Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phối hợp bóng cắt và hệ thống khoan cắt mảng vữa xơ trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành tim bị vôi hóa nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.68 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

PHỐI HỢP BÓNG CẮT VÀ HỆ THỐNG KHOAN CẮT
MẢNG VỮA XƠ TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƢƠNG THÂN CHUNG
ĐỘNG MẠCH VÀNH TIM BỊ VÔI HÓA NẶNG
Đỗ Văn Chiến*; Yeo Khung Keong**; Lê Thế Anh***
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá độ an toàn và hiệu quả sử dụng phối hợp khoan cắt và bóng cutting để
điều trị tổn thương thân chung động mạch vành (ĐMV) tim bị vôi hóa nặng. Đối tượng và
phương pháp: từ tháng 1 - 2012 đến 2 - 2014, tất cả bệnh nhân (BN) có tổn thương thân chung
ĐMV tim được can thiệp, có sử dụng hệ thống khoan cắt và bóng cắt. Kết quả: tổng số 20 BN
có đủ điều kiện, tuổi trung bình 71,6 ± 7,3. Mức độ hẹp ban đầu 74,7 ± 19%, giảm xuống còn
1,5 ± 3,2% sau khi đặt stent. Mũi khoan hay sử dụng nhất có kích thước 1,25 mm (55%),
tiếp theo là 1,5 mm (45%), ít khi sử dụng loại 1,75 mm (10%). Số lượng mũi khoan trung bình
cho 1 BN là 1,2 ± 0,5, số lần đưa qua tổn thương 3,1 ± 1,1. Kích thước trung bình của bóng cắt
2,67 ± 0,4 mm. 90% BN sử dụng stent bọc thuốc. Chủ yếu sử dụng 1 stent (70%), kỹ thuật
2 stent cullote (20%) và minicrush (10%). Sử dụng bóng đối xung cho 35% BN. 100% BN thành
công về hình ảnh, 95% thành công về kỹ thuật và lâm sàng. Kết luận: can thiệp tổn thương
thân chung ĐMV tim vôi hóa mức độ nặng có sử dụng hệ thống khoan cắt và bóng cắt là kỹ
thuật có tính khả thi và độ an toàn chấp nhận được.
* Từ khoá: Thân chung động mạch vành; Tim; Vôi hoá; Bóng cắt; Khoan cắt mảng vữa xơ.

Rotational Atherectomy in Combination with Cutting Balloon for
Treatment of High Risk Calcified Left Main Coronary Lesion
Summary
Objectives: To evaluate the safety and efficacy of rotational atherectomy combined with
cutting balloon for heavily calcified left main coronary disease. Subjects and methods: From
January, 2012 to December, 2014, all consecutive patients who received rotational atherectomy
for heavily calcified left main coronary disease in our catheterization laboratory were enrolled.
Results: A total number of 20 patients were recruited with a mean age 71.6 ± 7.3 years.
Baseline stenosis was 74.7 ± 19% and reduced to 1.5 ± 3.2% after stenting. The most often


used burr size was 1.25 mm (55%), then 1.5 mm (45%) and rarely used 1.75 mm (10%).
The number of burrs used per patient was 1.2 ± 0.5 and number of burr pass was 3.1 ± 1.1.
The cutting balloon size was 2.67 ± 0.4 mm. Most stents were drug -eluting stent 90%.
The techniques used for bifurcation stenting were provisional (70%), cullote (20%) and minicrush (10%). Intra aortic balloon pump was used in 35%. There was 100% of angiographic
success, 95% clinical and procedural success. Conclusions: Heavily calcified left main coronary
disease treated with rotational atherectomy, cutting balloon and stent is feasible and safe with
high angiographic and procedural success rate.
* Key words: Main coronary; Heart; Calcification; Cutting ballon; Rotational atherectomy.
* Bệnh viện TWQĐ 108
** Trung Tâm Tim mạch Quốc gia Singapore
*** Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Văn Chiến ()
Ngày nhận bài: 18/02/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/03/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016

150


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành
(CABG) được xem là tiêu chuẩn vàng
trong điều trị bệnh thân chung ĐMV tim.
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch châu
Âu, phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành là
chỉ định loại I, tốt hơn so với can thiệp
qua da. Tuy nhiên, rất nhiều BN, đặc biệt
là những BN người châu Á từ chối phẫu
thuật do các lý do khác nhau như tín

ngưỡng, văn hóa hoặc bệnh toàn thân.
Trong những trường hợp như vậy, việc
can thiệp thân chung ĐMV tim qua da
mang lại nhiều lợi ích cho BN. Kỹ thuật
can thiệp qua da với tổn thương thân
chung ĐMV tim bị vôi hóa nặng là thử
thách cho bác sỹ can thiệp tim mạch.
Trong khoảng 10 năm gần đây, những
tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đã làm
tăng số lượng BN được can thiệp thân
chung qua da.
Phá vỡ cấu trúc mảng vữa xơ bằng hệ
thống khoan cắt (rotational atherectomy)
giúp đưa stent qua tổn thương dễ dàng
hơn. Cơ chế của dùng mũi khoan khác
với sử dụng cutting balloon ở chỗ: mũi
khoan chỉ tác động đến cấu trúc cứng là
các mảng vôi mà không tác dụng đến cấu
trúc mềm là các mảng vữa xơ mềm
không bị vôi hóa. Mũi khoan đi qua mảng
vôi, bào mòn chúng và tạo ra vi thể nhỏ

gắn trên bóng tạo ra các mảng vỡ dọc
theo chiều của động mạch mà không tạo
ra sang chấn mạnh như dùng các bóng
thường [2]. So với bóng thường, bóng cắt
giúp cải thiện diện tích lòng mạch sau khi
đặt khung giá đỡ.
Gần đây Furichi và CS đã công bố
công trình nghiên cứu cho thấy phối hợp

khoan cắt và bóng cắt để tạo thuận lợi
cho đặt stent những tổn thương vôi hóa
nặng là hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên,
chưa thấy có báo cáo nào liên quan đến
việc phối hợp cả hai dụng cụ trên trong
can thiệp thân chung ĐMV tim bị vôi hóa.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm: Đánh giá tính an toàn và hiệu
quả của việc sử dụng phối hợp khoan cắt
và bóng cutting để điều trị tổn thương
thân chung ĐMV tim bị vôi hóa nặng.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Từ tháng 1 - 2012 đến 12 - 2014, tất
cả BN được can thiệp thân chung ĐMV
tim có tổn thương bị vôi hóa được hồi
cứu từ cơ sở dữ liệu điện tử.
* Các tiêu chí lựa chọn:
- Tổn thương thân chung vôi hóa nặng.
- Can thiệp có sử dụng hệ thống khoan
cắt và sử dụng bóng cắt ngay sau đó.

hơn kích thước hồng cầu trôi theo dòng

- Tất cả các thông tin về hình ảnh chụp

máu và đào thải khỏi cơ thể. Cơ chế sử

ĐMV và lâm sàng của BN được khai thác


dụng bóng cắt là sử dụng mũi dao (blade)

từ cơ sở lưu trữ dữ liệu điện tử.
151


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

BN được coi là có bệnh thân chung
nếu hẹp > 50% đường kính lòng mạch
[5]. Mảng vôi trên phim chụp là hình ảnh
mảng cản quang có trước khi bơm thuốc
cản quang [9]. Tổn thương thân chung
được chia thành 3 nhóm: tại gốc, đoạn
giữa và đoạn xa [7] và tổn thương ở ngã
ba được phân nhóm theo Medina [1]:
nhánh chính gần, nhánh chính xa và
nhánh bên. Nếu có tổn thương, phần đó
đánh số 1 và nếu không có tổn thương,
đánh số 0. Trong nghiên cứu của chúng
tôi chia thành 5 nhóm theo Medina: 1.1.1;
1.1.0; 1.0.0; 0.1.1; 1.0.1.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

160.000 - 200.000 vòng/phút, mỗi lần đi
qua tổn thương không quá 30 giây để
giảm nguy cơ tổn thương do nhiệt độ cao.
Có thể sử dụng nitroglycerin hoặc verapamil
trong động mạch vành để giảm đau ngực

trong quá trình thực hiện kỹ thuật. Chúng
tôi sử dụng dung dịch bôi trơn rotaglide
lubricant (Boston Sciencetific) trong mọi
trường hợp.
Sau khi khoan cắt, bước tiếp theo là
đổi dây dẫn thông thường để tiếp tục can
thiệp. Dùng bóng áp lực cao để nong tổn
thương với tỷ lệ kích thước bóng và
động mạch 1:1, nếu tổn thương vẫn
chưa mở rộng, tiếp tục dùng bóng cắt.

* Kỹ thuật:

Kích thước khởi đầu 2,0 mm, sau đó có

Tất cả BN được giải thích tỉ mỉ về những

thể nâng lên kích thước lớn hơn. Trong

rủi ro và có cam kết trước khi bắt đầu.

một số trường hợp có sử dụng siêu âm

Chúng tôi sử dụng đường vào là động

nội mạch (IVUS) hoặc quang sang cắt

mạch đùi bên phải cho phần lớn trường

lớp (OCT) hoặc hỗ trợ huyết động bằng


hợp. Trong một số trường hợp, sử dụng

bóng đối xung (IABP).

đường tĩnh mạch đùi cho máy tạo nhịp

* Tiêu chuẩn thành công:

tạm thời. Việc lựa chọn hệ thống khoan

Kỹ thuật được coi thành công về hình

cắt và nong bóng cắt là do bác sỹ can

ảnh nếu tổn thương tồn dư < 30% lòng

thiệp. Kỹ thuật bắt đầu bằng việc đưa dây

mạch. Thành công về kỹ thuật nếu

dẫn mềm 0,009 inch qua tổn thương thông

không có biến chứng trong bệnh viện,

thường với ống thông microcatheter hoặc

bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân,

bóng over-the-wire, cần đưa dây dẫn thứ


nhồi máu và tái tưới máu. Thành công về

hai ra khỏi lòng mạch, vì mũi khoan có

lâm sàng nếu BN xuất viện với kết quả

thể cắt đứt dây dẫn phụ. Lựa chọn khởi

chấp nhận được.

đầu là mũi khoan kích thước 1,25 mm,

* Xử lý số liệu: các biến liên tục được

sau đó nâng lên thành 1,5 mm hoặc 1,75 mm

thể hiện dưới dạng trung bình ± SD. Tính

nếu mũi khoan chưa phá được cấu trúc

biến phân loại theo tần số và tỷ lệ phần

vôi. Vận tốc quay của mũi khoan khoảng

trăm.

152



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thu thập số liệu của 20 BN có đủ tiêu chí đưa vào nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng chung của nhóm nghiên cứu (n = 20).
Tuổi
Giới

Các yếu tố nguy cơ

Tình trạng lâm sàng

Tiền sử tim mạch

Kết quả xét nghiệm máu

71,6 ± 7,3
Nam

13 (65%)

Nữ

7 (35%)

Đái tháo đường

13 (65%)

Tăng huyết áp


16 (80%)

Rối loạn lipid máu

19 (95%)

Hút thuốc lá

7 (35%)

Đau thắt ngực ổn định

8 (40%)

Hội chứng vành cấp

11 (55%)

Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên

1 (5%)

Sốc tim

1 (5%)

Can thiệp ĐMV

6 (30%)


Bắc cầu nối chủ vành

2 (10%)

Nhồi máu gần đây

11 (55%)

Cholesterol

4,3 ± 1,5 (mmol/l)

HDL-C

1,1 ± 0,37 mmol/l)

LDL-C

2.5 ± 1.2 (mmol/l)

Triglycerid

1,3 ± 0,4 (mmol/l)

eGFR

57,6 ± 24,7 (ml/m)

LVEF


44,9 ± 11,2 (%)

Bảng 2: Một số đặc điểm về hình ảnh chụp ĐMV (n = 20).

Bệnh thân chung

Phân loại Medina

Không được bảo vệ

18 (90%)

Được bảo vệ

2 (10%)

Tổn thương gốc

2 (10%)

Tổn thương đoạn giữa

3 (15%)

Tổn thương đoạn xa

15 (75%)

1.1.1


13 (65%)

1.0.0

2 (10%)

0.1.1

2 (10%)

1.1.0

2 (10%)

1.0.1

1 (5%)

Hẹp trước can thiệp

74,7 ± 19 (%)

Hẹp tồn dư sau can thiệp

1,5 ± 3,2 (%)

153



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

Bảng 3: Một số đặc điểm về kỹ thuật (n = 20).

Hệ thống khoan cắt

Mũi khoan 1,25 mm

11 (55%)

Mũi khoan 1,5 mm

9 (45%)

Mũi khoan 1,75 mm

2 (10%)

Tỷ lệ mũi khoan-động mạch

0,46

Số mũi khoan đã dùng

1,2 ± 0,5

Số lần đi qua tổn thương

3,1 ± 1,1


Tốc độ quay của mũi khoan

162.100 ± 13.100 (rpm)

Kích thước trung bình

2,67 ± 0,4 (mm)

Áp lực

14,4 ± 3,9 (atm)

1 stent

14 (70%)

2 stent Culotte

4 (20%)

2stent mini Crush

2 (10%)

Stent bọc thuốc

18 (90%)

Stent không bọc thuốc


2 (10%)

Không sử dụng stent

0 (0%)

Kích thước stent trung bình

3,1 ± 0,4 (mm)

Kích thước bóng cắt

Kỹ thuật can thiệp

Bóng đối xung

7 (35%)

Siêu âm nội mạch

7 (35%)

Bảng 4: Thành công và biến chứng (n = 20).
Thành công về hình ảnh

20 (100%)

Thành công về kỹ thuật

19 (95%)


Thành công về lâm sàng

19 (95%)

Không đưa được stent qua tổn thương

0 (0%)

Rơi stent

0 (0%)

Biến chứng ở tim

Biến chứng mạch máu

154

Tụt huyết áp

1 (5%)

Huyết khối stent

1 (5%)

Tử vong

1 (5%)


Giả phình động mạch đùi

1 (5%)

Thông động tĩnh mạch đùi

1 (5%)


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016
A

B

C

D

Hình 1: Minh họa 1 trường hợp can thiệp với hệ thống khoan cắt và bóng cắt.
(A: Tổn thương trước can thiệp. B: Sử dụng hệ thống khoan cắt với kích thước 1,25 mm.
C: Nong bóng cắt để mảng vôi vỡ ra tốt hơn. D: Kết quả sau can thiệp).
BÀN LUẬN
Phối hợp một cách tích cực giữa dụng
cụ làm vỡ mảng vữa xơ như hệ thống
khoan cắt và bóng cắt là một thử thách
lớn cho bác sỹ tim mạch can thiệp, vì
nguy cơ vỡ ĐMV cao. Qua tìm hiểu trên y
văn, đây là nghiên cứu đầu tiên mô tả kỹ
thuật này để điều trị tổn thương thân

chung bị vôi hóa. Trong thực tế lâm sàng,

mặc dù được giải thích rất tỉ mỉ về ưu thế
của phẫu thuật bắc cầu chủ vành, nhưng
rất nhiều BN từ chối phẫu thuật, họ
thường lựa chọn can thiệp qua da hoặc
điều trị nội khoa. Những BN được điều trị
tích cực với chống kết tập tiểu cầu kép và
các thuốc khác vẫn có biểu hiện đau
ngực và nhập viện với biểu hiện của hội
chứng vành cấp. Dựa trên một số nghiên
155


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

cứu thử nghiệm lâm sàng gần đây, can
thiệp mang lại nhiều lợi ích hơn so với
điều trị nội khoa [4].
Nghiên cứu của Chiang và CS ứng
dụng hệ thống khoan cắt điều trị tổn
thương thân chung cho thấy kích thước
mũi khoan trung bình 1,6 ± 0,2 mm. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn kỹ
thuật khoan cắt ĐMV thường bắt đầu với
mũi khoan 1,25 mm (55% BN). Sau đó,
chúng tôi sử dụng bóng cắt để nong tổn
thương, nếu mảng vữa xơ vẫn chưa vỡ
ra được, tăng kích thước mũi khoan lên
1,5 mm hoặc 1,75 mm. Chiang và CS báo

cáo 3 BN (8,8%) không đưa được stent
qua tổn thương, trong khi đó tất cả BN
trong nghiên cứu của chúng tôi đều đặt
được stent, hẹp tồn dư sau trong nghiên
cứu của Chiang là 17,7 ± 5,2%, của
chúng tôi là 1,5 ± 3,2%. Khuyến cáo về
sử dụng hệ thống khoan cắt một cách
hợp lý là tỷ lệ kích thước mũi khoan trên
kích thước động mạch phải từ 0,5 - 0,6,
số vòng quay của mũi khoan 140.000 150.000 vòng/phút, thời gian mỗi lần
khoan 15 - 20 giây. Chúng tôi tuân thủ
triệt để nguyên tắc này. Tỷ lệ kích thước
mũi khoan trên động mạch có phần nhỏ
hơn một chút (0,46), điều này có thể giải
thích, chúng tôi đang trong giai đoạn khởi
đầu áp dụng kỹ thuật. Một số biến chứng
có thể gặp khi sử dụng khoan cắt như
bóc tách, vỡ ĐMV, mất động mạch tạm
thời, mất nhánh bên, hội chứng dòng
chảy chậm [6] hoặc co thắt mạch vành,
kẹt mũi khoan. Tuy nhiên, không BN nào
trong nghiên cứu gặp biến chứng. Nguyên
nhân có thể chúng tôi sử dụng mũi khoan
kích thước nhỏ và số lượng BN còn ít
(20 BN).
156

Bóng cắt (cutting balloon) đã được sử
dụng từ lâu để điều trị tổn thương vôi hóa
mức độ nhẹ đến vừa hoặc nong tổn

thương tái hẹp stent [2]. Zhe Tang và CS
[8] báo cáo kết quả so sánh giữa bóng
cắt và bóng thường cho thấy bóng cắt tạo
ra lòng mạch rộng hơn (6,26 ± 0,4 mm2
so với 5,03 ± 0,33 mm2; p = 0,031).
Vaquerizo và CS báo cáo kết quả sử
dụng khoan cắt phối hợp với bóng cắt
trên 145 BN và 164 tổn thương cho thấy
tỷ lệ phải tái can thiệp là 3,4% sau theo
dõi trong 15 tháng. Dựa trên kết quả này,
chúng tôi đưa ra giả thiết sử dụng khoan
cắt và bóng cắt mang lại kết quả tốt hơn.
Tất cả BN có sử dụng bóng cắt đều thành
công và không có biến chứng nào (bảng 3).
Kích thước trung bình của bóng cắt 2,67
± 0,4 mm, áp lực nong bóng trung bình
14,4 ± 3,9 atm. Michael và CS khuyến
cáo chỉ sử dụng bóng cắt áp lực 4 - 6 atm.
Tuy nhiên, do không đạt được hiệu quả ở
áp lực thấp nên chúng tôi thường chọn
giải pháp bóng áp lực cao.
Hỗ trợ huyết động bằng bóng đối xung
trong can thiệp thân chung chiếm 5% BN
theo nghiên cứu của Brennan [3], khi phối
hợp với bóng cắt, tỷ lệ này là 20,6% theo
Chiang, kết quả của chúng tôi là 35%.
Trong trường hợp có nguy cơ cao, phần
lớn bác sỹ can thiệp đều chọn giải pháp
đặt bóng đối xung trước để dự phòng
biến chứng.

Nhìn chung, thành công về mặt hình
ảnh, kỹ thuật và lâm sàng của chúng tôi
tương đương với một số nghiên cứu
trước đây. Chúng tôi có 1 BN nhập viện
với chẩn đoán nhồi máu cơ tim có biến
chứng sốc tim, mặc dù BN đã được can


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016

thiệp bóng đối xung hỗ trợ, nhưng BN vẫn
tử vong. Nghiên cứu đa trung tâm của
Lee và CS [10] cho thấy tỷ lệ tử vong
trong can thiệp thân chung 8%, 1 BN
trong nhóm của chúng tôi là tỷ lệ chấp
nhận được. 2 BN có biến chứng mạch
máu đều được điều trị bảo tồn và xuất
viện trong tình trạng ổn định.
KẾT LUẬN
Phối hợp hệ thống khoan cắt và bóng
cắt để điều trị tổn thương thân chung
ĐMV tim bị vôi hóa nặng là một kỹ thuật
có thể thực hiện được do an toàn, tỷ lệ
biến chứng thấp. Tuy nhiên, đây là
nghiên cứu có tính chất mô tả mà chưa
có theo dõi dọc, số lượng BN còn hạn
chế nên chưa thể đưa ra được kết luận
cuối cùng. Cần có nghiên cứu tiếp theo
để có thể đưa ra kết quả tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alfonso Medinaa, José Suárez de
Lezob, Manuel Panb. A new classification of
coronary Bifurcation lesions. Rev Esp Cardiol.
2006, 58 (2), p.183.
2. Barath P, Fishbein MC, Vari S, Forrester
JS. Cutting balloon: A novel approach to
percutaneous angioplasty. Am J Cardiol.
1991, 68, pp.1249-1251.
3. Brennan JM, Dai D, Patel MR, Rao SV,
Armstrong EJ, Messenger JC, Curtis JP,
Shunk KA, Anstrom KJ, Eisenstein EL,
Weintraub WS, Peterson ED, Douglas PS,
Hillegass WB. Characteristics and long-term
outcomes of percutaneous revascularization
of unprotected left main coronary artery

stenosis in the United States: a report from
the National Cardiovascular Data Registry
2004 - 2008. J Am Coll Cardiol. 2012, 59,
pp.648-654.
4. Chieffo, Jean Fajadet and Alaide. Current
management of left main coronary artery
disease. European Heart Journal. 2012, 33,
pp.36-50.
5. Day LJ, Vallin HO, Sowton E. Left main
stem coronary artery disease. Retrospective
review of 26 patients treated surgically or
medically. Thorax. 1976, 31, p.522.
6. E. Cavusoglu AS. Kini, JD. Marmur, SK.
Sharma. Current status of rotational atherectomy.

Catheter Cardiovasc Interv. 2004, 62, pp.485498.
7. Farinha JB, Kaplan MA, Harris CN,
Dunne EF, Carlish RA, Kay JH, Brooks S.
Disease of the left main coronary artery.
Surgical treatment and long-term follow up in
267 patients. Am J Cardiol. 1978, 42 (1),
pp.124-128.
8. Fujii K, Carlier SG, Mintz GS et al. Stent
underexpansion and residual reference segment
stenosis are related to stent thrombosis after
sirolimus-eluting stent implatation. J Am Coll
Cardiol. 2005, 43 (11), pp.1959-1963.
9. Gary S. Mintz, Jeffrey J. Popma,
Augusto D. Pichard, Kenneth M. Kent, Lowell
F. Satler, Ya Chien Chuang, Christine J.
Ditrano, Martin B. Leon. Patterns of calcification
in coronary artery disease. Circulation. 1995, 91,
pp.1959-1965.
10. Lee MS, Sillano D, Latib A et al.
Multicenter international registry of unprotected
left main coronary artery percutaneous coronary
intervention with drug-eluting stents in patients
with myocardial infarction. Catheter Cardiovasc
Interv. 2009, 73, pp.15-21.

157




×