Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả xử trí chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.29 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XỬ TRÍ CHỬA TRỨNG
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG
Đỗ Quang Anh*; Vũ Văn Tâm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá xử trí các trường hợp chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca bệnh, 244 bệnh nhân (BN) chửa
trứng được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng từ 1 - 1 - 2011 đến 31 - 12 2014. Kết quả: đa số (BN) được nạo hút thai trứng (98,8%), trong đó nạo hút trứng 2 lần 70,9%.
20,9% BN cắt tử cung. Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị 65,5%, thời gian trung bình βhCG trở về âm
tính cho tất cả BN là 8,89 ± 3,42 tuần, nhóm có biến chứng 12,1 ± 4,0 tuần, nhóm không có
biến chứng 7,67 ± 2,15 tuần. Tỷ lệ biến chứng của nhóm chửa trứng toàn phần (CTTP)
41,4%, của nhóm chửa trứng bán phần (CTBP) 19%. Biến chứng phát hiện dựa vào giải phẫu
bệnh 14,6%, trong thời gian theo d i 19,9%. Đa số các biến chứng được phát hiện chủ yếu
trong vòng 8 tuần đầu sau loại bỏ thai trứng (81,3%). Kết luận: theo dõi nồng độ βhCG sau loại
bỏ trứng giúp phát hiện sớm và điều trị khỏi các trường hợp có biến chứng.
* Từ khóa: Chửa trứng; Chửa trứng toàn phần; Chửa trứng bán phần; βhCG.

Evaluation of Management of Molar Pregnancy at Haiphong Hospital
of Obstetrics and Gynecology
Summary
Objectives: To evaluate the management of molar pregnancy at Haiphong Hospital of Obstetrics
and Gynecology. Subjects and methods: A prospective descriptive study of 244 cases with
molar pregnancy treated at Haiphong Hospital of Obstetrics and Gynecology from 1 - 1 - 2011
to 31 - 12 - 2014. Results: Most of patients underwent mole aspiration and curettage (98.8%),
including two-time curettage (70.9%). 20.9% of patients underwent hysterectomy. 65.5% of patients
were found to be cured after molar removal. Mean time for βhCG level went down to negative
values in all patients, complication group, and non-complication group was 8.89 ± 3.42 weeks,
12.1 ± 4.0 weeks and 7.67 ± 2.15 weeks, respectively. Rate of complications in complete mole group
and partial mole group was 41.4% and 19%, respectively. Rate of complications (invasive mole)
was found with histopathology 14.6%; complication found by monitoring βhCG level, which must


be treated by methotrexate was 19.9%. Complications found in period of 8 weeks after molar
removal accounted for 81.3%. Conclusion: Complications could be found early and treated
effectively by following up the βhCG level after mole removal in molar pregnant patients.
* Keywords: Molar pregnancy; Complete mole; Partial mole; βhCG.
* Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
** Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Quang Anh ()
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2017

127


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ

* Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nguyên bào nuôi liên quan đến
thai nghén là một dạng bệnh lý với nhiều
dạng tổn thương, từ dạng lành tính như
chửa trứng đến dạng có xu hướng ác tính
như chửa trứng xâm lấn, u nguyên bào nuôi
(UNBN) vị trí rau bám và dạng ác tính thực
sự là ung thư nguyên bào nuôi. Ở các
nước Đông Nam Á, tỷ lệ mắc bệnh cao.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ này là 1/456, tương đương 2,1/1000
thai nghén [1, 2]. Nước ta nằm trong vùng
dịch tễ có tần suất bệnh nguyên bào

nuôi cao, diễn biến khó đoán trước, việc
chẩn đoán, điều trị và theo dõi tiến triển
của bệnh cần chính xác, kịp thời. Chính
vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm: Đánh giá kết quả xử trí các
trường hợp chửa trứng tại Bệnh viện Phụ
sản Hải Phòng.

- BN được chẩn đoán là chửa trứng
nhưng sau nạo hay sau mổ cắt tử cung
có kết quả giải phẫu bệnh không phải là
CTTP hay CTBP.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các phƣơng pháp oại bỏ thai.

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
BN chửa trứng được nạo hút thai trứng
hay mổ cắt tử cung vì chửa trứng tại Bệnh
viện Phụ sản Hải Phòng từ 1 - 1 - 2011
đến 31 - 12 - 2014.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên
cứu:
- Tất cả BN chửa trứng đ nạo hút thai
trứng hay mổ cắt tử cung do chửa trứng
tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong
các năm 2011 - 2014.

- Kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh
là CTTP, CTBP và một số trường hợp có
kèm theo chửa trứng xâm lấn, ung thư
nguyên bào nuôi, UNBN vị trí rau bám.
- Hồ sơ bệnh án có đầy đủ thông tin cần
thu thập dựa theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
128

- BN chửa trứng không được theo dõi
và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
trong thời gian quy định.
- Hồ sơ bệnh án không đủ các thông tin.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi
cứu, mô tả loạt ca bệnh.
* Chọn mẫu nghiên cứu:
Chúng tôi dùng phương pháp lấy mẫu
thuận tiện, chọn tất cả BN được chẩn
đoán chửa trứng, thỏa mãn tiêu chuẩn
lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Có 244
BN chửa trứng được điều trị tại Bệnh viện
Phụ sản Hải Phòng từ 1 - 1 - 2011 đến 31 12 - 2014 được đưa vào nghiên cứu.

Bảng 1:
Phƣơng pháp điều trị

n

%


Nạo hút Nạo hút trứng 1 lần 68 27,9
trứng
Nạo hút trứng 2 lần 173 70,9
Không nạo hút trứng

Tổng
241/244
98,8%

3

1,2

3/244 (1,2%)

244

100

100

Nạo hút trứng 1 lần
38
+ cắt tử cung

15,6

Nạo hút trứng 2 lần
10
+ cắt tử cung


4,1

Chỉ cắt tử cung

1,2

3/244 (1,2%)

Không cắt tử cung

193 79,1

193 (79,1%)

Tổng

244

Tổng

Cắt tử
cung

3

48/244 (19,7%)

100


100

98,8% BN nạo hút trứng, trong đó
70,9% BN được nạo hút thai trứng 2 lần.
Tỷ lệ nạo thai trứng kèm theo cắt tử cung
19,7%. Chỉ có 3 BN (1,2%) được cắt tử cung
cả khối mà không nạo trứng.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
2. Biến chứng sau nạo trứng.
* Biến chứng cần điều trị hóa chất sau
nạo trứng:
Chửa trứng xâm lấn: 28 BN (14,6%);
di căn: 1 BN (0,5%); biến chứng khi theo
dõi: 37 BN (19,4%); không biến chứng:
125 BN (65,5%).
Sau nạo trứng, 65,5% BN khỏi bệnh
không cần điều trị hóa chất. 34,5% BN có
biến chứng UNBN. Trong đó 19,4% BN
phát hiện dựa vào biến đổi bất thường
của βhCG và 14,6% dựa vào kết quả giải
phẫu bệnh lý.
Bảng 2: Thời gian xuất hiện biến chứng
cần điều trị hóa chất dựa vào theo dõi nồng
độ βhCG.
Thời gian xuất hiện
biến chứng (tuần)

Thời gian βhCG trở về âm tính ở nhóm

có biến chứng cần điều trị hóa chất là
12,1 ± 4,0 tuần; thời gian βhCG trở về âm
tính ở nhóm chưa có biến chứng 7,67 ±
2,15 tuần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05). Thời gian trung bình để
βhCG trở về âm tính ở cả 2 nhóm là 8,89
± 3,42 tuần. βhCG trở về âm tính sớm
nhất 4 tuần, muộn nhất 28 tuần sau loại
bỏ thai trứng.
Bảng 4: Thời gian βhCG trở về âm tính
trong nhóm không có biến chứng.
Thời gian βhCG trở
về âm tính (tuần)

Số ƣợng

Tỷ lệ %

≤4

7

5,6

Số ƣợng

Tỷ lệ (%)

5-9


92

73,6

≤8

31

81,6

10 - 15

26

20,8

9 - 10

7

18,4

Tổng

125

100

Tổng


38

100

( X ± SD)

3. Thời gian βhCG trở về âm tính sau
điều trị.
Bảng 3:

( X± SD)
p

Min = 4, max = 15

Min = 1, max = 10

Trong 38 BN có biến chứng cần điều trị
hóa chất dựa vào theo dõi nồng độ βhCG
sau nạo trứng, 2 BN (5,3%) BN phát hiện
trong 2 tuần đầu sau nạo trứng, trong đó
1 BN di căn phổi; 76,3% BN phát hiện
được sau nạo trứng 3 - 8 tuần; 18,4% BN
phát hiện sau nạo trứng 9 - 10 tuần.

Thời gian
βhCG âm
tính (tuần)

7,67 ± 2,15

( X ± SD)

6 ± 2,3

Kết quả sau điều trị
Không biến
chứng
(n = 125)

Biến chứng
(n = 50)

7,67 ± 2,15
Min = 4,
max = 15

12,1 ± 4,0
Min = 4,
max = 28

0,000

Tổng
(n = 175)

8,89 ± 3,42
Min = 4,
max = 28

Ở nhóm không biến chứng, thời gian

trung bình để βhCG về âm tính 7,67 ±
2,15 tuần. Tỷ lệ βhCG trở về âm tính trong
9 tuần đầu 79,2%.
BÀN LUẬN
1. Phƣơng pháp oại bỏ thai trứng.
Khi đ chẩn đoán là chửa trứng, cần
điều trị loại bỏ trứng càng sớm càng tốt
để đề phòng sảy trứng gây chảy máu
nhiều và nguy cơ tiến triển thành ác tính.
Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc
vào từng BN, nhất là nhu cầu sinh đẻ.
Ở những BN còn trẻ tuổi và có nhu cầu
sinh đẻ, nên chọn phương pháp pháp nạo
hút thai trứng, bảo tồn tử cung. Cắt tử
cung cả khối, hoặc nạo bỏ thai trứng trước,
129


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
sau đó mổ cắt tử cung dự phòng được áp
dụng cho những BN lớn tuổi, đủ con,
nhưng không đợi được để cắt tử cung cả
khối vì đang chảy máu âm đạo nhiều.
Phương pháp cắt tử cung hoàn toàn ngay
từ đầu còn cho biết được loại chửa trứng
lành tính hay UNBN để giúp điều trị hóa
chất sớm cho BN.
Nghiên cứu của Bahar trên 76 BN được
nạo hút trứng 1 lần so với 80 BN nạo hút
trứng 2 lần. Sau 1 năm theo d i thấy tỷ lệ

biến chứng gần như nhau (18% và 16%),
theo tác giả chỉ nên nạo thai trứng 1 lần,
trừ những BN ra máu kéo dài [10]. Nạo lại
lần 2 có thể làm tăng nguy cơ thủng tử
cung, gây dính buồng tử cung và gây nên
hội chứng Asherman (khi buồng tử cung
dính toàn bộ), làm tăng cục nguyên bào
nuôi qua chỗ tổn thương, chui sâu vào tổ
chức ngoại sản mạc.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy 193/244 BN
(99,8%) được điều trị bằng phương pháp
nạo hút thai trứng, trong đó nạo hút trứng
2 lần chiếm tỷ lệ 70,9%, cao hơn số BN
được nạo hút trứng 1 lần (27,9%). 51/244
BN (20,9%) được điều trị bằng phương
pháp cắt tử cung. Đa số BN được cắt tử
cung thuộc nhóm tuổi > 40, đủ con, không
còn nhu cầu sinh đẻ (82,4%). Ở nhóm BN
CTTP, tỷ lệ cắt tử cung (19,7%) cao hơn
nhiều so với nhóm CTBP (3,4%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đa số
các trường hợp cắt tử cung (88,2%) thuộc
nhóm có nguy cơ cao theo thang điểm của
Berkowitz. Kết quả của chúng tôi tương
tự nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn:
số BN cắt tử cung cả khối 16,9% [3], của
Tô Thiên Lý 16,8% [4]. Có thể do tuổi BN
130

nghiên cứu của chúng tôi (30,09 ± 10,41

tuổi) tương tự như Nguyễn Quốc Tuấn
(29,1 ± 9,1 tuổi), BN còn trẻ tuổi nên điều
trị chủ yếu bằng phương pháp nạo hút trứng.
2. Kết quả điều trị và biến chứng.
- Biến chứng trong khi điều trị thai
trứng: chúng tôi không gặp trường hợp
nào có biến chứng thủng tử cung trong
khi làm thủ thuật, xoắn nang hoàng tuyến,
hay nhiễm trùng…
- Biến chứng cần điều trị hóa chất:
tỷ lệ biến chứng cần điều trị hóa chất sau
loại bỏ thai trứng 34,5%, trong đó: chửa
trứng xâm lấn 14,6 %, biến chứng trong
thời gian theo dõi 19,9%. So sánh tỷ lệ
biến chứng ở một số nghiên cứu khác.
Bảng 5: So sánh tỷ lệ biến chứng UNBN
với một số tác giả.
Địa điểm

Thời
gian

Tỷ lệ biến
chứng (%)

Kaye [11]

Uganda

2002


30,7

Trần Thị Phương
Mai [5]

Việt Nam

2004

20,2

Nguyễn Mỹ
Hương [6]

Việt Nam

2003

14,6

Vũ Văn Tâm, Đỗ
Quang Anh

Việt Nam

2011 2014

34,5


Tác giả

28 trường hợp (15,4%) phát hiện biến
chứng UNBN qua xét nghiệm giải phẫu
bệnh. Chỉ có một hình thái UNBN được
phát hiện trên giải phẫu bệnh là chửa
trứng xâm lấn, không có các hình thái
khác như UNBN hay UNBN vị trí rau bám.
Tỷ lệ UNBN theo giải phẫu bệnh trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
Lò Thị Kiều (2011) là 23,5% (19% là chửa
trứng xâm lấn và 4,5% UNBN). Có sự khác
biệt trên là do đối tượng nghiên cứu của


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
chúng tôi gồm nhiều lứa tuổi khác nhau,
còn Lò Thị Kiều chỉ nghiên cứu trên BN
tuổi > 40, là đối tượng nguy cơ cao bị
UNBN [7].
Theo Berkowitz và Ross S (2002), biến
chứng thường xuất hiện sớm sau khi điều
trị thai trứng, 90 - 95% xuất hiện biến
chứng trong vòng 3 tháng đầu, một số
trường hợp khác có thể xuất hiện muộn
hơn trong vòng 6 tháng đến một năm sau
loại bỏ trứng [12].
Biến chứng cần điều trị hóa chất phát
hiện trong thời gian theo dõi diễn biến của
nồng độ βhCG là 38 BN (19,9%), trong đó

0,5% di căn phổi. Thời gian trung bình
xuất hiện biến chứng sau loại bỏ thai
trứng 6 ± 2,3 tuần. Chúng tôi thấy đa số
biến chứng xuất hiện trong 8 tuần đầu
sau loại bỏ trứng (76,3%), 100% biến
chứng được phát hiện trong 10 tuần sau
loại bỏ trứng. Theo Tô Thiên Lý: thời gian
xuất hiện biến chứng sau loại bỏ thai
trứng 7,5 ± 4,3 tuần, đa số thường xuất
hiện trong 12 tuần đầu (88,1%) [4]. Theo
Tôn Nữ Tuyết Trinh: 93% biến chứng xảy
ra trong 12 tuần đầu sau loại bỏ trứng [8].
Như vậy, việc theo dõi sát nồng độ βhCG
sau bỏ trứng rất cần thiết, đặc biệt trong
vòng 8 tuần đầu để phát hiện biến chứng
ác tính, điều trị kịp thời cho BN.
Nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai
cho tỷ lệ chửa trứng biến chứng thành
UNBN là 20,2%, trong đó tỷ lệ CTTP biến
thành UNBN là 28% và CTBP là 8,1% [5].
Nghiên cứu của Tô Thiên Lý: tỷ lệ chửa
trứng biến chứng thành UNBN là 14,2%,
trong đó tỷ lệ biến chứng ở nhóm CTTP

(17%) cao hơn so với nhóm CTBP (9,8%)
[4]. Như vậy, tỷ lệ biến chứng UNBN
của chúng tôi cao hơn so với tác giả trên.
- Kết quả sau điều trị: nghiên cứu thấy
thời gian trung bình để βhCG trở về âm
tính là 8,89 ± 3,42 tuần. Ở nhóm không

có biến chứng, thời gian trung bình để
βhCG về âm tính (7,67 ± 2,15 tuần) thấp
hơn có ý nghĩa so với nhóm có biến
chứng (12,1 ± 4,0 tuần), p < 0,05. Trường
hợp không có biến chứng, nồng độ βhCG
< 5 IU/l sớm nhất sau 4 tuần và muộn
nhất 15 tuần, còn những trường hợp có
biến chứng, sớm nhất 4 tuần và muộn
nhất 28 tuần. Theo kết quả của chúng tôi,
79,2% BN không có biến chứng sẽ có
nồng độ βhCG về âm tính sau 9 tuần (60
ngày). So sánh với một số tác giả khác:
theo April, 70% βhCG âm tính trong vòng
60 ngày sau nạo chửa trứng và 85%
trong số đó βhCG sẽ trở về bình thường
sau nạo chửa trứng [13].
KẾT LUẬN
Tỷ lệ BN được nạo hút thai trứng
98,8%, trong đó nạo hút trứng 2 lần
chiếm 70,9%. Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị
65,5%, thời gian trung bình để βhCG trở
về âm tính cho tất cả BN là 8,89 ± 3,42
tuần. Tỷ lệ biến chứng của nhóm CTTP
41,4%, của nhóm CTBP 19%. Đa số các
biến chứng được phát hiện chủ yếu trong
vòng 8 tuần đầu sau loại bỏ thai trứng
(81,3%).
Theo dõi nồng độ βhCG sau loại bỏ
trứng giúp phát hiện sớm và điều trị khỏi
các trường hợp có biến chứng.

131


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh. Thai trứng. Sản phụ khoa,
tập II. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. 1996.
2. Nguyễn Cận. Điều tra bệnh chửa trứng
ở Việt Nam. Thông tin sản phụ khoa. 1986, số 1.
3. Nguyễn Quốc Tuấn. Nghiên cứu về một
số đặc điểm thường gặp BN chửa trứng và
các yếu tố liên quan đến biến chứng. Luận án
Tiến sỹ Y học. 2003.
4. Tô Thiên Lý. Nhận xét tình hình điều trị
chửa trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương từ tháng 01 - 2003 đến tháng 6 - 2006.
Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa Cấp II. 2006.
5. Trần Thị Phương Mai. Bệnh nguyên bào
nuôi do thai nghén. Nhà xuất bản Y học. 2004.
6. Nguyễn Mỹ Hương. Nghiên cứu một số
đặc điểm và sự tiến triển của các hình thái
chửa trúng điều trị tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương từ năm 1998 đến năm 2002.
Luận văn Thạc sỹ Y học. 2003.
7. Lò Thị Kiều. Nghiên cứu đặc điểm và xử
trí BN chửa trứng trên 40 tuổi tại Bệnh viện

132


Phụ sản Trung ương. Luận văn Thạc sỹ Y học.
2011, tr. 42-44.
8. Tôn Nữ Tuyết Trinh. Mối liên quan giữa
nang hoàng tuyến và sự tiến triển, tiên lượng
của các bệnh nguyên bảo nuôi. Luận án Tiến
sỹ Y học. 2003.
9. World Health Organization. Gestational
trophoblastic disease. Technical Report series
692. Geneva. 1983.
10. Bahar A.M. Routin repeat curettage
after primagy evacuation of hydatidilform mole.
Does it affect the prognosis?. The Journal of
Obstetrics and Gynecology. 1990, 10 (3),
pp.176-178.
11. Kaye D.K. Gestational trophoblastic
disease following complete hydatidiform mole
in Mulago. Afr. Health Sci. 2002, 2 (2), pp.47-51.
12. Ross S, Berkowitz, Donald P, Goldstein.
Chapter 34: Gestational Trophoblastic Disease.
Novak's Gynecology. 2002, 13, pp.1353-1372.
13. April Gale O' Quinn, David E. Bernard.
Gestational trophoblastic diseases. Benson's
Obstetrics, 1987, pp.891-900.



×