Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ homocystein huyết tương với tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.1 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN
HUYẾT TƢƠNG VỚI TĂNG HUYẾT ÁP
Nguyễn Văn uấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein với mức độ tăng huyết áp (THA).
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng trên 66 bệnh nhân (BN) THA, tuổi trung
bình 64,25 ± 7,70 và nhóm không có THA là 61,75 ± 9,53 tuổi, tỷ lệ nam/nữ 1,71. Kết quả:
nồng độ homocystein ở nhóm THA (13,88 ± 4,64 mol/l) cao hơn so với nhóm chứng (10,52 ±
3,08 µmol/l), p < 0,00001. Nồng độ homocystein tăng dần theo phân độ của THA: THA độ I là 13,59 ±
4,21 µmol/l; độ II 13,90 ± 5,50 mol/l; độ III 16,39 ± 2,46 mol/l. Tăng nồng độ homocystein
huyết tương (> 15 mol/l) ở nhóm THA (39,4%) cao hơn nhóm không THA (18,75%), p < 0,01 và
OR = 2,82. Nồng độ homocystein máu tương quan thuận mức độ vừa với huyết áp tâm thu;
huyết áp tâm trương. Kết luận: có mối tương quan thuận giữa tăng nồng độ homocystein máu
với THA và mức độ THA.
* Từ khóa: Tăng huyết áp; Homocystein; Mối liên quan.

Assessing the Association between Plasma Homocysteine Level
with Hypertension
Summary
Objectives: Finding out the association between homocysteine levels and blood pressure
levels. Subjects and methods: Case-control study of 66 adults with hypertension, average age
was 64.25 ± 7.70 years, in the group without hypertension was 61.75 ± 9.53 years. The ratio of
male/female was 1.71. Results: The concentration of homocysteine in the group hypertension was
13.88 ± 4.64 μmol/L, higher than the control group (10.52 ± 3.08 μmol/L) with p < 0.0001.
Homocysteine concentration increased with grading of hypertension: hypertension grade I was
13.59 ± 4.21 μmol/L; grade II was 13.90 ± 5.50 μmol/L; grade III was 16.39 ± 246 μmol/L with
p < 0.00001. Increased plasma homocysteine concentrations (> 15 μmol/L) in hypertensive
group (39.4%) was higher than non-hypertensive group (18.75%), with p < 0.01 and OR = 2.82.
Increased blood levels of homocysteine had a moderate positive correlation with systolic blood


pressure (r = 0.31, p < 0.001) and diastolic blood pressure. Conclusions: There is a positive correlation
between increased levels of blood homocysteine with increased blood pressure and increased
blood pressure levels.
* Key words: Hypertension; Homocysteine; Correlation.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính
thường gặp, phần lớn chưa rõ nguyên
nhân. THA là nguy cơ chính gây các bệnh

tim mạch và đột quỵ não. Homocystein máu
cao được xác định là yếu tố nguy cơ của
bệnh tim mạch. Trong máu, homocystein tự
oxy hóa tạo thành những sản phẩm có tính

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn uấn ()
Ngày nhận bài: 09/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 19/01/2016

66


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

oxy hóa mạnh như hydrogen peroxid và
superoxid. Các sản phẩm có tính oxy hóa
mạnh gây rối loạn chức năng nội mạc
mạch máu, kích thích tăng sinh của tế
bào cơ trơn mạch máu, thúc đẩy peroxid

hóa lipid và oxy hóa cholesretol-LDL [2, 7].
Như vậy, homocystein máu gây stress
oxy hóa nội mạc động mạch, giảm oxýt
nitric và làm suy giảm khả năng co giãn
của thành mạch, từ đó gây xơ cứng động
mạch và THA.

ngoại vi. BN đi khám sức khỏe định kỳ,
không có bệnh hoặc bệnh không liên quan
đến hệ tim mạch. Tiến hành tại Khoa khám
bệnh, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng
4 - 2014 đến 12 - 2014.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tăng
nồng độ homocystein máu có liên quan
với mức cao của huyết áp tâm thu và
huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, mối liên
quan giữa nồng độ homocystein máu với
sự phát triển của THA vẫn còn chưa rõ,
ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này
còn hạn chế. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá nồng độ
homocystein huyết tương và tìm hiểu mối
liên quan giữa nồng độ homocystein với
mức TH .

Nghiên cứu phân tích bệnh-chứng và

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Nhóm bệnh (THA): 66 BN THA, chưa
có biến chứng bệnh mạch vành, đột quỵ
não và bệnh động mạch ngoại vi. BN điều
trị tại Khoa Tim mạch và Khoa Khám bệnh,
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4 - 2014
đến 12 - 2014.
- Nhóm chứng (không THA): 64 người
lớn không bị THA, không có bệnh mạch
vành, đột quỵ não và bệnh động mạch

- Tiêu chuẩn loại trừ: BN ung thư, suy
thận, viêm gan, động kinh, suy tim; không
dùng thuốc axít, vitamin B12 và vitamin B6
trong vòng 3 tháng gần nhất.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
mô tả cắt ngang. BN được chọn vào hai
nhóm có THA và không THA. Phân bố hai
nhóm tương đương về tuổi, giới và các
yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
Thống kê và phân tích số liệu trên phần
mềm thống kê SPSS. 18.0; Epi.info 3.2.4
và Epical 2000.
Tất cả BN đều đo huyết áp buổi sáng
sau nghỉ ngơi 30 phút, đo 3 lần cách nhau
15 phút, tính số trung bình cộng. Phân độ
THA theo JNC VI. Định lượng nồng độ
homocystein máu lúc đói theo kỹ thuật
miễn dịch đo độ đục. Kít homocystein (Hãng
Dialab) chạy trên máy AU 400 - Beckman

Coulter (Olympus, Nhật Bản) tại Khoa
Sinh hoá, Bệnh viện Quân y 103. Tăng
homocystein máu khi nồng độ > 15 µmol/l.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀN LUẬN
1. Đặc điểm phân bố tuổi và giới tính.
Tuổi trung bình của nhóm THA 64,25 ±
7,70, nhóm không THA 61,75 ± 9,53 tuổi,
không khác biệt với p > 0,05.
67


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Bảng 1: Đặc điểm về giới tính.
Nhóm THA (n = 66)

Nhóm không THA (n = 64)

Giới

Cộng
n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Nam


43

65,15

39

60,93

82

Nữ

23

34,85

25

39,07

48

p

> 0,05
Tỷ lệ

Nam/nữ = 1,86


Nam/nữ = 1,56

1,71

Nhóm THA, tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,86/1); nhóm không THA, tỷ lệ nam/nữ là 1,56/1;
tuy nhiên không có sự khác biệt về giới tính giữa hai nhóm.
2. Nồng độ homocystein huyết tƣơng.
Bảng 2: Nồng độ trung bình homocystein huyết tương theo nhóm tuổi.
Phân nhóm tuổi

Nhóm THA (µmol/l)

Nhóm không (THA µmol/l)

p

Chung cả nhóm

(n = 66) 13,88 ± 4,64

(n = 64) 10,52 ± 3,08

< 0,0001

< 50 tuổi

(n = 3) 16,85 ± 4,25

(n = 4) 11,77 ± 1,02


> 0,05

50 - 70 tuổi

(n = 50) 13,26 ± 4,63

(n = 46) 10,24 ± 2,95

< 0,0001

> 70 tuổi

(n = 13) 15,58 ± 4,37

(n = 14) 11,10 ± 3,81

< 0,05

> 0,05

> 0,05

p

Nồng độ homocystein trung bình của nhóm THA (13,88 ± 4,64 mol/l) cao hơn nhóm
chứng (10,52 ± 3,08 mol/l) có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Nồng độ homocystein
theo các nhóm tuổi không khác biệt ở cả hai nhóm.
Bảng 3: Nồng độ homocystein theo giới tính.
Giới


Nhóm THA (X  1 SD) (µmol/l)

Nhóm không THA (X  1 SD) (µmol/l)

p

Nam

(n = 43) 14,81 ± 4,84

(n = 39) 11,68 ± 3,01

≤ 0,001

Nữ

(n = 23) 12,13 ± 3,74

(n = 25) 8,71 ± 2,22

≤ 0,01

p

(p = 0,024) p < 0,05

(p = 0,0001) p < 0,001

Nồng độ homocystein ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê: nhóm THA, nồng độ
homocystein ở nam là 14,81 ± 4,84 mol/l, nữ 12,13 ± 3,74 mol/l, p < 0,05; nhóm

không THA, nam 11,68 ± 3,01 µmol/l và nữ là 8,71 ± 2,22

mol/l với p < 0,001.

Ở nhóm THA, nồng độ homocystein ở nam và nữ đều cao hơn nhóm không THA có
ý nghĩa thống kê (nam với p < 0,001 và nữ p < 0,01).
68


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

TS Bowman và CS (2006) nghiên cứu
homocystein và nguy cơ phát triển THA
ở nam giới, kết quả cho thấy nhóm THA
có nồng độ homocystein 12,6 ± 5,0 mol/l
và nhóm chứng 11,8 ± 4,0 mol/l với
p < 0,05 [1]. Wilson PWF nghiên cứu 1.160
đối tượng, nồng độ homocystein máu trung
bình cho tất cả các đối tượng > 67 tuổi là
11,9 µmol/l. Nồng độ homocystein máu ở
nam cao hơn nữ và tăng dần theo tuổi.
Nồng độ homocystein máu tăng dần
theo tuổi xác định có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001) cho cả nam và nữ ngay sau
khi hiệu chỉnh nồng độ vitamin trong máu.
Lim HS và Heo YR (2002) nghiên cứu

nồng độ homocystein, axít folic và vitamin
B12 huyết tương trên người lớn Hàn
Quốc. Tác giả nghiên cứu trên 195 người

lớn, tuổi 23 - 72, trong đó 99 nam và
96 nữ. Nồng độ homocystein nam giới
trung bình 11,18 ± 3,88 mol/l, cao hơn
nữ giới (9,20 ± 2,65 mol/l) có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. Khi tuổi tăng,
nồng độ homocystein có khuynh hướng
cao hơn ở nữ [3]. Như vậy, kết quả của
chúng tôi phù hợp với các tác giả khác,
nồng độ homocystein ở nhóm bị THA
cao hơn nhóm không THA có ý nghĩa
thống kê; nồng độ homocystein ở nam
cao hơn nữ.

Bảng 4: Nồng độ homocystein huyết tương theo độ huyết áp.
n

Nhóm THA (X  1SD) (µmol/l)

Bình thường

64

10,52 ± 3,08

Độ I

38

13,59 ± 4,21


Độ II

24

13,90 ± 5,50

Độ III

4

16,39 ± 2,46

130

p < 0,0001

Phân độ huyết áp

p

Nồng độ homocystein tăng dần theo phân độ của THA: không THA là 10,52 ±
3,08 mol/l; THA độ I 13,59 ± 4,21 mol/l; THA độ II 13,90 ± 5,50 mol/l; THA độ III 16,39 ±
2,46 mol/l với p < 0,00001. Nhóm không THA có nồng độ homocystein thấp hơn so với
các mức độ của nhóm THA và nồng độ homocystein tăng dần theo mức độ của THA.
3. Mối liên qu n giữ nồng độ homocystein với THA.
* Nguy cơ TH với nồng độ homocystein huyết tương:
Bảng 5: Tỷ suất chênh (OR) với điểm cắt homocystein >15 mol/l.
Mức homocystein
(µmol/l)


Nhóm THA
(n = 66)

Nhóm không
THA (n = 64)

> 15

26

39,4

12

18,75

≤ 15

40

60,6

52

81,25

p

OR


95% CI

Chi-square

0,0096

2,82

1,27 - 6,26

5,73

Với điểm cắt tăng nồng độ homocystein huyết tương > 15 mol/l, ở nhóm THA,
39,4% BN có phơi nhiễm, cao hơn nhóm không THA (18,75%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,01 và OR = 2,82 [95% (CI): 1,27 - 6,26].
69


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

* Mối tương quan giữa nồng độ
homocystein với THA:
Bảng 6: Hệ số tương quan giữa nồng
độ homocystein với huyết áp.
Tƣơng qu n
với huyết áp

Biến số
Hệ số r


p

Phương trình
tương quan

Huyết áp tâm
thu (mmHg)

0,31

0,00021

Y = 0,065.X +
3,22

Huyết áp tâm
trương (mmHg)

0,37

0,000017

Y = 0,115.X +
2,694

Tăng nồng độ homocystein máu có tương
quan thuận mức độ vừa với huyết áp tâm
thu (r = 0,31, p < 0,001) và huyết áp tâm
trương (r = 0,37, p < 0,0001).
Unhee Lim và Patricia A. Cassano (2002)

nghiên cứu tương quan giũa homocystein
và THA trong điều tra sức khỏe và dinh
dưỡng lần thứ 3 ở Mỹ (NHNES-III) với
7.612 người lớn, tuổi trung bình 41 ± 19,
nam 51%, kết quả: nồng độ homocystein
trung bình 9,6 mol/l, huyết áp 119,7/74
mmHg, tỷ lệ THA 14%. Kết quả nghiên cứu
cho thấy homocystein có tương quan độc
lập với huyết áp. Cứ tăng mỗi 5 mol/l
homocystein thì liên quan THA tâm trương
và tâm thu 0,5 - 0,7 mmHg ở nam và
0,7 - 1,2 mmHg ở nữ [2]. Stehouwer CD
và Van Guldener C (2003) nghiên cứu
tài liệu homocystein có phải là nguyên
nhân của THA. Kết quả cho thấy nồng độ
homocystein huyết thanh cứ tăng mỗi
5 mol/l thì có tương quan với THA tâm thu
và huyết áp tâm trương 0,7/0,5 mmHg ở
nam và 1,2/0,7 mmHg ở nữ; việc điều trị
axít folic làm giảm homocystein và giảm
huyết áp [7].
70

Mizrahi EH và CS (2003) nghiên cứu
mối liên quan giữa homocystein máu với
THA ở BN đột quỵ não trên người Israel
thấy nồng độ homocystein huyết thanh cao
có liên quan với tiền sử THA và tiền sử
đột quỵ não ở BN đột quỵ thiếu máu não
[4]. Kim Sutton-Tyrrell và CS (1997) thấy

nồng độ homocystein cao là yếu tố độc
lập liên quan tới THA tâm thu ở người lớn.
Kết quả cho thấy tuổi trung bình nhóm
THA 75,3, nồng độ homocystein nhóm
THA 11,5 µmol/l và nhóm không THA là
9,9 mol/l với p < 0,001. Homocystein có
liên quan với huyết áp tâm thu (OR = 2,1
(CI 95%; 1,1 - 3,8, p = 0,019) [5].
Johan Sundström và CS (2003) nghiên
cứu tim mạch ở Framingham Mỹ, đánh
giá homocystein huyết thanh với tỷ lệ hiện
mắc và phát triển của THA. Nghiên cứu
thực hiện ở 2.104 người lớn không THA,
tuổi trung bình 57, theo dõi trong 4 năm:
với 17,1% phát triển THA. Tác giả kết
luận không có mối liên quan chính giữa
mức homocystein với phát triển THA [6].
TS Bowman và CS (2006) nghiên cứu
homocystein và nguy cơ phát triển THA ở
nam. Kết quả cho thấy nồng độ homocystein
cao có liên quan với tăng nguy cơ phát
triển THA ở nam, nhưng chưa có ý nghĩa
thống kê [1].
Như vậy, đa số nghiên cứu đều thấy
có mối liên quan giữa tăng homocystein
máu với THA, nồng độ homocystein tỷ lệ
thuận với mức độ THA. Tuy nhiên, vẫn có
một số ít nghiên cứu chưa thấy rõ được
mối liên quan này. Điều này có thể do



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

thiết kế nghiên cứu khác nhau, đối tượng
BN khác nhau, thời gian theo dõi khác
nhau và địa điểm khác nhau trên thế giới.
Mặt khác, do homocystein là chất gây tổn
thương nội mạc động mạch, yếu tố khởi
đầu cho quá trình xơ vữa động mạch và
xơ cứng động mạch, nên quá trình đó có
ảnh hưởng đến động mạch và biến chứng
của hệ tim mạch lâu dài, kéo dài nhiều
năm. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu
thuần tập, can thiệp với thời gian kéo dài
và tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới để
làm sáng tỏ mối liên hệ này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 66 BN bị THA và 64 ca
chứng, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Nồng độ homocystein ở nhóm THA
(13,88 ± 4,64 µmol/l) cao hơn so với nhóm
chứng (10,52 ± 3,08 mol/l), p < 0,0001.
Nồng độ homocystein tăng dần theo phân
độ của THA: THA độ I 13,59 ± 4,21 mol/l;
độ II 13,90 ± 5,50 mol/l; độ III 16,39 ±
2,46 mol/l với p < 0,0001.
- Nồng độ homocystein huyết tương
(> 15 mol/l ở nhóm THA 39,4% cao hơn
nhóm không THA (18,75%).
- Nồng độ homocystein máu tương quan

thuận mức độ vừa với huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bowman TS1, Gaziano JM, Stampfer MJ,
Sesso HD. Homocysteine and risk of developing
hypertension in men. J Hum Hypertens. 2006,
20 (8), pp.631-634.
2. Lim U1, Cassano PA. Homocysteine
and blood pressure in the Third National
Health and Nutrition Examination Survey,
1988 - 1994. Am J Epidemiol. 2002, Dec 15,
156 (12), pp.1105-1113.
3. Lim HS1, Heo YR. Plasma total
homocysteine, folate, and vitamin B12 status
in Korean adults. J Nutr Sci Vitaminol (Tokyo).
2002, Aug, 48 (4), pp.290-297.
4. Mizrahi EH1, Noy S, Sela BA, Fleissig Y,
Arad M, Adunsky A. Further evidence of
interrelation between homocysteine and
hypertension in stroke patients: a cross-sectional
study. Isr Med Assoc J. 2003, Nov, 5 (11),
pp.791-794.
5. Kim Sutton-Tyrrell và CS. High
homocysteine levels are independently related
to isolated systolic hypertension in older adults.
/>6. Sundström J1, Sullivan L, D'Agostino
RB, Jacques PF, Selhub J, Rosenberg IH,
Wilson PW, Levy D, Vasan RS. Plasma
homocysteine, hypertension incidence, and

blood pressure tracking: the Framingham
Heart Study. Hypertension. 2003 Dec, 42 (6),
pp.1100-1105. Epub 2003 Nov 3.
7. Stehouwer CD1, Van Guldener C. Does
homocysteine cause hypertension?. Clin Chem
Lab Med. 2003 Nov, 41 (11), pp.1408-1411.

71



×