Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xác định tuổi người Việt qua sự phát triển của bộ răng vĩnh viễn giai đoạn 6-24 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.56 KB, 12 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

XÁC ĐỊNH TUỔI NGƯỜI VIỆT QUA SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA BỘ RĂNG VĨNH VIỄN GIAI ĐOẠN 6-24 TUỔI
Nguyễn Thị Bích Lý*, Lê Đức Lánh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra số liệu tham khảo của người Việt về sự phát triển của
răng vĩnh viễn nhằm ứng dụng trong công tác điều trị, pháp y, nhân chủng học và nghiên cứu bao gồm: khảo sát
sự phù hợp của phương pháp Demirjian và Willem định tuổi dựa vào 7 răng vĩnh viễn hàm dưới khi áp dụng
cho nhóm trẻ em Việt nam và thiết lập cách tính tuổi dựa trên các giai đoạn phát triển của răng khôn.
Phương pháp nghiên cứu: Phim toàn cảnh của 2547 trẻ em miền nam Việt Nam từ 6-14 tuổi (nam 822 và
nữ 1725) được dùng để tính tuổi răng theo phương pháp Demirjian và Willem dựa trên 7 răng vĩnh viễn hàm
dưới và xác định các giai đoạn phát triển của các răng khôn.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy cả hai phương pháp Demirjian và Willem đều đánh giá cao về tuổi, tuổi răng
thì khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tuổi thật trong toàn bộ mẫu nghiên cứu và trong từng nhóm tuổi, không
có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi răng giữa 2 giới. Các tiêu chuẩn về định tuổi răng của Demirjian có thể không
phù hợp với trẻ Việt Nam. Do đó, cần có các tiêu chuẩn để định tuổi răng cho dân tộc này.
Kết luận: Nghiên cứu cho phép xác định được tuổi của người Việt thông qua các giai đoạn phát triển của
răng khôn tùy thuộc số lượng và vị trí của răng. Khả năng của 1 cá thể lớn hơn 18 tuổi được tính trong trường
hợp răng khôn phát triển hoàn toàn.
Từ khóa: Tuổi răng, tuổi thật, ước lượng tuổi, phương pháp Demirjian, các giai đoạn phát triển của răng
vĩnh viễn.

ABSTRACT
AGE ESTIMATION IN 6-24 YEAR OLD VIETNAMESE CHILDREN USING DEVELOPMENT OF
PERMANENT TEETH
Nguyen Thi Bich Ly, Le Duc Lanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 1 - 12


Objective: The purpose of the present study was to provide data on development of the permanent teeth to
serve as reference norms in clinical dentistry, forensic dentistry, anthropology, and research: to evaluate the
applicability of Demirjian and Willem’method for dental age estimation in Vietnam children and to reconstruct
the chronological age based on the dental developmental stages of third molars.
Methods: Panoramic radiographs of 2547 healthy, Vietnamese children aged from 6-to 14 were examined,
dental ages were estimated by means of the Demirjian and Willem’method based on development stages of seven
left mandibular permanent teeth and third-molars developmental stages were evaluated based on Demirjian’s
classification.
Results: The Demirjian and Willem’s method overestimated the age, a statistically significant difference was
found between chronological age and dental age. No statistically significant differences between dental age of girls
and boys were observed; so, the standards of dental age described by Demirjian may not be suitable for Vietnamese

* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Bích Lý

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

ĐT: 0903173673

Email:

1


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

children and may need their own specific standard for an accurate estimation of age.
Conclusion: This investigation revealed that the chronological age of a Vietnamese individual may be

estimated based on regression formulas from the developmental stages of third molars upon the location and
number of wisdom teeth. Probabilities for an individual to be older than 18 years were also calculated in case of
fully developed third molars.
Keywords: Dental age, chronological age, age estimation, Demirjian’ method, development stages of
permanent teeth.
để định tuổi cho mẫu trẻ em Việt Nam dựa theo
ĐẶT VẤN ĐỀ
sự phát triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới.
Ước lượng tuổi là một vấn đề quan trọng
Đối với các răng khôn
ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực trong cuộc sống
1- Xác định tuổi trung bình của các giai đoạn
bao gồm cả trong luật pháp lẫn y học. Mặc dù
phát
triển của các răng khôn theo giới và vị trí
có nhiều phương pháp khác nhau dùng để xác
trên phim X quang toàn cảnh ở nhóm người
định tuổi sinh học, định tuổi dựa vào răng vẫn
Việt từ 8-24 tuổi.
là một phương pháp có giá trị. Đã có rất nhiều
nghiên cứu trên thế giới về định tuổi dựa vào
răng, phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng
phương pháp Dermirjian nhưng kết quả của các
nghiên cứu không thống nhất với nhau về giá trị
áp dụng của tiêu chuẩn Demirjian cho các dân
tộc ở vị trí địa lý khác nhau(2,9); từ đó nảy sinh
nhu cầu thiết lập những bảng tiêu chuẩn về phát
triển răng riêng cho từng dân tộc(3); ngoài ra,
cũng có những đề nghị thay đổi từ phương
pháp nguyên thủy để trở nên đơn giản hơn và

có thể áp dụng được cho cả răng khôn(5). Tại Việt
Nam, chưa có một nghiên cứu nào về mối liên
hệ giữa tuổi và quá trình phát triển của các răng
vĩnh viễn, từ đó tìm cách xác định tuổi của một
cá thể dựa vào sự phát triển này. Từ yêu cầu về
lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Xác định tuổi
người Việt qua sự phát triển của bộ răng vĩnh
viễn giai đoạn 6-24 tuổi” được thực hiện với các
mục tiêu sau:

Đối với các răng vĩnh viễn hàm dưới
1- Xác định các giai đoạn phát triển của bảy
răng vĩnh viễn hàm dưới bên trái trên phim X
quang toàn cảnh ở nhóm trẻ em Việt Nam từ 614 tuổi; ước lượng tuổi răng theo 2 phương
pháp Demirjian và Willem.
2- Đánh giá sự phù hợp của việc áp dụng
các tiêu chuẩn Demirjian và Willem trong ước
lượng tuổi răng trên trẻ em Việt Nam.
3- Xây dựng phương trình hồi quy đa biến

2

2- Xây dựng phương trình hồi quy dự đoán
tuổi theo sự phát triển của răng khôn theo giới
và vị trí của răng khôn.
3- Đánh giá khả năng dự đoán đúng các mốc
tuổi 14, 16 và 18 của một thanh thiếu niên Việt
Nam dựa theo khảo sát sự phát triển của răng
khôn trên phim toàn cảnh.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 2547 phim toàn cảnh
của các cá thể người Việt từ 6 đến 24 tuổi (822
nam và 1725 nữ), được thu thập trong khoảng
thời gian từ 1998-2010, các phim này được chọn
theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện từ các nguồn
lưu trữ sau:
- Hồ sơ nghiên cứu của những cá thể tình
nguyện tham gia trong một nghiên cứu tiến cứu
từ 1996-2015 về sự phát triển của hệ thống sọmặt-cung răng tại Khoa Răng Hàm Mặt - Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân đến
khám và điều trị răng miệng tại Khoa Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh,
một số cơ sở điều trị Nha khoa tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Các phim được chọn trong nghiên cứu phải
thỏa các yêu cầu sau: cá thể được chụp phim là
người Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh). Có đầy đủ

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
thông tin cá nhân có giá trị gồm: tên họ, giới
tính, ngày tháng năm sinh, ngày chụp phim.
Hình ảnh trên phim có giá trị khảo sát, phim
không bị biến dạng hay hư hỏng làm ảnh hưởng
đến việc quan sát các chi tiết trên phim. Các

răng khảo sát không có bất thường về hình dạng
và vị trí, không có tổn thương sâu răng lớn ảnh
hưởng đến việc đánh giá. Chưa có nhổ răng
vĩnh viễn hàm dưới nào hay răng khôn. Không
có tiền sử bệnh lý hay có những phẫu thuật tại
vùng lân cận làm ảnh hưởng đến sự hiện diện
và phát triển của răng.
Mẫu này sau đó được phân thành hai mẫu
nhỏ:
- Mẫu 1 gồm 1520 phim toàn cảnh của các cá
thể từ 6-14 tuổi (531 nam và 989 nữ).
- Mẫu 2 gồm 2361 phim toàn cảnh của các cá
thể từ 8-24 tuổi (762 nam và 1599 nữ).
Như vậy, giữa 2 mẫu có sự trùng nhau của
các cá thể từ 8 đến 14 tuổi.

Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu được thực hiện với
thiết kế cắt ngang mô tả.
Mã hóa phim sau đó đọc phim trong phòng

Nghiên cứu Y học

tối với hộp đọc phim tiêu chuẩn để tránh ảnh
hưởng từ các độ sáng khác nhau lên kết quả
đánh giá. Quan sát tổng thể mỗi phim toàn
cảnh, xác định hình ảnh về sự phát triển của bảy
răng vĩnh viễn hàm dưới bên trái và các răng
khôn. So sánh các hình ảnh này với các hình ảnh
chuẩn trong phân loại các giai đoạn hình thành

răng của Demirjian 1973 để tìm ra sự tương
đồng nhất giữa hình ảnh trên phim với các giai
đoạn được mô tả trong phân loại, mỗi răng sẽ
được định một giá trị thích hợp tượng trưng cho
giai đoạn phát triển. Từ giai đoạn phát triển
răng sẽ chuyển đổi thành điểm số trưởng thành
rồi chuyển sang tuổi răng theo phương pháp
Demirjian hay chuyển đổi trực tiếp sang tuổi
theo phương pháp Willem.

Đối với định tuổi dựa vào bảy răng vĩnh viễn
hàm dưới
Các đặc điểm khảo sát gồm:
- Tuổi răng đánh giá theo hai phương pháp
Demirjian và Willem.
- Sự khác biệt về tuổi răng giữa nam và nữ.
- Sự khác biệt về tuổi răng đánh giá theo hai
phương pháp Demirjian và Willem.

Hình 1: Mô tả thang đánh giá của Demirjian 1973.

Định gđ phát triển của 7 răng
PP Willem

PP Demirjan
Chuyển từ gđ phát triển
sang điểm số

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt
Điểm số

trưởng thành

Chuyển từ giai đoạn phát triển
sang điểm tuổi

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

Sơ đồ 1: Sơ đồ minh họa việc định tuổi dựa vào 7 răng vĩnh viễn hàm dưới.
giữa răng khôn hàm trên và hàm dưới, giữa
- Sự khác biệt giữa tuổi thật và tuổi răng
răng khôn bên phải và bên trái.
đánh giá theo hai phương pháp Demirjian và
Willem, xác định sự phù hợp của hai phương
Tuổi bắt đầu hình thành răng khôn.
pháp định tuổi Demirjian và Willem cho mẫu
Tỉ lệ thiếu răng khôn bẩm sinh ở các cá thể
trẻ em Việt nam, nếu không phù hợp sẽ xây
lớn hơn 14 tuổi để loại trừ những trường hợp
dựng phương trình hồi quy riêng biệt theo giới
răng khôn chưa phát triển.
để định tuổi riêng cho mẫu trẻ em Việt Nam.
Thiết lập phương trình hồi quy riêng biệt
Đối với định tuổi dựa vào răng khôn
cho từng giới dùng để dự đoán tuổi theo sự
Các đặc điểm khảo sát gồm:

phát triển của răng khôn.
Tuổi trung bình của các giai đoạn phát triển
của từng răng khôn riêng biệt theo giới.

Khả năng của răng khôn trong việc dự đoán
các mốc tuổi 14, 16 và đặc biệt là 18.

Sự khác biệt về tuổi trung bình của từng giai
đoạn phát triển của răng khôn giữa nam và nữ,
Định gđ phát triển của 4 răng khôn
Tuổi hình thành
Tuổi TB của từng gđ phát triển

Giai đoạn A
Tỉ lệ thiếu răng khôn

So sánh theo giới
So sánh theo vị trí

Xây dựng phương trình
hồi quy
Khả năng của răng khôn
trong pháp y
Định khả năng
dự đoán các mốc tuổi

Sơ đồ 2: Sơ đồ minh họa việc định tuổi dựa vào răng khôn.

Xử lý số liệu


4

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS. Các kết quả được trình bày dưới dạng
bảng, biểu.

nhóm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê chỉ trừ ở độ tuổi 10-10,99; 1111,99 và 13-14.

KẾT QUẢ

Tuổi răng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với tuổi thật trong toàn bộ mẫu nghiên cứu
và trong từng nhóm tuổi với trung bình khác
biệt giữa tuổi răng và tuổi thật ở nam là 2,47
năm và nữ là 2,22 năm, trong đó chủ yếu là có
sự đánh giá cao hơn về tuổi răng.

Định tuổi dựa vào bảy răng vĩnh viễn hàm
dưới

Định tuổi theo phương pháp Demirjian
Trung bình tuổi răng ở nam cao hơn so với

nữ trong toàn bộ mẫu cũng như trong từng
Bảng 1: Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi thật, tuổi răng, khác biệt giữa tuổi thật và tuổi răng ở mỗi nhóm
tuổi.
Nhóm tuổi

Giới

TB ±ĐLC
p2
Tuổi răng theo pp
p1
TB khác biệt TR (SS TT và TR)
Demirjian
và TT
(ss nam và nữ)
13,12±3,02
0,174
2,47±1,53
***
12,89±2,98
2,22±1,45
***
12,98±2,99
2,31±1,49
***
8,46±0,82
0,154
1,76±0,93
***
7,87±0,35

1,23±0,43
***
8,65±0,80
0,970
1,15±0,77
***
8,44±0,85
0,84±0,85
***
9,56±1,38
0,693
1,12±1,38
***
9,31±1,35
0,82±1,29
***
11,35±1,67
0,160
1,84±1,60
***
11,27±1,88
1,81±1,78
***
13,66±1,94
0,042*
3,15±1,86
***
13,32±1,61
2,80±1,57
***

14,99±1,41
0,000***
3,49±1,38
***
14,80±1,01
3,30±0,97
***
15,84±0,41
0,005
3,36±0,48
***
15,39±0,82
2,85±0,78
***
15,88±0,45
0,003**
2,43±0,49
***
15,71±0,54
2,24±0,59
***

Tuổi thật
Mẫu chung

6-6,99 tuổi
7-7,99 tuổi
8-8,99 tuổi
9-9,99 tuổi
10-10,99 tuổi

11-11,99 tuổi
12-12,99 tuổi
13-14 tuổi

Nam
Nữ
Toàn thể
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

10,64±2,00
10,67±2,03
10,67±2.01
6,70±0,17
6,64±0,26
7,50±0,25

7,60±0,27
8,44±0,25
8,49±0,28
9,51±0,25
9,45±0,28
10,51±0,30
10,51±0,28
11,49±0,23
11,49±0,28
12,47±0,29
12,53±0,27
13,45±0,27
13,47±0,27

p1: t-test cho hai mẫu độc lập, p2: t-test bắt cặp.

Định tuổi theo phương phápWillem
Trung bình tuổi răng ở nam cao hơn so với
nữ trong toàn bộ mẫu cũng như trong từng
nhóm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê chỉ trừ ở độ tuổi 9-9,99; 11-11,99.

Tuổi răng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với tuổi thật trong toàn bộ mẫu và trong từng
nhóm tuổi với trung bình khác biệt giữa tuổi
răng và tuổi thật ở nam là 1,40 năm và nữ là 1,21
năm.

Bảng 2: Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi thật và tuổi răng, khác biệt giữa tuổi thật và tuổi răng ở mỗi nhóm
tuổi.

Nhóm tuổi
Mẫu chung

Giới
Nam
Nữ

Tuổi thật
10,63±2,02
10,67±2,03

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Tuổi răng
12,05±2,68
11,90±2,78

TB ±ĐLC
p2
p1 (ss nam và nữ) TB khác biệt TR và TT (SS TT và TR)
0,354
1,40±1,26
***
1,21±1,29
***

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012


Nghiên cứu Y học
Nhóm tuổi

6-6,99 tuổi
7-7,99 tuổi
8-8,99 tuổi
9-9,99 tuổi
10-10,99 tuổi
11-11,99 tuổi
12-12,99 tuổi
13-14 tuổi

Giới
Toàn thể
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam

Nữ

Tuổi thật
10,67±2.01
6,70±0,17
6,64±0,26
7,50±0,25
7,60±0,27
8,44±0,25
8,49±0,28
9,51±0,25
9,45±0,28
10,51±0,30
10,51±0,28
11,49±0,23
11,49±0,28
12,47±0,29
12,53±0,27
13,45±0,27
13,47±0,27

Tuổi răng
11,96±2,75
8,30±0,61
7,53±0,45
8,51±0,59
8,10±0,70
9,14±0,87
8,76±1,01
10,30±1,11

10,18±1,38
11,85±1,35
11,74±1,40
13,19±1,56
13,29±1,27
14,61±1,23
14,33±1,34
15,11±1,23
15,03±1,13

TB ±ĐLC
p2
p1 (ss nam và nữ) TB khác biệt TR và TT (SS TT và TR)
1,28±1,28
***
0,974
1,60±0,71
***
0,88±0,50
***
0,658
1,01±0,56
***
0,50±0,71
***
0,222
0,69±0,87
***
0,26±0,97
***

0,015*
0,79±1,05
***
0,73±1,28
***
0,524
1,33±1,28
***
1,23±1,36
***
0,003*
1,69±1,54
***
1,79±1,22
***
0,362
2,14±1,20
***
1,80±1,27
***
0,250
1,66±1,20
***
1,56±1,14
***

p1: t-test cho hai mẫu độc lập, p2: t-test bắt cặp.

Xây dựng phương trình hồi quy để định tuổi
răng.

Dựa theo biểu đồ đám mây phân tán đại
diện cho các giá trị điểm số trưởng thành trong
tương quan với tuổi thật, mô hình hồi quy chọn
lựa có thể sẽ theo quy luật của phương trình bậc
nhất, bậc hai hay bậc ba. Do phương trình bậc
ba có giá trị r2 cao nhất nên được chọn để xây
dựng nên hàm số định tuổi từ điểm số trưởng
thành, phương trình định tuổi cho mỗi giới như
sau:
Nam y= -214, 55 + 8,366x - 0,105 x2 + 0,0004x3
Nữ y= -335,94 + 12,825x- 0,159 x2 + 0,0006x3
Trong đó y là tuổi dự đoán, x là điểm số
trưởng thành tính từ sự phát triển của bảy răng
vĩnh viễn hàm dưới. Phương trình này có giá trị
r2 là 0, 813 cho mẫu nam và 0,80 cho mẫu nữ.

Định tuổi dựa vào răng khôn

Bắt đầu hình thành và thiếu răng khôn
Tuổi trung bình của giai đoạn bắt đầu hình
thành mầm răng khôn tương tự nhau cho nam
và nữ cũng như giữa hai bên phải-trái, giữa hai
hàm trên-dưới và thay đổi từ 8-13,40 tuổi.
Tỉ lệ thiếu răng khôn ở hàm trên cao hơn so
với hàm dưới, không có sự khác biệt giữa hai
bên; còn nếu xét tương quan với giới thì tỉ lệ này
ở nam cao hơn so với nữ. Tỉ lệ thiếu răng khôn
thay đổi từ 2,2% đến 7,9%, tùy thuộc vào giới và
vị trí của răng khôn trong đó tỉ lệ thiếu ít nhất 1
răng khôn là 13,4% ở nam và 11% ở nữ.


Định tuổi dựa vào răng khôn theo giới và vị
trí răng khôn
Tuổi trung bình của từng giai đoạn phát
triển của răng khôn hàm trên và hàm dưới ở nữ
cao hơn ở nam, tuy nhiên sự khác biệt chỉ có ý
nghĩa thống kê ở một vài giai đoạn.

Bảng 3: Độ tuổi trung bình từng giai đoạn phát triển của răng khôn hàm trên.
Giai đoạn
phát triển
A
B
C
D
E

6

Nam
9,85±1,14
10,16±1,39
11,01±0,86
12,82±1,66
14,56±1,74

Răng 1.8
Nữ
9,76±1,15
10,10±1,15

11,28±1,42
12,80±1,76
15,06±1,93

p
0,844
0,316
0,014*
0,313
0,243

Nam
9,85±1,23
9,95±1,26
11,42±1,76
12,65±1,42
14,71±1,81

Răng 2.8
Nữ
9,70±1,07
10,18±1,40
11,34±1,55
12,74±1,65
15,21±2,08

p
0,679
0,465
0,965

0,083
0,124

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Giai đoạn
phát triển
F
G
H

Nam
16,38±1,64
17,45±1,88
20,12±1,92

Răng 1.8
Nữ
17,10±1,91
18,47±2,17
20,91±1,80

p
0,072
0,140
0,408

Nghiên cứu Y học


Nam
16,78±2,17
17,35±1,67
20,18±1,89

Răng 2.8
Nữ
16,83±1,80
18,49±2,29
20,84±1,83

p
0,887
0,020*
0,626

Nam
9,88±1,18
10,22±1,24
11,43±1,40
12,67±1,25
14,66±1,69
16,04±1,36
17,39±1,54
20,11±1,99

Răng 4.8
Nữ
9,55±1,08

10,28±1,27
11,45±1,52
12,82±1,60
15,09±1,90
16,84±2,10
18,22±2,00
20,96±1,81

p
0,706
0,920
0,708
0,012*
0,265
0,004*
0,013*
0,355

Bảng 4: Độ tuổi TB từng giai đoạn phát triển của răng khôn dưới.
Giai đoạn
phát triển
A
B
C
D
E
F
G
H


Nam
9,60±1,19
10,49±1,27
11,27±1,41
12,82±1,42
14,77±1,74
16,22±1,55
17,40±1,35
20,11±2,01

Răng 3.8
Nữ
9,53±1,13
10,29±1,32
11,39±1,54
12,88±1,64
15,21±1,97
16,95±1,99
18,20±1,95
20,94±1,82

p
0,950
0,428
0,875
0,072
0,142
0,043*
0,007**
0,263


Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tuổi trung bình của từng giai đoạn phát triển
giữa răng khôn bên phải và bên trái, giữa răng
khôn hàm trên và hàm dưới ở cả hai giới, sự
khác biệt nếu có chỉ là ngẫu nhiên và không có
xu hướng nổi trội hơn ở bên nào hay hàm nào.

Xây dựng phương trình hồi quy định tuổi theo
sự phát triển của răng khôn
Phân tích hồi quy đa biến cho ra nhiều công
thức định tuổi, những công thức hồi quy này
thay đổi theo giới, số lượng và vị trí của răng.

Bảng 5: Phương trình hồi quy dự đoán tuổi dựa vào giới, số lượng và vị trí của răng khôn.
Nam
4 răng khôn
Răng khôn trên P
Răng khôn trên T
Răng khôn dưới T
Răng khôn dưới P
Răng khôn trên
Răng khôn dưới
Răng khôn trái
Răng khôn phải
Nữ
4 răng khôn
Răng khôn trên P
Răng khôn trên T
Răng khôn dưới T

Răng khôn dưới P
Răng khôn trên
Răng khôn dưới
Răng khôn trái
Răng khôn phải

Phương trình hồi quy
6,087 + 0,276 (R18) + 0,503 (R28) + 0,333 (R38) + 0,634 (R48)
6,201 + 1,688 (R18)
6,095 + 1,709 (R28)
6,538 + 1,636 (R38)
6,480 + 1,634 (R48)
6,064 + 0,779 (R18) + 0,937 (R28)
6,446 + 0,660 (R38) + 0,986 (R48)
6,111 + 0,818 (R28) + 0,897 (R38)
6,158 + 0,727 (R18) + 0,971 (R48)
Phương trình hồi quy
5,633+0,707(R18)+0,131(R28)+0,504(R38)+0,540(R48)
5,792 + 1,850 (R18)
5,790 + 1,845 (R28)
6,020+ 1,811 (R38)
6,000 + 1,808 (R48)
5,710 + 1,110 (R18) + 0,754 (R28)
5,932 + 0,866 (R38) + 0,958 (R48)
5,697 + 0,827 (R28) + 1,043 (R38)
5,657 + 0,886 (R18) + 0,990 (R48)

Khả năng dự đoán các mốc tuổi theo sự phát
triển của răng khôn
Khả năng dự đoán các mốc tuổi của một cá


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

r2
0,823
0,791
0,793
0,799
0,804
0,800
0,808
0,818
0,819
r2
0,827
0,800
0,794
0,804
0,806
0,804
0,812
0,819
0,824

Sai số chuẩn
1,548
1,677
1,666
1,641
1,622

1,642
1,607
1,564
1,562
Sai số chuẩn
1,678
1,802
1,826
1,781
1,775
1,781
1,787
1,713
1,688

thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn phát
triển của răng khôn.
Bảng 6: Khả năng dự đoán các cá thể dưới mốc tuổi

7


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

14,16,18 dựa vào sự phát triển của răng khôn.
Giai Răng
đoạn
A


B

C

D

E

F

G

H

18
28
38
48
18
28
38
48
18
28
38
48
18
28
38

48
18
28
38
48
18
28
38
48
18
28
38
48
18
28
38
48

14
100%
100%
100%
100%
98,2%
100%
98,3%
100%
100%
93%
96,7%

95,1%
83,1%
95%
83,1%
85,8%
40,5%
36,6%
35,4%
39,1%
2,6%
2,9%
6,5%
3,6%
0%
0%
0%
0%
0%
0%
0%
0%

Nam
16
100%
100%
100%
100%
100%
100%

100%
100%
100%
98,6%
100%
100%
95,3%
97,7%
96,9%
98,7%
87,4%
83%
83,2%
83,5%
42,1%
43%
45,2%
53,6%
20,6%
22,2%
13,6%
15,7%
1%
1%
2%
1,9%

18
100%
100%

100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
98,6%
100%
100%
99,4%
100%
99,4%
100%
94,6%
95,5%
96,5%
95,7%
89,5%
80%
80,6%
92,9%
70,6%
75%
77,3%
70,6%
12,9%
11,3%
13,7%
14,3%


14
100%
100%
100%
100%
100%
98,9%
100%
99,1%
95,5%
99,2%
93,6%
94,7%
80,8%
81,3%
80,1%
81,7%
32%
31,7%
30,2%
31,3%
5,1%
6,3%
5,3%
6,6%
0%
0%
0%
0%

0%
0%
0%
0%

Nữ
16
100%
100%
100%
100
100%
100%
100%
100%
99,2%
99,3%
98,4%
98,9%
95,8%
96,2%
95,8%
96%
74,5%
71%
70,2%
72,4%
26,5%
30,5%
30,7%

36,8%
12,3%
15,5%
16,4%
15,2%
0%
0%
0%
0%

18
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
99,2%
99,3%
99,5%
99,5%
98,3%
99,2%
98,2%
98,8%
90,3%
87,7%
89,8%

89,7%
66,7%
70,8%
70,7%
72,4%
41,1%
40,8%
37,6%
41,4%
6%
7,1%
8%
7,4%

BÀN LUẬN
Định tuổi dựa vào bảy răng vĩnh viễn hàm
dưới
Định tuổi theo 2 phương pháp Dermirjian và
Willem
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi thật và tuổi
răng định theo phương pháp Demirjian với
trung bình khác biệt giữa tuổi răng và tuổi
thật ở nam là 2,47 năm và nữ là 2,22 năm, rõ
ràng rằng có sự đánh giá cao về tuổi răng khi
sử dụng phương pháp Demirjian ở cả hai giới,
sự khác biệt này xảy ra trong toàn bộ mẫu

8


cũng như khắp các nhóm tuổi với xu hướng
gia tăng sự đánh giá cao ở những nhóm trẻ
lớn tuổi hơn. Các nghiên cứu khác trên thế
giới cũng có kết quả tương tự(5,11); đây cũng là
xu hướng thông thường khi dùng phương
pháp Demirjian để định tuổi: Có sự đánh giá
cao về tuổi khi áp dụng cho các dân tộc khác nhau,
mức độ khác nhau về sự khác biệt giữa các
nghiên cứu có thể được giải thích bởi nhiều lý
do: cỡ mẫu hay sự khác biệt về dân tộc(9,17,18).
Khi ước lượng tuổi răng theo phương pháp
Willem, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa tuổi thật và tuổi răng, trung
bình khác biệt giữa tuổi răng và tuổi thật ở nam
là 1,40 năm và nữ là 1,21 năm, kết quả này tuy
nhỏ hơn so với phương pháp Demirjian nhưng
rõ ràng vẫn có sự đánh giá cao về tuổi răng ở cả
hai giới, sự khác biệt này xảy ra trong toàn bộ
mẫu cũng như khắp các nhóm tuổi không theo
xu hướng rõ rệt nào cả. Ngoài ra, tương tự như
phương pháp Demirjian, sự định tuổi theo
phương pháp Willem vẫn có độ chính xác khi
định tuổi cao hơn ở nữ so với nam với trung
bình khác biệt giữa tuổi thật và tuổi răng ở nữ
thường thấp hơn nam. Tuy phương pháp
Willem có cải thiện về độ chính xác hơn so với
phương pháp Demirjian nhưng vẫn tồn tại sự
khác biệt có ý nghĩa giữa tuổi thật và tuổi răng,
điều này cho thấy rằng sự đánh giá cao về tuổi
thì không chắc chắn rằng là do xu hướng phát

triển sớm ở thời kỳ đương đại(14). Ngược lại, có
thể rất thích hợp để thừa nhận rằng phương
pháp Demirjian không thể áp dụng cho mọi dân
tộc và nhu cầu cần có các tiêu chuẩn dân tộc
riêng biệt là hoàn toàn hợp lý.

Xây dựng phương trình hồi quy để định tuổi
răng
Từ phân tích trên, tác giả đã thực hiện phân
tích hồi quy tuyến tính đa biến để xây dựng
phương trình hồi quy định tuổi răng cho người
Việt theo điểm số trưởng thành. Từ kết quả của
phép hồi quy, tuổi ước lượng của các cá thể
trong nghiên cứu tính theo phương trình được
so sánh với tuổi thật và kết quả cho thấy số

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
trường hợp có tuổi ước lượng trong khoảng 1
năm so với tuổi thật chiếm tỉ lệ là 76,5% ở nam
và 73,8% ở nữ, giá trị này cải thiện hơn nhiều so
với tiêu chuẩn của Demirjian. Trên thực tế, giá trị
chênh lệch trong khoảng 1 năm là giới hạn có thể chấp
nhận được để có thể có ích trong chẩn đoán tăng
trưởng cũng như trong pháp y. Mặc dù không thể
so sánh trực tiếp với kết quả từ các nghiên cứu
khác do nhiều yếu tố như: phương pháp thống
kê khác nhau, sự khác biệt về phân bố tuổi trong

mẫu nghiên cứu, sự biến thiên giữa các dân tộc;
việc ước lượng tuổi theo phân tích hồi quy
tuyến tính đa biến với các dữ liệu trên nhóm trẻ
Việt có thể được xem như đủ độ chính xác để áp
dụng trong lãnh vực pháp y cũng như lâm sàng.

Định tuổi dựa vào răng khôn
Bắt đầu hình thành răng khôn và thiếu răng
bẩm sinh
Tuổi bắt đầu hình thành mầm răng khôn
rất thay đổi trong các nghiên cứu đã công bố
trong đó tuổi trung bình bắt đầu hình thành
răng khôn là 8-8,99 với khoảng biến thiên khá
lớn từ 6-14(1,4,12); trong nghiên cứu này, răng
khôn bắt đầu hình thành từ lứa tuổi 8 và kéo
dài đến tận độ tuổi 14, rõ ràng là có sự biến
thiên khá lớn, vì thế thiếu hình thành mầm
răng xem như dấu hiệu thiếu răng không thể
kết luận sớm trước độ tuổi này; ngoài ra
không có sự khác biệt về thời gian hình thành
răng khôn theo giới cũng như theo vị trí.
Nghiên cứu này chọn mốc tuổi 14 để khảo
sát sự thiếu răng khôn, các cá thể nhỏ hơn độ
tuổi này không phù hợp vì có thể là răng khôn
chưa phát triển, nếu một cá thể không có hình
ảnh của răng khôn trên phim sau lứa tuổi 14 thì
khả năng thiếu răng gần như là chắc chắn, các
răng khôn còn lại trên cung hàm sẽ được dùng
làm cơ sở cho việc định tuổi; nếu cả 4 răng khôn
đều cùng không xuất hiện sau độ tuổi này thì

việc định tuổi dựa vào răng sẽ không thực hiện
được mà phải dựa vào các chỉ báo về phát triển
khác. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ
bệnh nhân có thiếu ít nhất 1 răng khôn là 13,4%
ở nam và 11% ở nữ; so với các nghiên cứu khác

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

thì kết quả rất khác nhau, sự khác biệt này có thể
do các nghiên cứu khác không phân biệt các cá
thể không có răng khôn với các cá thể có răng
khôn chưa phát triển sau tuổi khảo sát nên có sự
gia tăng tỉ lệ cá thể không có răng khôn. Ngoài
ra, kết quả về tỉ lệ thiếu răng khôn cao hơn
nhiều ở hàm trên so với hàm dưới cũng đã
thống nhất với ý kiến từ nhiều nghiên cứu
trước(13), còn sự khác biệt giữa hai giới đối với tỉ
lệ thiếu răng khôn thì kết quả trong nghiên cứu
lại không thống nhất với các tài liệu trong y
văn(7,10).

Sự phát triển của răng khôn theo giới và vị trí
Sự hình thành răng khôn ở nam chậm hơn
nữ chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình phát
triển, còn lại thì tuổi trung bình đạt đến các giai
đoạn phát triển ở nam đều thấp hơn so với nữ,
có nghĩa là nam có sự phát triển răng khôn sớm hơn
so với nữ, sự khác biệt này càng gia tăng ở các

giai đoạn cuối của quá trình hình thành chân
răng, điều này tương tự với kết quả từ phần lớn
các nghiên cứu khác(8). Các phát hiện nam đạt
đến các giai đoạn hình thành răng ở độ tuổi sớm
hơn nữ chỉ duy nhất thấy ở răng khôn, còn đối
với các răng vĩnh viễn khác thì sự phát triển
răng luôn sớm hơn ở nữ. Không có sự khác biệt
có ý nghĩa về độ tuổi trung bình của từng giai
đoạn phát triển của răng khôn giữa hai hàm trên
và dưới ở cả 2 giới cũng như giữa bên phải và
trái; không có bên nào có răng khôn phát triển
nhanh hơn một cách hệ thống so với bên còn lại
cũng như không phát hiện được xu hướng phát
triển sớm nổi trội rõ ràng ở hàm nào, điều này
cũng được các nghiên cứu trước đây đồng ý(15).
Nghiên cứu này bước đầu đưa ra những số
liệu tham khảo cho người Việt nam về sự phát
triển của răng khôn, việc so sánh với kết quả từ
các nghiên cứu khác khó thực hiện do khác
nhau về nhiều yếu tố, cần có thêm nhiều nghiên
cứu để làm rõ điều này.

Xây dựng phương trình hồi quy để định tuổi
theo sự phát triển của răng khôn
Phân tích hồi quy đa biến đã xây dựng
nhiều công thức định tuổi theo sự phát triển của

9



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

răng khôn, tùy thuộc vào giới, số lượng và vị trí
của răng khôn hiện diện trên cung hàm; giá trị
của hệ số tương quan r2 trong các công thức
thay đổi từ 0,79-0,81 ở nam và từ 0,79-0,82 ở nữ,
nếu có cả bốn răng khôn thì phương trình có giá
trị r2 cao nhất. Về phương diện thực hành, việc
xây dựng các công thức hồi quy theo vị trí của
răng thích hợp vì khi những răng ở vị trí không
thuận lợi, nằm ngoài tiêu điểm mô tả của phim
toàn cảnh hay có hình ảnh trùng lên những cấu
trúc giải phẫu lân cận như lồi củ hàm trên hay
đáy xoang hàm thì sẽ bị loại và có thể dùng
công thức cho các răng khôn còn lại; ngoài ra
trong vài trường hợp, khi bệnh nhân thiếu một
trong các răng khôn hay các di cốt chỉ còn một
phần xương hàm thì có thể định tuổi riêng biệt
dựa trên những răng có giá trị(6). Phương trình
hồi quy được xây dựng trong nghiên cứu có
khoảng tin cậy của việc ước lượng tuổi là 3,04
cho nam và lần lượt ở nữ là 3,28, kết quả này
cho thấy việc định tuổi khó có thể có độ chính xác do
khoảng biến thiên khá lớn do đó không thể xem
như là phương pháp chẩn đoán tuổi tối ưu. Mặt
khác, nếu tiếp cận theo hướng xác định xác suất
của một cá thể ở độ tuổi X khi biết giai đoạn
hình thành răng khôn thì sẽ dễ dàng trả lời hơn

và giảm được những khó khăn khi cố gắng định
tuổi trong một khoảng thời gian gồm nhiều
năm. Với mục tiêu pháp y thì các khoảng tuổi
14, 16, 18 tuổi là những điểm cắt rất quan trọng,
ở mỗi mốc tuổi, sự chính xác hợp lý có thể đạt
được ở hai thái cực, ví dụ như ở mốc tuổi 18:
nếu một cá thể có răng khôn ở giai đoạn từ A
đến D thì rất ít khả năng đạt được 18 tuổi (1-2%),
mặt khác, nếu ở giai đoạn H (đã đóng chóp) thì
có thể tin tưởng hợp lý rằng người đó ít nhất là
18 tuổi, khả năng đạt được độ tuổi này là rất cao
(85,7% đến 88,7% ở nam trong khi ở nữ là từ
92% đến 94%). Còn khi sự phát triển răng của
một cá thể ở một trong ba giai đoạn trung gian
E, F, G thì khả năng tiên đoán khá mơ hồ để cho
rằng cá thể này là nhỏ hay lớn hơn 18 tuổi.
Tóm lại, cho dù sử dụng phương trình hồi
quy hay mức độ tin tưởng của người khảo sát
trong việc cho một người đạt ít nhất ở độ tuổi

10

nào đó thì việc sử dụng răng khôn để phân định
khả năng đạt trưởng thành (tuổi 18) hay chưa
còn là một thách thức đối với các nhà nghiên
cứu. Điều này cũng đã được các tác giả nhất trí
và cho rằng răng khôn không là lựa chọn tốt cho
việc định tuổi pháp y, dù vậy vẫn có thể thay
cho việc không có những thông tin tốt hơn
trong khoảng thời gian này(16). Theo khuyến cáo

của nhóm nghiên cứu về chẩn đoán tuổi pháp y,
việc định tuổi trên người sống phải được kết
hợp từ nhiều phương pháp để tăng độ chính xác
của việc định tuổi.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát sự
phát triển của các răng vĩnh viễn trên mẫu gồm
2547 phim toàn cảnh của các cá thể người Việt
từ 6 đến 24 tuổi (822 nam và 1725 nữ) cho phép
kết luận như sau:

Về định tuổi dựa vào bảy răng vĩnh viễn
hàm dưới
Định tuổi theo phương pháp Demirjian và
Willem
Tuổi răng ở nhóm trẻ Việt Nam được đánh
giá theo phương pháp Demirjian và phương
pháp Willem thì khác biệt so với tuổi thật trong
mẫu nghiên cứu trong đó chủ yếu là tuổi răng
lớn hơn.
Các tiêu chuẩn định tuổi theo Demirjian và
Willem không phù hợp với mẫu nghiên cứu,
như vậy cần phải thiết lập tiêu chuẩn định tuổi
riêng cho mẫu trẻ Việt Nam.

Phương trình hồi quy định tuổi
Phương trình hồi quy định tuổi từ điểm số
trưởng thành răng, được xác định theo sự phát
triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới cho mẫu

trẻ Việt Nam riêng biệt theo giới như sau:
Nam y= -214, 55 + 8,366x - 0,105 x2 + 0,0004x3
Nữ y= -335,94 + 12,825x- 0,159 x2 + 0,0006x3
Trong đó y là tuổi dự đoán, x là điểm số
trưởng thành tính từ sự phát triển của bảy răng
vĩnh viễn hàm dưới.
Như vậy, các giai đoạn Demirjian và phân

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

tích hồi quy tuyến tính đa biến có thể cung cấp
một phương pháp chính xác và dễ sử dụng để
định tuổi ở trẻ em, có khả năng áp dụng trong
thực hành lâm sàng và pháp y.

việc không có những thông tin tốt hơn. Để tăng
sự chính xác khi định tuổi, cần phối hợp thêm
với các phương pháp định tuổi dựa vào các chỉ
báo sinh học khác.

Về định tuổi dựa vào răng khôn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sự phát triển của răng khôn

Sự phát triển của răng khôn ở người Việt bắt
đầu lúc 8 tuổi ở cả nam và nữ và hoàn thiện lúc
24 tuổi, các cá thể nam có độ tuổi của các giai
đoạn hình thành răng khôn nhỏ hơn nữ cho
thấy sự phát triển sớm hơn nữ; không có sự
khác biệt về độ tuổi của các giai đoạn hình
thành răng khôn giữa hai hàm trên dưới cũng
như giữa hai bên cung hàm.

1.

Tỉ lệ thiếu răng khôn từ 2,2% đến 7,9%, thay
đổi tùy thuộc vào giới và vị trí của răng khôn,
trong đó tỉ lệ thiếu ít nhất 1 răng khôn là 13,4% ở
nam và 11% ở nữ.

Phương trình hồi quy định tuổi
Phương trình hồi quy định tuổi dựa vào sự
phát triển của răng khôn khi cả 4 răng cùng hiện
diện là:

2.

3.

4.

5.

6.


7.

8.

Phương trình ở nam: 8,48 + 0,124 (R18) + 0,189
(R28) + 0,318 (R38) + 0,686 (R48)
Phương trình ở nữ: 7,94 + 0,138 (R18) + 0,197
(R28) + 0,515 (R38) + 0,658 (R48)

9.

Khi áp dụng phương trình này để định tuổi
cho một cá thể, khoảng tin cậy 95% cho một lần
đánh giá dựa trên sự phát triển của răng khôn
khoảng 3 năm, cho thấy rằng việc định tuổi dựa
vào sự phát triển của răng khôn ít chính xác hơn
so với bảy răng vĩnh viễn do sự biến thiên cao
trong phát triển của răng này.

10.

Khả năng dự đoán một cá thể ở độ tuổi trên
18 dựa theo giai đoạn phát triển H của răng
khôn ở nam từ 85,7% đến 88,7% trong khi ở nữ
là từ 92% đến 94%.
Chẩn đoán tuổi sinh học trong giai đoạn
thanh thiếu niên có thể thực hiện dựa vào khảo
sát sự phát triển của răng khôn và là phương
pháp được ưa chuộng trong pháp y, mặc dù sự

biến thiên đáng kể của răng này làm giảm giá trị
chính xác khi định tuổi nhưng có thể thay cho

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

Arany S, Iino M, Yoshioka N (2004). Radiographic survey of
third molar development in relation to chronological age among
Japanese juveniles. J Forensic Sci, 49(3): 534-538.
Bagherpour A, Imanimoghaddam M, Bagherpour MR,
Einolghozati M (2010). Dental age assessment among Iranian
children aged 6-13 years using the Demirjian method. Forensic
Sci Int, 197(1-3): 121-124.
Chen JW, Guo J, Zhou J, Liu RK, Chen TT, Zou SJ (2010).
Assessment of dental maturity of western Chinese children
using Demirjian's method. Forensic Sci Int, 197(1-3): 111-114.
De Salvia A, Calzetta C, Orrico M, De Leo D (2004). Third

mandibular molar radiological development as an indicator of
chronological age in a European population. Forensic Sci Int, 146:
S9-S12.
Demirjian A, Goldstein H (1976). New systems for dental
maturity based on seven and four teeth. Ann Hum Biol, 3(5):
411-421.
Gunst K, Mesotten K, Carbonez A, Willems G (2003). Third
molar root development in relation to chronological age: a large
sample sized retrospective study. Forensic Sci Int, 136(1-3): 52-57.
Harris EF (2007). Mineralization of the mandibular third molar: a
study of American blacks and whites. Am J Phys Anthropol,
132(1): 98-109.
Kasper KA, Austin D, Kvanli AH, Rios TR, Senn DR (2009).
Reliability of third molar development for age estimation in a
Texas Hispanic population: a comparison study. J Forensic Sci,
54(3): 651-657.
Lee SE, Lee SH, Lee JY, Park HK, Kim YK (2008). Age
estimation of Korean children based on dental maturity".
Forensic Sci Int, 178(2-3): 125-131.
Lee SH, Lee JY, Park HK, Kim YK (2009). Development of
third molars in Korean juveniles and adolescents. Forensic Sci
Int, 188(1-3): 107-111.
Liversidge HM (2010). Interpreting group differences using
Demirjian's dental maturity method. Forensic Sci Int, 201(1-3):
95-101.
Liversidge HM, Chaillet N, Mornstad H, Nystrom M, Rowlings
K, Taylor J, et al (2006). Timing of Demirjian's tooth formation
stages. Ann Hum Biol, 33(4): 454-470.
Mesotten K, Gunst K, Carbonez A, Willems G (2002). Dental age
estimation and third molars: a preliminary study". Forensic Sci

Int, 129(2): 110-115.
Nik-Hussein NN, Kee KM, Gan P (2010). Validity of Demirjian
and Willems methods for dental age estimation for Malaysian
children aged 5-15 years old. Forensic Sci Int, 204(1-3): 201-206.
Olze A, Taniguchi M, Schmeling A, Zhu BL, Yamada Y, Maeda
H, et al (2003). Comparative study on the chronology of third
molar mineralization in a Japanese and a German population.
Leg Med (Tokyo), 5(Suppl 1): S256-260.
Prieto JL, Barberia E, Ortega R, Magana C (2005). Evaluation of
chronological age based on third molar development in the
Spanish population. Int J Legal Med, 119(6): 349-354.
Qudeimat MA, Behbehani F (2009). Dental age assessment for

11


Nghiên cứu Y học

18.

12

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Kuwaiti children using Demirjian's method. Ann Hum Biol, 110.
Tunc ES, Koyuturk AE (2008). Dental age assessment using

Demirjian's method on northern Turkish children. Forensic Sci
Int, 175(1): 23-26.


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



×