Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỷ lệ suy dinh dưỡng và nhiễm giun rất cao ở trẻ 12 - 36 tháng tuổi người vân kiều và Pakoh tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.83 KB, 6 trang )

TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG VÀ NHIỄM GIUN RẤT CAO
Ở TRẺ 12 - 36 THÁNG TUỔI NGƯỜI VÂN KIỀU VÀ PAKOH
TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Trần Thị Lan1, Lê Thị Hương2, Nguyễn Xuân Ninh3
(1)Tổ chức Cứu trợ Trẻ em;
(2) Viện Dinh dưỡng;
(3)Viện Đào tạo YHDP-YTCC, Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện
Đakrông tỉnh Quảng Trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành năm 2010, trên 680 trẻ từ 12 đến 36 tháng
tuổi của 4 xã tại huyện Đakrông, Quảng Trị. Kết quả: Cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân là 55,0%, suy dinh dưỡng thể thấp còi là 66,5% và suy dinh dưỡng thể gầy còm là 16,2%.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng có chiều hướng tăng theo lứa tuổi của trẻ. Tỷ lệ nhiễm giun là 31,6%,
trong đó nhiễm giun đũa là 24,6%, giun móc (6,5%) và giun tóc (6,2%). Tỷ lệ nhiễm giun ở
trẻ dưới 2 tuổi cũng rất khá 27,0%. Tỷ lệ nhiễm giun phân bố khá đều giữa nhóm trẻ suy dinh
dưỡng và nhóm trẻ không suy dinh dưỡng. Khuyến nghị: Nên triển khai biện pháp tẩy giun
sớm từ 12 tháng tuổi, như là biện pháp kết hợp quan trọng phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ em dân tộc Vân Kiều và Pakoh ở Quảng Trị.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, nhiễm giun, trẻ 12-36 tháng tuổi.
Abstract:
HIGH PREVALENCE OF MALNUTRITON AND WORM INFECTION
AMONG VAN KIEU AND PAKOH CHILDREN AGED 12-36 MONTHS
IN DAKRONG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE
Tran Thi Lan1, Le Thi Huong2, Nguyen Xuan Ninh3
(1) Save The Children
(2) Institute of Nutrition
(3) Institute of Public Health & Preventive Medicine, Ha Noi University of Medicine
Objectives: Assess the nutritional status, worm infection status and some related factors
among children aged 12-36 months of Dakrong district, Quang Tri province. Subject and
method: A cross sectional study was carried out in 2010, in 680 children aged 12-36 months


in 4 communes of Dakrong district, Quang Tri province. Results: The malnutrition rate
was 55.0% for underweight, 66.5% for stunting and 16.2% for wasting. The prevalence of
malnutrition increases by age group. The prevalence of worm infection was 31.6%, the highest
prevalence was belong to Ascaris infection (24.6%), followed by Hookworm and Trichuris
(6.5% and 6.2%, respectively). The prevalence of worm infection among children under two is
very high (27.0%). The prevalence of worm infection was distributed quite equally between the
malnutrition children group and normal children group. Recommendation: Early deworming
forchildren from 12 months should be considered as important strategy against the malnutrition
of children in Dakrong district, Quang Tri province.
Key words: Malnutrition, worm infection, children 12—36 months
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11

129


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn phổ biến ở mức
có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại nhiều quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bệnh
gây nhiều hậu quả không tốt đến phát triển trí
tuệ và thể lực của trẻ những năm tiếp theo.
Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng gây nhiều
thiệt hại về kinh tế, kìm hãm sự phát triển
kinh tế bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn
nhân lực, ảnh hưởng tới giống nòi. Tỷ lệ suy
dinh dưỡng cao thường đi đôi với nghèo đói,
Ngân hàng Thế giới (WB) đã ước tính suy
dinh dưỡng thấp còi làm giảm 5% GDP mỗi
năm ở các nước Đông Nam Á. Những nghiên
cứu gần đây còn cho thấy những trẻ bị thấp

còi trong những năm đầu của cuộc đời sau
này thường có nguy cơ cao bị béo phì so với
trẻ bình thường [1].
Kèm theo ăn thiếu, trẻ em tại các nước
đang phát triển dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
như viêm hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,
nhiễm giun sán đường ruột... các bệnh này
lại càng làm nặng thêm tình trạng suy dinh
dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) năm 2002, có đến 230 triệu trẻ em từ
0-4 tuổi bị nhiễm giun, vùng bị nhiễm nhiều
nhất là các nước thuộc khu vực châu Á, Trung
Quốc, Ấn Độ và khu vực sa mạc Sahara [10].
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là yếu tố
nguy cơ của suy dinh dưỡng và thiếu vi chất
dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Tình
trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ em
12 đến 36 tháng tuổi của huyện Đakrông”
với mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và
nhiễm giun của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại
huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị năm 2010.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình
trạng dinh dưỡng và nhiễm giun ở trẻ 12-36
tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị
năm 2010.
130


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: trẻ em 12-36
tháng tuổi và các bà mẹ
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu
mô tả cắt ngang
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu được tiến hành trên 680 trẻ từ 12
đến 36 tháng tuổi của 4 xã tại huyện Đakrông
(2 xã đại diện cho vùng người Pakoh; 2 xã đại
diện cho vùng người Vân Kiều).
2.4. Thu thập số liệu:
• Cân đo trẻ để xác định tình trạng dinh
dưỡng của trẻ theo 3 chỉ số nhân trắc: Cân
nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều cao
theo hướng dẫn của WHO 2005 [8].
• Đánh giá tình trạng nhiễm giun thông
qua xét nghiệm trứng giun trong phân: Kỹ
thuật xét nghiệm phân bằng phương pháp
Kato-Katz [10]
+ Cường độ nhiễm giun tính theo số lượng
trứng giun trên 1g phân được xác định qua xét
nghiệm Kato-Katz và được phân loại theo tiêu
chuẩn của WHO, 2002 [10].
Các loại giun Nhiễm nhẹ Nhiễm TB

Nhiễm
nặng


A.
Lumbicoides
(Giun đũa)

1-4999
epg

5000-49999 ≥50000
epg
epg

T. Trichlura
(Giun tóc)

1-999
epg

1000-9999 ≥ 10000
epg
epg

Hookworms
(Giun móc)

1-1999
epg

2000-3999
epg


≥ 4000
epg

3. KẾT QUẢ
Đặc điểm của trẻ tham gia nghiên cứu:
Trong số 680 trẻ tham gia nghiên cứu, trẻ trai
chiếm 55,9%, trẻ gái chiếm 44,1%. Tỷ lệ trẻ
trên 2 tuổi là 54,3%; dưới 2 tuổi là 45,7%.
Trong đó: trẻ em người Vân Kiều (66,3%),
Pakoh (31,6%), chỉ có 1 số nhỏ trẻ người Kinh
(1,5%) và dân tộc khác (0,6%).

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11


3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ
3.1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung

lệ suy dinh dưỡng thấp còi cũng tăng dần theo
tuổi 53,3% (nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi), 64,2%
(nhóm trẻ 18-23 tháng tuổi); 69,8% (nhóm trẻ
24-29 tháng tuổi) và cao nhất ở nhóm trẻ 3036 tháng tuổi (74,3%). Trong khi đó, tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể gầy còm (suy dinh dưỡng cấp
tính) lại cao nhất ở nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi
(23,0%), sau đó giảm dần khi trẻ lớn.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo ba thể
Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em từ 12 - 36 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu
ở mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

với cả 3 thể: 55,0% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân; 66,5% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và
16,2% trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm.
3.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới
Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân ở trẻ trai và trẻ gái như nhau
(55,0%); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở
trẻ trai và trẻ gái là 68,2% và 64,3%; tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể gầy còm là 18,4% và 13,3%.
Sự khác biệt giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
trai và trẻ gái của cả 3 thể không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ
theo nhóm tuổi
3.1.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ theo dân tộc
Biểu đồ 3.4. cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng
ở trẻ người dân tộc thiểu số (Vân Kiều và
Pakoh) tương đương nhau, đều thuộc mức rất
cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng cao hơn có
ý nghĩa (p<0,01) so với nhóm trẻ người Kinh
ở tất cả các chỉ số: 56,3% và 54,0% so với
20%; (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân); 66,1% và
69,3% so với 20% (suy dinh dưỡng thể thấp
còi) và 17,1% và 15,3% so với 0% (suy dinh
dưỡng thể gầy còm).

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ theo giới
3.1.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo lứa tuổi
của trẻ

Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân và thể thấp còi có chiều hướng
tăng dần theo độ tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân tăng dần từ 45,9% (nhóm trẻ 1217 tháng tuổi); 51,7% (nhóm trẻ 18-23 tháng
tuổi), 51,6% (nhóm trẻ 24-29 tháng tuổi) và cao
nhất là 66,2% (nhóm trẻ 30-36 tháng tuổi). Tỷ

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ
theo nhóm dân tộc
3.2. Tình trạng nhiễm giun của trẻ
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm giun
Trong số 680 trẻ được xét nghiệm mẫu
phân thì có 31,6% trẻ bị nhiễm giun, trong
đó chủ yếu là nhiễm giun đũa (24,6%), tiếp
theo là giun móc/giun mỏ (6,5%) và giun tóc
(6,2%). Trong số trẻ nhiễm giun, hầu hết trẻ
chỉ nhiễm một loại giun (26%), chỉ có 5,6%

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11

131


trẻ nhiễm 2 loại giun và không có trẻ nào
nhiễm cả 3 loại giun.
3.2.2. Mức độ nhiễm giun
Bảng 3.1. Mức độ nhiễm giun theo từng loại giun

bình là 79 trẻ (47,3%), chỉ có 11 trẻ (6,6%)
nhiễm ở mức độ nặng. Đối với nhiễm giun tóc,

hầu hết nhiễm ở mức độ nhẹ (40/42 trẻ chiếm
tỷ lệ 95,2%), chỉ có 2 trẻ nhiễm mức độ trung
bình (chiếm 4,8%), không có trẻ nhiễm giun
Mức độ nhiễm
tóc ở mức độ nặng. Đối với những trẻ nhiễm
Loại Tổng số
giun (n=680)
giun móc/giun mỏ: 81,8% trẻ nhiễm ở mức độ
Nhẹ
Trung bình Nặng
nhẹ; 9,1% nhiễm ở mức độ trung bình và 9,1%
nhiễm ở mức độ nặng.
Giun
77
11
167
79 (47,3%)
đũa
(46,1%)
(6,6%)
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm giun theo độ tuổi và
theo dân tộc
Giun
40
2
0
42
Tỷ lệ nhiễm giun tăng dần theo độ tuổi của
tóc
(95,2%)

(4,8%)
(0%)
trẻ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR=1,5
Giun
36
4
4
p=0.018): Có 27% trẻ trong độ tuổi từ 12-23
44
móc
(81,8%)
(9,1%)
(9,1%)
tháng tuổi bị nhiễm giun trong khi đó tỷ lệ này
Hầu hết là trẻ bị nhiễm giun ở mức độ nhẹ. là 35,5% ở nhóm 24-36 tháng.
Đối với 167 trẻ nhiễm giun đũa thì số trẻ bị
Trẻ người Vân Kiều có tỷ lệ nhiễm cao
nhiễm ở mức nhẹ là 77 trường hợp (46,1%) gần hơn người Pakoh và cao hơn hẳn trẻ em người
tương đương với số trẻ bị nhiễm ở mức trung Kinh (39,9% so với 16,3% và 0%).
3.3. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun
Bảng 3.2. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun ở trẻ
Yếu tố liên quan

Tình trạng dinh dưỡng

Bình thường

Suy dinh dưỡng

p


N

%

N

%

Tình trạng nhiễm giun chung
Trẻ không bị nhiễm giun
Trẻ bị nhiễm giun

206
100

44,3
46,6

259
115

55,7
53,5

>0,05

Tình trạng nhiễm giun đũa
Trẻ không bị nhiễm giun đũa
Trẻ bị bị nhiễm giun đũa


225
81

43,9
48,5

288
86

56,1
51,5

>0,05

Tình trạng nhiễm giun tóc
Trẻ không bị nhiễm giun tóc
Trẻ bị nhiễm giun tóc

284
22

44,5
52,4

354
20

55,5
47,6


>0,05

Tình trạng nhiễm giun móc
Trẻ không bị nhiễm giun móc
Trẻ bị nhiễm giun móc

288
18

45,3
40,9

348
26

54,7
59,1

>0,05

Tình trạng nhiễm giun chung
Trẻ không bị nhiễm giun
Trẻ bị nhiễm giun

157
71

33,8
33,0


308
144

66,2
67,0

>0,05

Tình trạng nhiễm giun đũa
Trẻ không bị nhiễm giun đũa
Trẻ bị nhiễm giun đũa

170
58

33,1
34,7

343
109

66,9
65,3

>0,05

Tình trạng nhiễm giun tóc
Trẻ không bị nhiễm giun tóc
Trẻ bị nhiễm giun tóc


214
14

33,5
33,3

424
28

66,5
66,7

>0,05

Tình trạng nhiễm giun móc
Trẻ không bị nhiễm giun móc
Trẻ bị nhiễm giun móc

218
10

34,3
22,7

418
34

65,7
77,3


>0,05

Liên quan đến SDD thể nhẹ cân

Liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi

132

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11


4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ
lệ suy dinh dưỡng của trẻ 12-36 tháng tại địa
bàn điều tra thuộc mức rất cao về ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so
với số liệu thống kê suy dinh dưỡng trẻ em <5
tuổi chung toàn quốc năm 2009 của Viện Dinh
dưỡng quốc gia (18,9% thể nhẹ cân; 31,9%
thể thấp còi và 6,9% thể gầy còm)[9]. Kết quả
nghiên cứu cũng cao hơn trong nghiên cứu của
Lê Thị Hương và Lưu Ngọc Hoạt năm 2009 tại
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị trên đối tượng
trẻ dưới 2 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu
số [4], đồng thời cao hơn rất nhiều so với số
liệu điều tra tại Hải Lăng, Quảng Trị năm 2008
(17,7% nhẹ cân; 14,9% thể thấp còi và 9,7% thể
gầy còm) [5]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở đây cũng
cao hơn rất nhiều tỷ lệ SDD trẻ dưới 2 tuổi tại

Kim Động, Hải Hưng [6], cao hơn trẻ em cùng
tuổi tại Thái Nguyên năm 2003 [3]. Lý do tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở địa bàn điều tra cao như vậy
có thể là do điều kiện kinh tế khó khăn, tập
quán nuôi con lạc hậu… và tất nhiên còn những
yếu tố khác cần được nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ nhiễm giun
chung của trẻ em 12 - 36 tháng tuổi huyện
Đakrông là cao (31,6%), trong đó chủ yếu là
nhiễm giun đũa (24,6%), tiếp theo là giun móc
(6,5%) và giun tóc (6,2%). Hầu hết trẻ nhỏ
nhiễm một loại giun (26%). Tỷ lệ này thấp hơn
so với nghiên cứu của Châu Văn Hiền năm 2006
(52,5%)[2], có thể do kết quả của các chương
trình can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng, điều
kiện vệ sinh môi trường và thực hành vệ sinh cá
nhân của người dân nơi đây đã bắt đầu được cải
thiện. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ này
còn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nhiễm giun
trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Liên
tại 2 nhà mẫu giáo ở Hà Nội (tỷ lệ nhiễm chung
là 21,03%, trong đó nhiễm giun đũa là 9,54%,
giun tóc 3,91%, giun kim 10,92%)[7].
Đặc biệt ở vùng này, trẻ từ 12 - 23 tháng
tuổi (dưới 2 tuổi) được coi là trẻ ít có nguy
cơ bị nhiễm giun nhưng tỷ lệ nhiễm cũng lên

đến 27,0%, lứa tuổi 24-36 tháng tuổi thì tỷ lệ
nhiễm giun cao hơn (35,5%). Trẻ em người
Vân Kiều trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm

giun cao hơn trẻ người Pakoh (39,9% so với
16,3% ) ở đây, có thể do vệ sinh môi trường và
phong tục tập quán của từng địa phương mà
người dân sinh sống.
Phân tích tương quan giữa suy dinh dưỡng
với nhiễm giun các loại, chúng tôi chưa tìm
thấy mối tương quan , điều này có thể được giải
thích do có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới suy
dinh dưỡng tại địa bàn nghiên cứu như thiếu
ăn, bệnh tật (tiêu chảy, viêm hô hấp)… nhiễm
giun cũng rất phổ biến trên cả 2 nhóm trẻ suy
dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng, do vậy
chưa thấy sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ suy dinh
dưỡng giữa 2 nhóm trẻ có nhiễm giun và không
nhiễm giun. Mặc dù sự khác biệt giữa tình trạng
dinh dưỡng và nhiễm giun móc chưa có ý nghĩa
thống kê nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm
nhiễm giun móc cao hơn khá nhiều so với
không nhiễm giun móc (77,3% so với 65,7%).
Điều này có thể được giải thích là do giun móc
làm mất máu và gây tình trạng thiếu máu thiếu
sắt mãn tính ở trẻ dẫn đến tình trạng suy dinh
dưỡng thấp còi do thiếu vi chất dinh dưỡng. Từ
năm 2007, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn áp dụng
phác đồ WHO, tẩy giun cho trẻ từ 12 tháng tuổi
ở những vùng có tỷ lệ nhiễm giun cao [10,11].
Tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi, áp dụng
tẩy giun là cần thiết nhằm giảm nguy cơ mất
chất dinh dưỡng và thiếu máu nhược sắc do
giun móc của trẻ, tuy nhiên cần chú ý việc theo

dõi trẻ sau khi uống nhằm xử lý kịp thời biến
chứng giun chui ống mật nếu có.
5. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ 12 đến
36 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu ở mức
rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng 55,0%
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 66,5% suy dinh
dưỡng thể thấp còi và 16,2% suy dinh dưỡng
thể gầy còm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng có chiều
hướng tăng theo lứa tuổi của trẻ.

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11

133


- Tỷ lệ nhiễm giun cao: tỷ lệ nhiễm giun
chung là 31,6%, trong đó nhiễm giun đũa
(24,6%), giun móc (6,5%) và giun tóc (6,2%).
Tỷ lệ nhiễm giun phân bố khá đều giữa nhóm
trẻ suy dinh dưỡng và nhóm trẻ không suy
dinh dưỡng.

- Tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ từ 12-23 tháng
tuổi là cao (27,0%) nên việc phòng chống
nhiễm giun cho trẻ từ 12 tháng tuổi cần
được triển khai tại địa bàn nghiên cứu, kết
hợp với biện pháp phòng chống suy dinh
dưỡng khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bordignon GP Shakya DR 2003. A deworming
programme in Nepal supported by the World
Food Programme. In: Controlling diseases
due to helminth infections. Geneva, World
Health Organization.
2. Châu Văn Hiền, Nguyễn Văn Thỏa và CS
2006. Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ
em 12 đến 36 tháng huyện Đakrông, Báo cáotỉnh Quảng Trị.
3. Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Ninh,
Đỗ Sỹ Hiển (2004). Sử dụng bột giàu năng
lượng-vi chất cải thiện tình trạng dinh
dưỡng của trẻ 5-8 tháng tuổi tại Đồng Hỷ,
Thái Nguyên. Tạp chí Y học Dự phòng,
XIV(5): 33-39.
4. Lê Thị Hương, Lưu Ngọc Hoạt 2010. Tình
trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở
trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Đakrông, Tỉnh Quảng Trị năm 2009. Tạp chí
nghiên cứu khoa học,67 (2):
5. Lê Thị Hương (2008). Kiến thức, thực hành
của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của
trẻ em dưới 2 tuổi tại huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực
phẩm; 4(2): 40-48.
6. Lê Thị Hương, Phạm Thị Thúy Hòa 2010.
Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới hai tuổi

134


huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Y học dự
phòng. XX, số 5(113): 64-69
7. Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân, Lê
Thanh Phương 1998. Nghiên cứu tình trạng
nhiễm giun đường ruột ảnh hưởng đến sự
phát triển thể lực (cân nặng) ở trẻ em lứa tuổi
nhà trẻ, mẫu giáo và hiệu quả của Helmintox
trong điều trị giun đường ruột. Thông tin
phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh
trùng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn Trùng
Hà Nội, Số 3.
8. Viện Dinh dưỡng 2005. Tiêu chuẩn phát triển
chiều cao cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi (WHO
2005). [Internet: www.viendinhduong.vn].
9. Viện Dinh Dưỡng (2000 - 2009), Số liệu thống
kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các
năm [Internet: www.viendinhduong.vn].
10. WHO 2002. Prevention and control of
schistosomiasis
and
soil-transmitted
helminthiasis. Report of a WHO Expert
Committee. Geneva, Technical Report Series,
No. 912.
11. Bộ Y tế 2007. Hướng dẫn Bổ sung Vitamin A
cho trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi kết hợp tẩy giun
đường ruột cho trẻ 12 đến 60 tháng tuổi. (Ban
hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-BYT,
ngày 11 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng

Bộ Y tế).

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 11



×