Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khảo sát tình trạng loạn thị giác mạc sau phẫu thuật phaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.43 KB, 3 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOẠN THỊ GIÁC MẠC
SAU PHẪU THUẬT PHACO
Nguyễn Xuân Trường*, Nguyễn Đình Bội Anh**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật phaco hiện nay phần lớn sử dụng đường rạch xuyên giác mạc phía thái
dương không khâu. Để tìm hiểu đường rạch này ảnh hưởng như thế nào lên tình trạng loạn thò giác mạc,
chúng tôi đã tiến hành theo dõi bằng máy đo bản đồ giác mạc trước và sau mổ trên 51 mắt của 48 bệnh
nhân được phẫu thuật phaco bằng đường rạch xuyên giác mạc phía thái dương (ngang 3,2mm; sâu vào
tiền phòng 1,5mm).
Thiết kế nghiên cứu: Là một nghiên cứu mô tả tiền cứu.
Tiến hành: Các bệnh nhân không có bệnh lý giác mạc hoặc chưa bò can thiệp phẫu thuật trên giác
mạc trước đây, được chẩn đoán đục thể thủy tinh và được phẫu thuật bởi cùng một phẫu thuật viên tại
khoa Tổng hợp bệnh viện Mắt Tp.HCM từ tháng 12 -2003 đến tháng 6 -2004. Đo bản đồ giác mạc trước
mổ và vào các thời điểm tái khám sau mổ 1 ngày, 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần. Phân tích và so sánh các
thông số về độ và trục loạn thò trên các kết quả đo bản đồ giác mạc.
Kết quả: Độ loạn thò gây ra do phẫu thuật của đường rạch này trung bình là 0,54D; tương đối ổn
đònh vào tuần thứ 4 sau mổ. Đây là một loạn thò thuận, do đó khi giác mạc trước mổ: Không có loạn thò:
thì loạn thò sau mổ sẽ là một loạn thò thuận. Có loạn thò thuận: sau mổ độ loạn thò sẽ tăng lên. - Có loạn
thò nghòch hoặc chéo: sau mổ độ loạn thò sẽ giảm. Nói cách khác nếu đường rạch nằm ở vò trí của kinh
tuyến có công suất khúc xạ cao nhất thì sẽ làm giảm công suất kinh tuyến đó đưa đến giảm độ loạn thò
cho giác mạc sau mổ và ngược lại.
Kết luận: Đường rạch phía thái dương không phải lúc nào cũng tốt cho kết quả loạn thò sau mổ. Cần
xác đònh trục loạn thò trước mổ của kinh tuyến giác mạc có công suất khúc xạ cao nhất bằng Topography
hoặc Keratometer để có hướng tránh tình trạng tăng loạn thò sau mổ không có lợi cho bệnh nhân.

SUMMARY


SURVEY ON POST-PHACO OPERATION CORNEAL ASTIGMATISM
Nguyen Xuan Truong, Nguyen Dinh Boi Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 81 – 83

Objective: Today, surgeons utilize the free temporal clear corneal incision in almost
phacoemultification surgery. To learn about the impact of this incision on the post operation corneal
astigmastism, we examine 51 eyes/treatments of 48 patients, who were applied this technique, pre and
post operation, by the topography. The incision size for phacoemulsifi-cation is approximately 3.2
millimeters in width and 1.5 millimeters in depth (into the anterial chamber)
Design: Prospective description research.
Intervention: Patients, who did not have any corneal abnormality or had not experienced any
* Bộ môn Mắt - ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
** Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh

81


corneal operation before, were diagnosed as cataract and received the operation from the same surgeon
at General Faculty – HCMC Eye Hospital from December 2003 to June 2004. Topo maps are performed at
pre-operation and post-operation reviews (1 day, 2 weeks, 4 weeks, 8 weeks). Analysing and comparing
parameters about power/diop and axis/cylinder on topo maps.
Results: The surgically induced astigmatism of this incision is approximately 0,54D. Astigmatism is
fairly stable at the 4th week after the operation and is the astigmatism with the rule. In other words, if the
incision is located in the steppest meridian, it will flatten that meridian. For this reason, astigmatism is
lower after operation and vice versa.
Conclusion: The free temporal clear corneal incision has never always a good result about postoperative astigmatism in all cases. Therefore, it is necessary to specify the pre-operation axis of the
steppest meridian by Topography or Keratometer to avoid higher astigmatism after surgery for patients.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đường rạch xuyên giác mạc không khâu phía thái

dương ngày càng được sử dụng nhiều trong phẫu
thuật phaco. Tuy nhiên tác dụng của nó lên tình
trạng loạn thò giác mạc chưa được khảo sát nhiều ở
nước ta. Nghiên cứu này nhằm khảo sát sự thay đổi
khúc xạ của giác mạc sau phẫu thuật phaco với đường
rạch xuyên giác mạc phía thái dương không khâu.

MỤC TIÊU
Khảo sát kiểu loạn thò (trục), độ loạn thò do phẫu
thuật phaco với đường rạch xuyên giác mạc phía thái
dương, kích thước 3,2mm gây ra. Ghi nhận mức độ
điều chỉnh loạn thò do đường rạch này. Xác đònh thời
gian ổn đònh khúc xạ giác mạc sau phẫu thuật.

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN
CỨU
Sử dụng máy đo bản đồ giác mạc để đo vào các
thời điểm trước và sau mổ (1 ngày, 2 tuần, 4 tuần, 6
tuần và 8 tuần) cho 51 mắt trên 48 bệnh nhân được
khám, chẩn đoán và phẫu thuật đục thủy tinh thể với
cùng một phẫu thuật viên, bằng phương pháp phaco
và đặt kính nội nhãn mềm, không khâu vết mổ tại
khoa Tổng hợp Bệnh viện Mắt Tp.HCM từ tháng 122003 đến tháng 6-2004. Các bệnh nhân không có
bệnh lý giác mạc, chưa từng có tổn thương giác mạc
do can thiệp phẫu thuật hoặc chấn thương trước đó,
không có mộng thòt, u mí, kết mạc, củng mạc và
không có biến cố trong mổ, sau mổ.
Các số liệu về độ loạn thò trước mổ, loạn thò gây

82


ra do phẫu thuật, loạn thò sau mổ, trục loạn thò, thò
lực, hình dạng bản đồ giác mạc & được ghi nhận và
xử lý với phần mềm SPSS. Loạn thò trước và sau mổ
lấy từ giá trò SimK1, SimK2 trong kết quả đo bản đồ
giác mạc. Loạn thò gây ra do phẫu thuật được tính
bằng phương pháp vectơ của Jaffe. Kết quả thò lực
được chuyển sang logMAR để xử lý thống kê.

KẾT QUẢ
Trung bình độ loạn thò gây ra do phẫu thuật là
0,54D. Với đường rạch giác mạc phía thái dương thì
loạn thò này là một loạn thò thuận. Nó sẽ tương tác với
loạn thò có trước mổ để hình thành loạn thò sau mổ.
Do đó tùy theo loạn thò trước mổ mà kết quả loạn thò
sau mổ sẽ không giống nhau.
Bảng 1: Tương quan trước và sau mổ của từng nhóm
loạn thò.
LOẠN THỊ

n

Thuận
15
Không loạn thò 4
Nghòch
27
Chéo
5


Trước
mổ
0,62
0,00
0,84
0,77

Sau mổ 8 tuần

p

Thay đổi

1,01
0,6
0,55
0,62

<0.05
<0.05
<0.05
>0.05

Tăng
Tăng
Giảm
Giảm

Nhận xét:


Nhóm loạn thò thuận và không loạn thò trước mổ
thì sau mổ có độ loạn thò tăng.
Nhóm loạn thò nghich và loạn thò chéo trước mổ
thì sau mổ độ loạn thò giảm
Phép kiểm theo mẫu cặp đôi cho thấy ngoại trừ
nhóm loạn thò chéo có khác biệt (giảm) chưa đủ ý
nghóa thống kê (p>0.05), còn 3 nhóm không loạn


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học

thò, thuận, nghòch đều khác biệt có ý nghóa thống kê
(p<0.05).
Vì đường rạch giác mạc phía thái dương sẽ nằm
vò trí 3 giờ đối với mắt trái hoặc 9 giờ đối với mắt phải,
tức là nằm trên kinh tuyến ngang, nên để làm rõ
thêm tác động của loạn thò gây ra do phẫu thuật,
chúng tôi khảo sát các trường hợp kinh tuyến có công
suất khúc xạ cao nhất là kinh tuyến nằm ngang thì
thấy 73,3% giảm độ loạn thò sau mổ do công suất
kinh tuyến này trở nên bẹt đi.
Bảng 2: Thay đổi độ loạn thò sau mổ tương quan với
vò trí đường rạch trùng và không trùng với vò trí kinh
tuyến có công suất khúc xạ cao nhất.
Thời gian

Độ loạn


8 tuần

Tăng
Giảm
Không đổi

KT có CSKX
cao nhất là
nằm ngang
7
23,4%
22
73,3%
1
3,3%

KT có CSKX cao
nhất không phải
nằm ngang
18
85,7%
3
14,3%
0
0%

Và với những trường hợp còn lại tức là kinh tuyến
có công suất khúc xạ cao nhất không nằm ngang thì
85,7% độ loạn thò sau mổ tăng do tăng độ chênh lệch
giữa công suất kinh tuyến cao nhất và thấp nhất.

Các thay đổi này ổn đònh trong khoảng 4 tuần
sau mổ.

KẾT LUẬN
Mặc dù độ loạn thò gây ra do phẫu thuật trong
phẫu thuật Phaco với đường rạch xuyên giác mạc
phía thái dương là không lớn (trung bình 0,54D), tuy
nhiên vì nó là một loạn thò thuận nên khi phối hợp
với những tình trạng loạn thò trước mổ khác nhau thì
nó có thể góp phần làm tăng hoặc giảm tình trạng
loạn thò sau mổ một cách ý nghóa trên lâm sàng.
Cụ thể:
Với một loạn thò thuận trước mổ (kinh tuyến có
công suất khúc xạ cao nhất là hướng đứng, kinh
tuyến có công suất khúc xạ thấp nhất là hướng nằm
ngang) thì đường rạch xuyên giác mạc phía thái

dương sẽ can thiệp vào kinh tuyến có công suất khúc
xạ thấp nhất, làm kinh tuyến này sẽ bẹt đi dẫn đến
chênh lệch công suất giữa hai kinh tuyến chính càng
tăng, nghóa là độ loạn thò sau mổ sẽ tăng.
Với không loạn thò trước mổ cũng tương tự, kinh
tuyến ngang sẽ bẹt đi tạo ra độ loạn thò sau mổ gần
với độ loạn thò gây ra do phẫu thuật.
Với loạn thò nghòch trước mổ (kinh tuyến có công
suất khúc xạ cao nhất là hướng nằm ngang, kinh
tuyến có công suất khúc xạ thấp nhất là hướng đứng)
thì đường rạch xuyên giác mạc phía thái dương sẽ
can thiệp vào kinh tuyến có công suất khúc xạ cao
nhất nên sau mổ công suất kinh tuyến này sẽ bẹt,

làm giảm chênh lệch công suất khúc xạ giữa hai kinh
tuyến chính, nghóa là độ loạn thò sau mổ giảm bớt.
Với loạn thò chéo trước mổ (đường rạch sẽ không
nằm trên trục của kinh tuyến chính nào cả, mà có
thể nằm giữa vò trí của 2 kinh tuyến đó) thì kết quả
độ loạn thò sau mổ cũng có giảm nhưng khác biệt
trước và sau mổ chưa đủ ý nghóa thống kê trong
nghiên cứu của chúng tôi.

ĐỀ NGHỊ
Nên đo bản đồ giác mạc hoặc công suất khúc xạ
2 kinh tuyến chính của giác mạc trước khi phẫu
thuật, nó sẽ giúp chúng ta phần nào giảm được độ
loạn thò sau phẫu thuật hoặc ít nhất cũng cho biết
tiên lượng sau mổ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến
loạn thò giác mạc.
Có thể thay đổi vò trí đặt đường rạch giác mạc
(khác với vò trí thái dương) sao cho nó trùng với kinh
tuyến giác mạc có công suất khúc xạ cao nhất trước
mổ nhằm giảm độ loạn thò sau mổ.
Có thể phối hợp với vài phương pháp khác bổ
sung như mở rộng kích thước đường rạch (3, 4,
5mm&) hoặc mở thêm đường rạch đối xứng
(opposite incision) sau khi đã đặt kính nội nhãn.

83




×