Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tuần 24 - Lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.83 KB, 6 trang )

Tuần 24
TẬP ĐỌC: QUẢ TIM KHỈ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng
- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: Trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò,…
- Hiểu nội dung câu chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng
đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu
không bao giờ có bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc bài thơ: “ Sư tử xuất quân “ sau đó trả lời
câu hỏi trong SGK.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì ? ( 1 chú Khỉ
đang ngồi trên lưng một con Cá Sấu )
* Giáo viên nói: Cá Sấu và Khỉ có chuyện gì với nhau mà cho đến tận bây
giờ họ nhà Khỉ vẫn không thèm chơi với Cá Sấu ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài
này qua bài tập đọc hôm nay.
2. Luyện đọc:
2.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bài
2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
* Luyện phát âm:
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi 1 học sinh đọc chú giải
- Luyện đọc ngắt giọng, nhấn giọng
các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn


văn tả Cá Sấu.
- Một con vật da sần sùi,/ dài thượt,/
nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi
cưa sắc,/ trườn lên bãi cát.// Nó nhìn
Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng
nước mắt chảy dài.//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Khỉ đối xử với Cá Sấu như
thế nào ?
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu
- Quả tim, ven sông, quẫy mạnh, dài
thượt, ngạc nhiên, hoảng sợ, trấn tĩnh,
tẽn tò, lủi mất,….
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
trước lớp.
- Cá nhân đồng thanh
- Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn
Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày
nào Khỉ cũng hái trái cây cho Cá Sấu
ăn.
* Câu 2: Cá Sấu định lừa Khỉ như thế
nào ?
* Câu 3: Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát
nạn ?
- Câu nói nào của Khỉ làm cho Cá Sấu
tin Khỉ ?
* Câu 4: Tại sao Cá Sấu lai tẽn tò, lủi
mất ?

* Câu 5: Hãy tìm những từ nói lên tính
nết của Khỉ và Cá Sấu ?
4. Luyện đọc lại:
- Cho 2,3 học sinh thi đọc truyện
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà
mình. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng nó.
Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần
quả tim của Khỉ để dành cho Vua Cá
Sấu ăn.
- Khỉ giả vờ giúp Cá Sấu bảo Cá Sấu
đưa trở lại bờ, lấy quả tim để ở nhà.
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng
bảo trước. Bằng câu nói ấy, Khỉ làm
cho Cá Sấu tưởng rằng Khỉ sẵn sàng
tặng tim của mình cho Cá Sấu.
- Cá Sấu tẽn tò, lủi mất và lộ bộ mặt
bội bạc, giả dối.
* Khỉ: Tốt bụng, thật thà, thông minh.
* Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác.
- Học sinh thi đọc theo vai
5. Củng cố - dặn dò:
* Câu chuyện nói với em điều gì ? Những kẻ bội bạc, giả dối không bao
giờ có bạn ?
* Nhận xét tiết học
* Về nhà đọc trước nội dung tiết kể chuyện
* Bài sau: Gấu trắng là chúa tò mò
TẬP ĐỌC: GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ

- Bước đầu biết chuyển giọng cho phù hợp với nội dung bài
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Bắc cực, thuỷ thủ, khiếp đảm.
- Hiểu nội dung bài: Gấu trắng Bắc cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết lợi
dụng tính tò mò của Gấu trắng mà một chàng thuỷ thủ đã thoát nạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Quả địa cầu
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên đọc bài và trả lời câu hỏi SGK. Câu
chuyện muốn nói với em điều gì ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học một câu chuyện khoa học rất thú
vị: “ Gấu trắng là chúa tò mò “. Với câu chuyện này, các em sẽ biết tính tò mò
rất buồn cười của Gấu trắng Bắc Cực. Nhờ biết lợi dụng tính tò mò của Gấu
trắng mà một thuỷ thủ đã thoát nạn khi bị nó đuổi.
2. Luyện đọc
2.1 Giáo viên đọc mẫu
2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu
* Luyện phát âm: ki lô gam, thủy thủ,
trở về, khiếp đảm, đuổi theo, mũ, suýt
nữa, run cầm cập.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi học sinh đọc chú giải
- Cho học sinh đọc từng đoạn
* Đ1: Từ đầu………ki lô gam
* Đ2: Đặc biệt……..cái mũ
* Đ3: Phần còn lại
* Luyện đọc ngắt hơi, nhấn giọng

+ Nhưng vì nó chạy rất nhanh / nên
suýt nữa thì tóm được anh// May mà
anh đã kịp nhảy lên tàu,/ vừa sợ vừa rét
run cầm cập.//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Hình dáng của Gấu trắng như
thế nào ?
- Chỉ vùng bắc cực trên quả địa cầu ?
- Cho học sinh xem tranh gấu bắc cực
* Câu 2: Tính nết của Gấu trắng có gì
- Học sinh nối tiếp từng câu
- Học sinh phát âm
- Học sinh đọc chú giải
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Học sinh đọc nhấn giọng, ngắt hơi ở
các câu bên.
- Đọc trong nhóm
- Gấu trắng màu lông trắng toát, cao
gần 3 mét, nặng 800kg
- Gấu trắng rất tò mò, thấy vật gì lạ
đặc biệt ?
Tò mò: thích tìm tòi, dò hỏi để biết bất
cứ điều gì, có khi không liên quan đến
mình.
* Câu 3: Người thủy thủ đã làm cách
nào để khỏi bị Gấu trắng vồ ?
- Hành động của người thuỷ thủ cho

thấy anh là người thế nào ?
- Khi gặp Voi đuổi không được chảy
thẳng. Khi đi rừng nếu vác cây nứa
nhọn Hổ sẽ không dám lại gần.
4. Thi đọc lại bài
cũng đánh hỏi xem thử.
- Học sinh quan sát tranh trong SGK
- Bị Gấu trắng sực nhớ con vật này có
tính tò mò, anh vừa chạy vừa vứt các
vật trên người: mũ, áo, găng tay,… để
gấu dừng lại, tạo thời gian cho anh kịp
chạy thoát.
- Anh rất thông minh xử trí nhanh khi
gặp nạn.
- 4 học sinh thi đọc lại bài
- Lớp bình chọn người đọc hay
5. Củng cố - dặn dò:
Truyện này kể điều gì ? Gấu trắng Bắc Cực là một con vật rất tò mò. Nhờ
biết đặc điểm này của Gấu trắng mà một chàng thuỷ thủ đã thoát nạn.
* Bài sau: Voi nhà
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2005
TẬP ĐỌC: VOI NHÀ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ: khựng lại, nhúc nhích,
vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt voi. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc phân biệt lời
người kể với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Khựng lại, rú ga, thu lu,….

- Hiểu nội dung bài: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà làm nhiều việc
có ích giúp con người.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài: “Gấu trắng là chúa tò
mò “ và trả lời một số câu hỏi SGK.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Tranh vẽ cảnh gì ? ( Một chú Voi đang dùng vòi kéo một
chiếuc xe ô tô qua vũng lầy )
Giáo viên nói: Đây là một con Voi nhà. Voi nhà là một loài Voi như thế
nào ? Bài học hôm nay chúng em sẽ hiểu điều đó.
2. Luyện đọc
2.1 Giáo viên đọc mẫu
2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu
* Luyện phát âm: Voi rừng, nhúc
nhích, vục, vũng lầy, vội vã.
b. Đọc từng đoạn trứơc lớp
- Gọi học sinh đọc chú giải
- Gọi học sinh đọc nối tiếp 2 đoạn
* Đ1: Từ đầu…….qua đêm
* Đ2: Gần sáng…..phải bắn thôi !
* Đ3: Phần còn lại
* Luyện đọc các câu:
Nhưng kìa,/ con Voi quặp chặt vòi vào
đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe
qua vũng lầy.// Lôi xong,/ nó huơ vòi
về phía lùm cây/ rồi lững thững đi theo
hướng bản Tun.//

c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Câu 1: Vì sao những người trên xe
phải ngủ đêm trong rừng ?
* Câu 2: Mọi người lo lắng như thế
nào khi thấy con Voi đến gần xe ?
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu
- Đồng thanh – cá nhân
- Học sinh đọc chú giải
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu
trước lớp
- Vì xe bị sa xuống vũng lẫy không đi
được.
- Mọi người sợ con Voi đập tan xe, Tứ
chộp lấy khẩu súng định bắn Voi, Cần
ngăn lại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×