Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài giảng Rối loạn chú ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.87 KB, 7 trang )

RỐI LOẠN CHÚ Ý
BsCKII. NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP


KHÁI NIỆM


Chú ý là năng lực tập trung các quá trình tâm thần vào một
hay một số đối tượng hoặc hiện tượng nhất định để đối tượng
hoặc hiện tượng ấy được phản ánh rõ nét nhất và toàn vẹn
nhất vào trong ý thức.



Chú ý không phải là một quá trình tâm lý mà chỉ là một trạng
thái tổ chức và định hướng các chức năng tâm thần khác.



Khi người ta chú ý đến cái gì thì các quá trình tri giác, tư duy,
…về nó sẽ được nhận thức rõ hơn, sâu hơn, còn tất cả các
cái khác không được đặt trong sự chú ý sẽ bị đẩy xuống hàng
thứ yếu hoặc hoàn toàn không được nhận thức.


PHÂN LOẠI
1. Chú ý không chủ động: phát sinh do một kích thích là nào đó đối
với con người.Nhiều trường hợp chú ý không chủ định đóng vai trò
tích cực trong công tác sinh hoạt. nhờ nó con người có khả năng
phát hiện kịp thời sự xuất hiện của một số sự vật, hiện tượng, từ đó
nhanh chóng quyết định biện pháp hành động cần thiết.




TD: đang học quay đầu về phía người nói ở đằng sau.

Chú ý chủ động: đây là chú ý có mục đích đã đặt ra, hình thành trong
quá trình công tác, lao động chiến đấu; bao cũng kéo theo sự căng
thẳng, cố gắng.


TD. Đếm hồng cầu với kính hiển vi

2. Chú ý sau chủ động: có mục đích có cố gắng lúc đầu nhưng về
sau không cần cố gắng nữa.


TD: đọc sách hay càng về sau ít cố gắng mà vẫn tập trung được
chú ý.


CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ Ý


Tập trung chú ý: tính ổn định: chú ý kéo dài trong một thời
gian dài khá lâu.



Sức bền chú ý: Khả năng tập trung chú ý được được lâu.
Mau




Sức phân phối: cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng.



Khối lượng chú ý: Chú ý nhiều đối tượng với cùng một mức
năng lượng.



Năng lực di chuyển: từ việc này chuyển sang việc khác

Chất lượng của sự chú ý: phụ thuộc vào sự thông hiểu ý nghĩa,
mục đích việc làm, vào sự hấp dẫn của vấn đề, vào ý chí
mạnh hay yếu, vào sự rèn luyện của các nhân, vào hoàn
cảnh làm việc có thuận tiện hay không, vào trạng thái tâm
thần và cơ thể …


CÁC RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CHÚ Ý
1. Chú ý quá chuyển động


Chú ý chủ động bị suy yếu và chú ý bị động chiếm ưu thế. Vì
vậy, người bệnh không thể chủ động tập trung chú ý vào một
đối tượng cần thiết được (chưa xong cái này đã chuyển sang
cái kia). Gặp trong trang thái hứng cảm, Rối loạn giảm chú ý
tăng động...




Hiện tượng biến hình quá mức, người bệnh thấy hình thù và
vị trí của các đối tượng xung quanh biến đổi không ngừng.



Gặp trong các trạng thái loạn thần cấp có kèm theo rối loạn ý
thức.


CÁC RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG CHÚ Ý
2. Chú ý trì trệ:


Khả năng di chuyển chú ý rất kém, chuyển từ chủ đề này sang chủ
đề khác khó khăn. Tất cả tập trung vào một chủ đề, một đối tương
tương đối dài.



Thường gặp trong người bệnh động kinh, trạng thái trầm cảm,
người bệnh tâm thần phân liệt.

3. Chú ý suy yếu.


Không thể tập trung chú ý một thời gian tương đối dài được.
Nghiệm pháp 100-7 chỉ làm được mấy phép đầu, sau đó làm sai.




Gặp trong các bệnh thực thể ở não, trạng thái suy nhược, mệt mỏi
lâu ngày.

Nói chung các rối loạn chú ý thể hiện ở các thuộc tính chú ý của người
bệnh giảm so với người bình thường. Các rối loạn này được khảo
sát rõ ràng, đầy đủ hơn qua các test tâm lý.


Cảm ơn sự theo dõi
của các đồng nghiệp



×