Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm chỉ số dịch và thành phần cơ thể xác định bằng thiết bị BCM ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.69 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ DỊCH VÀ
THÀNH PHẦN CƠ THỂ XÁC ĐỊNH BẰNG THIẾT BỊ BCM
Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ
Nguyễn Đình Dương*; Nguyễn Ngọc Tuấn**; Hoàng Trung Vinh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát một số chỉ số dịch và thành phần cơ thể xác định bằng thiết bị BCM
(Body Composition Monitor) và tìm mối tương quan giữa tình trạng dịch với chỉ số mô cơ, tỷ số
dịch ngoại bào/nội bào (E/I) ở bệnh nhân (BN) lọc máu chu kỳ (LMCK). Đối tượng và phương
pháp: 82 BN LMCK > 1 tháng được xác định chỉ số dịch và thành phần cơ thể bằng thiết bị
BCM trước cuộc lọc đầu tiên trong tuần, bao gồm: tình trạng dịch (OH - overhydration), tổng
lượng nước cơ thể (TBW - total body water), dịch ngoại bào (ECW - extracellular water), dịch
nội bào (ICW - intracellular water), chỉ số mô cơ (LTI - lean tissue index) và E/I. Kết quả: 57,3%
BN thừa dịch, BN có dịch bình thường, thiếu dịch tương ứng 31,7% và 11,0%. Dịch ngoại
bào/dịch nội cao hơn, dịch nội bào/tổng lượng nước cơ thể thấp hơn so với chỉ số sinh lý bình
thường (46,52% so với 45% và 53,48% so với 55%). Tăng E/I, giảm chỉ số mô cơ tương ứng
47,6% và 57,3%. Tình trạng dịch (OH) tương quan nghịch với chỉ số mô cơ (r = -0,32, p < 0,05),
tương quan thuận với tỷ số dịch nội bào/ngoại bào (r = 0,817, p < 0,01). Kết luận: biểu hiện quá
tải dịch ở BN LMCK chủ yếu là dịch ngoại bào, chiếm tỷ lệ cao hơn so với tình trạng dịch bình
thường hoặc thiếu dịch.
* Từ khóa: Lọc máu chu kỳ; Trọng lượng khô; BCM; Chỉ số dịch.

Studying Some Characteristics of Fluid Status and Body Composition
Measured by BCM in Hemodialysis Patients
Summary
Objectives: To examine some service index and body composition determined by device
Body Composition monitor (BCM) and find correlations between fluid status and indicator of
muscle tissue, ratio of extracellular/intracellular in hemodialysis patients. Subjects and methods:
82 hemodialysis patients were determined some characteristics of fluid status and body
composition by BCM included overhydration (OH), total body water (TBW), extracellular water


(ECW), intracellular water (ICW), lean tissue index (LTI) and ratio of ECW on the ICW (E/I).
Results: The percentage of patients with overhydration, normohydration and underhydration
was 57.3%; 31.7% and 11.0%. ECW/TBW was higher, ICW/TBW was lower than normal
physiologic index (46.52% versus 45% and 53.48% versus 55%), increased E/I, decreased LTI
were 47.6% and 57.3%, respectively. OH had negative correlation with LTI (r = - 0.32, p < 0.05)
and positive correlation with E/I (r = 0.817, p < 0.01). Conclusion: Dialysis patients have toward
the fluid overload, the majority were overhydration extracellular water.
* Key words: Hemodialysis; Dry weight; BCM; Fluid index.
* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Quân y 211
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đình Dương ()
Ngày nhận bài: 29/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 04/01/2016

111


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cân bằng tình trạng dịch trong cơ thể
BN LMCK là một yếu tố rất quan trọng
liên quan đến hiệu quả điều trị và chất
lượng cuộc sống. Tình trạng dịch lý
tưởng cần đạt được tương ứng với khái
niệm trọng lượng khô. Do nhiều nguyên
nhân khác nhau, BN LMCK có thể mất
cân bằng lượng dịch trong cơ thể như
thừa dịch, ứ dịch nội hoặc ngoại bào, đôi
khi cũng xảy ra thiếu dịch. Những biến đổi

liên quan đến thừa hoặc thiếu dịch đều
ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, nguy cơ
gây biến chứng và chất lượng cuộc sống
của BN. Có nhiều phương pháp xác định,
đánh giá tình trạng dịch cơ thể, nhưng sử
dụng BCM là phương pháp không xâm
nhập, cho kết quả nhanh với độ chính xác
cao. Đề tài nghiên cứu nhằm:
- Khảo sát một số chỉ số dịch và thành
phần cơ thể xác định bằng thiết bị BCM ở
BN LMCK.
- Tìm mối tương quan giữa tình trạng
dịch với tỷ số dịch ngoại bào/dịch nội bào
và chỉ số mô cơ.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên
82 BN LMCK > 1 tháng với các nguyên
nhân gây suy thận, thời gian lọc máu
khác nhau. BN đều dùng biện pháp điều
trị tương đồng, phù hợp với đặc điểm của
từng BN. Tại thời điểm nghiên cứu, không
có biến chứng cấp hoặc bệnh cấp tính.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
BN được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng,
xét nghiệm máu và xác định thành phần
112

cơ thể bằng thiết bị BCM trước cuộc lọc

máu đầu tiên trong tuần.
Phương pháp xác định các chỉ số
thành phần cơ thể: BN ở tư thế nằm, mắc
điện cực vào 4 vị trí ở chân và tay, nhập
dữ liệu của BN vào máy: tên, tuổi, huyết
áp, chiều cao, cân nặng.

Hình 1: Các vị trí mắc điện cực.
Máy hoạt động theo nguyên lý: khi
dòng điện truyền qua các tổ chức, cấu
trúc có trở kháng khác nhau sẽ có điện
thế tương ứng. Bằng một phần mềm cài
đặt sẵn trong máy sẽ cho ra kết quả cần
xác định. Đề tài sử dụng một số chỉ số để
phân tích bao gồm: tình trạng dịch (l);
tổng lượng nước cơ thể (l), dịch ngoại
bào (l), dịch nội bào (l), chỉ số mô cơ, tỷ
số dịch nội bào/dịch ngoại bào. Một số chỉ
số tham chiếu sử dụng để phân tích số
liệu: dịch nội bào/tổng lượng dịch cơ thể:
55%, dịch ngoại bào/tổng lượng dịch cơ
thể: 45%. Đánh giá tình trạng dịch khi
thiếu dịch < - 1 lít; bình thường từ - 1 đến
1 lít, thừa dịch > 1 lít. Chỉ số mô cơ và tỷ
số dịch nội bào/dịch ngoại bào tự máy sẽ
phân theo 3 mức: giảm, bình thường,
tăng [4, 6].
Xử lý số liệu: bằng phần mềm EpiCalc
2000.



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

31,7%

57,3% THIẾU DỊCH
BÌNH THƯỜNG
THỪA DỊCH

11,0%

Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN dựa vào chỉ số tình trạng dịch.
BN thừa dịch có tỷ lệ cao hơn so với BN thiếu dịch hoặc dịch bình thường.
46.52

53.49

45

55

BỆNH NHÂN
BÌNH THƯỜNG

ECW/TBW

ICW/TBW


Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ dịch ngoại bào, nội bào/tổng lượng dịch của BN với hằng số
sinh lý bình thường.
Tỷ lệ dịch ngoại bào/tổng lượng dịch cao hơn; tỷ lệ dịch nội bào/tổng lượng dịch
thấp hơn so với hằng số sinh lý bình thường.
Bảng 1: Tỷ lệ BN dựa vào các mức E/I và chỉ số mô cơ (n = 82).
Mức độ
Chỉ số

Bình thường

Thấp

Tăng

n

%

n

%

n

%

E/I

7


8,5

36

43,9

39

47,6

Chỉ số mô cơ

47

57,3

35

42,7

0

0

- BN có tăng E/I chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức thấp hoặc bình thường.
- Chỉ số mô cơ chỉ phân bố ở 2 mức thấp và bình thường, trong đó chỉ số mô cơ ở
mức thấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức bình thường.
113



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

OH (lít)

Biểu đồ 3: Tương quan giữa tình trạng dịch với chỉ số mô cơ.
Tình trạng dịch tương quan nghịch mức độ ít với chỉ số mô cơ.

Biểu đồ 4: Tương quan giữa tình trạng dịch và tỷ lệ dịch ngoại bào/nội bào.
Tình trạng dịch tương quan thuận, mức độ rất chặt với E/I.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm tình trạng dịch và thành
phần cơ thể ở BN LMCK.
Sự cân bằng tình trạng dịch cơ thể nói
chung, dịch nội bào, ngoại bào nói riêng
là yếu tố rất quan trọng trong quá trình
điều trị BN LMCK. Do nhiều nguyên nhân
khác nhau có thể xảy ra tình trạng thiếu
dịch, cân bằng dịch hoặc thừa dịch hay
còn gọi là quá tải thể tích. Khi thiếu hoặc
quá tải dịch đều gây ảnh hưởng cho BN.
Qua khảo sát 82 BN LMCK nhận thấy
57,3% trường hợp quá tải dịch, trong khi
31,7% BN có lượng dịch đạt tình trạng
cân bằng, 11,0% BN thiếu dịch. Điều này
114

cho thấy BN LMCK có xu hướng quá tải
dịch chiếm tỷ lệ cao. Nguyễn Thị Thủy
(2013) sử dụng thiết bị BCM đã xác định
71,2% BN LMCK có thừa dịch, chủ yếu là

tăng thể tích dịch ngoại bào [2]. Nguyễn
Thị Thu Hương (2011) qua khảo sát lâm
sàng và natri dịch ngoại bào cũng nhận
thấy 68,4% BN LMCK thừa dịch [1]. Zhu
F và CS (2006) đã áp dụng thiết bị BCM
xác định tỷ lệ BN LMCK nhận thấy tỷ lệ
quá tải dịch là 36,2%, trong số này chủ
yếu là BN đái tháo đường và tăng huyết
áp [8]. Tác giả cũng nhận xét sử dụng
thiết bị BCM để xác định tình trạng dịch,
chỉ số thành phần cơ thể cho kết quả
tương đương với phương pháp sử dụng


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

phóng xạ hoặc MRI [7]. Mất cân bằng
dịch ở BN LMCK chủ yếu là tăng thể tích
dịch ngoại bào, làm cho lượng dịch nội
bào giảm so với tỷ lệ sinh lý bình thường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ dịch
ngoại bào/tổng lượng dịch toàn bộ cơ thể
cao hơn, ngược lại tỷ lệ dịch nội bào/tổng
lượng dịch toàn bộ cơ thể thấp hơn so
với mức sinh lý bình thường. Đây cũng là
biểu hiện hay gặp ở BN LMCK [3]. Khi
phân tích tỷ số lượng dịch ngoại
bào/lượng dịch nội bào nhận thấy có 3
tình trạng phân bố dịch, bao gồm thấp,
bình thường và tăng, BN có tăng E/I

chiếm tỷ lệ cao nhất so với tỷ lệ BN có E/I
bình thường hoặc thấp (47,6%; 43,9% và
8,5%). Kết quả trên cũng phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả khác [4, 5].
Khi mất cân bằng thể tích dịch, trong cơ
thể sẽ có biểu hiện biến đổi các thành
phần khác trong đó có chỉ số mô cơ.
Trong số BN nghiên cứu, chỉ số mô cơ
phân bố ở 2 tình trạng thấp và bình
thường, trong đó BN có chỉ số mô có thấp
chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức bình
thường (57,3% so với 42,7%). Đây cũng
là mối liên quan logic giữa các thành
phần khối cơ thể [6].
2. Mối tƣơng quan giữa tình trạng
dịch với tỷ số E/I và chỉ số mô cơ.
Tình trạng dịch trong cơ thể có mối liên
quan mật thiết với nhau, liên quan với chỉ
số mô cơ, huyết áp, bảo tồn nước tiểu ở
BN LMCK. Khi có hiện tượng quá tải thể
tích, tăng lượng dịch ngoại bào sẽ kèm
theo giảm khối lượng cơ, tăng huyết áp
khó kiểm soát, suy tim [5, 6]. Kết quả
nghiên cứu trên 82 BN thấy khi thể tích
dịch cơ thể càng tăng, chỉ số mô cơ càng
giảm. Đây cũng là biểu hiện mối liên quan
giữa các thành phần trong cơ thể. Nếu
tình trạng dịch tương quan nghịch, mức

độ ít có ý nghĩa với chỉ số mô cơ thì lại

tương quan thuận mức độ rất chặt với tỷ
số dịch ngoại bào/dịch nội bào. Chính vì
vậy, theo khuyến cáo của Hội Thận học
và Lọc máu, cần điều chỉnh đồng thời cả
tổng lượng dịch của cơ thể cũng như
lượng dịch ngoại bào, nội bào ở mức phù
hợp mới đạt được tình trạng trọng lượng
khô, đạt hiệu quả điều trị và chất lượng
cuộc sống cho BN [4, 5].
KẾT LUẬN
Khảo sát chỉ số dịch và thành phần cơ
thể ở 82 BN LMCK bằng thiết bị BCM
chúng tôi rút ra kết luận:
* Đặc điểm tình trạng dịch và thành
phần cơ thể:
- BN có xu hướng quá tải dịch, bao
gồm tổng lượng dịch của cơ thể và dịch
ngoại bào.
- BN thừa dịch chiếm tỷ lệ cao hơn so
với BN có lượng dịch bình thường hoặc
thiếu dịch (57,3%; 31,7%; 11,0%).
- Tỷ lệ E/I cao hơn; tỷ lệ dịch nội
bào/tổng lượng dịch cơ thể thấp hơn so
với chỉ số sinh lý bình thường.
- BN có tăng dịch ngoại bào/dịch nội
bào chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức bình
thường và thấp (47,6%; 43,9% và 8,5%).
- Chỉ số mô cơ phân bố ở 2 mức thấp
và bình thường, trong đó mức thấp chiếm
tỷ lệ cao hơn (57,3% và 42,7%).

* Mối tương quan giữa tình trạng dịch
với chỉ số mô cơ và tỷ số E/I:
- Tình trạng dịch tương quan nghịch
mức độ ít có ý nghĩa với chỉ số mô cơ
(r = -0,32, p < 0,05).
+ Tình trạng dịch tương quan thuận
mức độ rất chặt với tỷ số E/I (r = 0,817,
p < 0,01).
115


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hương. Nghiên cứu
kiểm soát nước, natri dịch ngoại bào trên lâm
sàng ở BN suy thận mạn được điều trị thận
nhân tạo chu kỳ. Luận án Tiến sỹ. Học viện
Quân y. 2011.
2. Nguyễn Thị Thủy. Khảo sát ứng dụng
thiết bị đo các thành phần cơ thể (BCM) trong
việc xác định trọng lượng khô ở BN chạy thận
nhân tạo chu kỳ. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại
học Y Hà Nội. 2013.
3. Huan-Sheng Chen et al. Application of
Bioimpedance Spectroscopy in Asian Dialysis
Patients (ABISAD): serial follow-up and dry
weight evaluation. Clin Kidney J. 2013, 6,
pp.29-34.
4. Machek P. Guided optimization of fluid

status in haemodialysis patients. Nephrol Dial
Transplant. 2010, 25, pp.538-544.

116

5. Mikola I. BCM - Body Composition
Monitor: A new tool for the assessment of
volume-dependent hypertension in patients on
maintenance haemodialysis. Coll Antropol.
2013, 37, 3, pp.815-819.
6. Zhu F, Levin N W. Dry weight and
measurements methods. Renal Research
Institute, New York, USA. Hemodialysis Different Aspects. 2011, 978-953-307-315-6,
7. Zhu F, Levin N W. Estimation of body
composition and normal fluid status using a
calf bioimpedance technique. Renal Research
Institute. New York, NY, USA. Blood Purif.
2015, 39, pp.25-31.
8. Zhu F, Kuhlmann M K. Segment-specific
resistivity improves body fluid volume
estimates from bioimpedance spectroscopy in
hemodialysis patients. J Appl Physiol. 2006,
100, pp.717-724.



×