Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá hiệu quả một số biện pháp điều trị chảy máu mũi do tăng huyết áp tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.99 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
CHẢY MÁU MŨI DO TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Vũ Văn Minh*; Ngô Thị Thu Hoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân (BN) chảy máu mũi (CMM) do tăng huyết
áp (THA) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 2 - 2012 đến 12 - 2016. Đối tượng và phương
pháp: nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu mô tả 61 BN được chẩn đoán CMM do THA, đáp ứng đủ
tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả và kết luận: tuổi hay gặp 40 - 59 (62,3%), nam: 72,2%, có dấu
hiệu báo trước: 59%, tái phát: 77,0%, mức độ nhẹ 77,0%, điều trị huyết áp không thường xuyên
78,7%, do THA độ 1, 2: 75,4%, điều trị đặt Merocel 73,8%, đặt bóng 14,8%, nội soi đông điện
3,2%, 100% được điều trị kết hợp cầm máu mũi và huyết áp.
* Từ khoá: Chảy máu mũi; Tăng huyết áp; Hiệu quả.

Evaluation of Effectiveness of some Methods for Treatment of
Epistaxis Caused by Hypertension at 103 Hospital
Summary
Objectives: To describe clinical features in patients with epistaxis due to hypertension
treated at 103 Hospital from 2 - 2012 to 12 - 2016. Subjects and methods: A prospective and
retrospective description was conducted on 61 patients diagnosed with epistaxis caused by
hypertension, which met the study criteria. Results and conclusion: Mean age 40 - 59 (62.3%),
men: 72.2%, 59% had warning signs, recurrence: 77.0%, mild: 77.0%; interruptive management
of hypertension: 78.7%. Hypertension grade 1, 2: 75.4%, using Merocel: 73.8%, using nasal
epistaxis balloon: 14.8%, coagulation under endoscopy: 3.2%; 100% were treated by both nasal
congestion and blood pressure simultaneously.
* Key words: Epistaxis; Hypertension; Effectiveness.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu mũi là một cấp cứu thường
gặp trong tai mũi họng, do nhiều nguyên


nhân khác nhau. THA là một trong những
nguyên nhân gây CMM. Chảy máu do
THA có thể tái đi tái lại, cần chẩn đoán và
điều trị kịp thời để tránh biến chứng do
mất máu gây ra, thậm chí có thể nguy
hiểm tới tính mạng.

Điều trị CMM do THA là cầm máu mũi
kết hợp điều trị huyết áp một cách hệ
thống, cần sự phối hợp của chuyên khoa
tai mũi họng và tim mạch [2, 3, 4]. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài nhằm:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng CMM do
THA.
- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp
điều trị cấp cứu CMM do THA.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Minh ()
Ngày nhận bài: 14/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/05/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017

199


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
61 BN được chẩn đoán xác định CMM do THA, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 02 - 2012 đến 12 - 2016.

2. Phương pháp nghiên cứu.
Hồi cứu, tiến cứu mô tả ca bệnh có can thiệp, theo dõi từng trường hợp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng.
Bảng 1: Tuổi và giới (n = 61).
Giới

Nam

Nữ

Tổng

20 - 39

5

1

6 (9,8%)

40 - 59

23

15

38 (62,3%)

≥ 60


13

4

17 (27,9%)

Tổng

44 (72,2%)

17 (27,8%)

61 (100%)

Tuổi

Trong nghiên cứu, chúng tôi không
gặp BN nào < 20 tuổi, lứa tuổi hay gặp
nhất 40 - 59 (62,3%), đây cũng là tuổi hay
bị bệnh THA. Nam (72,2%) gặp nhiều
hơn nữ (27,8%), tỷ lệ này tương tự với
nghiên cứu trước đó [1].
* Các dấu hiệu báo trước (n = 61):
Nhóm BN không có dấu hiệu báo
trước chiếm tỷ lệ cao nhất (25 BN =
41,0%); những BN này đi khám CMM mới
phát hiện nguyên nhân do THA. 13 BN
(21,3%) có kết hợp 2 - 3 dấu hiệu báo
trước. Nghẹt mũi: 5 BN (8,2%); triệu

chứng nhức đầu (8 BN = 13,1%) và hoa
mắt chóng mặt (10 BN = 16,4%) là tiền
triệu chứng bệnh THA.
200

* Hoàn cảnh CMM (n = 61):
Khi nghỉ ngơi: 37 BN (60,7%); lúc làm
việc: 24 BN (39,3%).
CMM xảy ra lúc nghỉ ngơi, chủ yếu là ban
đêm (60,7%), phù hợp với bệnh cảnh THA.
CMM xảy ra lúc làm việc (39,3%), thường
gặp ở BN lao động, tập luyện căng thẳng.
* Tính chất tái phát (n = 61):
Lần đầu: 14 BN (22,9%); tái phát: 47 BN
(77,1%). Nhóm BN chảy máu tái phát gặp
nhiều hơn, chủ yếu gặp ở BN điều trị
huyết áp không thường xuyên. 14 BN
(22,9%) chảy máu lần đầu gặp ở trường
hợp chưa được điều trị huyết áp, một số
BN có cơn THA kịch phát.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Bảng 2: Liên quan giữa nhóm tuổi và số bên bị CMM (n = 61).
Số bên CMM

Một bên

Hai bên


Tổng

Nhóm tuổi

n

%

n

%

n

%

20 - 39

2

3,3

4

6,6

6

9,9


40 - 59

19

31,1

19

31,1

38

62,2

≥ 60

7

11,5

10

16,4

17

27,9

28


45,9

33

54,1

61

100

Tổng

CMN 2 bên gặp ở mọi lứa tuổi, chảy
nhiều máu, thường khó cầm máu. CMN
2 bên thường gặp ở BN THA độ 3 và
THA kịch phát. BN > 40 tuổi, THA thường
kèm theo các rối loạn chuyển hoá lipid
máu, xơ vữa động mạch.
* Vị trí CMM (n = 61):
Mũi trước: 24 BN (39,34%); mũi sau:
3 BN (4,92%); cả mũi trước và sau: 34 BN
(55,74%). Những BN chảy máu cửa mũi
trước và sau thường bị CMM hai bên, số

lượng nhiều, khó cầm máu. Số BN CMM
đơn thuần gặp ở BN THA độ 1, 2.
* Tiền sử điều trị bệnh THA (n = 61):
Chưa điều trị: 9 BN (14,8%); điều trị
không thường xuyên: 48 BN (78,6%);
điều trị thường xuyên: 4 BN (6,6%).

Số BN có bệnh THA nhưng điều trị
thuốc không thường xuyên chiếm đa số.
Như vậy, nếu kiểm soát tốt huyết áp sẽ
phòng ngừa được biến chứng CMM.

Bảng 3: Liên quan giữa mức độ THA và mất máu (n = 61).
Mức độ mất máu

Nhẹ

Vừa

Nặng

Tổng

Độ THA

n

%

n

%

n

%


n

%

Độ 1

9

14,75

1

1,65

1

1,65

11

18,05

Độ 2

26

42,60

3


4,90

4

6,55

33

54,05

Độ 3

9

14,75

2

3,30

2

3,30

13

21,35

Kịch phát


3

4,90

1

1,65

0

0

4

6,55

47

77,00

7

11,50

7

11,50

61


100

Tổng

Số BN mất máu nhẹ chiếm đa số.
Không có mối liên quan giữa mức độ THA
và mất máu. Vì vậy, CMM cần được chẩn
đoán, xử trí và theo dõi chặt chẽ tránh
mất máu nhiều.

2. Điều trị.
* Phương pháp cầm máu mũi trước khi
đến viện (n = 61):
Trước khi đến viện, 34 BN (55,7%)
nhét mèche mũi và không do thầy thuốc
201


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
chuyên khoa tai mũi họng thực hiện. Vì
vậy, hầu hết đều sai kỹ thuật và không
có tác dụng cầm máu. 27,9% BN tự ép
cánh mũi cầm máu. 10 BN (16,4%)
không xử trí gì là những BN tự cầm hay
gần viện.
* Phương pháp cầm máu mũi ngay khi
đến bệnh viện (n = 61):
59 BN (96,7%) sử dụng phương pháp
cầm máu nhét merocel và mèche tăng
cường. 2 BN (3,3%) không cần sử dụng

phương pháp nào mà tự cầm máu. Việc

nhét mèche và merocel càng sớm càng
tốt, có thể xử lý ngày khi BN CMM.
* Phương pháp cầm máu lại khi chảy
máu tái phát (n = 61):
16/61 BN bị chảy máu tái phát, trong
đó 9 BN (14,8%) được đặt bóng cầm
máu, 5 BN (8,2%) đặt lại merocel và
mèche cầm máu và 2 BN (3,2%) nội soi
đông điện cầm máu.
* Điều trị huyết áp phối hợp (n = 61):
100% BN trong nghiên cứu được điều
trị thuốc hạ huyết áp, khám và chỉ định
theo phác đồ của Khoa Tim mạch.

Bảng 4: Liên quan mức độ chảy máu và cách xử trí.
Xử trí
Mức độ

Mèche mũi hoặc
merocel

Đông điện cầm
máu

Đặt bóng
cầm máu

Không xử trí gì


n

%

n

%

n

%

n

%

Nhẹ

45

73,77

0

0

0

0


2

3,28

Vừa

3

4,92

2

3,28

2

3,28

0

0

Nặng

0

0

0


0

7

11,47

0

0

48

78,69

2

3,28

9

14,75

2

3,28

Tổng

Nhét mèche mũi trước, mũi sau và đặt merocel được áp dụng đối với hầu hết

các mức độ CMM (78,69%). Nội soi đông điện cầm máu chiếm 3,28%, gặp ở BN
chảy máu kéo dài. Đặt bóng cầm máu chủ yếu áp dụng cho những trường hợp CMM
nặng (14,75%).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 61 trường hợp CMM
do THA tại Bệnh viện Quân y 103, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
* Đặc điểm lâm sàng CMM do THA:
- Tuổi hay gặp 40 - 59 (62,3%), nam:
72,2%.
- 59% CMM có dấu hiệu báo trước.
- 77% CMM dễ tái phát.
202

- CMM mức độ nhẹ chiếm chủ yếu
(77%).
- CMM không được điều trị huyết áp
thường xuyên: 78,7%.
- CMM do THA độ 2, độ 3 chiếm đa số
(75,4%).
- 55,7% BN được nhét mèche trước
khi vào viện.
* Đánh giá kết quả điều trị CMM do THA:


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
- Điều trị cầm máu mũi bằng merocel
và mèche tăng cường là chủ yếu (96,7%),
tỷ lệ thành công cao (73,8%) ngay sau
1 lần can thiệp.

- Đặt bóng kết quả tốt cho BN chảy
máu nặng và chảy máu tái phát (14,8%).
- Nội soi đông điện cầm máu để giải
phóng mèche mũi sớm cho BN chảy máu
kéo dài (3,2%).
- 100% BN được điều trị thuốc hạ
huyết áp kết hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiêm Đức Thuận. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng CMM do THA ở

Bệnh viện Quân y 103. Y học Thực hành.
2013, 859 (2), tr.99-103.
2. Barlow D.W, Deleyiannis W.B,
Pinczower E.F. Effectiveness of surgical
management of epistaxis at a tertiary
care center. Laryngoscope. 1997, 107 (1),
pp.21-24.
3. Morgan M.K, Aldren C.P. Oroantral
fistula: A complication of transantral ligation of
the internal maxillary artery for epistaxis. J
Laryngol Otol. 1997, 111 (5), pp.468-470.
4. O’Donnell M, Robertson G, McGarry
G.W. A new bipolar diathermy probe for the
outpatient management of adult acute
epistaxis. Clin Otolaryngol. 1999, 24 (6),
pp.537- 541.

203




×