Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

So sánh kết quả nhãn áp đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc và maklakov ở người Việt Nam bình thường trên 20 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.75 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

SO SÁNH KẾT QUẢ NHÃN ÁP ĐO BẰNG NHÃN ÁP KẾ
KHÔNG TIẾP XÚC VÀ MAKLAKOV
Ở NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH THƯỜNG TRÊN 20 TUỔI
Phạm Minh Đức*, Đoàn Trọng Hậu**

TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh kết quả nhãn áp đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc và Maklakov, tìm giá trò bình
thường của nhãn áp đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, cắt ngang có phân tích.
Chúng tôi thực hiẹân đo nhãn áp ở 826 mắt của 413 người khoẻ mạnh tuổi từ
21-67 bằng hai loại nhãn áp kế không tiếp xúc và Maklakov.
Kết quả: Giá trò trung bình nhãn áp là16,06 ± 2,27(đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc) 18,94 ± 1,79 (đo
bằng nhãn áp kế Maklakov). Nói cách khác là giá trò bình thường của nhãn áp người Việt Nam đo bằng nhãn
áp kế không tiếp xúc là 12 –21mmHg, còn khi đo bằng nhãn áp kế Maklakov loại 10 gam là16 –23 mmHg.
Nhãn áp khi đo bằng nhãn áp kế Maklakov cao hơn khi đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc là 2,87 ± 0,89
mmHg. Nhãn áp nữ giới cao hơn nam có ý nghóa thống kê(p<0,05).

SUMMARY
COMPARATING INTRAOCULAR PRESSURE WITH NONCONTAC TONOMETER AND
MAKLAKOV TONOMETER IN HEALTHY VIETNAMESE OVER 20 YEARS OLDER
Doan Trong Hau, Pham Minh Dưc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 * 2003:
53 - 57

Comparating intraocular pressure with noncontac tonometer and Maklakov tonometer in healthy
Vietnamese over 20 years older.
Purpose: Comparating noncontact tonometer and Maklakov tonometer, determing normal values of
intraocular pressure measured with nonvontact tonometer


Method: Cross-sectional, prospective and analytical study.we studied over 826 eyes of 413 healthy
people from the age of 21-67 with noncontact and Maklakov tonometer.
Results: The mean intraocular pressure:16,06 ± 2,27 mmHg (with noncontact tonometer), 18,94± 1,79
mmHg(with Maklakov tonometer). On the other hand normal values of intraocular pressure were 12 –21
mmHg(with noncontac tonometer) 16-23 mmHg (with Maklakov tonometer). We realized that Maklakov
tonometry mean value was higher than non contact tonometry about 2,87± 0,89 mmHg.
The mean intraocular pressure was higher in female than male, this gender difference in the mean
intraocular pressure was significant(p<0,05)

ĐẶT VẤN ĐỀ
Glaucoma là một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây mù lòa trên toàn thế giới và ở Việt
Nam.Theo một nghiên cứu của PGS Hoàng Thò Luỹ
& cộng sự tại TPHCM số người mù loà do glaucoma
ở một mắt là 3,9% và ở hai mắt là 1,9%õ.

Chuyên đề Nhãn khoa

Glaucoma là một tình trạng tăng áp lực nội
nhãn đủ gây ra tổn thương thò thần kinh và mất thò
trường do những ổ nhồi máu mao mạch vi thể gây
thiếu máu cục bộ thần kinh thò. Như vậy tăng áp lực
nội nhãn là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó có thể
gây ra hai triệu chứng kia. Vì thế đo nhãn áp (NA)
chính xác trong khám chữa bệnh mắt là rất cần

53


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

thiết, đặc biệt là người trên 40 tuổi nhằm mục đích
phát hiện sớm bệnh glôcôm và theo dõi quá trình
điều trò. Để đo NA chính xác cần phải có những
nhãn áp kế (NAK) đáng tin cậy và thao tác dễ dàng
là rất quan trọng. Việt Nam hay dùng nhất là loại
NAK Maklakov với các ưu điểm là rẻ tiền, dễ thực
hiện, độ chính xác khá cao, có thể di chuyển dễ
dàng nhưng nó cũng giống như các NAK tiếp xúc
khác là nguy cơ lây truyền vi khuẩn. Gần đây NAK
không tiếp xúc được trang bò cho các trung tâm
nhãn khoa lớn và các khoa mắt bệnh viện tỉnh. NAK
không tiếp xúc trực tiếp với giác mạc đã được dùng
rộng rãi trên thế giới kể từ năm 1972 vì có ưu điểm
là chính xác, dễ thực hiện, không làm lây lan nhiễm
trùng như các NAK tiếp xúc, không cần dùng thuốc
tê, không gây trầy sướt giác mạc..
Khi đo NA bằng bất kỳ loại NAK nào thì việc biết
giới hạn của NA bình thường là rất quan trọng, cần
phải biết giới hạn của NA bình thường, mức độ nào
thì nghi ngờ là bệnh lý. Mặc dù NAK không tiếp xúc
đã có tại Việt Nam nhưng giới hạn bình thường của
NA người Việt nam không mắc bệnh về mắt khi đo
bằng loại NAK không tiếp xúc, sự khác nhau của NA
khi đo bằng NAK không tiếp xúc và NAK Maklakov
thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Chính vì vậy
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát

So sánh kết quả NA đo bằng NAK Maklakov và

NAK không tiếp xúc ở người Việt Nam bình thường
trên 20 tuổi
Mục tiêu chuyên biệt

Ước lượng trò số bình thường của NA người Việt
Nam đo bằng NAK không tiếp xúc.
Ước lượng trò số bình thường của NA người Việt
Nam đo bằng NAK Maklakov.
So sánh NA các lứa tuổi, hai mắt, hai giới.
Sự chênh lệch kết quả NA đo bằng hai loại NAK.
Khảo sát mối tương quan của kết quả NA đo bằng 2
loại NAK:tính hệ số tương quan pearson r, tìm
phương trình hồi quy.

54

Nghiên cứu Y học

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN
CỨU
Thiết Kế Nghiên Cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang
có phân tích.
Đối Tượng Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người đến khám
bệnh tại khoa bán công Bệnh viện Mắt Thành phố
Hồ Chí Minh từ 8/2001 – 8/2002.
Tiêu Chuẩn Chọn Mẫu

Người trên 20 tuổi, thò lực không kính 10/10 ở
cả hai mắt và không bò viễn thò, đáy mắt bình

thường.
Tiêu Chuẩn Loại Trừ

Những người có bệnh lý hoặc nhi ngờ
glaucoma, viêm loét giác mạc, tiền sử mổ nội nhãn,
chấn thương mắt, đáy mắt bất thường.
Cở Mẫu

n > 299 mắt, nghiên cứu này đo 826 mắt.
Phương tiện nghiên cứu
Máy đo NAK không tiếp xúc loại Topcon CT-80
đang được sử dụng tại khoa bán công của Trung tâm
MẮT, NAK Maklakov loại 10g gồm có: một quả cân
10 gam, một lọ mực in(prolargol- glycerin), cồn 900,
thước chia độ, bảng đo thò lực Snellen, đèn soi đáy
mắt trực tiếp, kính cầu hội tụ 1D.
Các bước tiến hành
Tất Cả Các Đối Tượng Nghiên Cứu Đều Thực
Hiện Như Sau:
Đo thò lực Những người nào có thò lực không
kính10/10 ở cả hai mắt thì tiếp tục cho thử kính
+1D nếu thò lực giảm thì lấy, nếu thò lực không giảm
(tức là có viễn thò) thì loại. Sau đó khám đáy mắt để
xem gai thò, võng mạc. Nếu người nào có lỏm gai
trên 3/ 10, hoặc võng mạc bất thường thì loại ra khỏi
mẫu nghiên cứu.
Sau khi đã hội đủ tiêu chuẩn thì tiến hành đo
NA bằng NAK không tiếp xúc trước, đo 3 lần và máy

Chuyên đề Nhãn khoa



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

tự động tính ra kết quả trung bình. Cho bệnh nhân
nghỉ 5 phút sau đó tiếp tục đo bằng NAK Maklakov
loại 10 gam hình in kết quả NA phải tròn đều, bờ rỏ,
và có một chấm tròn ở giữa.
Ghi kết quả vào phiếu điều tra.Tổng hợp các
phiếu điều tra để xử lý số liệu.
Xử Lý Số Liệu
Số liệu được nhập và xử lý theo chương trình
phần mềm thống kê SPSS10.0., Excel.

KẾT QUẢ
Công trình nghiên cứu tiến hành trong một
năm từ 08.2001 – 08.2002 gồm 826 mắt của 413
người tuổi từ 21-67
Đặc điểm về giới
Nam: 382 mắt chiếm tỉ lệ 46,2%.Nữ: 444 mắt
chiếm tỉ lệ 53,8%.
Hai giới có tỉ lệ gần bằng nhau.
Đặc điểm về tuổi:
21-30 tuổi có 210 mắt chiếm tỉ lệ là 25,4%. 31 40 tuổi có 196 mắt chiếm tỉ lệ là 23,7%.
41-50 tuổi có 208 mắt chiếm tỉ lệ là 25,2%. Trên
50 tuổi có 212 mắt chiếm tỉ lệ là 25,7%.
Số mắt đo ở các nhóm tuổi gần bằng nhau.
Kết quả nhãn áp

Giá Trò Trung Bình Nhãn p

Kết quả NA đo được trên 826 mắt.
NA được tính bằng mmHg
Giá trò trung bình là 18,94 mmHg. Độ lệch
chuẩn: SD =1,79 mmHg(đo bằng nhãn áp kế
Maklakov) Và giá trò bình thường của NA đo bằng
NAK Maklakov là 18,94 ± 2.1,79 = 15,36 – 22,52
mmHg..
Giá trò trung bình là16,06 mmHg. Độ lệch
chuẩn: SD = 2,27 mmHg (đo bằng nhãn áp kế
không tiếp xúc) Và giá trò bình thường của NA đo
bằng NAK không tiếp xúc là 16,06 ±2. 2,27= 11,52
– 20,60 mmHg

Chuyên đề Nhãn khoa

Kết quả nhãn áp theo nhóm tuổi

Bảng 1: kết quả nhãn áp theo lứa tuổi
Nhóm tuổi

n

21-30 tuổi
31-40 tuổi
41-50 tuổi
Trên 50 tuổi

210

196
208
212

NA đo bằng NAK
không tiếp xúc
SD
15,67
2,22
15,76
2,16
16,17
2,26
16,60
2,30

NA đo bằng NAK
Maklakov
SD
18,64
1,69
18,66
1,74
19,00
1,77
19,42
1,87

Dùng phép kiểm Anova một yếu tố(dùng phép
kiểm bội của chương trình SPSS 10.0) để so sánh

nhãn áp các lứa tuổi ta có kết quả: Nhãn áp giữa 2
lứa tuổi 21-30 và 31 – 40 khác nhau không có ý
nghóa thống kê.Nhãn áp lứa tuổi 41 -50 tuổi cao hơn
nhãn áp hai nhóm tuổi trên lứa tuổi khi đo bằng cả
hai loại nhãn áp kế có ý nghóa thống kê (p <
0,05).Nhãn áp lứa tuổi trên 50 cao hơn nhãn áp ba
lứa tuổi trên khi đo bằng cả hai loại nhãn áp kế có ý
nghóa thống kê(p <0,05). Điều này phù hợp tác giả
Qureshi-IA.
Kết quả nhãn áp theo giới

Nhãn áp đo bằng nhãn áp kế Maklakov:
Nam: 18,79 ± 1,77 mmHg; n = 382. Nữ: 19,07
± 1,81 mmHg; n = 444.
Nhãn áp đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc:
Nam: 15,84 ± 2,21mmHg; n = 382.Nữ: 16,24
± 2,30 mmHg; n = 444.
Dùng phép kiểm t- student có mẫu quan sát
độc lập thì nhãn áp nữ giới cao hơn nam giới có ý
nghóa thống kê p = 0,018 (NAK Maklakov), p =
0,008 (NAK không tiếp xúc).Điều này phù hợp với
các tác giả ChristineT. Ntim- Amponsah.
Kết quả nhãn áp hai mắt

Nhãn áp đo bằng nhãn áp kế Maklakov:
Mắt phải: 18,94 ± 1,82 mmHg. Mắt trái: 18,93
± 1,76 mmHg; n = 413.
Nhãn áp đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc
Mắt phải: 16,06 ± 2,37 mmHg. Mắt trái: 16,06
± 2,16 mmHg; n= 413.


55


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Sự chênh lệch giữa NA mắt phải và trái là:

Bảng 2: bảng tần suất chênh lệch nhãn áp hai
mắt.
Chênh lệch NA -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6
(MP_MT)
NAK không tiếp 7 27 43 93 88 71 54 18 8 3 1
xúc
NAK Maklakov 1 22 34 87 126 84 40 14 3 2 0

Bảng 2 cho thấy nhãn áp hai mắt giống nhau
chỉ có 88 trường hợp (đo bằng NAK không tiếp xúc)
chiếm 10,65% và 126 trường hợp (đo bằng NAK
Maklakov) chiếm tỉ lệ 15,25%. Chênh lệch nhãn áp
hai mắt tối đa là 6 mmHg khi đo bằng NAK không
tiếp xúc và 5 mmHg khi đo bằng NAK Maklakov.
Dùng phép toán thống kê kiểm đònh Student (T) so
sánh trung bình của mẫu là quan sát cặp.
Ta tính được t1= - 0,066 (đối với NAK
Maklakov); t2 = -0,055 (đối với NAK không tiếp
xúc).
Nếu α = 0,05 thì student(412) = 1,96. Như vậy cả
⏐t1 ⏐ và t2 đều nhỏ hơn
t-student(412) =1,96
Nhãn áp hai mắt khác nhau không có ý nghóa

thống kê tuy nhiên trong mổi trường hợp cụ thể
không nhất thiết là giống nhau hoàn toàn và sự
chênh lệch NA giữa hai mắt không quá 5mmHg khi
đo bằng nhãn áp kế Maklakov. Vì vậy cần phải đo thò
trường, soi đáy mắt… để phát hiện glaucoma ở các
trường hợp hai mắt có chênh lệch NA trên
5mmHg(NAK Maklakov), hoặc trên 6mmHg(NAK
không tiếp xúc) dù cho nhãn áp bất kỳ giá trò nào.
So sánh na đo bằng nak không tiếp
xúc và nak maklakov
Nhãn áp đo bằng NAK Maklakov cao hơn nhãn
áp đo bằng NAK không tiếp xúc trung bình là 2,87
± 0,89 mmHg, và chênh lệch từ 2 – 4 mmHg
chiếm tỉ lệ là 91,4%. Chúng tôi dùng phép toán
thống kê so sánh trung bình hai mẫu là quan sát
cặp: phép kiểm đònh student (T) mẫu quan sát cặp
(Paired Sample T test) thì NA khi đo bằng NAK
Maklakov cao hơn khi đo bằng NAK không tiếp xúc
có ý nghóa thống kê (p = 0,000)

56

Nghiên cứu Y học

Hệ số tương quan Pearson kết quả NA khi đo
bằng hai loại NAK này là 0,92 (p=0,000). Đạt loại có
tương quan xuất sắc.
Phương trình hồi quy tuyến tính:
N = 1,19M – 6,38. Hoặc M = 0,72 N +7,35.


Trong đó:
N: là NA đo bằng NAK không tiếp xúc. M: là NA
đo bằng NAK Maklakov

BÀN LUẬN
Nhãn áp tăng theo tuổi, tuy nhiên từ hai nhóm
21-30 và 31-40 tuổi tăng không có ý nghóa thống kê.
Từ 40 tuổi trở lên tăng có ý nghóa thống kê. Có lẻ do
khi trên 40 tuổi cấu trúc giải phẫu học thuỷ tinh thể
thay đổi nhân thể thuỷ tinh xơ cứng và kích thước
cũng tăng dần nên làm góc tiền phòng hẹp lại, vì
vậy có thể làm tăng trở lưu. Độ đàn hồi củng mạc
cũng giảm góp phần làm tăng nhãn áp so với những
người dưới 40 tuổi.
Còn nhãn áp ở nữ cao hơn nam theo chúng tôi
có lẽ do yếu tố nội tiết ảnh hưởng lên nhãn áp, bởi vì
lứa tuổi mãn kinh tăng nhãn áp rỏ rệt, cũng có thể
do yếu tố thần kinh và cấu trúc giải phẫu mắt ở nữ
giới có trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng đều nhỏ
hơn nam giới.
Sự khác biệt kết quả nhãn áp khi đo bằng hai
loại nhãn áp kế (nhãn áp kế Maklakov cho kết quả
cao hơn) có thể giải thích do:
Tư thế đo: đo bằng NAK không tiếp xúc bệnh
nhân ngồi còn khi đo bằng NAK Maklakov thì bệnh
nhân nằm.
NAK Maklakov loại 10 gam có giá trò thấp nhất
là 16 mmHg còn NAK không tiếp xúc đo được bất
kỳ nhãn áp nào từ 0 – 60 mmHg.
Nhãn áp (ocular tension) = áp lực nội

nhãn(IOP) + độ cứng củng giác mạc. Nhãn áp kế
không tiếp xúc loại trừ được độ cứng củng giác mạc
còn nhãn áp kế Maklakov loại 10 gam thì không
hoàn toàn độ cứng củng giác mạc.
Khi đo bằng nhãn áp kế Maklakov loại 10 gam
nếu so với kết quả công trình nghiên cứu cuả cố
GS.BS NGÔ NHƯ HOÀ thì kết quả của chúng tôi

Chuyên đề Nhãn khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

không khác biệt (với t = 0,64 <1,96 = Student(825)).
Còn khi đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc thì
kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả Christine
T.Ntim Amponsah (14,41 ± 3,27 mmHg đo bằng
CT -20) và của Katsushima (15,03 ± 2,90 mmHg đo
bằng CT-70) có ý nghóa thống kê. Có thể giải thích:
mặc dù khi chế tạo NAK không tiếp xúc các nhà sản
xuất đều mong muốn kết quả NA đo bằng NAK
không tiếp xúc và Goldmann là giống nhau nhưng
trên thực tế có sự sai lệch nhỏ khi áp dụng cho
người bệnh và kết quả NA trung bình khác nhau tuỳ
từng loại máy, nhưng nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với các tác giả trên khi giá trò bình thường(X +
2SD) của cả 3 nghiên cứu đều nhỏ hơn 21mmHg,
và khi làm tròn số thì giới hạn trên của người bình

thường đều bằng 21 mmHg.
Mặc dù nghiên cứu này lấy mẫu tại bệnh viện
nhưng mẫu có NA khi đo bằng hai loại NAK đều có
phân phối chuẩn, về kết quả NA đo bằng NAK
Maklakov không khác với kết quả nghiên cứu của cố
GS Ngô Như Hoà, tương quan giữa kết quả NA đo
bằng hai loại NAK rất cao (đạt loại xuất sắc), cho
nên giá trò NA đo bằng nhãn áp kế không tiếp xúc là
đáng tin cậy có thể ứng dụng trong lâm sàng

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu NA đo bằng hai loại NAK không
tiếp xúc và Maklakov của 826 mắt bình thường
người Việt Nam trên 20 tuổi, chúng tôi có các kết
luận sau:
1- Giá trò bình thường của NA người Việt Nam
trên 20 tuổi đo bằng NAK không tiếp xúc là: 11,52 –
20,60 mmHg(làm tròn số là 12-21mmHg)
2- Giá trò bình thường của NA người Việt Nam
trên 20 tuổi đo bằng NAK Maklakov là: 15,36 –
22,52 mmHg(làm tròn số là 16-23mmHg).
3- Nhãn áp tăng theo tuổi, nhưng từ 21-40 tăng
không có ý nghóa thống kê, từ 40 tuổi trở lên tăng có
ý nghóa thống kê.
4- Trung bình NA hai mắt khác nhau không có ý
nghóa thống kê. Tuy nhiên không nhất thiết NA hai

Chuyên đề Nhãn khoa

mắt giống nhau hoàn toàn nhưng sự chênh lệch

không quá 5mmHg khi đo bằng NAK Maklakov và
không quá 6mmHg khi đo bằng NAK không tiếp
xúc.
5- NA đo bằng NAK Maklakov cao hơn NA đo
bằng NAK không tiếp xúc và độ chênh lệch là 2,87 ±
0,89mmHg.
6- Hệ số tương quan Pearson của kết quả NA đo
bằng hai loại NAK không tiếp xúc và Maklakov là
0,92. Đạt độ tương xuất sắc.
Phương trình hồi quy tuyến tính của NA đo
bằng hai loại NAK là
N =1,185M –6,377. Hoặc M=0,722N +7,347.
Trong đó: N là NA đo bằng NAK không tiếp xúc.
M là NA đo bằng NAK Maklakov.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3

4
5

6

7

8

9


10

PHAN DẪN, Thực hành nhãn khoa, NXB Y Học,
1998,50-61.
TÔN THẤT HOẠT, Bệnh Glôcôm, Nhãn khoa Tập 2.
NXB Y Học, 1976, 5-46.
HOÀNG THỊ LŨY, BS NGUYỄN HỮU CHÂU, BS ĐỖ
THU NHÀN và cộng sự. Tình hình bệnh tật về mắt và
tình hình mù lòa ở tp Hồ Chí Minh sau 10 năm thực
hiện chương trình PCML 1986 – 1996, Kỷ yếu công
trình nghiên cứu khoa học nghành mắt, 1998, 145-158.
VÕ QUANG NGHIÊM, Glôcôm, Giáo trình nhãn khoa,
NXB Giáo dục, 1997, 225-243.
Chistine T Ntim – Amponsah, Intraocular pressure
asymmetry – Topcon Computerrised Tonometer CT20,West Afr J Med 1997 Jul; 16(3),191-194.
Moreno-Montanes J.; Gomez-Demmel E.; Lajara-Blesa
J., Comparative Study of three Non-contact tonometers
and the Goldmann tonometer, Ophthalmologica 1994;
208, 115-118.
Katsushima H, Effect of tonometry on a glaucoma
population study, Nippon Ganka Gakkai Zasshi 2002
Mar; 106(3): 143-8.
Max Forbes, Guillermo Pico,Jr, Berman Grolman,, A
Noncontact Applanation Tonometer, Arch Ophthalmol/
Vol 91, Feb 1974,134-140.
M. BRUCE SHIELDS, The Noncontact Tonometer. Its
value
and
Limitations.

SURVEY
OF
OPHTHALMOLOGY, Volume 24 Number 4,1980
January.
Qureshi-IA, Age and intraocular pressure: how are they
correlated?, JPMA –J –Pak –Med –Assoc Jun 1995;
45(6): 150-2.

57



×