Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bước đầu đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefuroxim trong phẫu thuật cột sống tại khoa ngoại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.44 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒNG 
CEFUROXIM TRONG PHẪU THUẬT CỘT SỐNG TẠI KHOA NGOẠI _ 
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
Nguyễn Thị Thu Giang*, Kiều Đình Hùng*, Nguyễn Thị Hiền** 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhiễm khuẩn sau mổ. 
Ở các nước phát triển, kháng sinh dự phòng đã được sử dụng phổ biến trong các phẫu thuật sạch và sạch nhiễm 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Cefuroxim khi chỉ định dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật cột sống. 
Phương  pháp: 60 bệnh nhân được bốc thăm chia nhóm ngẫu nhiên, nhóm nghiên cứu có 30 bệnh nhân 
được điều trị dự phòng bằng kháng sinh Cefuroxim từ lúc tiền mê và tiêm 2 lần trong vòng 24 giờ sau mổ, còn 
lại 30 bệnh nhân đối chứng tiêm kháng sinh điều trị thường quy tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liều 
lượng tùy theo từng kháng sinh và thông thường kéo dài từ 5 – 7 ngày sau mổ. 
Kết  quả: Các loại bệnh lý cột sống được phẫu thuật của hai nhóm nghiên cứu và đối chứng có sự tương 
đồng. Toàn bộ 100% bệnh nhân sau mổ 4 ngày không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Hiệu quả kinh tế: Mỗi bệnh 
nhân trong nhóm nghiên cứu đã tiết kiệm được 1.881.022 VND so với nhóm đối chứng, với số lượng 30 bệnh 
nhân chúng tôi đã tiết kiệm 56.430.674 VND đồng tiền thuốc kháng sinh. 
Kết luận: Nhóm nghiên cứu đã tiết kiệm kinh phí và giảm số lần tiêm kháng sinh một cách có hiệu quả. 
Từ khóa: Kháng sinh dự phòng; Phẫu thuật cột sống 

ABSTRACT 
INITIAL ASSESSMENT OF THE EFFECT OF CEFUROXIME AS ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS  
ON SPINAL SURGERY IN THE DEPARTMENT OF SURGERY AT THE HANOI MEDICAL 
UNIVERSITY HOSPITAL 
Nguyen Thi Thu Giang, Kieu Dinh Hung, Nguyen Thi Hien  


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 91 ‐ 95 
Background: Surgical site infections are the most common postoperative infections. In developed countries, 
use of antibiotics prophylaxis in clean surgery and clean contaminated surgery is recommend 
Methods:  Sixty patients operated on spinal column were randomly devided in two groups: The first group 
of patients was treated by Cefuroxim at early stage of anaesthetize and the other group was treated by routine 
antibiotics after operation. Health index of two groups of operated patients has been well observed.  
Results: All participated patients were well been operated on. After 4 days, all patients of two groups have 
not been seen with any clinical signs of infections. Patients in the first group spent less cost (1,881,022 VND) as 
compared with patients in the second group, giving total amount of saved (56,430,674 VND) for 30 patients in 
the first group.  
Discussion and conclusion: It was significantly reduced a cost of antibiotic treatment and limitted number 
of antibiotic injection for the first group when compared to the second groups of patients. 
Từ khoá: Spinal surgery, antibiotic prophylaxis. 
* Trường Đại học Y Hà Nội, ** Trường Đại học Dược Hà Nội 
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Thu Giang, ĐT: 0942526996 

Phẫu Thuật Cột Sống 

 Email:  

91


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
ĐẶT VẤN ĐỀ 


ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là loại nhiễm 
khuẩn  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  trong  các  nhiễm 
khuẩn sau mổ. Ở các nước phát triển, kháng sinh 
dự  phòng  (KSDP)  đã  được  sử  dụng  phổ  biến 
trong các phẫu thuật sạch và sạch nhiễm, nhưng 
ở Việt Nam do tâm lý lo ngại điều kiện vệ sinh 
bệnh viện, vệ sinh phòng mổ nên các phẫu thuật 
viên vẫn có thói quen dùng kháng sinh điều trị 
cho mọi loại phẫu thuật, điều này không những 
gây tốn  kém,  mất an  toàn  mà  còn  làm  nguy  cơ 
làm tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn. Vi khuẩn 
là  tác  nhân  chính  gây  ra  nhiễm  khuẩn  vết  mổ. 
Trong  phẫu  thuật  sạch,  Staphylococcus aureus  từ 
môi trường ngoại sinh hoặc từ hệ vi khuẩn trên 
da  bệnh  nhân  (BN)  là  nguyên  nhân  chính  gây 
nhiễm  khẩn  vết  mổ  (NKVM)(1).  Tại  Việt  Nam, 
các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn phân lập được 
từ  các  trường  hợp  NKVM  chủ  yếu  là  vi  khuẩn 
Gram  âm,  hay  gặp  nhất  là  Escherichia  coli, 
Klebsiella  pneumoniae  và  các  vi  khuẩn  Gram 
dương  khác  có  gặp  nhưng  với  tỷ  lệ  thấp  hơn 
như  Staphylococcus  aureus,  Staphylococci  không 
sinh  coagulase(2,3).  Tại  bệnh  viện  Đại  học  Y  Hà 
Nội, một số công trình nghiên cứu về KSDP đối 
với phẫu thuật đã được tiến hành và cho kết quả 
tốt. Theo số liệu của khoa Ngoại trong năm 2012 
và 2013, số lượng BN được mổ phiên về bệnh lý 
cột sống tại khoa là 105 và 109 trường hợp. Đây 

là  một  phẫu  thuật  sạch  nên  rất  thích  hợp  cho 
việc  sử  dung  KSDP.  Nhưng  hiện  nay,  trong 
phẫu thuật cột sống (PTCS), kháng sinh (KS) vẫn 
được sử dụng theo phác đồ điều trị. Cefuroxim 
là kháng sinh thích hợp dùng để dự phòng sau 
mổ  phẫu  thuật  cột  sống  vì  ngấm  tốt  vào  phần 
mềm  và  xương,  hơn  nữa  có  phổ  kháng  khuẩn 
bao  phủ  những  tác  nhân  gây  nhiễm  khuẩn  vết 
mổ  hay  gặp  trong  nhiễm  khuẩn  sau  mổ  cột 
sống(3). Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành 
nghiên  cứu  đề  tài  này  với  mục  tiêu:  Bước  đầu 
đánh  giá  hiệu  quả  của  kháng  sinh  dự  phòng 
Cefuroxim  trong  phẫu  thuật  cột  sống  tại  Khoa 
Ngoại – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 

Đối tượng nghiên cứu 

92

Các  bệnh  nhân  (BN)  được  PTCS  tại  khoa 
Ngoại  –  Bệnh  viện  Đại  học  Y  Hà  Nội  từ 
02/2014  đến  7/2014.  Tiêu  chuẩn  lựa  chọn:  BN 
được  PTCS,  không  bị  nhiễm  khuẩn  trước  mổ, 
có  đầy  đủ  hồ  sơ,  được  theo  dõi,  điều  trị  tại 
khoa.  Tiêu  chuẩn  loại  trừ:  BN  bị  dị  ứng  với 
Cefuroxim  hoặc  trước  mổ  đã  dùng  KS,  hoặc 
sốt trên 380C, bạch cầu trên 10.109g/l.  

Phương pháp nghiên cứu 
Cỡ mẫu nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu 

Đây  là  nghiên  cứu  can  thiệp  có  phân  tích 
hiệu quả điều trị với cỡ mẫu là 60 BN. Các bệnh 
nhân được bốc thăm ngẫu nhiên để phân nhóm 
vào nghiên cứu. 30 BN thuộc nhóm nghiên cứu 
(NC) sử dụng KSDP, và 30 BN thuộc nhóm đối 
chứng  (ĐC)  sử  dụng  KS  điều  trị.  Phác  đồ  KS 
dùng trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng phác 
đồ theo khuyến cáo của Martindal(4). 

Nhóm nghiên cứu  
Tiêm  3  mũi:  Mũi  1  tiêm  tĩnh  mạch  1.5  g 
Cefuroxim  lúc  tiền  mê,  2  mũi  còn  lại  tiêm  vào 
các thời điểm 8, 16 giờ sau mổ. 

Nhóm đối chứng  
Dùng  KS  hiện  có  tại  khoa,  liều  lượng  tùy 
theo từng KS, thông thường 5 – 7 ngày sau mổ. 
Kháng  sinh  trong  nghiên  cứu:  Sử  dụng 
Cefuroxim  có  biệt  dược  là  Zinacef  750mg,  nhà 
sản  xuất  GlaxoSmithKline,  sản  xuất  tại  Bỉ,  đã 
được Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành với số 
đăng ký VN‐9067‐04. 

Một số tiêu chí đánh giá 
Nhiệt độ cơ thể được lấy ở nách vào 6 giờ, 9 
giờ và 14 giờ hằng ngày. Tình trạng vết mổ:vết 
mổ  khô, thấm máu  và  dịch, tấy đỏ, rỉ  ướt  chân 
chỉ, có mủ. Dịch chảy ra từ ổ mổ: dưới 300 ml/24 
giờ và trên 300 ml/24 giờ. Chi phí điều trị. 


Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 

Kết quả điều trị của hai nhóm bệnh nhân 

Các  thông  tin  được  thu  thập  theo  mẫu 
phiếu  điều  tra  và  xử  lý  theo  Microsoft  Excel 
2010, SPSS 18.0. 

*Thân nhiệt sau mổ 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Khảo  sát  đặc  điểm  mẫu  nghiên  cứu  liên 
quan đến nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Đặc điểm
Nhóm NC
Nhóm ĐC
Tuổi
<18
0
0
18 – 35

04
03
36 – 60
23
18
>60
03
09
Trung bình (tuổi) ± SD 48,73 ± 13,29 53,10 ± 12,57
Giới tính (%)
Nam
36,67
43,33
Nữ
63,33
56,67
Bệnh lý cột sống
được phẫu thuật (%)
Thoát vị đĩa đệm
50,00
33,33
Hẹp ống sống
0,00
10,00
Trượt đốt sống
16,67
3,33
Chấn thương cột sống
10,00
16,67

U tủy
3,33
16,67
Nang Tarlov
3,33
3,33
Xẹp đốt sống
6,67
10,00
Tháo nẹp vít
10,00
6,67
Thời gian phẫu thuật
(phút)
Trung bình (phút)±SD 98,5±27,64 103,17±29,43
< 120
26
26
> 120
04
04

PA-B

0,099

Bảng 2: Thân nhiệt sau mổ của bệnh nhân 
Thân nhiệt sau Sau 24h Sau 48h Sau 72h Sau 96h
mổ
NC ĐC NC ĐC NC ĐC NC ĐC

Không sốt
30 30 23 25 27 29 30 30
0
7 05 03 01 0
0
Sốt nhẹ (37,20C- 0
0
38,5 C)
0
0
0
0
0
0
0
Sốt vừa (38,60C 0
– 390C)
Sốt cao (> 390C) 0
0
0
0
0
0
0
0
Tổng
30 30 30 30 30 30 30 30

Nhận xét:  Thân nhiệt sau mổ của bệnh nhân 
của  hai  nhóm  nghiên  cứu  và  đối  chứng  có  sự 

tương đồng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê 

*Tình trạng vết mổ 
0,601

Bảng 3: Tình trạng vết mổ 3 ngày sau mổ 
Tình trạng vết
mổ

0,268

0,744

Nhận  xét:  Các  đặc  điểm  của  hai  nhóm 
nghiên cứu và đối chứng có sự tương đồng, khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê. 
* Dịch từ ổ mổ 

Khô
Thấy máu và
dịch
Tấy đỏ
Rỉ ướt chân chỉ
Có mủ
Tổng

Nhóm NC

Nhóm ĐC


Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
28
93,33
29
96,67
02

6,67

01

3,33

0
0
0
30

0,00
0,00
0,00
100
P = 0,554

0
0
0
30

0,00

0,00
0,00
100

Nhận xét : Tình trạng vết mổ 3 ngày sau mổ 
của  hai  nhóm  nghiên  cứu  và  đối  chứng  có  sự 
tương  đồng,  sự  khác  biệt  không  có  ý  nghĩa 
thống kê. 

Bảng 5: Dịch từ ổ mổ 
Dịch từ ổ mổ
(ml/24h)
≤ 300
>300
Tổng
P

Sau 24h
NC
ĐC
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
13
18
81,25%
90,00%
03
02
18,75%
10,00%

16
20
100%
100%
0,384

Phẫu Thuật Cột Sống 

Sau 48h
NC
ĐC
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
13
18
100%
94,74%
0
01
0,00%
5,26%
13
19
100%
100%
0,639

Sau 72h
NC
ĐC

Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
04
04
100%
100%
0
0
0,00%
0,00%
04
04
100%
100%
1

Sau 96h
NC
ĐC
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
0
0
0,00%
0,00%
0
0
0,00%
0,00%
0

0
100%
100%

93


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Nhận  xét:  Dịch  từ  ổ  sau  sau  mổ  của  hai 
nhóm  nghiên  cứu  và  đối  chứng  có  sự  tương 
đồng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 

Chi phí điều trị  
Bảng 6: Chi phí kháng sinh 
Nhóm
Số lượng (lọ) Thành tiền (VND) Tỷ lệ (%)
Nghiên cứu
120
5.331.720
7,95
Đối chứng
622
61.762.394
92,05
Tổng
67.094.114

100
Chi phí vật dụng tiêu hao: 30 BN nhóm NC đã giảm 502
mũi tiêm kháng sinh,

Nhận  xét:  Chi  phí  KS  của  nhóm  NC  là 
5.331.720 VND và nhóm ĐC là 61.762.394 VND 

BÀN LUẬN 
Khảo  sát  đặc  điểm  mẫu  nghiên  cứu  liên 
quan đến nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ  
Tuổi 
Độ tuổi 18 ‐ 60 chiếm tỷ lệ cao (nhóm nghiên 
cứu:  90%;  nhóm  đối  chứng:  70%).  Kết  quả  này 
phù hợp với ngiên cứu của Nguyễn Thị Huệ: độ 
tuổi 20‐60 chiếm 87,14%(5).  

Giới 
Bệnh nhân là nữ giới 60%, nữ nhiều gấp 1.5 
lần nam. Kết quả của một số tác giả lại cho thấy 
tỷ lệ nam giới gặp các bệnh lý về cột sống nhiều 
hơn nữ(5,6). 

Bệnh lý cột sống được phẫu thuật 
Thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ cao nhất trong 2 
nhóm  (nhóm  NC  50%,  nhóm  ĐC  33,33%).  Các 
bệnh  còn  lại  như  hẹp  ống  sống,  u  tủy,  nang 
Tarlov chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Kết quả nghiên cứu 
cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả 
trong nước và nước ngoài: trong PTCS thì phẫu 
thuật thoát vị đĩa đệm chiếm đa số. 


Thời gian phẫu thuật 
Theo Olsen, thời gian phẫu thuật được quyết 
định  chủ  yếu  bởi  độ  phức  tạp  của  cuộc  phẫu 
thuật. Thời gian phẫu thuật > T giờ (T xấp xỉ với 
75% thời gian thông thường của từng loại phẫu 
thuật)  làm  gia  tăng  nguy  cơ  NKVM  sau  PTCS 
lên  4,7  lần(7).  Theo  Khan  MS,  thời  gian  phẫu 

94

thuật >120 phút là một yếu tố nguy cơ NKVM(8). 
Tăng thời gian phẫu thuật về mặt lý thuyết làm 
tăng tính nhạy cảm của vết mổ, tăng tiếp xúc với 
vi khuẩn và mức độ tổn thương mô, giảm nồng 
độ  KSDP  trong  mô.Trong  nghiên  cứu  này,  thời 
gian  mổ  dưới  120  phút  chiếm  86.67%  (52  BN), 
trên 120 phút chiếm 13.33% (8 BN). Thời gian mổ 
trung bình của cả nghiên cứu là 100 phút. So với 
thời  gian  mổ  trung  bình  trong  nghiên  cứu  của 
Schimmel  (115  phút)  thì  kết  quả  của  chúng  tôi 
cũng khá phù hợp(9).  

Đánh  giá  hiệu  của  kháng  sinh  dự  phòng 
Cefuroxim 
Hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ 
Hiệu  quả  dự  phòng  NKVM  được  đánh  giá 
trên 3 tiêu chí: thân nhiệt bệnh nhân sau mổ, tình 
trạng vết mổ, dịch chảy ra từ ổ mổ. 


Thân nhiệt bệnh nhân sau mổ 
Ba ngày sau mổ ở 2 nhóm BN không có BN 
nào sốt vừa hoặc sốt cao, tỷ lệ BN sốt nhẹ thấp 
(20%). Sốt nhẹ xuất hiện ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3 
sau mổ. Tuy nhiên những BN này đều giảm hay 
hết  sốt  sau  24h  hay  48h  mà  không  cần  điều  trị 
(chỉ dùng thuốc hạ sốt đơn thuần), vì vậy chúng 
tôi xếp những BN này vào nhóm sốt đơn thuần. 
Sốt  được  định  nghĩa  là  khi  nhiệt  độ  cơ  thể  ≥ 
37,2oC.  Nguyên  nhân  sốt  đơn  thuần  sau  phẫu 
thuật  là  do  quá  trình  làm  liền  vết  mổ  rất  giống 
với  quá  trình  cơ  thể  loại  bỏ  các  tác  nhân  xâm 
nhập (ví dụ như vi khuẩn, ký sinh trùng). Cả hai 
quá  trình  đều  liên  quan  đến  phản  ứng  viêm. 
Mặc  dù  khác  nhau  về  bản  chất  của  các  yếu  tố 
khởi động viêm (tổn thương mô sau phẫu thuật 
và  các  vi  khuẩn  gây  bệnh)  nhưng  phản  ứng 
viêm  là  như  nhau.  Vì  vậy  cả  hai  quá  trình  làm 
lành  vết  thương  và  nhiễm  trùng  đều  có  khả 
năng  gây  ra  sốt  sau  phẫu  thuật.  Thông  thường 
sốt hậu phẫu không phải nguyên nhân do nhiễm 
khuẩn sẽ tự phục hồi vài ngày sau phẫu thuật. 

Tình trạng vết mổ 
BN  sau  mổ  (nhóm  NC    6,67%,  nhóm  ĐC 
3,33%) vết mổ có thể thấm dịch và máu còn tồn 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
đọng ra băng, có kèm theo tăng thân nhiệt hoặc 
không, nếu tăng thân nhiệt thì cũng không quá 
38,50C.  Qua  theo  dõi  không  tìm  thấy  dấu  hiệu 
nhiễm khuẩn và ở ngày tiếp theo lượng dịch tiết 
ra  ít  dần,  vết  mổ  khô,  thân  nhiệt  trở  về  bình 
thường.  Như  vậy  100%  BN  ở  2  nhóm  có  tình 
trạng vết mổ tốt ở ngày thứ 4 sau mổ.  

Dịch từ ổ mổ 
Đo  lượng  dịch  chảy từ ổ  mổ: trong  72h sau 
khi mổ, lượng dịch ≤ 300ml/24h chiếm tỷ lệ cao 
nhất ở cả 2 nhóm. Thông thường sau mổ lượng 
dịch chảy ra thường dưới 300ml/24h. Nếu dịch > 
300ml/24h là bất thường, có thể là do cầm máu 
không  tốt  trong  quá  trình  mổ.  Tuy  nhiên  nếu 
dịch ra nhiều và kéo dài thì nguy cơ NKVM sẽ 
tăng lên. Trong số các BN trong nghiên cứu, dịch 
hết  sau  48h  là  chủ  yếu  (nhóm  NC  75%,  nhóm 
ĐC  80%).  Lượng  dịch  >  300ml  có  ở  05  BN,  tuy 
nhiên  cũng  chỉ  xuất  hiện  trong  1  ngày,  sang 
ngày  tiếp  theo  lượng  dịch  <  300ml/24h.  Ở  đây 
chúng  tôi  không  xác  định  đây  là  dấu  hiệu  của 
một NKVM. 

KẾT LUẬN  

Hiệu  quả  dự  phòng  NKVM:  100%  BN  sau 
mổ  4  ngày  không  có  dấu  hiệu  nhiễm  khuẩn. 
Hiệu  quả  kinh  tế:  Mỗi  BN  thuộc  nhóm  NC    đã 
tiết kiệm được 1.881.022 VND so với nhóm ĐC. 
Với  30  BN  chúng  tôi  đã  tiết  kiệm  56.430.674 
VND tiền thuốc KS, ngoài ra còn tiết kiệm được 
tiền  bông,  băng,  cồn  sát  khuẩn,  bơm  tiêm  cho 
502 mũi tiêm.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

ASHP  Clinical  practice  guidelines  for  antimicrobial 
prophylaxis in surgery (2013), “ American Society of Health‐
System Pharmacists”, Am J Health‐Syst Pharm, 70:195‐283  

2.

Nguyễn  Quốc  Anh,  Nguyễn  Việt  Hùng  (2012),  “Đặc  điểm 
phân  bố  và  kháng  kháng  sinh  của  các  tác  nhân  gây  nhiễm 
khuẩn  vết  mổ  tại  một  số  bệnh  viện  của  Việt  Nam  (2009  ‐ 
2010)”, Tạp chí Y học lâm sàng, số 66+67, tr. 26‐32. 

3.

Le  Thi  Anh  Thu  et  al.  (2006), “Microbiology  of  surgical  site 
infections  and  associated  antimicrobial  use  among 
Vietnamese  orthopedic  and  neurosurgical  patients”,  Infect 
Control Hosp Epidemiol, 27(8):855‐62. 


4.

Martindale  (2009),  The Complete Drug Reference,  36nd  edition, 
London UK 

5.

Nguyễn  Thị  Huệ  (2007),  Nghiên cứu ứng dụng Augmentin dự 
phòng  nhiễm  khuẩn  trong  phẫu  thuật  cột  sống  tại  bệnh  viện  Việt 
Đức (11/2006‐11‐2007),  Luận  văn  Thạc  sỹ  dược  học,  Trường 
Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 

6.

Nguyễn Đức Hiệp (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị 
phẫu  thuật  bệnh  thoát  vị  đĩa  đệm  cột  sống,  Luận  văn  tốt 
nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội. 

Trung  bình  chi  phí  thuốc  KS  cho  một  BN 
trong  nhóm  NC  là  177.724  VND,  nhóm  ĐC  là 
2.058.746  VND.  Như  vậy  nếu  sử  dụng  KSDP, 
trung  bình  mỗi  BN  tiết  kiêm  được  1.881.022 
VND.  Với  30  BN  chúng  tôi  đã  tiết  kiệm 
56.430.674 VND tiền thuốc KS. Do đó, nếu triển 
khai  rộng  rãi  quy  trình  sử  dụng  KSDP  cho  BN 
phẫu thuật bệnh lý về cột sống nói riêng và các 
phẫu thuật sạch, sạch nhiễm có ít yếu tố nguy cơ 
thì sẽ tiết kiệm được một chi phí không nhỏ. 

7.


Olsen  MA,  Nepple  JJ,  Riew  KD,  Lenke  LG,  Bridwell  KH, 
Mayfield  rJ,  Fraser  VJ  (2008),  “Risk  factors  for  surgical  site 
infection following orthopaedic spinal operations”, J Bone Joint 
Surg Am, 90:62–69. 

8.

Khan  MS,  Rehman  S,  Ali  MA,  Sultan  B,  Sultan  S.  (2008), 
“Infection in Orthopedic Implant Surgery, Its Risk Factors and 
Outcome”, J Ayub Med Coll Abbottabad, 20(1):23‐5 

9.

Schimmel  JJ,  Horsting  PP,  de  Kleuver  M,  Wonders  G,  van 
Limbeek  J.  (2010),  “Risk  factors  for  deep  surgical  site 
infections after spinal fusion”,  Eur Spine J, 19(10):1711‐9 

Các chi phí khác 

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 

02/11/2014 

Giảm số lần tiêm KS không những tiết kiệm 
được tiền thuốc mà còn tiết kiệm được các dụng 
cụ tiêu hao đi kèm (bơm tiêm, bông băng, cồn…) 
và giảm bớt công việc cho các nhân viên y tế. 

Ngày bài báo được đăng:  


05/12/2014 

Đánh giá hiệu quả kinh tế của kháng sinh 
dự phòng 
Chi phí tiền thuốc kháng sinh 

Ngày nhận bài báo:  

 

 
 

15/10/2014 

 

 

 
Phẫu Thuật Cột Sống 

 
95



×