưa có nghiên cứu nào trong lĩnh vực này được
thực hiện.
Mục tiêu: xác định một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân chạy thận định kỳ tại bệnh viện
từ tháng 09-2014 đến tháng 04-2015.
Phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: tổng số 142 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn: đái tháo
đường 14,8%; tăng huyết áp 13,4%; cầu thận 8,5%; khác 2,1% và không rõ 61,3%. Tỷ lệ hiện mắc của một số
triệu chứng lâm sàng: xơ da 57,7%; ngứa da 46,5%; tăng sắc tố da lan tỏa 24,6%; chán ăn 36,6%; mất ngủ
58,5% và hội chứng chân không yên 17,6%. 31,7% số bệnh nhân có Kt/V <1,2. Tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ Hb
từ 10-11.5g/dl là 33,1%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ calci, phospho và Ca × P theo khuyến cáo của K/DOQI
2003 lần lượt là 58,5%, 28,2% và 49,3%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được cả ba mục tiêu kiểm soát calci-phospho là

16.2%.
Kết luận: Bệnh thận mạn tiến triển âm thầm và khó đoán, đa số bệnh nhân phát hiện bệnh trễ khi đã gần giai
đoạn cuối. Khoảng 1/3 số bệnh nhân lọc máu chưa đủ. Rối loạn calci-phospho chưa được kiểm soát tốt.
Từ khóa: bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo, rối loạn calci-phospho.

ABSTRACT
SOME FIGURES OF HEMODIALYSIS IN CANTHO GENERAL HOSPITAL
Tran Van Nguyen, Ngo Duc Loc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 – No 4 – 2015: 394 - 398
Background: In Cantho general hospital, there have been 200 end-stage renal disease (ESRD) outpatients
who managed by maintenance hemodialysis.
Objectives: recognize some clinical features and laboratory findings of hemodialysis patients at the hospital
from September 2014 to April 2015.
Methods: cross-sectional study
Results: there were totally 142 patients satisfied our inclusion criteria’s. Chronic kidney disease causes:
diabetes 14.8%; hypertension 13.4%; glomerulonephritis 8.5%; others 2.1% and unknown origin 61.3%. The
prevalence of some clinical features: xerosis 57.7%; pruritus 46.5%; diffuse hyperpigmentation 24.6%; anorexia
36.6%; ail ý r 58.5%; restless legs syndrome (RLS) 17.6%. Kt/V was lower than 1.2 in 31.7% of patients.
58.5%, 28.2% and 49.3% of patients met K/DOQI target value for calcium, phosphorous and calciumphosphorous product, respectively. 16.3% of patients meet the three recommended targets by K/DOQI 2003
guidelines.
Conclusion: The progression of chronic kidney disease was latent and unpredictable. Most of the patients did
* Khoa Ngoại Niệu, bvĐk Thành phố Cần Thơ
** Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: BS. Trần Văn Nguyên
ĐT: 0913816650
Email:

394




×